Làm Vợ Hai

Chương 10

Giọng người phụ nữ đó là giọng miền nam, có vẻ trẻ và rất dịu dàng, tôi nghĩ mà Trần Lịch Xuyên vẫn ở cạnh người khác giới như vậy, còn thân thiết đến mức chuẩn bị sẵn cả nước tắm cho anh ta, vậy thì câu trả lời chỉ có một thôi.

Người vừa nói chính là vợ cả của chồng tôi!

Năm chữ này khiến mặt tôi lập tức nóng ran, trong lòng còn có cảm giác quẫn bách chưa từng thấy. Tôi lúng túng đến nỗi nói lắp: “À… xin lỗi, lúc khác tôi gọi lại sau”.

“Không cần”. Tôi vừa buông điện thoại ra, định ấn nút tắt máy thì anh ta nói: “Ngày mai muốn đi từ lúc nào?”.

“Khoảng… 8h gì đó”.

“Ừ. Ăn sáng xong rồi hãy đi”.

“Tôi biết rồi, cảm ơn anh. Tôi cúp máy đây”.

Tôi nói liền một mạch, cũng không chờ anh ta đáp đã vội vàng tắt máy. Vứt điện thoại xuống giường xong, sờ lên ngực vẫn thấy tim mình đang đập thình thịch.

Mặc dù mỗi lần trước Xuyên vào miền nam, tôi luôn nghĩ anh ta vào với vợ cả, còn hy vọng anh ta ở trong đó luôn đừng quay lại. Nhưng lần này được nghe thấy giọng chị ấy, tôi mới có cảm giác chân thật rằng người đàn ông kia đã về với tổ ấm đích thực của anh ta. Ở đó có bữa cơm, có mái nhà, có một người phụ nữ là gia đình của anh ta, là người vợ danh chính ngôn thuận đứng bên đời Trần Lịch Xuyên.

Còn tôi, tôi không phải!

Trái tim tôi bỗng dưng có cảm giác mất mát chưa từng có, đáy lòng còn cảm thấy hoang hoải đến mỏi mệt. Nhưng ngay sau đó tôi lại lập tức xua đi, tôi sợ mình rảnh rỗi quá lại suy nghĩ lung tung, cũng không ngủ được, lại bắt đầu ôm laptop làm việc.

Nhưng rút cuộc đến khi đi ngủ vẫn không nhịn được nghĩ đến giờ này Xuyên đang nằm ngủ bên vợ của anh ta, lòng vẫn lén lút thở dài một tiếng!

Ngày hôm sau tôi dậy sớm, chuẩn bị đồ đạc xong mới xách theo túi tài liệu đi ra khỏi nhà. Thím Vân có lẽ cũng đã được dặn trước nên không ngăn cản tôi, chỉ hỏi lúc nào thì tôi về. Tôi nghĩ lâu lắm mới có dịp ra ngoài, muốn tranh thủ hít thở không khí tự do một chút nên bảo:

“Buổi chiều cháu mới về, thím cứ ăn cơm trưa đi, đừng đợi cháu nhé”.

“Ừ, thím biết rồi, đi cẩn thận đấy”.

“Vâng ạ”.

Rút kinh nghiệm lần trước, tôi không đi giày cao gót 7cm nữa mà chỉ đi một đôi giày búp bê đế bệt, nghĩ kiểu gì hôm nay cũng sẽ không đạp trúng đám rêu hai bên đường nữa, nhưng mới đi được mấy bước thì lại gặp đúng sao quả tạ.

Cậu trợ lý tên Trung đang đứng dựa tường hút thuốc, bộ dạng như đang chờ ai đó, mà con ngõ dài này chỉ có một nhà duy nhất, nghĩa là anh ta đang chờ tôi. Lòng tôi đột nhiên có chút bực bội, nghĩ Trần Lịch Xuyên ở tít tận miền nam mà vẫn muốn quản tôi, tâm trạng háo hức muốn ra ngoài hưởng thụ không khí tự do lập tức tắt ngấm.

Tôi hắng giọng gọi một tiếng: “Này”.

Cậu ta quay lại: “Chị Khuê”. Trung ngay lập tức dập thuốc, đi về phía tôi: “Anh Xuyên bảo em đến chờ chị”.

Tôi ấm ức nên không để ý đến anh ta dùng từ ‘chờ’ chứ không phải ‘đón’, chưa gì đã nói: “Tôi có chân, tôi tự đi được. Cậu bảo anh ấy không cần phải đưa đón tôi”.

“Chỗ này bắt taxi xa lắm”. Trung cười cười, vẻ mặt có phần gượng gạo và xấu hổ: “Anh Xuyên bảo em mang xe đến cho chị đi. Chị có biết lái xe không? Nếu không biết thì để em lái đưa chị đi cũng được”.

“Anh ấy bảo cậu mang xe đến cho tôi đi á?”. Tôi không tin, tròn mắt hỏi.

“Vâng, khu này không có taxi mà. Đặt Grab cũng khó, vì xa”.

“À… ừ”. Lần này đến lượt tôi xấu hổ, hơi mất tự nhiên đáp: “Tôi biết lái xe, nhưng thôi, đằng nào cậu cũng về công ty phải không?”

“Vâng”.

“Thế thì cậu lái đi, tôi cũng đến Vạn Thịnh. Đưa cậu đến đó xong tôi lấy xe sau”.

“Vâng, được ạ”.

Cũng may Trung rất chuyên nghiệp, anh ta không giận hay tỏ thái độ gì về việc tôi ‘giận cá chém thớt’, lúc lên xe còn tốt bụng nhắc nhở tôi cài dây an toàn và đưa nước cho tôi.

Tôi gật đầu, cũng cảm thấy mình nên lịch sự chào hỏi: “Cậu là trợ lý ở công ty miền bắc à?”.

“Vâng, lúc đầu em ở trong tổng công ty. Nhưng anh Xuyên ra ngoài này nên em cũng theo ra. Bây giờ phụ trách công việc ở đây”. Trung vẫn chăm chú lái xe, miệng nói với tôi: “Hôm anh chị tổ chức đám cưới em có gặp chị rồi, còn mở cửa cho chị lên xe đến bệnh viện, chắc chị không nhớ thôi”.

“À… ừ, chắc hôm đó đông người nên tôi không nhớ”.

“Hôm nay chị đến Vạn Thịnh làm gì thế?”. Nói tới đây, cậu ta dường như lại sợ tôi cáu bẳn nên bổ sung thêm một câu: “Em phụ trách chi nhánh ở đây, biết đâu chị cần gì thì em có thể giúp được”.

“Tôi muốn hỏi về việc hôm anh tôi đến rồi không may ché.m phải người bảo vệ kia”.

“À…”. Thái độ của Trung khác hẳn hôm vừa rồi, không còn vẻ cứng ngắc lạnh lùng mà trái lại, dường như đã tôn trọng tôi hơn, thậm chí khi tôi nói thẳng muốn thu thập tài liệu để bào chữa cho bên bị đơn của công ty cậu ta, Trung cũng không thắc mắc, chỉ đáp: “Việc hôm đó có nhiều người chứng kiến, nhất là khu lễ tân, chị cứ đến hỏi thử xem”.

“Có được xin xem lại CCTV không?”.

“Cái này thì không được. Công ty em chỉ cung cấp băng ghi hình camera khi có yêu cầu của công an thôi”.

“Tôi biết rồi, cảm ơn cậu”. Ngừng một lát, đợi đến khi xe đi qua đèn đỏ tôi mới nói thêm: “Xin lỗi nhé, vừa rồi hơi ngái ngủ nên cáu với cậu”.

“Không sao ạ. Tại em lần trước ăn nói thô lỗ với chị trước, chị đừng để bụng chuyện đó nhé”.

“Không sao”.

Hơn ba mươi phút sau thì xe cũng dừng ở công ty Vạn Thịnh, tôi không muốn gây sự chú ý với người khác nên bảo Trung để tôi tự vào, sau đó, việc đầu tiên là đến quầy hỏi lễ tân.

Tất nhiên, không có sự giúp đỡ của Xuyên thì chẳng có nhân viên lễ tân nào muốn cung cấp thông tin cho tôi, thậm chí bọn họ còn tỏ thái độ khó chịu rồi thẳng thừng đuổi tôi ra về. Nhưng vì anh trai, vì lần đầu tiên tranh tụng ở Việt Nam muốn thắng nên tôi vẫn kiên trì hỏi mãi, ngay cả gặp bác lao công cũng hỏi, đến tận giữa trưa không thu thập được tin gì mới thất thểu ra về.

Không ngờ lúc ra đến cửa lại đυ.ng mặt chị Nhu, chị ấy nhìn thấy tôi cũng kinh ngạc nói: “Khuê, sao em lại đến đây”.

“Em đến để hỏi chuyện của anh trai em”. Tôi nhìn chị ấy một lượt, trang điểm khá đậm, người cũng nồng mùi nước hoa, khác hẳn vẻ chân phương ngày trước anh tôi từng yêu say đắm: “Chị chuyển đến đây làm việc rồi à?”.

Sắc mặt của chị Nhu hơi lúng túng: “Ừ, chị mới chuyển đến cách đây hơn nửa tháng. Ở bên công ty kia lương thấp quá, qua đây lương cao hơn”.

“Vâng”.

“Trưa rồi, em có về không? Hay là chị em mình đi ăn gì đó đi”.

Tôi gật đầu, mới về nước không biết chỗ nào ngon nên chị Nhu mới bảo sang cửa hàng bên cạnh ăn cơm cho tiện. Lúc đồ ăn lên, chị ấy vẫn tốt bụng lấy thật nhiều món ngon cho tôi, còn gọi riêng cho tôi một bát súp gà, giống mỗi lần đi cùng anh trai tôi vậy.

Chị ấy nói: “Súp gà ở đây ngon lắm, béo béo bùi bùi, từ lúc chị sang đây hầu như cứ cách ngày lại đến ăn một lần”.

“Vâng, chị sang đây đã quen công việc chưa?”.

“Cũng quen quen rồi, cường độ công việc khá cao, nhưng năng động hơn công ty bên kia”. Chị Nhu lại hỏi tôi: “Lấy chồng xong sao gầy thế? Phải béo lên tý nữa mới có da có thịt chứ?”.

Tôi cười: “Em 46 cân mà ai cũng cứ chê em gầy. Anh cả có khi bây giờ còn gầy hơn em ấy chứ”.

Nhắc đến anh cả, ánh mắt của chị Nhu hơi trầm xuống, im lặng một lát mới đáp lời tôi: “Em có đến thăm anh ấy không? Mấy lần chị cũng xin thăm nhưng anh ấy không gặp”.

“Có, bây giờ em là luật sư của anh ấy. Công an cho phép vào thăm anh ấy”.

Chị Nhu tròn xoe mắt kêu lên: “Em là luật sư của anh Vũ?”

“Vâng, bây giờ không có ai nhận bào chữa cho anh ấy nên em làm. Không biết có thắng được không nhưng cứ thử vậy”.

“Thế nên hôm nay em đến Vạn Thịnh cũng là muốn tìm chứng cứ để bào chữa cho anh ấy à?”.

“Vâng”. Tôi cười, ăn một thìa súp nguội ngắt: “Không nghĩ chị đến Vạn Thịnh làm việc, chị với anh cả em chia tay lâu chưa?”.

Chị Nhu nhìn tôi, nhất thời cũng không biết phải đáp như thế nào.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ, mấy năm trước anh tôi theo đuổi chị ấy thế nào cũng không được, chị Nhu chê anh tôi là công tử, chỉ biết phá phách, chê anh tôi có nhiều phụ nữ vây quanh thì sẽ không thật lòng.

Anh cả tôi không có cách gì chứng minh, chỉ biết đến đầu ngõ nhà chị ấy chặn những gã khác đến tán, không những đánh cho bọn họ một trận, còn nói anh ấy là chồng chị Nhu, về sau cấm những kẻ đó bén mảng đến.

Chị Nhu càng không ưa anh ấy!

Cho đến một ngày mẹ chị Nhu bị bệnh, phải nằm viện điều trị thời gian dài mà trong nhà không có tiền, cuối cùng người giúp đỡ chị Nhu vẫn là anh cả tôi.

Có lẽ vì cảm kích anh tôi nên sau đó hai người bắt đầu ở bên nhau, mấy năm qua anh tôi cũng chỉ chung thủy với chị ấy, còn tính đến cả chuyện cưới. Không ngờ giờ nhà tôi vừa sa sút thì hai người đã chia tay, chị Nhu còn đến Vạn Thịnh làm việc.

Cho nên anh cả nổi đ.iê.n đến đây ch.ém người, tôi cũng phần nào hiểu được!

Chị Nhu nói: “Chị với anh ấy chia tay hơn một tháng rồi. Cũng không nghĩ là anh ấy đến tận công ty để làm loạn như vậy”.

Tôi cười: “Chị có biết việc ngày hôm ấy không?”.

“Có, hôm ấy chị trực lễ tân ca sáng nên thấy”.

“Thế thì kể cho em nghe đi. Coi như làm một việc cuối cùng cho anh cả sau khi chia tay”.

Hơn một rưỡi trưa chúng tôi mới ăn xong bữa cơm ấy, chị Nhu giành thanh toán tiền, lúc ra đến cửa mới hỏi tôi một câu: “Em sống ở bên nhà kia có tốt không?”.

Tôi nói có, chị ấy lại hỏi: “Chồng em đối xử tốt với em chứ?”. Giọng chị Nhu hơi ngập ngừng, tôi không nghe ra được hàm ý bên trong: “Chị cũng nghe qua chuyện của nhà em rồi, Khuê cố lên nhé”.

“Em không sao đâu. Cũng không đến nỗi không chịu được”.

“Chị có tiếp xúc với sếp mấy lần, cũng thấy tính anh ấy điềm đạm, không biết lúc ở nhà với em thì thế nào, cũng không nghĩ sếp với gia đình em lại có nhiều chuyện rắc rối với nhau như thế”.

“Vâng”. Tôi không muốn nói dài thêm, đành kiếm cớ rời đi: “Đến giờ làm rồi, chị vào công ty làm đi. Em đi đây”.

“Ừ, đi cẩn thận”.

Nói đi là đi như thế, nhưng tôi lại chẳng biết mình phải đi đâu. Bây giờ đã chẳng có chỗ nào thực sự gọi là nhà của tôi, mấy năm nay ở Pháp nên không có nhiều bạn bè trong nước, về nhà thì lại quá mệt mỏi. Cuối cùng, tôi nghĩ mãi mới nhớ đến một câu chuyện lúc trước, lại lái xe đến bờ sông, cứ đi bộ dọc đó để tìm hai ụ đất nhỏ.

Thực ra đã nhiều năm trôi qua như vậy, mộ của cha mẹ Xuyên cũng chẳng còn. Hoặc cũng có thể khi anh ta thành đạt cũng đã đem di cốt cha mẹ mình đến chỗ tốt hơn rồi. Nhưng tôi vẫn cứ muốn đến đây, đứng bên bờ sông thử cảm nhận xem một đứa trẻ 15 tuổi gầy nhom ốm yếu khi ấy, một mình liêu xiêu cõng cha mẹ trên vai sẽ có cảm giác thế nào.

Sẽ là đau khổ, tuyệt vọng, oán hận hay bi thương? Sẽ là quẫn bách, đau đớn hay tê liệt đến cùng cực?

Tôi không rõ Trần Lịch Xuyên nếm ra cái gì trước, cái gì sau, nhưng tôi biết dù là nếm trải cảm giác nào cũng đều vượt quá sự chịu đựng của một con người. Tự tay đào hố c.hôn cha mẹ mình trong manh chiếu rách cạnh bờ sông là điều mà không phải đứa trẻ mười mấy tuổi nào cũng làm được.

Vậy mà anh ta làm được, còn nỗ lực để có ngày hôm nay.

Rút cuộc Trần Lịch Xuyên đã oán hận gia đình tôi bao nhiêu mới có được sự nỗ lực phi thường đến vậy?

Gió dưới mặt sông thổi tới, làm cay cay khóe mắt tôi, tôi cứ đứng đó nhìn dòng sông đυ.c ngầu chảy cuồn cuộn dưới chân một lúc lâu, nhìn đến mệt mỏi, nhìn đến rã rời, cho tới khi ánh chiều tà sắp tắt mới lên xe quay về nhà.

Hôm ấy một mình tôi lại đi bộ vào con ngõ nhỏ phủ đầy rêu xanh, một mình tưới cây trong vườn, đến khi ngủ lại thao thức nghĩ đến người đàn ông kia hiện tại đang ở miền nam, l*иg ngực như bị nhét vào cả mấy tảng đá lớn, nặng trĩu.

Ngày tiếp theo tôi đến bệnh viện, hỏi thăm một hồi cuối cùng cũng tìm đến được phòng bệnh của người bảo vệ đã bị anh tôi c.hé.m. Chị Nhu nói với tôi lúc cấp cứu thì anh ta được đưa vào viện này, cũng chẳng rõ là đã ra viện hay chưa, nhưng tôi vẫn ôm tâm lý may rủi đi đến, hên xui thế nào lại gặp được.

Nhưng anh ta nghe tôi nói tôi là em gái của người đã ch.é.m mình thì ngay lập tức thay đổi thái độ, không nể nang đuổi thẳng mặt:

“Tôi không có gì để nói với nhà các người. Đi về đi”.

“Tôi biết anh trai tôi c.hé.m anh là việc sai, khó chấp nhận được. Anh ấy bị bắt rồi không thể đến xin lỗi anh, tôi thay mặt anh ấy đến xin anh tha lỗi”. Tôi đặt túi hoa quả lên bàn, nói: “Anh tôi tính tình nóng nảy, không biết phân biệt phải trái, mong anh bỏ qua cho anh ấy”.

“Bỏ qua?”. Anh ta hất túi hoa quả của tôi xuống đất: “Ché.m người ta thế này mà còn bảo bỏ qua, nghe dễ nhỉ? Hay là cô ngồi yên cho tôi c.hé.m rồi bảo bỏ qua cả cho huề nhé”.

Tôi kiên định gật đầu: “Anh c.hém đi”.

Người đàn ông kia cứng họng không nói được câu nào. Một lát sau, anh ta mới đáp: “Thôi bỏ đi, c.hé.m cô rồi đến lượt tôi phải ngồi tù à? Tôi đâu có ngu”.

“Đúng vậy, anh cả tôi tự nhiên c.hé.m anh rồi ngồi tù, anh cả tôi đúng là ngu. Không thù không oán gì cũng chém anh”.

Anh ta nhíu mày: “Cô có ý gì?”.

“Ý của tôi là anh tôi chỉ vô tình thôi, anh ấy cũng là người có nhận thức, anh ấy không thể không biết c.hé.m người sẽ bị đi tù. Cho nên tôi mới nói anh tôi lúc vung d.a.o thì trúng anh chạy vào, anh ấy không có ý định ch.é.m anh. Hy vọng anh hiểu”.

“Cô nhầm rồi, lúc đó anh cô như con ch.ó dại lên cơn, gặp ai cũng c.hé.m, đâu chỉ ch.ém riêng mình tôi?”.

“Không, anh ấy chỉ muốn c.hé.m tổng giám đốc công ty anh mà thôi”.

Vẻ mặt hung dữ của người bảo vệ kia nguội hẳn đi một nửa!

Tôi nhặt số hoa quả ở dưới đất, xếp gọn gàng vào trong túi, sau đó hỏi anh ta mọi việc ngày hôm đó. Người bảo vệ kia ban đầu vẫn dè chừng không muốn kể, nhưng sau khi nghe tôi thuyết phục cũng đồng ý nói một vài chuyện. Tuy nhiên khi nhắc đến chuyện rút đơn kiện, anh ta vẫn khăng khăng:

“Tôi sẽ không rút đơn kiện. Hơn nữa dù tôi có rút đơn thì công an cũng vẫn sẽ xử lý anh cô thôi. Hôm ấy anh cô không những ché.m tôi, mà còn đập phá rất nhiều tài sản của công ty. Lần này công ty tôi nói kiện, tôi cũng theo công ty kiện đến cùng”.

Tôi cười, không nói nữa, chỉ bảo anh ta giữ gìn sức khỏe, sớm hồi phục, sau đó thì đứng dậy ra về!

Thím Vân nói mỗi lần Xuyên vào miền nam thì trên một tuần mới về, cho nên tôi muốn tranh thủ thời gian anh ta vắng nhà để đi đây đi đó. Mà thực ra chỗ tôi đi cũng không nhiều, toàn là nơi có thể thu thập chứng cứ cho vụ án của anh trai tôi, thư viện, hoặc đôi lúc cũng tạt qua nhà thăm mẹ. Dạo này mẹ tôi càng gầy hơn lúc trước, trên người không còn trang sức đắt tiền, cũng chẳng mỹ phẩm dưỡng da, bà không còn là người phụ nữ giàu có năm nào nữa mà chỉ như một người bình thường xách làn đi chợ mỗi ngày mà thôi.

Nhưng mẹ tôi vẫn khóc, bà nói mỗi lần ra chợ thì đều trông thấy những ánh mắt thương hại của người ta, thậm chí mấy người bán thịt chua ngoa còn hỏi thẳng ‘Sao không có người giúp việc đi chợ thay mẹ tôi, nghe nói nhà giàu có lắm mà’. Mẹ tôi không nói gì, chỉ im lặng qua hàng thịt khác mua đủ để ăn một tuần, sau đó về nhà mới dám khóc.

Mẹ bảo tôi: “Không đi chợ thì không có thức ăn, mà ra chợ thì ai gặp cũng khinh thường”.

Tôi đã nếm trải cảm giác này, tôi hiểu được, nhưng không có cách nào để giúp nên chỉ có thể an ủi mẹ: “Không sao đâu mẹ ạ, đợi bố xây xong tòa nhà A rồi, có tiền trả nợ và bồi thường các hợp đồng khác xong thì bố mẹ đi chỗ đó sinh sống đi, đến chỗ nào không quen dễ sống hơn”.

“Mẹ không đi đâu cả, mẹ muốn quay lại nhà mình lúc trước”. Mẹ tôi bắt đầu mắng mỏ: “Cũng tại cái thằng Xuyên đó, nó không ăn cháo đá bát thì bố con cũng không khổ như bây giờ. Nhà cửa bán hết, đến cái xe cũng không có mà đi. Ngày nào cũng phải bắt xe ôm đến công trường”.

Nói đến đây, dường như mẹ lại nhớ ra thêm chuyện gì nên lại bảo: “Nó còn khăng khăng kiện anh cả con, để thằng Vũ phải ngồi tù. Đúng là cái thứ mất dạy, dồn người khác đến đường cùng. Rồi trời cao có mắt cả đấy, loại người như nó kiểu gì cũng gặp quả báo”.

Tôi tự hỏi rằng: rút cuộc là nhà tôi gặp quả báo hay Trần Lịch Xuyên sẽ gặp quả báo? Nhưng dù là bên nào cũng đều liên quan đến tôi. Một bên là người thân của tôi, còn người kia, anh ta lại là chồng tôi…

Bất kể bên nào thương tổn thì tôi cũng sẽ không vui vẻ gì.

Mẹ tôi hỏi tôi: “Thế còn con thì sao? Nó có làm gì con không? Có đánh con không? Bắt con làm việc nhà không?”.

Tôi nói “Không”, mẹ tôi vẫn không tin, còn bảo tôi đừng sợ mẹ lo mà nói dối. Nhưng sự thật là tôi không hề nói dối, thậm chí Trần Lịch Xuyên còn rất tốt với tôi, thậm chí biết tôi thân mật với người đàn ông khác cũng chưa hề mắng tôi.

Mẹ tôi lại bĩu môi: “Con đừng có mà tin nó, chắc nó đang âm ưu gì đó thôi. Người nó muốn trả thù là gia đình mình, nó sẽ không tha cho bất cứ ai đâu. Kể cả con. Thế nên mẹ mới nói, ở bên nó thì chịu khó uống thuốc tránh thai đều vào, đừng mang thai con của nó. Con của nó cũng là thứ mọi rợ bẩn thỉu”.

Tôi nhìn mẹ, cảm thấy không biết trả lời thế nào mới phải!

Hôm đó, mẹ cứ giữ tôi lại ăn cơm, còn bảo tôi ngủ lại, nhưng hình như tôi đã quen với nhà bên kia nên 10 giờ đêm vẫn lái xe về. Thím Vân thấy tôi về muộn mới hỏi:

“Khuê đã ăn cơm tối chưa thế? Có đói không?”.

“Cháu không thím ạ. Cháu ăn bánh mì ở ngoài rồi”.

“Mấy hôm nay thím cũng quên không hỏi, cháu có uống thuốc đều không ấy. Thuốc dạ dày ấy. Cả bôi thuốc sẹo nữa”.

Thực ra tôi quên, nhưng vẫn nói dối: “Có ạ”.

“Ừ, bôi cho tay nhanh lành đi. Thịt mày độc lắm, cả tháng trời rồi mà không khỏi”.

Tôi cười, bước vào trong nhà mới thấy số báo người ta mang đến mỗi ngày đã xếp thành một chồng nhỏ. Nhớ ra một chuyện nên tôi quay đầu hỏi thím Vân: “Hôm nay là ngày thứ mấy anh Xuyên vào miền nam rồi thím nhỉ?”.

“Ngày thứ sáu”

“À, vâng. Ngày thứ sáu rồi”.

Lúc trước anh ta đi thì tôi vẫn đếm ngày, chủ yếu là đếm ngày để xem mình còn bao nhiêu thời gian được thoải mái ở nhà mà không có anh ta, nhưng lần này chẳng hiểu sao tôi lại có cảm giác thời gian trôi qua chậm. Được ra ngoài rong chơi mà mãi mới qua 6 ngày.

Vẫn còn mấy ngày nữa thì anh ta mới về nhỉ?

Có lẽ, vì những lời mẹ mắng Xuyên nên tôi cảm thấy rất khó chịu, không hẳn là giận mẹ tôi, cũng không hẳn là hận anh ta, chỉ là tôi thấy mình không thể ghét nổi ai cả. Đứng ở giữa chịu co kéo là điều rất mệt mỏi.

Tôi không muốn nghĩ nhiều nên tắm xong là leo lên giường đi ngủ, nửa đêm đang lơ mơ thì nghe thấy tiếng cửa mở. Tôi nghĩ mình nghe nhầm nên lại đổi tư thế rồi ngủ tiếp, nhưng thϊếp đi chẳng bao lâu đã thấy có một người kéo tay tôi ra khỏi chăn, sau đó một thứ thơm thơm man mát phủ xuống tay.

Tôi khẽ giật mình, mở mắt ra thì thấy Xuyên đang ngồi bên giường, anh ta chăm chú thoa thuốc liền sẹo cho tôi.

Hôm nay là 16, ánh trăng sáng vừa vặn rọi qua chiếc rèm trắng trong cửa sổ, soi lên nửa sườn mặt của anh ta. Lạnh nhạt, cô độc và sạch sẽ, lúc này còn phảng phất vẻ chuyên chú và nghiêm túc, giống như đang làm một chuyện gì đó rất quan trọng vậy.

Đáy lòng thảng thốt của tôi bất giác mềm xuống, còn có cảm giác như được thứ gì đó ấm áp bao lấy, bất giác không còn muốn nghĩ tới ai hận ai, thù ai, ai đối xử tốt với tôi vì ôm mục đích khác.

Tôi nhìn một lúc mới mở miệng hỏi anh ta: “Anh về rồi à?”.

Động tác thoa thuốc của anh ta hơi dừng lại, nhưng chỉ một giây sau lại tiếp tục: “Đánh thức em à?”.

“Ừ, tự nhiên bị vết chai cọ vào nên ngưa ngứa”.

Trần Lịch Xuyên bật cười: “Lần sau tôi sẽ dùng mu bàn tay để thoa thuốc cho em”.

“Không có vết chai có khi lại không quen, tưởng ai đó vào phòng làm chuyện xấu với tôi”.

“Không đề phòng tôi làm chuyện xấu?”.

Tôi lắc đầu: “Anh muốn thì đã làm lâu rồi”.

Anh ta không nói nữa, thoa thuốc xong mới đặt tay tôi xuống giường: “Mấy ngày nay tìm được bao nhiêu tài liệu rồi?”.

“Đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của thân chủ, tôi xin phép được giữ bí mật”. Tôi ngọ ngoạy tay, không còn cảm thấy ngứa nữa nhưng lại thấy buồn bực: “Anh thì sao? Bên công an đã thông báo thêm gì chưa?”.

Trần Lịch Xuyên cũng đáp trả lại tôi: “Đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của tôi, tôi giữ bí mật”.

Tôi phì cười, nghĩ mình sống chung với ‘kẻ địch’ cũng hay, nằm cùng một giường nhưng vài ngày tới lên tòa lại là hai kẻ thuộc về hai chiến tuyến, tranh cãi nảy lửa, không ai chịu nhường ai.

Nhìn anh ta vẫn mặc áo vest, người còn phảng phất mùi rượu, tôi đoán Xuyên mới từ miền nam bay ra đây, còn bay chuyến khuya. Sợ anh ta chưa ăn gì nên tôi tốt bụng hỏi: “Anh có muốn ăn gì không?”.

“Em nấu?”.

Tất nhiên là tôi không biết nấu, chỉ bảo: “Trong bếp có thức ăn từ chiều, nếu anh không chê thì tôi đi hâm lại”.

Lúc này anh ta mới nói: “Tôi ăn trên máy bay rồi. Em cứ ngủ đi”.

“Ừ”. Ngừng một lát, tôi lại hỏi: “Sao tự nhiên lại về khuya?”.

Bước chân Xuyên hơi dừng lại, anh ta nghiêng đầu nhìn tôi, suy ngẫm một lát mới nói: “Tự nhiên nhớ ra một chuyện nên về”.

“Chuyện gì cơ?”.

“Sáu ngày rồi không về nhà”.

Tôi cười, nụ cười rất nhạt, cảm thấy anh ta có nhiều nơi là ‘nhà’, phân chia khác nhau, cứ trung bình mỗi tuần ở bên một người. Không đếm kỹ thời gian cũng phí.

Nhưng tôi cũng lười nói, chỉ bảo: “Ừ. Anh vào tắm đi”.

Anh ta gật đầu, bước vào phòng tắm, một lát sau có tiếng nước chảy từ trong đó vọng ra. Tôi cũng không ngủ tiếp được, cứ nằm trên giường nhìn trần nhà, lát sau lại nghe tiếng rì rì của điện thoại rung lên, quay sang bên cạnh mới thấy đó là điện thoại của Xuyên.

Tin nhắn bên trên là của cấp dưới, nội dung chỉ có một dòng: “Em đã liên hệ với công ty cát đó rồi, từ giờ chúng ta thu mua độc quyền, họ sẽ không cung cấp cát cho bên Nam Tiến nữa”.

Ở dưới còn hai cuộc gọi nhỡ và một tin nhắn của người được anh lưu một chữ Vy, cũng chẳng rõ là tên Vy hay viết tắt của Vợ yêu, tuy nhiên, tin nhắn ấy lại rất mùi mẫn: “Anh ra bắc sớm thế? Mới về được có mấy hôm mà. Sang tuần sinh nhật bố, cả Bon Bon nữa, anh sắp xếp công việc được thì về nhé”.

Đáy lòng vừa ấm lên của tôi bỗng chốc nguội hẳn, lúc ấy mới chợt nghĩ lại những lời mẹ tôi vừa mới nói ngày hôm nay.

Có lẽ mẹ tôi nói đúng, anh ta là kẻ thù thì mãi mãi là kẻ thù của gia đình tôi, tôi không thể vì một vài hành động ấm áp của anh ta mà quên mất người đang dồn gia đình tôi đến bước đường này là người chung chăn gối với tôi được!