Một buổi chiều của hai ngày sau, Vân Y đang chuẩn bị hành lý để mai về quê nhà. Đức Kiên đã thu xếp công việc đâu vào đó để đưa cô đi. Nhưng anh chỉ rảnh được có ba ngày, còn cô thì muốn ở với bố mẹ lâu hơn một chút.
Đang gấp quần áo bỏ vào trong vali, đột nhiên điện thoại cô reo lên. Trên màn hình hiển thị tên của bà Lựu, không biết gọi cô vào giờ này là có việc gì?
“Alo, tôi nghe.”
“Mẹ đây, con đang ở đâu, có rảnh không?”
“Có việc gì không ạ?”
“Mẹ muốn gặp con, sợ sau này khó mà gặp được.”
Bà Lựu nói sơ qua, rằng mình phải theo Long đến thành phố anh ta đang sinh sống và làm việc, căn nhà hiện tại để lại cho một người em. Cô cũng có chút bất ngờ, nhưng trường hợp này có lẽ là chuyện tốt với bà Lựu, nếu không đi theo Long, thì sau này bà ta sẽ sống một mình mà thôi.
3h chiều ….
Địa điểm gặp nhau là một quán cafe gần với khu trọ của Vân Y, vừa vào trong thì thấy bà Lựu và Long đang ngồi chờ ở đấy. Cô nhẹ nhàng đi đến chào hỏi và ngồi xuống, gọi nước cho mình.
Long mở lời trước.
-Thật ra anh và Linh đã ly hôn, đứa nhỏ cũng không phải là của anh, không biết cô ta đã ăn nằm với ai rồi có thai.
Cô kinh ngạc hơn nữa, cứ tưởng cô ta chỉ nói dối cái thai trong bụng là con trai, ai dè đứa con đó cũng chẳng phải máu mủ của Long. Ly hôn cũng đã ly hôn rồi, vậy là thêm một đôi vợ chồng trẻ chấm dứt cuộc sống hôn nhân với nhau. Cô hỏi anh ta:
-Vậy hiện giờ Linh và đứa bé sao rồi?
Anh ta thản nhiên đáp:
-Gia đình mẹ của cô ta hiện đang ở bệnh viện chăm sóc, nghe đâu cha của đứa nhỏ không nhận con.
-Tại sao, đó là con của anh ta mà.
-Nói ra thì anh ta đã có vợ rồi, làm sao mà nhận được đây.
-Thì ra là vậy.
Không bàn đến chủ đề về Linh nữa, Vân Y nhìn qua bà Lựu và hỏi thăm sức khỏe của bà ta, cũng may có Long chăm sóc chu đáo trong mấy ngày qua, nhìn bà trong có sức sống hơn hẳn.
Bà Lựu nhìn cô bằng ánh mắt chứa đựng đầy nỗi buồn, hỏi cô:
-Sau này có thể để mẹ gặp cháu nội không?
Cô gật đầu:
-Có thể.
-Vậy tốt quá rồi, à mẹ có cái này muốn cho con.
Vừa nói xong, Long đặt lên bàn một tờ giấy kín chữ, cô tò mò đọc thì hóa ra đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
-Cái này là sao?
Bà ta giải thích:
-Lúc trước mà bố của tụi con còn sống, mẹ và ông ấy đã tích cóp và mua được một lô đất, mẹ muốn tặng lô đất này cho con.
-Tôi không nhận đâu, nếu lô đất này bán ra chắc cũng tầm tiền tỷ, sao bác không bán để dành tiền sau này dưỡng lão?
-Mẹ đã có thằng Long chăm sóc rồi, cầm tiền tỷ trong người thì có ích gì chứ. Với lại đây là quà mẹ tặng cho con và cháu nội, một phần là bù đắp những gì mẹ đã gây ra trước đây, một phần là sau này nếu con có tái giá, có của hồi môn thì nhà chồng nể con một chút.
Long cũng nói thêm:
-Mẹ nói đúng đấy, tuy anh không phải hạng đại gia giàu có gì, nhưng cuộc sống ổn định khá giả. Với lại anh cũng đã mua được đất ở thành phố rồi, em không cần lo lắng không có tiền để mẹ dưỡng lão.
Cô ngập ngừng lên tiếng:
-Nhưng miếng đất này quá đắt giá, tôi không thể nhận không nó.
Bà Lựu cắt ngang lời của cô.
-Con phải nhận, nó là cả tấm lòng của mẹ dành cho con, đừng từ chối.
Nếu bà Lựu và Long một mực tặng lô đất ấy cho cô thì cô cũng không từ chối nữa, đặt bút ký tên của mình lên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ký tên rồi, sau này làm một số thủ tục nữa thì lô đất ấy sẽ là của cô. Sắc mặt của hai người ngồi đối diện không có chút nào tức giận hay tiếc của, như vậy cô cũng yên lòng, chắc chắn rằng đây là sự chân thành không hề giả dối.
Ba người ngồi nói chuyện thêm một khoảng thời gian nữa, cô vẫn giấu việc mình mang thai con trai với bà Lựu. Vì bà sắp đi với Long rồi, nói ra sợ bà ta luyến tiếc. Để sau này sinh con ra rồi thông báo sau cũng chưa muộn.
-Khi nào anh Long đưa bác đến thành phố ấy?
-Ngày mai đi, nên hôm nay đến đây xem như là tạm biệt em luôn. Bởi vì công việc của anh khá nhiều, không thể ở đây lâu được.
-Vậy hai người có về đây nữa không?
-Đương nhiên là có rồi, lúc đó em có phiền để anh và mẹ gặp em không?
-Không phiền.
Lúc ra về, bà Lựu nắm lấy tay cô mà lưu luyến không chịu buông. Đôi mắt bà ta ươn ướt nhưng không dám khóc, nhìn chăm chăm vào bụng của cô. Cô không phản đối hành động ấy, để mặc đôi tay hơi nhăn ấy xoa bụng của mình. Cô thật sự đã cảm nhận được tình thương của người mẹ chồng này, cô thật sự rất vui.
Trước khi leo lên xe rời đi, bà Lựu nghẹn ngào nói.
-Tạm biệt con và cháu nội, mẹ đi đây.
Long cũng nói theo:
-Em nhớ giữ gìn sức khỏe nhé, có dịp anh và mẹ sẽ về thăm.
Cô cũng rưng rưng.
-Tạm biệt anh, tạm biệt … mẹ.
Cô đã mở lời gọi bà Lựu là mẹ, không còn gọi là bác trong suốt thời gian qua nữa. Nước mắt của bà ấy rơi lã chã, quay người vào trong xe để cô không nhìn thấy. Nhìn chiếc xe lăn bánh rời đi, khóe môi của cô nở một nụ cười mãn nguyện.
Về đến trọ cũng gần 5h chiều, Vân Y tiếp tục thu xếp hành lý để chuẩn bị sáng mai về nhà. Cùng lúc đó Đức Kiên đến mà không nói trước, phụ cô một tay thu xếp. Cô kể cho anh chuyện xảy ra lúc chiều, kể cho anh nghe rằng, hiện tại trong lòng của cô đang rất vui, rất hạnh phúc. Tất cả mọi chuyện đã qua, hãy để cơn gió thời gian cuốn nó đi xa. Những câu chỉ trích, mắng chửi của bà Lựu bây giờ không còn đọng lại trong tâm trí của cô dù là một chút. Bà Lựu đi nơi khác sống rồi, không đòi cháu, chỉ mong mỗi lần về đây, bà có thể gặp cháu một lần.
Cô kể rất nhiều, kể hết những lời trong lòng cho anh nghe. Anh kiên nhẫn lắng nghe cô từng chút một, bây giờ anh mới biết, hóa là cô là một người nặng lòng đến thế. Trước giờ anh chỉ biết, cô là một người sống tình cảm, biết suy nghĩ cho người khác. Giờ đây cô chia sẻ nhiều điều với anh, khi cảm nhận được tình cảm chân thành của bà Lựu, cô thật sự yên lòng.
Anh đau xót cho cô, cho tất cả những chuyện cô đã trải qua. Anh biết Lân là một người đàn ông hoàn hảo, yêu thương chiều chuộng cô rất nhiều. Vì điều đó mà cô vẫn hạnh phúc ở bên Lân, dù cho bản thân mình bị mẹ chồng cay nghiệt … Anh tự dặn lòng của mình, sau này sẽ chăm sóc, yêu thương, đem đến cho cô cảm giác an toàn và hạnh phúc, trở thành một điểm tựa vững chắc để cô dựa vào.
7h sáng, từ thành phố xuất phát về quê nhà của Vân Y. Đoạn đường dài đi khoảng 4 tiếng là đến nơi. Xe chạy về phía nam, dọc theo đường quốc lộ mà chạy thẳng. Đức Kiên lái xe, còn cô thì ngồi dựa ra ghế, ăn bánh và trái cây suốt dọc đường. Ghế sau của xe có một chiếc l*иg sắt nhỏ, cô cũng sẽ đưa Kem về quê chơi nên đưa nó theo. Còn chú chó Sữa của anh thì gửi ở nhà bố mẹ anh.
Lần về nhà này cô không thông báo cho bố mẹ biết, mục đích là làm họ bất ngờ. Khoảng năm trời rồi cô chưa về quê, xe chạy qua thị xã một đoạn rồi quẹo vào con đường dẫn đến nhà của cô. Đi thêm 10 phút nữa, xe dừng hẳn ở trước nhà, ông Hải bà Hiếu thấy có chiếc xe lạ bèn chạy ra xem. Thấy cô con gái của mình về, hai người khua tay múa chân vì không diễn tả được cảm xúc của mình, mắt đỏ hoe rưng rưng muốn khóc.
Ông Hải và bà Hiếu cũng nhận ra sự có mặt của Đức Kiên nhưng không vội hỏi. Hai người thầm hiểu rằng, con gái đưa anh về đây chắc chắn là có nguyên nhân nào đó. Anh lễ phép chào hai người, rồi đem hành lý cùng nhau vào trong nhà.
Anh và cô về ngay lúc bố mẹ cô đang ăn cơm, nên cũng ngồi xuống ăn chung cho vui. Thấy sắc mặt của anh không được tự nhiên, cô mới trêu.
-Hồi xưa anh chạy qua nhà của em ăn ké suốt, bây giờ thì ngại à?
Đức Kiên lườm yêu cô một cái rồi nói nhỏ vào tai của cô.
-Đừng chọc anh, bây giờ thì khác, không giống với hồi xưa đâu.
Ông Hải bà Hiếu thì ăn cơm, nhưng mắt vẫn nhìn trộm hai người. Chân của bà Hiếu ở dưới bàn cứ khều chân của ông Hải, ý bảo tụi nó có vấn đề. Ăn uống dọn dẹp xong xuôi, 4 người cùng dọn dẹp lại hai căn phòng. Biết cô sẽ ở lại đây mấy ngày nên hai ông bà vui lắm, cười nói chuyện rồi cười suốt.
Tối đến, bữa cơm trên bàn có phần thịnh soạn hơn rất nhiều so với bữa cơm thường ngày, có thịt gà, thịt bò và một số món ngon khác. Đợi đến lúc ăn cơm xong, lúc cả nhà đang ngồi ở phòng khách xem tivi. Đức Kiên hít thở sâu vài cái, sau đó mới nghiêm túc thưa chuyện.
-Hai bác, con có chuyện này muốn nói với hai người.
Ông Hải bà Hiếu chờ đợi từ trưa đến bây giờ, cuối cùng anh cũng chịu nói ra.
-Cháu cứ nói.
Anh nhìn qua cô rồi khẽ nắm lấy tay của cô mà nói cho hai người nghe.
-Thật ra cháu và cô ấy đang quen nhau, xin hai bác chấp thuận ạ.
Ông Hải gật gù:
-Từ trưa hai đứa về đây thì bố mẹ đã nghi ngờ rồi. Nhưng cháu thật sự yêu thương con gái hai bác, không để ý đến quá khứ của nó sao?
Bà Hiếu cũng nói theo:
-Nó có một đời chồng, còn đang mang thai, cháu không chê nó chứ?
Hai ông bà hỏi vậy chủ yếu là thăm dò tình cảm của anh ra sao? Có thật sự yêu thương Vân Y hay không? Hỏi rõ ra để hai người mới yên tâm mà giao cô cho anh chăm sóc.
Đức Kiên trịnh trọng nói:
-Cháu yêu Vân Y, từ trước đến giờ chưa từng để ý đến quá khứ của cô ấy. Chỉ cần hai bác chấp nhận, cháu nguyện thay hai người chăm sóc cô ấy đến khi nào bản thân không còn cử động được. Chỉ cần Vân Y không chê, cháu nhất định sẽ bên cô ấy đến suốt đời.
Chỉ cần nghe như vậy thôi, ông Hải bà Hiếu gật đầu chấp nhận hai người ở bên nhau. Tay của anh vẫn nắm lấy tay của cô không buông, hơi ấm lan truyền đến nhau, trong giây phút được bố mẹ cô chấp nhận, anh muốn ôm cô mà xoay vài vòng nhưng đã kịp kiềm chế lại.
Sau khi vượt qua những khó khăn, sóng gió. Những cái gật đầu của hai bên gia đình, anh mới có đủ tự tin mà bước đến bên cô. Thật sự mà nói, anh không ngờ một ngày bản thân của mình yêu và được yêu. Người mà anh chờ đợi, cuối cùng đã đợi được. Không uổng phí ba mươi lăm năm cuộc đời để có duy nhất một mối tình khắc cốt ghi tâm, thật đáng để trân trọng.
Vân Y nhìn anh, ẩn sâu trong đôi mắt của anh chứa đựng tình cảm sâu sắc đến lạ. Cô tin rằng, sau này sẽ không còn những tủi hờn, đau thương nào nữa, tất cả được thay thế bằng hai từ hạnh phúc.