Tuy là một sự tình cờ, nhưng trong nguyên nhân tình cờ ấy chắc chắn phải có nhiều yếu tố tất yếu.
Vào năm 2005, sau nhiều thập kỷ cải cách và mở cửa đất nước, tình hình kinh tế của đất nước đã phát triển nhanh chóng. Nhưng đối với cung ứng và tiếp thị thì không bằng mọi năm, đội cấp dưới nơi ba Hùng làm việc thậm chí còn tệ hơn, vì không còn hàng để chuyên chở. Dù ba Hùng chưa bị cho thôi việc, nhưng cứ vài tháng mới được nhận lương một lần.
Hơn nữa, gia đình Hùng mới mua một ngôi nhà, và tất cả tiền tiết kiệm của ba mẹ cậu về cơ bản đã bị tiêu sạch. Mặc dù mẹ Hùng không trách ba Hùng về điều này, nhưng ông nội và chú Hùng đã trách ba cậu rất nhiều. Đối với một người đàn ông có lòng tự tôn như ông ấy thì thật khó để chấp nhận điều ấy. Ba Hùng lại không có chuyên môn nào khác để tìm một công việc mới, vì vậy mà ông ấy càng trở nên chán nản. Ba Hùng lúc ấy luôn đi uống rượu với bạn bè đến tối mới về, người lúc nào cũng trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Thường thì ông ấy rất hiếm khi mất bình tĩnh trước mặt mẹ Hùng, nhưng đôi khi say xỉn là lại nổi cơn điên.
Thời gian đầu, hai người cãi nhau vài lần. Sau này thì cãi nhau càng nhiều lên, mỗi khi ba Hùng đi nhậu về trong tình trạng say khướt, mẹ Hùng lại phải đưa Hùng đi qua ở nhà cô ruột để tránh mặt. Dù sao thì trẻ con thấy mấy cảnh nhậu nhẹt cãi vã cũng không hay ho gì.
Mẹ Hùng biết rõ ba Hùng chán nản vì công việc không như ý và thu nhập giảm sút, nên mặc dù cãi nhau với ba Hùng nhưng cũng sớm bỏ qua và bà ấy luôn thuyết phục ba cậu hãy thư giãn vì bà ấy vẫn có một mức lương ổn định và có thể lo cho gia đình. Tính ra lúc ấy cậu mới thấy rằng mẹ hi sinh và bao dung như thế nào. Cho nên đối với Hùng, cậu cũng rất ngưỡng mộ và thương mẹ.
Có lần ba Hùng đi nhậu về, Hùng đang làm bài tập còn mẹ Hùng đang dọn bếp. Ông ấy yêu cầu Hùng rót cho ông ta một ly nước. Hùng chần chừ vì muốn làm xong bài tập trước khi đi rót nước cho ba nên ông ấy đã nổi điên lên, túm lấy Hùng và đá Hùng hai lần. Khi mẹ Hùng thấy vậy thì liền hốt hoảng chạy tới mắng ông ấy xối xả, vậy là ông ta đẩy mẹ cậu ngã xuống đất bị u đầu. Trong ấn tượng của Hùng, đây là lần đầu tiên và lần duy nhất ba Hùng làm điều như vậy với mẹ.
Mặc dù đau đớn nhưng bà vẫn gắng tự mình đứng dậy và đưa Hùng đến nhà chú ruột mà không nói một lời nào với ba Hùng nữa. Lần này Hùng ở nhà chú ruột trong hai tuần, coi như tạm thời lánh mặt cho chuyện này qua đi rồi tính tiếp. Sau khi tỉnh rượu, ông ấy đến xin lỗi mẹ Hùng vài lần nhưng mẹ cậu cũng phớt lờ luôn. Sau đó, ông nội Hùng đã dạy cho ba Hùng một bài học nặng nề, yêu cầu ông ta phải xin lỗi trước mặt mẹ cậu thì mới được về nhà.
Mặc dù mối quan hệ giữa ba mẹ Hùng trong những ngày sau đó cũng giống như trước đây, nhưng Hùng luôn cảm thấy bà ấy dường như thiếu một thứ gì đó từ chính người chồng của mình.
Vào cuối năm, ở đơn vị mẹ Hùng lúc ấy làm việc xảy ra một việc, đó là Cục Văn hóa có giám đốc mới. Sẽ ổn thôi nếu đó chỉ là một giám đốc ngẫu nhiên, nhưng giám đốc mới lại có liên quan đến mẹ Hùng.
Giám đốc mới tên Minh, học cùng trường với mẹ Hùng và hơn mẹ Hùng ba tuổi. Vì cả hai đều từng sinh hoạt trong hội sinh viên nên họ có quen biết nhau. Quê ông Minh ở vùng ngoại ô ven thành phố. Khi ông ấy học đại học đã yêu con gái một lãnh đạo sở ở tỉnh. Ra trường thì ông ta ở lại tỉnh làm việc, và được sắp xếp làm một công việc tạm thời. Vậy là ông Minh đến Cục Văn hóa của mẹ cậu đê làm giám đốc.
Khách quan mà nói, ông Minh là một người đẹp trai, trắng trẻo và có dáng vẻ cao ráo. Ống ấy đeo kính trông cũng khá tinh tế và dịu dàng. Vợ ông ấy thì trông rất bình thường, vóc dáng không cao và hơi mập. Bà ấy làm việc ở phòng tài chính của một quận trong thành phố. Con gái ông Minh lớn hơn Hùng một tuổi và học cùng trường với Hùng luôn. Cậu học lớp năm, con bé kia thì học lớp sáu.
Bởi vì vợ ông Minh không phải là người địa phương ở chỗ này nên cô ấy không có bạn bè quen thuộc sau khi đến đây. Ông Minh là sếp của mẹ Hùng, biết mẹ Hùng nấu ăn rất ngon trong khi vợ ông Minh thì không thích nấu ăn nên cả nhà ông ấy thỉnh thoảng sang nhà Hùng ăn cơm. Dần dần cả hai nhà trở nên thân thiết.