Táo Chua

Quyển 4 - Chương 40

“Em không cần tình yêu lành mạnh.”

//

Cây táo đầu thôn Bạch Tước đang vào mùa hoa, tôi rời khỏi Nam Đinh cũng vào mùa xuân.

Uông Xuân Lục là người duy nhất tôi cần từ biệt. Con đường phía trước mịt mờ, hai năm sống không bằng chết, là chị dùng đôi tay gầy gò của mình kéo tôi về đường sống. Ngày tháng làm bạn của chúng tôi đến đây là kết thúc.

Lần cuối cùng đến gặp Uông Xuân Lục, tôi mua lê, ngẫm nghĩ lại mua thêm ít quýt giống như Mao Lâm. Uông Xuân Lục vui mừng vì tôi có thể về nhà, chị tặng cho tôi một con búp bê sứ, hai má hồng hồng, tay ôm một cục vàng.

Thời gian thấm thoắt, tôi thường nghe Mao Lâm nói Nam Đinh khắp nơi đều là vàng, cũng từng chứng kiến hắn lừa được nhẫn vàng, hoa tai vàng, vòng tay vàng… Nhưng cuối cùng thứ tôi đem về nhà lại là một khối vàng giả này.

Thời gian ba năm, trùng trùng điệp điệp, cứ như thể gói gọn trong khối vàng này.

Vàng thật sẽ không thay đổi, nhưng thôn Bạch Tước lại thay đổi thật nhiều: ví dụ như bờ ruộng cạnh quảng trường đã thông đường, cây cầu sập trong bão đã được xây mới thành cầu sắt, nhà Phan Quế Chi dọn đi chỗ khác vì xây cầu.

Người đầu tiên phát hiện tôi về nhà là em trai tôi – Tôn Yến Minh.

Lúc trước tôi rất ghét Tôn Yến Minh vì nó là em trai ruột của Lữ Tân Nghiêu, so với nó, tôi chỉ là kẻ giả mạo, nhưng bây giờ tôi nghĩ thông suốt rồi. Trên người Tôn Yến Minh, một nửa là dòng máu của Tôn Nguyệt Mi, một nửa là của Mạnh Quang Huy. Vậy nên trong người nó đồng thời có máu của tôi và anh.

Tôn Yến Minh là sự nối dài của sự kết hợp huyết mạch tôi và anh trên thế gian này.

Lúc đó em trai tôi đang đứng ở đầu thôn cầm đầu một đám con trai gầy ốm chơi trò chơi, giữa đám trẻ thấp còi ấy, Tôn Yến Minh rất có khí thế, giống như con gà trống đứng giữa bầy gà tơ. Nhưng sự kiêu ngạo của nó lập tức tắt ngúm khi nhìn thấy Lữ Tân Nghiêu, mắt nó mở to như nhìn thấy ma.

Biểu cảm phức tạp không thuộc lứa tuổi này xuất hiện trên mặt nó, vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, vừa vui mừng lại buồn rầu. Khi nó nhìn thấy tôi, ánh mắt chuyển sang ngây ngốc, tôi nghe thấy nó hét một tiếng thật lớn.

Qua một lúc sau, nó mới chậm chạp nhớ ra tôi là ai: “Mạnh Lê? Sao anh lại về đây?”

Lữ Tân Nghiêu sửa lời nó: “Gọi là anh ba.”

Nó mấp máy môi, mặt mày xám ngoét, đưa tay đuổi đám trẻ kia đi, khuất phục trước quyền lực của Lữ Tân Nghiêu, ậm ừ gọi: “Anh hai, anh ba.”

Tôn Yến Minh không dám hỏi tại sao tôi lại quay về, cũng không dám chạy về báo tin cho Tôn Nguyệt Mi, bởi vậy nên lúc Lữ Tân Nghiêu đưa người khách không mời mà tới là tôi đến, sự kinh ngạc lộ rõ trên mặt bà ta, bà còn chưa kịp vui mừng vì con trai quay về thì đã phẫn nộ hét: “Thế mà mày lại đưa nó về thật!”

Lữ Tân Nghiêu còn chưa nói gì, Tôn Nguyệt Mi đã tiếp tục lải nhải, cứ như thể oan ức lắm.

Bà ta nói Lữ Tân Nghiêu bất công quá mức, bỏ lại bà ta và Tôn Yến Minh cô nhi quả phụ, đi cả năm trời chỉ vì tìm con trai của kẻ khốn nạn… Quả thật là không còn thiên lý, đẻ ra con làm chi, thà đẻ ra cái trứng còn luộc ăn được!

Vùa nói vừa lau nước mắt, Tôn Nguyệt Mi dùng đôi mắt đỏ ửng uất hận nhìn tôi.

Nhưng Lữ Tân Nghiêu là chủ nhà, bà ta không còn cách nào chống đối. Lữ Tân Nghiêu ngày càng lớn, Tôn Nguyệt Mi cũng không dám làm khó như trước kia, bà ta khóc nháo đòi chia nhà mấy hôm thì chuyển sang dặn dò Tôn Yến Minh không được vạch áo cho người xem lưng.

Nhưng em trai tôi nhất quyết không làm một ngọn đèn cạn dầu, rất nhanh nó đã phát tán vở kịch gia đình ra ngoài. Tôn Yến Minh thường nói với người khác Lữ Tân Nghiêu không phải anh nó. Bây giờ lại có thêm chứng cứ về sự tích anh hai bất công của nó đi tìm anh ba khốn nạn bỏ nhà ra đi mấy năm mới về.

Thân thế rắc rối của Tôn Yến Minh làm nó hưởng thụ được sự oai phong thời niên thiếu. Lúc nó đi trên đường thường nhận được ánh mắt thương hại của mọi người.

Mà ánh mắt dò xét cũng rơi trên người tôi và anh trai tôi.

Lúc đi khỏi thôn Bạch Tước tôi 16 tuổi, lúc trở về chưa tròn 20. Lữ Tân Nghiêu muốn tôi tiếp tục đi học. Tôi không làm trái lời anh, từ nhỏ đến lớn tôi tình nguyện làm bất cứ điều gì cho anh, học tập chỉ là một chuyện nhỏ trong số đó.

Lữ Tân Nghiêu dọn về căn phòng trước kia chúng tôi cùng ở, buổi tối tôi ngồi làm bài tập, anh ở bên cạnh đọc sách hoặc gõ máy tính, tôi đoán anh đang nghiên cứu những thứ có liên quan đến việc khởi nghiệp sau này.

Hai chúng tôi sống chung không cần nhiều tiền, có tiền thì ăn ngon mặc đẹp, hết tiền thì tiết kiệm một chút, dù sao thì cũng sống như thế nhiều năm về trước. Nhưng anh tôi từ 14 tuổi đã trưởng thành nhanh hơn người khác, anh đã sớm biết phân lượng của cơm áo gạo tiền, bởi vì sớm trở thành trụ cột gia đình nên anh suy nghĩ nhiều hơn tôi. Tuy rằng anh đã tìm được việc làm trên thị trấn, nhưng vẫn đang tìm một con đường mới.

Trước giờ tôi là một người không có chủ kiến, tôi tình nguyện đi theo sau đuôi anh. Anh cũng sẽ khen ngợi tôi.

Cái hộp tiết kiệm của tôi vẫn còn, mỗi ngày Lữ Tân Nghiêu sẽ để một ít tiền lẽ vào, đây là tiền chơi trai, mỗi khi đủ một trăm tệ sẽ làm một lần. Có khi không đợi được đủ một trăm, nhưng tôi muốn rồi thì sẽ nài nỉ anh, hoặc mặc một cái váy quyến rũ anh.

Tôi vừa đi học vừa vụиɠ ŧяộʍ với con trai Tôn Nguyệt Mi ngay dưới mí mắt bà ta. Có người nói, vợ lớn không bằng vợ lẽ, vợ lẽ không bằng chơi gái, chơi gái không bằng vụиɠ ŧяộʍ. Kíc.h thích và sung sướиɠ mà vụиɠ ŧяộʍ mang lại là gấp đôi, nhưng trộm đồ thì gọi là cướp, vụиɠ ŧяộʍ cũng là cướp. Bởi vì là cướp nên chột dạ, tôi thường cảm thấy lo sợ.

Tôi nhớ có một khoảng thời gian, thôn Bạch Tước xảy ra một chuyện làm người khác há hốc mồm.

Nhân vật chính của câu chuyện là Mai Thanh Thanh. Chẳng biết là ai phát hiện đầu tiên, người con gái đẹp nhất thôn Bạch Tước, chưa lấy chồng đã mang bầu. Chuyện lan ra ai cũng biết, bọn họ bắt đầu bàn tán xôn xao xem ai làm lớn bụng Mai Thanh Thanh.

Bởi vì Mai Thanh Thanh từng quen Lữ Tân Nghiêu nên bọn họ đoán là anh trai tôi. Nhưng tôi biết không phải anh. Mai Thanh Thanh mang bầu thì liên quan gì đến anh tôi? Tôi mang bầu mới dính liếu đến anh.

Nhưng rất nhiều người tin tưởng suy đoán này, bởi vì ở thôn Bạch Tước, người cùng tuổi với Lữ Tân Nghiêu đã thành gia lập thất rồi, ngay cả Tiểu Ngô đi theo anh năm đó cũng có con trai rồi.Mà Lữ Tân Nghiêu không cưới, Mai Thanh Thanh cũng không gả. Người trong thôn khẳng định là có ẩn tình gì.

Những lời bàn tán này lọt vào tai Tôn Nguyệt Mi, bà ta bắt đầu ưu sầu, cho rằng những lời đồn này phát tán là vì Lữ Tân Nghiêu vẫn còn độc thân, nếu anh đã cưới vợ thì người khác sẽ không đồn đãi nữa.

Tôn Nguyệt Mi không biết cả đời này bà ta cũng không thể nhìn thấy Lữ Tân Nghiêu cưới sợ, cũng vĩnh viễn không thể bế cháu. Nhưng bà ta biết con trai bà ta không cưới vợ nhất định có liên quan đến hòn đá cản chân là tôi.

Từ lúc tôi cùng anh về thôn Bạch Tước đến giờ, Tôn Nguyệt Mi luôn xem tôi là cái gai trong mắt, tuy rằng chúng tôi không gặp mặt nhau nhiều, nhưng mỗi lần lướt qua Tôn Nguyệt Mi đều sẽ dùng ánh mắt sắc như câu nhìn tôi. Bà ta không nói được Lữ Tân Nghiêu, chẳng lẽ không đối phó được tôi?

Một hôm nọ, Tôn Nguyệt Mi nhân cơ hội Lữ Tân Nghiêu không có nhà thì xông vào phòng tôi.

Lần này bà ta không liếc nữa mà dùng ngữ khí hòa hoãn hỏi: “Mạnh Lê, con mấy tuổi rồi?”

Sau khi tôi trả lời, trên mặt bà ta đã có chút ý cười, Tôn Nguyệt Mi tiếp tục ôn hòa nói: “Từ lúc con lên bảy anh trai đã bắt đầu chăm sóc con, đối xử với con tốt hơn cả em trai ruột. Dì vẫn luôn nói con là một đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện hơn Minh Minh, bảo nó học hỏi con. Bây giờ con cũng lớn rồi, cũng nên nghĩ cho anh con. Tại sao anh con không cưới vợ, con biết chứ?”

Tôi không nói. Tôi sợ ánh mắt của Tôn Nguyệt Mi, trong mắt bà ta như chứa dao, như muốn vạch trần tôi.

Tôn Nguyệt Mi tỏ vẻ rất kiên nhẫn, bà ta vòng vo dạy dỗ tôi, người phải biết nhớ ơn, cũng phải biết trước sau.

Tôi không hiểu những đạo lý này, trước sau của tôi là sống, yêu anh. Bà ta bảo tôi khuyên Lữ Tân Nghiêu cưới vợ, tôi đáp, anh trai tôi sẽ không cưới vợ.

Tôn Nguyệt Mi bị tôi chọc giận, bà ta không muốn tiếp nhận sự thật này, đột nhiên giơ tay nắm vai tôi, bắt đầu mắng chửi, nhân tiện lôi Mạnh Quang Huy đã ở dưới mồ nhiều năm lên chửi chung.

Tôn Nguyệt Mi nói, lão khốn nạn Mạnh Quang Huy chết còn để lại khốn nạn con dày vò bà ta, lúc này bà ta đồng ý với lời miệt thị Tôn Yến Minh dành cho tôi, ép hỏi tôi có phải muốn cưỡ.ng hϊếp con trai bà hay không.

Bà ta hét vào mặt tôi: “Họ Mạnh chúng mày buông tha cho mẹ con tao được không?”

Theo lời Tôn Nguyệt Mi, Mạnh Quang Huy cưỡ.ng hϊếp bà ta, tôi lại cư.ỡng hϊếp con trai bà ta. Lời này cũng không sai, nhưng tôi không đồng ý từ cưỡ.ng hϊếp. Ba năm trước tôi cư.ỡng hϊếp không thành bị anh đuổi ra cửa, ba năm sau là anh tình em nguyện. Rốt cuộc là anh không buông tha ai?

Ánh mắt của Tôn Nguyệt Mi làm tôi khó mà quên được.

Nếu quan hệ giữa tôi và anh bị phát hiện thì sao? Chúng tôi lại chẳng làm sai chuyện gì, tại sao phải sợ? Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu.

Tôi hỏi anh chuyện này, anh không đáp mà hỏi lại tôi, nếu sai thì sao?

Tôi ngẫm nghĩ, lại nói, thì em gieo nhân nào gặt quả nấy. Lữ Tân Nghiêu bật cười, vừa thản nhiên vừa trêu ghẹo: “Gieo nhân nào gặt quả nấy là quả gì, khó ăn không?”

Tôi nói: “Có độc em cũng ăn.”

“Tại sao?”

“Vì không ăn sẽ đói chết đó.”

Lữ Tân Nghiêu không nói, anh mở hé cằm tôi, đợi tôi đưa lưỡi ra thì ngậm lấy, cắn vào… Chúng tôi đang ăn quả mà chúng tôi gặt được, một loại quả đỏ hồng, run rẩy, ướŧ áŧ, cần phải tử tế hưởng thụ.

Nhưng những ngày tháng bất an này không kéo dài được bao lâu, vì sau một năm về nhà, tôi phải thi đại học.

Ngày tôi thi đại học xong, Lữ Tân Nghiêu tặng tôi một món quà.

Tôi không thể nào quên được ngày hôm đó, anh đưa tôi xuyên qua đám đông trên sân trường, tôi ngồi sau yên xe anh, đi trên con đường không phải lối về nhà. Tôi hỏi anh đi đâu thì anh lại đáp về nhà.

Tôi đi theo anh vào một khu dân cư xa lạ, lên lầu, lúc đứng trước cửa anh đưa chìa khóa cho tôi, lúc đó tôi mới hiểu ra, ngây ngốc nhìn anh.

Lúc trước tôi nghĩ, cho dù anh đặt tôi vào thùng rác, chỉ cần không vứt đi, tôi sẽ ở lỳ ở đó, nhưng bây giờ anh cho tôi cả một ngôi nhà. Tôi vĩnh viễn cũng không quên được ngày đó.

Lúc mở cửa, Lữ Tân Nghiêu hỏi: “Nhà mới, thích không?”

Tôi ôm chầm lấy anh, liều mạng hôn anh. Chúng tôi lăn lộn từ tường ra sàn nhà, giống như đêm ở Nam Đinh, nụ hôn rớm máu trên đường Dã Vị.

Bên ngoài đang là hoàng hôn, áng mây ráng hồng nở rộ khắp trời, mênh mông không dứt. Tôi cắn khuyên mũi của anh, nhìn vào mắt anh, cứ như thế gian phản chiếu trong mắt anh, tôi là thế gian phản chiếu.

Tôi cũng có một món quà muốn tặng cho anh, là một khúc ca, nhẹ nhàng, trầm ngâm, mơ màng, từng đánh rơi ba hồn sáu phách trong ánh sáng tím. Bà nội nói, hồn mất rồi, phải gọi hồn. Tôi hát cho anh nghe:

Ngày đó anh xuyên qua dòng người

Giống gió cắn một trái táo chua

Lại vừa đúng rơi vào mắt em



Bài hát tên “Táo chua”.