Mấy chữ này anh ta nói rất nhẹ nhàng, nhưng chẳng biết sao mặt tôi vẫn nóng ran lên, lòng cũng nháo nhào như có nai con đang chạy loạn bên trong vậy.
Tôi khẽ hắng giọng: “Tại lúc đó tôi có tiền, không quá cần tiền. Giờ thì khác rồi, anh không được quỵt lương của tôi đâu đấy”.
“Chưa làm đã đòi lương”. Trần Lịch Xuyên nhỏ giọng mắng tôi: “Làm không tốt thì một xu cũng không trả cho em”.
Nhắc đến ‘một xu cũng không trả’, đột nhiên tôi nhớ ra chuyện người đàn ông thường đến công trường làm loạn kia nên mới hỏi: “Lúc trước xây khách sạn ở đó, công ty anh có mua đất của cái người hay đến đòi tiền kia à?”.
“Ừ. Nhà ông ta ngay bên góc trái của khách sạn, tôi muốn mở rộng khuôn viên nên thu mua luôn”.
“Lúc đó đền bù bao nhiêu?”.
“Cấp dưới làm nên không nhớ rõ”.
Tôi nghĩ cũng phải, anh ta là tổng giám đốc tập đoàn, mấy chuyện râu ria thế này lẽ ra không cần đích thân giải quyết, ngay cả chuyến lên Hà Giang này cũng vậy. Chẳng qua là anh ta muốn đi thôi.
Nghĩ đến lý do Trần Lịch Xuyên đi lên đây, trái tim tôi lại càng đập thình thịch. Tôi không rõ đó là cảm giác gì, nhưng dường như trong thâm tâm lại rất sợ điều ấy, cho nên vội vàng nói tiếp: “Nếu đền bù chưa thỏa đáng, một trăm hai mươi triệu cũng có thể chấp nhận được. Ít nhất để đỡ phiền phức”.
“Em sai rồi, tiếp tục đền bù cho ông ta mới là phiền phức”.
Tôi cãi nhau thì được, những mánh khóe trong việc kinh doanh tôi không hiểu: “Tại sao?”.
“Vì nếu tôi đền cho ông ta, những hộ dân khác trước đây đã từng được đền bù cũng sẽ học theo ông ta, đến đòi thêm. Mà đòi được một lần sẽ có lần hai, lần ba, lúc đó mới gọi là phiền phức”.
“Thì ra là vậy”.
Anh ta cười: “Nhưng có một số chuyện, vẫn có thể có ngoại lệ”.
“Là chuyện gì?”.
Trần Lịch Xuyên đứng thẳng dậy, rời khỏi cửa sổ: “Không nói cho em biết”.
Tôi đang háo hức thì bị tạt thẳng một gáo nước lạnh như vậy, không cam tâm chạy theo anh ta: “Cái gì có ngoại lệ?”.
“Muốn xuống bên dưới ăn thắng có không?”. Anh ta nói một câu không liên quan.
“Muốn. Nhưng cái gì có ngoại lệ”.
“Em muốn biết làm gì?”.
“Tại anh làm tôi tò mò nên mới hỏi”.
“Bệnh nghề nghiệp của luật sư à?”.
Tôi gật đầu, nói: “Phải”.
Trần Lịch Xuyên lấy ví tiền để trên bàn tivi, hỏi lại: “Bên cạnh quán thắng cố có một quán phở chua. Em muốn ăn gì thì chọn đi”.
Tôi lập tức quên béng việc phải hỏi, ngay lập tức chọn phở chua. Anh ta nhét ví tiền vào túi quần, cười bảo: “Đi thôi”.
Tôi vẫn thấy sai sai chuyện gì đó!
Buổi tối, vào mùa du lịch nên khách đi đường cũng khá đông. Chúng tôi ngồi ở quán thắng cố gọi thêm một bát phở chua, vừa xì xụp ăn vừa nhìn người đi đường.
Thực ra lúc trước mọi người hay nói thắng cố ngon, phở chua cũng ngon, nhưng có lẽ do tôi không hợp khẩu vị nên chỉ ăn một chút. Sau đó Trần Lịch Xuyên hỏi tôi có muốn đến chợ đêm không, tôi tròn mắt:
“Ở đây cũng có chợ đêm hả?”.
“Ừ. Mới có thôi. Dạo này khách du lịch lên đây nhiều, mà buổi tối không có chỗ để chơi nên chính quyền mới tổ chức khu chợ đêm”.
“Anh đến thử chưa?”.
“Chưa”.
Tôi vội vàng rút giấy lau miệng: “Thế thì đi thôi, đến muộn chắc không còn đồ ngon nữa”.
Người đàn ông kia mỉm cười, lững thững đi theo tôi!
Thị trấn ở đỉnh núi này không lớn lắm, khu sầm uất cũng chỉ có một dãy phố. Tôi với Trần Lịch Xuyên một bước một sau đi bộ qua hai con dốc ngắn, tới đầu con dốc thứ ba cũng thấy một khu chợ thắp điện sáng trưng, bên ngoài treo một tấm biển nhấp nháy ghi hai chữ Chợ Đêm.
Trong chợ có rất nhiều sạp hàng bày bán đặc sản của Hà Giang, có bánh tam giác mạch, xôi ngũ sắc, lạp xưởng, thịt trâu gác bếp, tôi chạy quanh tìm món ô mai như của bác sĩ Việt mua cho nhà văn Hà Phương nhưng chẳng thấy, mãi tận cuối chợ mới có một bà cụ bán một mẹt mơ xanh.
Không nhiều người thích thứ quả chua này nên chỉ đi qua chứ không dừng lại, bà cụ người dân tộc lủi thủi ngồi dưới đất nhìn quanh, mời ai cũng chỉ nhận được một cái lắc đầu. Tôi thấy thương nên đi lại hỏi:
“Bà ơi, cái này bán thế nào ạ?"
Bà cụ thấy có người hỏi thì vẻ mặt lập tức trở nên tươi rói, cười móm mém bảo tôi: “3 nghìn, 3 nghìn một cân”.
“Ba nghìn một cân ấy ạ?”.
“Đúng rồi”. Bà cụ nói giọng Kinh lơ lớ, sợ tôi không hiểu, lại chìa ba ngón tay ra: “Ba nghìn một cân”.
“Tất cả chỗ này là bao nhiêu cân ạ? Cháu mua hết”.
“Mua hết ấy hả?”
“Vâng”.
Bà cụ không tin, lật đật hỏi lại lần nữa rồi mới lấy chiếc cân kiểu cũ ra, bỏ hết mơ xanh vào túi bóng rồi treo lên móc, kéo quả cân đến mức thăng bằng. Vừa làm vừa bảo tôi: “Đây là mơ trái mùa, bình thường đã hết từ lâu rồi, chỉ có cây nhà tôi mới có quả trái mùa”.
“Cái này ngâm được ô mai không ạ?”.
“Có chứ. Ngâm được ô mai đấy”.
“Ngâm thế nào hả bà?”.
“Bỏ vào bình, một lớp mơ một lớp muối, ngâm nửa tháng rồi mang ra trời nắng phơi. Quả mơ héo lại thành ô mai đấy”.
Tôi “Ồ” một tiếng, trả tiền xong thừa một ít cũng biếu luôn bà cụ. Bà cụ nhìn tôi vài giây rồi lại nhìn Trần Lịch Xuyên nãy giờ đứng bên cạnh: “Đẹp đôi quá nhỉ? Chồng à?”.
Tôi liếc anh ta, gật đầu.
“Có con chưa?”.
“Chưa ạ”.
Bà cụ lại lần trong mấy lớp túi thổ cẩm, lôi ra hai cái vòng chỉ đỏ rồi đưa cho tôi: “Vòng vía của người dân tộc tôi đấy. Đeo vào may mắn, nhanh đẻ được con trai, vợ chồng con đàn cháu đống”.
Tôi cười, thực ra trong thâm tâm cũng hơi e ngại vòng vía của người dân tộc, sợ bị bỏ bùa gì đó, nhưng Trần Lịch Xuyên lại nói với tôi: “Không phải ai cũng xin được vòng vía này đâu, em nhận đi”.
Ánh mắt anh ta rất bình thản, lại mang dáng vẻ vững vàng kiên định, tôi nghĩ một người đã lăn lộn đủ gió mưa như anh ta có thể biết được chuyện gì nên làm, chuyện gì không, cho nên lòng không do dự lập tức tin.
Bà cụ kia cũng nói: “Chồng cháu có mắt nhìn đấy”.
Tôi đưa tay ra: “Anh ấy từng ở trên này mấy năm, đi vác chì đấy bà ạ”.
“Thế à?”. Bà cụ tròn mắt nhìn anh ta: “Vác chì ở Tùng Bá hay Lũng Om?”.
“Ở Lũng Om ạ”. Trần Lịch Xuyên đáp.
“Vùng đó mấy năm trước rừng thiêng nước độc lắm, đi vác chì mà vẫn về được, còn cao lớn khỏe mạnh như thế này là giỏi đấy”.
Anh ta cười, không nói nữa. Bà cụ đeo vòng vía cho tôi xong lại bảo Trần Lịch Xuyên chìa tay ra, muốn đeo vòng vía cho anh ta.
Tôi nghĩ ông chú cổ hủ như anh ta sẽ không đồng ý, nhưng Trần Lịch Xuyên lại rất bình thản chìa tay ra để bà cụ đeo vòng. Một sợi chỉ đỏ thắt ở cổ tay tôi, sợi còn lại thắt ở cổ tay anh ta, khi xong xuôi, bà cụ mới cầm tay tôi đặt vào tay Trần Lịch Xuyên, nói:
“Vợ chồng tâm đầu ý hợp, sống bên nhau hạnh phúc dài lâu, sớm sinh quý tử, bình an mạnh khỏe”.
Anh ta nhìn bà cụ: “Xin thêm một điều nữa được không ạ?”.
“Được. Cậu muốn gì thì cứ nói đi”. Bà cụ ngẩng lên bảo tôi: “Cháu gái kia nữa, muốn gì thì cứ nói đi. Vòng mới làm vía xin là tốt nhất”.
Tôi gật đầu, trong lòng vẫn không tin nhưng thấy Trần Lịch Xuyên cụp mắt nhìn chiếc vòng ấy thật lâu, tôi cũng lẩm nhẩm nhắm mắt ước. Điều ước của tôi năm ấy chính là chúng tôi sẽ chẳng ai hận thù ai nữa, cả tôi và Trần Lịch Xuyên đều được sống quãng đời về sau bình an vui vẻ, không phải mãi chịu giày vò đau khổ trong vòng luẩn quẩn kia.
Lúc vừa ước xong, mở mắt ra thì anh ta đã đứng trước mặt tôi, Trần Lịch Xuyên cầm túi mơ xanh tôi vừa mua, nói: “Đi thôi”.
Chúng tôi đi một vòng chợ đêm, mua được ba túi thịt trâu gác bếp và một túi trà Shan tuyết cổ thụ. Trần Lịch Xuyên nói thịt trâu thì ăn được, nhưng trà Shan tuyết đó không phải là đồ thật đâu.
Tôi cười bảo: “Biết đâu tôi trúng độc đắc, mua được trà shan tuyết cổ thụ thì sao?”.
“Như thế thì ngày mai ai cũng trúng vé số hết”.
Tôi bĩu môi, biết anh ta nói đúng nhưng vẫn không cam tâm đáp: “Đằng nào cũng vẫn phải mua làm quà mang về mà. Nói tặng quà trà shan tuyết chắc bố tôi sẽ thích”.
Trần Lịch Xuyên có lẽ không muốn động đến gia đình tôi nên không đáp nữa, tôi cũng cảm thấy mình vô ý, tự nhiên lại nhắc đến bố trước mặt anh ta. Tôi lảng sang chủ đề khác: “Sao anh biết không phải ai cũng xin được vòng vía kia?”.
“Người dân tộc chỉ làm vòng vía cho người trong dân tộc mình. Người lạ thường họ sẽ không cho”.
“Vậy sao bà cụ ấy lại cho tôi nhỉ?”.
“Vì bà ấy có cảm tình với em”.
Tôi cười, giơ cổ tay đeo vòng chỉ đỏ lên: “Cái này có thiêng thật không?”.
“Trải nghiệm mới biết”. Trần Lịch Xuyên nắm tay tôi đi lên con dốc: “Nhưng người dân tộc nào cũng đeo thì nó có giá trị tâm linh. Em cứ tin đi”.
“Ừ”. Lòng bàn tay có vết chai của anh ta cọ vào tay tôi, lại khiến tim tôi ngứa ngáy. Tôi nhớ ra chuyện ban nãy nên hỏi: “Ban nãy anh ước gì thế?”.
“Không nói cho em biết”.
“Nói ra mất thiêng à?”.
“Không phải”.
Tôi nghĩ điều ước của anh ta có liên quan đến công ty, đến vợ cả, cũng có thể liên quan đến con trai của anh ta, nên cũng không hỏi sâu nữa. Nhưng lát sau, đi qua con dốc, Trần Lịch Xuyên lại hỏi tôi: “Em ước gì?”.
“Tôi ước chúng ta sau này mỗi người đi một đường, bình an vui vẻ, không ai phải hận ai nữa”.
Bước chân anh ta hơi sững lại, lòng bàn tay đang nắm tay tôi cũng đột ngột tăng thêm lực, làm tôi khẽ giật mình. Anh ta nghiêng đầu hỏi: “Muốn tự do?”.
“Ừ”. Lại như nhớ ra gì đó, tôi vội vàng lắc đầu: “Tôi muốn chúng ta cùng được sống vui vẻ. Luẩn quẩn trong một mối quan hệ ngõ cụt rất mệt mỏi”.
Trần Lịch Xuyên không nói nữa, chỉ lặng lẽ buông tay tôi ra rồi đi về phía trước. Tôi cũng lững thững đi theo anh ta, không lên tiếng, một trước một sau quay về nhà nghỉ.
Lúc đi ngủ, chúng tôi vẫn mỗi người một nửa giường, im lặng ngửi mùi mồ hôi và ẩm mốc từ chăn gối cũ kỹ, có lẽ lạ nhà nên tôi nằm mãi cũng không thϊếp đi được. Khi tôi vừa trở mình, đột nhiên lại nghe Trần Lịch Xuyên nói:
“Tôi ước khác em”.
Tôi mở mắt, nhưng không quay sang nhìn anh ta: “Anh ước gì?”.
“Ước tôi có đường khác để đi”.
“Rồi một ngày chúng ta sẽ có con đường khác”. Tôi mân mê sợi chỉ đỏ trên tay mình, phát hiện ra điều ước của chúng tôi khá giống nhau. Cả tôi và Trần Lịch Xuyên đều muốn thoát ra khỏi ngõ cụt đó. Tôi nhỏ giọng nói: “Giống như điều ước của tôi vậy”.
“Ngủ đi”.
***
Ngày hôm sau tôi ngủ nướng, mấy lần mở mắt dậy thấy người đàn ông kia vẫn nằm bên giường, tôi đoán anh ta vẫn ngủ nên tranh thủ chợp mắt thêm một chút, ai ngờ lúc tỉnh hẳn đã là 9h trưa rồi.
Trần Lịch Xuyên xoay lưng lại với tôi, nghển cổ lên ngó mới thấy anh ta đang xem báo cáo trên điện thoại. Lần đầu tiên ngủ muộn như vậy nên tôi ngại, giả vờ nói: “Ôi, mấy giờ rồi?”.
Anh ta quay đầu, nhìn bộ dạng đầu bù tóc rối của tôi: “9h20”.
“Thôi c.hế.t, tôi ngủ quên. Sao anh không gọi tôi dậy?”.
“12h mới đến giờ em phải làm việc, không cần dậy sớm”.
“À…”. Tôi lấy tay cào lại mái tóc, nhìn đi nơi khác: “Đi ăn sáng rồi đến khách sạn đi, sáng nay tôi mời anh ăn xôi ngũ sắc”.
“Ừ”.
Dưới đường có mấy sạp hàng rong bán xôi ngũ sắc, tôi với Xuyên ngồi ở một quán cafe, tôi ăn xôi, anh ta thì uống trà, xong xuôi lại đi bộ đến công trình khách sạn đang xây dở.
Trung đã đến đó từ khi nào, đang kiểm tra dầm móng, vừa thấy hai người bọn tôi đến đã chạy ra: “Sếp, chị Khuê, hai người đến rồi à?”.
“Sáng nay nhân viên kiểm tra thang máy đến chưa?”.
“Chưa ạ, họ bảo ở dưới mưa to, đường lở, xe không đi qua được. Chắc phải chờ mở đường lại rồi mới lên”. Trung chỉ vào thang máy: “Nhưng từ hôm bữa đến giờ vẫn vận hành bình thường, không có vấn đề gì sếp ạ”.
“Ừ”.
Sau đó, Trần Lịch Xuyên đi cùng mấy người trợ lý và kỹ sư đến những phòng đang xây trong khách sạn, nói gì đó mà hướng này cần lắp cái gì, hướng kia cần sơn màu gì, làm cửa sổ chất liệu thế nào. Tôi thì lang thang bên dưới nhìn mấy người công nhân đang trộn vữa vác gạch, hỏi mấy câu chuyện linh tinh, lát sau bỗng nhiên thấy có một người đàn ông già nua xồng xộc chạy vào.
Chưa ai kịp nói gì thì ông ta đã lao vào thang máy, ấn loạn xạ số trên đó rồi đi lên tầng. Mấy người công nhân hình như đã quen với cảnh này nên chỉ ngao ngán bảo tôi: “Đấy, cái ông già ngày nào cũng đến đòi dọa t.ự t.ử đấy”.
“Để tôi lên xem”.
Chờ thang máy hơi lâu nên tôi đi bộ lên, chật vật mãi mới lên được tầng thượng. Tòa nhà đang xây dở nên tầng thượng chưa làm lan can, vật liệu xây dựng vứt khắp nơi, người đàn ông đó chạy ra tít ngoài rìa sân thượng, la to: “Hôm nay mà không đền bù cho tao là tao nhảy xuống, tao làm ma ám cái khách sạn này, để xem sau này có khách nào thèm đến ở khách sạn của mày không?”.
Lúc này, Trần Lịch Xuyên và mấy người trợ lý cũng đã ở trên sân thượng. Anh ta không nói gì, chỉ có Trung nói: “Cái ông này, ông được đền bù rồi còn đòi cái gì? Ngày nào ông cũng đến công trình của người ta phá đám, ông có tin công ty tôi kiện ông tội xâm nhập bất hợp pháp không?”.
“Chúng mày đi mà kiện, tao nhảy xuống c.hế.t rồi thì chúng mày có mà kiện củ khoai”. Ông ta lùi ra sau một bước: “Tao còn muốn chúng mày kiện thật nhiều vào, để được lên báo, sau đó ai cũng biết công ty Vạn Thịnh chúng mày đền bù không thỏa đáng, lấy mất nhà cửa của người khác, làm tao tay trắng nên tao mới phải t.ự tử”.
“Đền gì mà không thỏa đáng, ông đ.iê.n rồi à?”.
Trung đang định nói nữa, nhưng Trần Lịch Xuyên khoát tay, ra hiệu cho anh ta im lặng rồi nhìn về phía tôi.
Tôi vuốt lại mái tóc, khẽ hắng giọng rồi tiến ra sân thượng. Trong lòng sợ như đ.iê.n nhưng ngoài mặt vẫn phải tỏ ra bình thản như không: “Theo ông phải đền bù thế nào mới thỏa đáng? Ông cứ nói ra một con số đi, chúng tôi sẽ xem xét”.
Trần Lịch Xuyên khẽ nhíu mày. Tôi không bận tâm đến anh ta, chỉ nhìn người đàn ông hung dữ kia.
Ông ta hỏi ngược lại tôi: “Mày là ai? Mày là gì mà có quyền xem xét?”.
“Tôi là luật sư của công ty Vạn Thịnh, tôi phụ trách giải quyết các vấn đề tranh chấp và bồi thường”.
“À, tranh chấp và bồi thường đúng không? Cái công ty nát của chúng mày lấy đất của ông, phá nhà của ông, xong chỉ đền cho ông hơn 100 triệu. Bây giờ 100 triệu làm sao mua được đất, xây được nhà. Chúng nó ép ông phải bán nhà rồi giờ tay trắng. Công ty chúng mày làm thế mà được à?”.
Tôi gật đầu: “Đúng đúng, 100 triệu làm sao mà mua được đất, xây được nhà, ông đòi bồi thường thêm là đúng”.
Người đàn ông kia thấy tôi hùa theo thì bắt đầu buông lỏng phòng bị, nói: “Bây giờ tao đòi bồi thường thêm 120 triệu, công ty mày có bồi thường không?”.
“Có, tất nhiên là có chứ. Nhưng trước tiên tôi muốn hỏi ông một vài việc”
“Việc gì?”
“Ông có biết ngày nào ông cũng xông vào công trình này, những người công nhân đang làm phải bỏ dở việc để đến đây khuyên nhủ ông, chậm tiến độ công trình thì thiệt hại bao nhiêu không?”.
Vẻ mặt ông ta hơi cứng lại: “Ông cần gì biết bao nhiêu, ông chỉ đòi đủ tiền của ông là được”.
“Vậy sao chúng tôi cần phải biết 100 triệu có đủ tiền mua đất xây nhà mới cho ông hay không, chúng tôi đền đủ số tiền đó là được”.
Người đàn ông đó hét to: “Mày nói thế mà được à?”.
“Vậy sao ông nói thế thì được?”. Tôi nhìn ông ta, cứng rắn dõng dạc nói từng chữ: “Ông chạy vào trong này, không những làm ảnh hưởng đến công nhân làm việc, còn làm chậm tiến độ công trình, gây thiệt hại cho chủ đầu tư. Mà cụ thể là người đàn ông đang đứng ở đây”.
Tôi chỉ về phía Trần Lịch Xuyên, nói: “Anh ấy là tổng giám đốc công ty Vạn Thịnh, việc nhiều vô số kể, một ngày có thể kiếm ra số tiền gấp mấy lần số ông đòi bồi thường. Nhưng anh ấy bỏ công việc lên đây tận hai ngày chỉ để xem xét trường hợp của ông, ông định đền tiền thiệt hại cho người ta như thế nào?”.
Người đàn ông kia liếc Trần Lịch Xuyên, muốn mắng một tiếng, nhưng tôi đã nhanh chóng cướp lời trước: “Tôi phải nói trước với ông, nếu ông còn mắng người thì tôi sẽ kiện ông tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác”.
“Mày dám? Mày có tin ông đây nhảy xuống không?”.
“Thế thì ông cứ nhảy đi”. Tôi bình thản khoanh tay trước ngực, nhìn ông ta: “Nhảy xuống cùng lắm là chúng tôi đền bù cho người nhà ông chút tiền, bỏ ra thêm một ít tiền nữa để dẹp yên phóng viên nhà báo. Ông nói xem, ở trên này thì có bao nhiêu phóng viên nhà báo? Ai thèm quan tâm đến việc ông nhảy từ tầng 6 xuống t.ự t.ử? Hơn nữa còn là vào trộm công trình của người khác để nhảy?”.
“…”
“Tôi nói cho ông biết, lúc ông c.hế.t rồi không đối chứng được, tôi không ngại vu cho ông tội vào công trình của người khác ăn cắp vật liệu, bị phát hiện, xấu hổ quá nên mới t.ự t.ử đâu”.
Mặt ông ta đỏ bừng, tức giận chỉ tôi: “Con ranh này mày dám à?”.
“Có gì mà không dám? Thà để ông nhảy phứt đi cho xong, còn hơn để ông ngày nào cũng vào đây làm phiền công nhân, chậm tiến độ của công ty tôi. Số tiền ông làm thiệt hại còn nhiều hơn cả tiền đền mạng cho ông rồi”.
Người đàn ông kia không tin tôi sẽ làm thật, tiếp tục lùi về phía sau, mấy người trợ lý và kỹ sư đứng bên cạnh Trần Lịch Xuyên thấy vậy thì hét toáng lên, định khuyên nhủ ông ta, nhưng Trần Lịch Xuyên nói: “Cứ mặc kệ ông ấy”.
“Nhưng sếp…”
“Để ông ta nhảy, chúng ta chuẩn bị tiền bồi thường cho gia đình ông ấy”.
Mấy người trợ lý không nói nữa, gã đàn ông kia thấy không ai ngăn cản thì thực sự không dám nhảy, cứ trừng mắt nhìn chằm chằm chúng tôi. Đến khi gót chân ông ta chạm đến mép sân thượng, tôi mới nói: “Nhảy nhanh lên…”.
“Mày…”.
“Một là nhảy xuống, chúng tôi đền tiền. Hai là đi vào đây, tiền ông làm thiệt hại tiến độ công trình chúng tôi không tính toán nữa, tiền bồi thường cũng đừng hòng đòi một xu”.
“Chúng mày đền 100 triệu ông thà c.hế.t còn hơn”.
Tôi nhíu mày: “Hôm qua tôi có đi tham khảo, đất chỗ này giá trung bình khoảng 20 triệu một suất, quăng một d.a.o dọc đất, thích ở bao nhiêu thì ở. Còn nhà…”. Tôi hơi ngừng lại một chút, liếc qua trợ lý Trung: “Nhà ông ta trước đây như thế nào hả Trung?”.
Cậu ta hơi ngây ra, sau đó lập tức nói: “Nhà tranh vách đất, sắp đổ sụp đến nơi. Lúc giải phóng mặt bằng, lấy gậy đập một cái là đổ”.
Tôi trừng mắt quát lớn: “Số dư 80 triệu đủ để ông làm cái nhà tử tế hơn nhà cũ gấp nghìn lần, còn dám đến đây đòi tiền thêm hả? 100 triệu không còn không vừa lòng, cái loại không biết đủ như ông thà c.hế.t đi còn hơn”.
Người đàn ông kia tức đ.iê.n, rút cuộc không nhảy nữa, đi thẳng vào bên trong: “Ông nhổ vào cái lũ c.h.ó chúng mày. Còn lâu ông mới c.hế.t vì lũ hút máu dân như chúng mày, mạng của ông còn lâu mới c.hế.t. Chúng mày nhớ mặt ông đấy, ông rủa cái khách sạn chúng mày làm ăn ế ẩm, quanh năm không có khách, công nhân làm người nào ngã lầu c.hế.t người ấy”.
Mấy người kỹ sư nghe thế thì nóng máu, định túm ông ta lại cho một trận, tôi lập tức ngăn cản. Tôi bảo: “Cảm ơn nhé, lời từ miệng ông rủa thiêng lắm, mà thiêng ngược lại ấy. Chờ ngày nào đó khách sạn này trở thành khách sạn to nhất thị trấn này, đông khách nhất thị trấn này, tôi sẽ treo ảnh ông ngay sảnh lớn để cảm ơn”.
“M.ẹ nhà cái con này…”.
Ông ta tức nhưng không làm gì được tôi, lại lao thang máy đi xuống, mấy người kỹ sư thì cười ngặt cười nghẽo, bảo chưa bao giờ thấy lão già huênh hoang ấy bị bẽ mặt như vậy.
Ngay cả Trung cũng bảo: “Chị Khuê, mồm miệng ác thật, tiến sĩ Luật được đào tạo ở nước ngoài có khác”.
Tôi phẩy tay: “Cãi nhau chợ búa thôi”.
Trần Lịch Xuyên quay đầu đi nơi khác, khẽ cười!
Trên sân thượng không còn việc gì nữa, mọi người lục tục đi xuống, nhưng thang máy mới hoạt động nên không thể đi quá đông, cho nên hội kỹ sư và Trung đi trước, tôi và Trần Lịch Xuyên đi chuyến sau.
Trong lúc chờ thang máy, anh ta mới nói: “Hôm nay tiến sĩ muốn tôi thưởng thế nào?”.
Tôi nghĩ nghĩ một lát rồi bảo: “Ở lại Hà Giang thêm một ngày được không? Tôi còn chưa được đi ngắm hết cảnh đẹp, còn đi săn mây gì gì đó nữa”.
“Ban nãy em nói một ngày tôi kiếm được bao nhiêu tiền ấy nhỉ?”.
Tôi phùng mang trợn mắt nhìn anh ta: “Mấy trăm triệu”. Lại thêm một câu: “Nhưng ngày mai là chủ nhật, đằng nào anh cũng được nghỉ. Tôi không làm thiệt hại một ngày lương của anh”.
Trần Lịch Xuyên cười: “Thưởng cho em một ngày lương của tôi đấy”.
Tôi xùy một tiếng, rõ ràng trong lòng thích đ.iên lên được, thích được đi ngắm cảnh đẹp, thích được đi săn mây, thích được hưởng một ngày lương của anh ta, nhưng lại không dám nói.
Lúc này, thang máy cũng quay lại tầng thượng, tôi với Trần Lịch Xuyên bước vào bên trong. Anh ta đột nhiên hỏi: “Không thích à?”.
“Không thích gì cơ?”.
“Một ngày lương của tôi”.
Tôi bĩu môi: “Cũng bình thường”.
Nụ cười của anh ta càng thêm sâu hơn, đứng trước gương thang máy, tôi nhìn thấy một người đàn ông cao hơn tôi hẳn một cái đầu đang bình thản đút hai tay vào túi quần, ánh mắt ấm áp và rực sáng.
Tôi nghĩ gương phản chiếu nhầm nên quay đầu nhìn anh ta, nhưng cùng lúc này đột nhiên đèn trong thang máy vụt tắt, mọi thứ xung quanh bắt đầu rung lắc. Trần Lịch Xuyên lập tức tóm lấy tôi, gầm to: “Đứng vào giữa thang”.
“AAAAA”. Tôi sợ hãi hét lên một tiếng, lại thấy như buồng thang máy đang trôi tuột xuống, bên trên vang lên những tiếng kèn kẹt rầm rầm, thân thể tôi cũng va phải l*иg ngực của một người.
Vài giây, bỗng dưng thang máy như được thứ gì đó níu lại, buồng thang theo quán tính khựng lại rồi giật ngược lên, trước mắt tôi không gian trở nên nghiêng ngả, gót chân như bị thứ gì đó dội vào, không trụ vững liền ngã ngửa ra sau, lưng một tiếng đập vào vách thang máy.
Đèn trong thang vẫn chưa sáng lại, Trần Lịch Xuyên kéo tôi lại, lần mò sờ mặt tôi: “Có bị thương chỗ nào không? Có đau không?”.
Tôi run rẩy đáp: “Không. Anh có sao không?”.
“Không”. Giọng anh ta khàn khàn: “Kẹt thang máy rồi, không biết đây là ở tầng mấy”.
Không gian trong thang máy rất hẹp, còn tối, cảm giác bị kẹt trong đó thật sự khiến người ta rất hoảng loạn. Lúc ấy tôi rất sợ, nhưng lại nghĩ may mà tôi không đi một mình, trong này còn có Trần Lịch Xuyên.
Anh ta nói: “Đừng sợ”.
“Ừ”. Vừa mới dứt câu thì thang lại trôi tuột xuống, hai ba giây sau lại đột nhiên dừng lại. Trần Lịch Xuyên vẫn ôm tôi trong lòng, tay kia vươn ra, đập rầm một tiếng vào chuông cảnh báo, lập tức có tiếng còi hú vang lên.
Xong xuôi, anh ta mới quay sang nói với tôi: “Cáp đứt, có lẽ vẫn sẽ còn rơi tiếp”.
“Vậy phải làm sao?”. Tôi cuống lên, không dám rời anh ta: “Đây là tầng mấy rồi”.
Trần Lịch Xuyên không đáp, chỉ cúi người xuống rồi bế ngang tôi lên. Tôi sợ, quýnh quáng hỏi anh ta: “Anh làm gì thế? Đứng còn không vững, tự nhiên bế tôi làm gì?”.
“Em nằm yên”. Giọng anh ta rất kiên định, tay cứng như gọng kìm ôm tôi.
Tất nhiên, tôi không chịu được bị ôm như vậy trong không gian hẹp mới hét:
“Anh bỏ tôi ra”
“…”
“Này…”
“Trần Lịch…”.
Chữ Xuyên còn chưa nói ra khỏi miệng thì sợi dây cáp còn lại cuối cùng cũng đứt phựt, buồng thang máy không còn gì níu giữ lao thẳng một đường xuống dưới, mọi thứ trước mắt ngả nghiêng, đứng trong không gian kín cũng vẫn cảm nhận được gió từ bên ngoài kêu vi vυ't.
Tôi ôm lấy cổ Trần Lịch Xuyên hét: “AAAAAA”.
“Ôm chặt lấy tôi”. Anh ta cũng gầm to, giọng nói như lẫn vào tiếng gió. Lúc này mọi thứ trước mặt tôi đảo lộn, nhưng l*иg ngực ấy vẫn vững chãi như núi, chân anh ta vẫn ghì chặt xuống sàn thang, tay ôm lấy tôi.
Giữa lúc cận kề sinh tử ấy, có lẽ tôi đã hiểu rồi. Tôi hiểu được Trần Lịch Xuyên tự nhiên bế ngang tôi lên làm gì rồi!
Nước mắt tôi bật ra, như mưa rơi xuống, tôi ôm chặt lấy anh ta, hét to ba chữ: “Đồ thần kinh”.