Vừa nói xong thì đột nhiên bên tai vang lên một âm thanh “Ầm… ầm…” như sấm nổ, xung lực từ phía dưới dội lên khiến cả người tôi bắn lên cao, Trần Lịch Xuyên không giữ nổi tôi, hai tay anh ta vừa buông ra thì cả người tôi cũng đập xuống dưới. Ngay lúc này trần thang bên trên cũng bị nứt toác ra, cả đống đất đá cùng dây cáp đổ thẳng xuống buồng thang.
Tôi không kịp thở, vội vàng nhào đến định ôm lấy người đàn ông đang quỳ dưới đất, ban nãy anh ta bế tôi, một mình gánh chấn rung của cả hai người chắc chắn là đã bị thương rồi. Nhưng khi đất đá đổ xuống, Trần Lịch Xuyên vẫn dồn hết sức mình để nằm rạp lên người tôi.
Tôi không nhanh được bằng anh ta, cuối cùng vẫn bị Trần Lịch Xuyên đè xuống, từng khối gạch đá nặng trĩu ầm ầm rơi xuống lưng anh ta, rơi cả lên tay tôi.
Không rõ lúc ấy vì đau hay vì thương xót thứ gì mà tôi òa lên khóc, tôi vùng vẫy mắng Trần Lịch Xuyên: “Buông tôi ra. Anh là đồ k.hốn”.
“…”
“Đồ khốn, ai bảo anh đỡ cho tôi hả?”.
Người đàn ông kia không đáp, l*иg ngực ấm nóng che phủ trước mắt tôi, tôi cứ nghĩ Trần Lịch Xuyên c.hế.t rồi, muốn đưa tay thử kiểm tra mạch đập trên cổ anh ta nhưng không nhúc nhích được, chỉ có thể gào to: “Này… anh có nghe không? Này, Xuyên, anh có nghe không? Đứng dậy, đứng dậy”.
“Anh đừng có c.hế.t, anh chưa trả thù tôi xong thì đừng có c.hế.t”. Anh ta không trả lời, càng làm tôi cuống lên: “Đừng có c.hế.t”.
Ít nhất cũng đừng vì bảo vệ cho kẻ thù của mình mà c.hế.t, tôi không chấp nhận được việc Trần Lịch Xuyên bỏ mạng vì tôi. Lúc trước gia đình tôi nợ anh ta hai mạng người rồi, bây giờ tốt nhất anh ta cũng đừng vì tôi mà c.hế.t.
Xin anh đấy, đừng vì tôi mà c.hế.t!
Tôi há miệng, muốn hét lên, nhưng cùng lúc này có tiếng cửa thang máy bị đập rầm rầm, tiếng Trung quýnh quáng ở bên ngoài: “Anh Xuyên, chị Khuê, hai người có sao không? Anh Xuyên, chị Khuê”.
Tôi kêu to: “Cứu…”.
Không bao lâu sau cửa thang được mở ra, mấy người đàn ông phủi đất đá và lôi dây cáp, kéo Trần Lịch Xuyên ra ngoài trước, sau đó một người mới đỡ tôi dậy.
Tôi còn chưa kịp phủi bụi trên mặt đã lao lại sờ lên mạch đập trên cổ Trần Lịch Xuyên, lúc này đầu anh ta có máu, lưng cũng có máu, sắc mặt tái nhợt nhưng tạ ơn trời phật là mạch đập vẫn còn. Mọi người còn đang lúng túng thì tôi đã hét lên: “Đưa anh ấy đi bệnh viện, có xe không? Đưa anh ấy đi bệnh viện”.
Trung gật đầu, vác Trần Lịch Xuyên lên vai rồi chạy thẳng ra bên ngoài, tôi cũng chạy theo. Lúc nhìn thấy mặt đất mới biết chúng tôi đã bị rơi thang máy từ tầng bảy xuống tầng hầm, ban nãy Trần Lịch Xuyên biết rơi cao như vậy sẽ có phản lực từ dưới dội lên, chân cũng phải chịu trọng lượng lớn gấp 10 lần cơ thể dồn xuống. Nếu anh ta nằm xuống sàn thang thì sẽ có cơ hội không bị thương, nhưng anh ta chọn đứng thẳng và bế tôi, một mình gánh đỡ mọi thương tổn cho tôi.
Tại sao lại vì một đứa con gái của kẻ thù mà làm việc ngu ngốc ấy chứ. Trần Lịch Xuyên là đồ ngu ngốc!
Trong thị trấn không có bệnh viện, chỉ có một trạm xá cũ kỹ. Trung lái xe cuống đến mức suýt húc đổ cả tường cổng trạm xá của người ta, may mà phanh kịp lúc.
Vừa mới xuống xe anh ta đã vác Xuyên xuống, gào to: “Bác sĩ, có bác sĩ ở đây không, có người bị thương. Có người bị thương, cứu với”.
Hai người mặc áo blouse trắng vội vàng chạy ra, thấy Trần Lịch Xuyên cả người đầy máu thì hốt hoảng chạy lại đỡ, sau đó đưa anh ta vào bên trong kiểm tra. Tôi thì muốn đưa Trần Lịch Xuyên đi bệnh viện, nhưng đường ở đây quá khó đi, muốn xuống đến bệnh viện tuyến huyện cũng mất hơn nửa ngày, sợ anh ta không chịu được.
Rất may bác sĩ ở trạm xá khám cho anh ta xong mới nói: “Bị thương phần mềm thôi, trên đầu và lưng rách mấy chỗ, cần khâu lại”.
Tôi không tin tưởng lắm, lại hỏi: “Chân anh ấy thì sao ạ? Nội tạng nữa?”.
Bác sĩ kia nắn nắn người Xuyên: “Không gãy, cũng không thấy nội tạng có vấn đề gì?”.
“Nhìn bằng mắt thường cũng thấy được ạ?”. Lòng tôi nóng như lửa đốt, hỏi thẳng như vậy, bác sĩ nghe xong thì phật lòng mắng: “Nếu không thì cô vào đây khám cho tôi này. Tôi làm bác sĩ bao nhiêu năm, trên này không có máy móc gì, toàn nắn bằng tay rồi nhìn bằng mắt thường mà chưa thấy chẩn đoán sai ai cả đâu. Ai bị gãy xương tôi nói là gãy xương, ai không bị gãy xương đi xuống bệnh viện tuyến huyện chụp cũng không ra nổi cái xương bị rạn”.
Tôi bị chửi như tát nước vào mặt thì xấu hổ cúi đầu, lí nhí nói: “Bọn tôi vừa bị rơi thang máy, tôi sợ anh ấy bị thương”.
“Rơi thang máy?”. Bác sĩ tròn mắt: “Ở đây chỗ nào có thang máy?”.
“Khách sạn đang xây dựng dở ạ”.
Lúc này bác sĩ mới nhìn kỹ lại Trần Lịch Xuyên, trên người vẫn mặc vest, gương mặt bị phủ đầy bụi xi măng nhưng vẫn toát ra vẻ phong độ hơn người. Bác sĩ giật mình, vội vàng sờ sờ nắn nắn lại thân thể anh ta, lát sau quay lại, khẳng định chắc nịch với tôi:
“Không sao, không có cái xương nào bị gãy cả. Muốn an toàn thì cứ khâu cầm máu lại trước, sau đó đưa đến bệnh viện huyện kiểm tra lại sau”.
“Vâng, được ạ”.
Cả trạm xá chỉ có hai người, một bác sĩ một y tá, bọn họ nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ khâu, tôi với Trung bị đuổi ra bên ngoài ngồi đợi.
Trung lúc này mới bình tĩnh lại, hỏi tôi: “Chị có sao không?”.
“Không sao”. Tôi phủi bụi trên mặt, đáp: “Bình thường thang máy không việc gì, tự nhiên đúng lúc bọn tôi đi thì bị đứt. Trước đó các cậu vừa xuống cũng có vấn đề gì đâu”.
“Vâng, thang máy mới chỉ lắp được nửa tháng thôi, bên trung tâm kiểm định còn chưa kịp kiểm tra. Nhưng bọn em vẫn liều đi lại”. Cậu ta mở chai nước đưa tôi, mặt mày vẫn chưa hồi phục lại được, vẫn xanh mét: “Mong là anh Xuyên không sao, chứ nếu anh ấy có sao thì…”.
“Có cần gọi thông báo cho vợ cả của anh ấy một tiếng không?”
“Gì ạ?”.
“Vợ chính thức của anh ấy”.
Trung hơi ngẩn ra, sau đó lại bối rối cụp mắt xuống: “Không như chị nghĩ đâu”.
“Cái gì không như tôi nghĩ?”
“À… không cần thông báo cho chị Vy đâu ạ. Thông báo thì chị ấy lại thêm lo, mà giờ lo cũng chẳng sao cả”.
Tôi gật đầu, nghĩ nghĩ thế nào lại hỏi: “Cậu đi theo anh Xuyên bao nhiêu năm rồi?”.
“Hơn năm năm ạ. Ngày trước bố em là phu vác chì cùng anh ấy. Sau này bố em bị nhiễm độc kim loại sắp mất thì anh ấy lên thăm, rồi bố em mới gửi gắm em cho anh ấy”.
Tự nhiên trong đầu tôi lại nhớ đến lời bà cụ bán mơ xanh ở chợ đêm vào ngày hôm qua, nói vác chì ở Lũng Om mà vẫn về được, còn cao lớn khỏe mạnh thế này là giỏi đấy. Chẳng lẽ những người phu vác chì đều nhiễm độc kim loại như bố của Trung ư?
Sống lưng tôi bất chợt lạnh toát: “Trước đây anh ấy vác chì cùng bố cậu mấy năm?".
"Ba bốn năm thì phải. Nghe nói hồi đó anh Xuyên mới 16, 17 tuổi. Ốm nhom nhưng chăm chỉ nhất hội phu đó. Ngày nào anh ấy cũng vác mấy chục bao chì từ mỏ về khu tập kết, sau đó chủ khu mỏ thương với cả cũng thấy anh ấy nhanh nhẹn nữa nên cho anh ấy đi theo các công trình xây dựng. Bố em bảo hồi đó nhìn đã biết anh ấy sau này kiểu gì cũng làm nên sự nghiệp rồi, không ngờ mười mấy năm sau gặp lại đã là tổng giám đốc một tập đoàn lớn rồi”.
Tôi gật đầu: “Anh ấy chịu đựng rất giỏi, nỗ lực cũng rất giỏi”.
“Vâng, em hy vọng anh ấy không bất hạnh như bố em. Hội phu vác chì ngày đó đến giờ cũng mất cả rồi, chỉ còn mỗi anh ấy và một chú nữa ở tận Lai Châu thôi”.
Vừa nói đến đó thì y tá mang hộp đồ đi ra, bảo có thể vào thăm được rồi. Tôi lật đật chạy vào thấy đầu Xuyên đã được quấn băng lại, áo cũng đã được cởi ra, trước ngực có một đường băng trắng dài vắt chéo qua.
Bác sĩ nói anh ta vẫn chưa tỉnh, nhưng chắc là sẽ sớm thôi, còn dặn tôi tạm thời đừng di chuyển hay đánh thức Xuyên, để anh ta nghỉ ngơi.
Tôi nghĩ công trường vẫn còn loạn như vậy nên bảo Trung về xử lý nốt công việc, một mình ở đó ngồi chờ đợi người đàn ông kia tỉnh dậy. Mặt anh ta vẫn còn dính rất nhiều đất cát và bụi xi măng, lòng bàn tay cũng vậy, tôi ngồi không có việc gì làm nên mượn một chiếc khăn sạch, nhẹ nhàng tỉ mỉ lau hết những vết bẩn trên người anh ta. Lau xong, bỗng dưng lại nhớ đến cách đây một thời gian, có lẽ Trần Lịch Xuyên cũng đã từng ngồi bên giường nhìn tôi như thế.
Kẻ thù của gia đình tôi đưa tôi đến bệnh viện, nắm tay tôi cả một đêm, vì dỗ tôi ăn cháo mà đồng ý cho tôi về nhà. Ngày hôm nay lại đặt bản thân mình vào nguy hiểm để đổi lại sự an toàn ít ỏi cho tôi.
Rút cuộc là Trần Lịch Xuyên hận gia đình tôi, hay là mắc nợ gì với tôi vậy? Tại sao lại đối xử với tôi tốt như thế?
Nghĩ đến việc anh ta tốt với mình, lòng tôi rất ấm áp, cũng rất khó chịu, một mặt vừa muốn mãi mãi được hưởng sự chăm sóc đó, một mặt lại muốn anh ta đừng tốt với tôi như vậy nữa, bởi vì tôi sợ một ngày nào đó người tốt lại đ.âm tôi một d.ao, hoặc ngược lại, là tôi đ.âm anh ta một d.a.o.
Hận thù – thù hận là chuyện rất mệt mỏi!
Tôi cứ ngồi bên giường chờ đến quá trưa thì anh ta cũng tỉnh lại, Trần Lịch Xuyên vừa mở mắt, tôi liền vội vã nhào dậy: “Anh tỉnh rồi à?”.
Anh ta khẽ nhíu mày, lại muốn ngồi dậy hỏi tôi: “Em có sao không?”.
Sống mũi tôi cay xè, đè tay anh ta lại, lắc đầu: “Tôi không sao. Anh mới bị thương, anh nằm xuống đi”.
“Tôi bị thương gì?”
“Bác sĩ bảo anh bị rách mấy miếng ở đầu, lưng, đất đá rơi vào người làm chấn thương phần mềm”. Tôi ngừng lại một lát mới nói thêm: “Cũng may là không có mấy đất đá to, ở trên trần thang máy toàn vụn đá nhỏ nên mới không bị thương nặng”.
Anh ta cười: “Thế thì em khóc cái gì?”.
“Tôi khóc đâu?”. Tôi chột dạ đưa tay lên quệt quệt khóe mắt, không có nước, chợt nhớ ra mình đã ngừng khóc từ cách đây mấy tiếng rồi: “Tôi còn đang mong anh bị thương chẳng được, ai mà thèm khóc”.
Nụ cười trên môi anh ta càng sâu hơn, hờ hững đáp một tiếng: “Ừ”.
“Chân anh thế nào rồi? Anh thử cử động chân tôi xem”.
“Không có cảm giác gì”.
“Không có cảm giác gì là sao?”. Tôi lo lắng đứng dậy sờ đầu gối anh ta, rồi lại nắn ống chân của anh ta. Chân Trần Lịch Xuyên dài, ống xương cứng, tôi sờ vào thấy anh ta không động tĩnh gì lại sốt ruột hỏi: “Anh không cử động được à? Có thấy đau không? Tôi sờ vào có cảm giác không?”.
Anh ta nhìn tôi, hàng mi dài khẽ động: “Sao bảo em mong tôi bị thương?”.
Mặt tôi bất giác nóng bừng lên: “Tôi mong anh bị thương nên mới hỏi”.
“Ừ”.
“Ừ là thế nào?”
“Là không sao cả. Em phải thất vọng rồi”.
Tôi vẫn không tin, ngửa mu bàn tay ra gõ gõ thử vào chân anh ta. Trần Lịch Xuyên không kêu đau, chỉ nhìn tôi như một kẻ hâm dở vậy. Tôi nằng nặc bắt anh ta co duỗi chân, Trần Lịch Xuyên làm xong rồi tôi còn thử véo một cái, thấy anh ta không kêu đau mới bảo:
“Này, có đau không?”.
Anh ta cũng phối hợp, kêu đau cho tôi vui. Tôi bĩu môi nói: “Nghe giả dối quá”.
Trần Lịch Xuyên mỉm cười: “Tại em bắt tôi kêu đấy chứ”.
“Sao thang rơi xuống, anh bế tôi mà không việc gì? Ban nãy tôi tra google rồi, rơi thang máy mà đứng thẳng, còn bế người như thế thì trọng lượng đè xuống chân anh phải gấp mấy chục lần, xung lực dội lên sẽ làm gãy hết xương chân và vỡ nội tạng”.
“Làm gì đến nỗi đó”. Anh ta trầm ngâm nghĩ ngợi một lúc rồi đáp: “Chắc do số tôi còn may. Cáp một đứt thì buồng thang tụt từ tầng bảy xuống tầng năm, cáp hai đứt thì lại tuột xuống tầng 2, 3 gì đó, hoặc có thể thấp hơn. Lúc đứt cáp thứ 3 thì độ cao đã giảm nhiều rồi, rơi xuống không c.hế.t được”.
“Nhưng vẫn có thể bị thương”. Nhất là bị thương khi bế tôi và đỡ gạch đá cho tôi, nhưng tôi không thốt ra lời ấy ngoài miệng, chỉ có thể nói đến thế.
Trần Lịch Xuyên xoa đầu tôi: “Em quên tôi từng vác 70kg chì một lần à? Chân tôi cứng lắm, không gãy được đâu”.
“Ừ”. Tôi gật đầu, lại nghĩ đến chuyện bố của Trung bị nhiễm độc chì mà c.hế.t, đột nhiên lòng lại nặng trĩu.
Người đàn ông kia không phát hiện ra tâm trạng thay đổi của tôi, anh ta đột nhiên nói: “Chắc là phải thưởng cho em mấy ngày lương của tôi rồi. Tôi bị thương thế này tạm thời không về Hà Nội ngay được”.
“Tôi không đi săn mây nữa. Chiều nay về Hà Nội luôn đi. Ở trên này không có máy móc gì, không kiểm tra cẩn thận được. Về Hà Nội khám lại một chuyến xem”.
“Không cần”. Trần Lịch Xuyên lắc đầu: “Tôi chỉ bị thương nhẹ thôi, tranh thủ ở trên này an dưỡng ít hôm”.
“Sao anh biết bị thương nhẹ được? Phải khám ở bệnh viện lớn mới biết”.
“Không phải em mong tôi bị thương à?”.
“Nhưng không mong anh vì tôi mà bị thương. Sợ nợ không trả được”.
Anh ta nắm tay tôi, khẽ nói: “Đồ ngốc. Ai thèm c.hế.t? Tôi bị thương nhẹ thôi, không tính nợ cho em”.
Cuối cùng tôi phải nghe lời Trần Lịch Xuyên, ở Hà Giang an dưỡng cùng anh ta mấy ngày.
Chúng tôi vẫn ở nhà nghỉ tồi tàn đó, hàng ngày đến trạm xá thị trấn để thay băng và rửa vết thương. Trần Lịch Xuyên ban đầu cứ luôn miệng nói không sao, nhưng chân anh ta rõ ràng bị tác động của xung lực trong vụ rơi thang máy nên tạm thời vẫn không đi lại được. Tôi luôn miệng nói anh ta xuống bệnh viện, Trần Lịch Xuyên lại khăng khăng nói rằng mình không sao.
Cuối cùng không biết Trung kiếm ở đâu một chiếc xe lăn về, bảo tôi thỉnh thoảng đẩy anh ta ra ngoài hít thở không khí, bên dưới tầng một nhà nghỉ cũng có một phòng mới vừa được trả, chúng tôi cũng dọn đồ chuyển xuống đó cho tiện đi lại.
Tôi đẩy anh ta ra quán cafe ở đối diện với nhà nghỉ, gọi một cốc sữa nóng và một ly café đen đá. Lúc phục vụ mang ra, tôi đẩy sữa nóng cho anh ta, còn mình thì cướp cốc café.
Trần Lịch Xuyên tròn mắt nhìn tôi: “Gì thế?”.
“Anh đang bị thương, không dùng các chất kí©ɧ ŧɧí©ɧ. Uống sữa đi”. Tôi trả thù anh ta vụ lần trước vứt thịt xiên nướng của tôi.
Trần Lịch Xuyên cũng nhận ra điều này nên khẽ cau mày: “Em đang trả thù tôi đấy à?”.
“Ừ”. Tôi cười hì hì, cầm cốc café đá lên uống một ngụm, còn hài lòng “Khà” một tiếng trêu ngươi anh ta: “Café ngon quá. Sếp uống sữa nóng đi, người bệnh phải uống sữa nóng, ăn đồ ăn thanh đạm mới được”.
“Có tin tôi lấy café của em không?”
“Không tin”. Tôi đứng phắt dậy, chạy ra xa khỏi anh ta vài bước: “Anh có giỏi thì bước đến đây mà cướp. Tôi đứng ở đây đợi đây này”.
Trần Lịch Xuyên muốn đứng dậy bước nhưng chân chưa bước được, thử mấy lần suýt ngã, cuối cùng giương mắt đầy bực bội nhìn tôi: “Giỏi lắm. Em chờ đấy”.
“Tôi chờ đấy sếp. Tôi chờ anh ở đây này”. Tôi đi lùi về phía sau, lè lưỡi trêu anh ta: “Anh có giỏi thì qua đây mà bắt”.
Đường ở đây rộng, bên vách núi có ta luy ngăn nên không sợ rơi xuống, tôi vừa bước lùi vừa phùng mang trợn mắt trêu ngươi Trần Lịch Xuyên, anh ta im lặng ngồi ở xe lăn nhìn tôi. Cứ thế cho đến khi lưng tôi và trúng một người.
Tôi giật mình, cuống quít quay đầu lại xin lỗi, nhưng lại nghe giọng mềm mại quen thuộc: “Khuê, em ở đây à?”.
“Ơ, chị Nhu”. Chị Nhu khoác một ba lô du lịch, trên người cũng mặc một bộ đồ bụi bặm, đi giày thể thao. Tôi nhìn một lượt mới hỏi: “Sao chị lại lên đây”.
“Đang được nghỉ 30/4 nên chị đi du lịch, tình cờ thế, lại gặp em trên này”.
Nói mới nhớ, lâu rồi tôi không được ra ngoài nên quên cả ngày tháng, cứ ngỡ đòi một ngày lương của Trần Lịch Xuyên là rơi vào chủ nhật, không ngờ lại trúng vào dịp nghỉ lễ nên anh ta mới ở lại trên này thêm mấy ngày.
Đúng là tư bản, không bỏ sót ngày lương nào của công ty đây mà.
Tôi cười cười: “Vâng, em theo sếp lên trên này giải quyết ít việc công ty”.
“Sếp?”. Giọng chị ấy có chút ngạc nhiên: “Anh Xuyên ấy hả?”.
“Vâng, anh ấy ngồi ở kia”. Tôi chỉ về phía Trần Lịch Xuyên đang ngồi trên xe lăn, lúc này anh ta đang bất mãn uống ly sữa ban nãy, vẻ mặt vừa buồn bực vừa nhăn nhó, giống hệt như một đứa trẻ bị mẹ ép uống sữa vậy.
Chị Nhu thấy vậy mới than nhẹ một tiếng “Ôi”, sau đó lại hỏi tôi: “Sao sếp lại phải ngồi xe lăn thế?”.
“Bị ngã ấy mà”.
“Chị lại hỏi thăm anh ấy một chút”.
Tôi gật đầu, nhìn chị Nhu rảo bước đi lại tiệm cafe kia, trong lòng cảm thấy chị ấy càng lúc càng kỳ lạ.
Có lẽ từ lần lên tòa khi trước, chị ấy cố ý ngồi ở khu của nguyên đơn khiến anh tôi không giữ nổi bình tĩnh, suýt nữa thì nổi đ.iên lên ở Tòa khiến cho tôi có ác cảm.
Tôi cứ có cảm giác chị ấy muốn lấy lòng Trần Lịch Xuyên…
Chị Nhu đi đến bên cạnh anh ta rồi cúi đầu nói gì đó, Xuyên cũng đáp lại, tôi đứng ở xa không nghe rõ, chỉ thấy bọn họ nói chuyện rất lâu. Sau đó thì chị Nhu đẩy anh ta ra một chỗ khác rộng rãi để hứng nắng.
Tôi đứng từ xa thấy cảnh này, bỗng dưng lòng lại có cảm giác mất mát không nói rõ được. Nhưng ngẫm lại, tôi buộc phải nhắc nhở mình rất nhiều lần rằng Trần Lịch Xuyên là kẻ thù của tôi, là người mà tôi không nên có bất cứ tình cảm gì mới phải.
Anh trai tôi vẫn còn ngồi tù vì anh ta, bố mẹ tôi đã phải bán cả nhà cửa, xe cộ vì anh ta, làm sao tôi có thể quan tâm đến việc Trần Lịch Xuyên ở bên người phụ nữ nào được chứ?
Tôi thở dài, cầm cốc cafe đứng bên ta luy đường, nhìn xuống những dãy núi chập chùng bên dưới. Có lẽ do đã quen, cũng có thể sau lần rơi thang máy kia tôi đã vượt qua được chứng sợ độ cao của mình, nên lúc nhìn xuống dưới đó không thấy chóng mặt nữa.
Lát sau, điện thoại tôi đột nhiên rung lên. Cúi đầu mở ra xem mới thấy Trần Lịch Xuyên gửi tin nhắn đến: “Còn đứng đó làm gì? Tôi uống hết sữa rồi”.