Nếu Em Không Về

Chương 20

Bóng đêm đen lần nữa lại vây lấy tôi, trong bóng đêm ấy tôi bỗng thấy loẹt xoẹt những tia sáng, một chiếc ô tô lao vυ't về mình. Ngay khoảnh khắc ấy đột nhiên tôi thấy toàn thân mình như tan ra, thế nhưng chớp mắt tôi chợt thấy phía trước mặt tôi là một bến xe, một bến xe cũ kỹ đầy những mảng bám. Hình ảnh mờ nhạt không hề rõ nét, xung quanh có rất nhiều người đi lại, trước mắt là một cô bé xinh xắn đứng bơ vơ giữa bến xe, tay ôm một chú gấu bông, mặc chiếc váy trắng, đeo đôi giày nơ, nước mắt lưng tròng nghẹn ngào gọi:

– Chị ơi… chị ơi…

Thế nhưng giữa biển người mênh mông vẫn chẳng ai tiến lại gần hỏi han cô bé. Ánh hoàng hôn chiếu xuống mặt đất, qua từng sợi tóc, gương mặt cô bé hoảng loạn và sợ hãi, tiếng khóc vẫn nấc lên đầy xót xa:

– Chị ơi…

Khi mơ đến đây, tôi bỗng thấy đầu đau như búa bổ, cảnh tượng trước mặt nửa quen, nửa lạ như tôi đã từng trải qua, ký ức rời rạc, gián đoạn khiến tôi không sao thoát ra nổi. Trong phút chốc tôi lại thấy trước mặt là một bến xe khác, vẫn là cô bé xinh xắn ôm con gấu bông từ xe đi xuống, tiếng người lái xe chửi rủa:

– Cút xuống cho tao. Chở cái thứ báo cô báo hồn này cả một quãng đường dài mà còn nôn ra cả xe của tao.

Cô bé ôm lấy con gấu bông, gương mặt ngập tràn nước, ánh mắt thất thần xen lẫn cả hoang mang khóc nức nở. Vừa khóc cô bé vẫn không ngừng gọi chị. Lúc này, ánh hoàng hôn cũng dần tắt, ánh đèn đường mờ nhạt chiếu xuống. Cô bé sợ hãi chạy dọc theo con đường, bỗng dưng tôi thấy trên cổ cô bé đeo một sợi dây chuyền quen thuộc. Còn chưa kịp nghĩ ra điều gì bỗng thấy cô bé chạy vụt sang đường, một chiếc xe lao đến, ngay lập tức tôi nghe một tiếng phanh két rất lớn, cô bé cũng ngay lập tức ngã quỵ, từ trên đầu một dòng máu cũng chảy ra. Tôi hốt hoảng gào lớn một tiếng, tiếng hét thất thanh hoảng loạn, toàn thân cũng như bị ai đánh rất đau, trong phút chốc bỗng không thấy cô bé đâu, chẳng thấy gì, chỉ thấy một khoảng không trắng xoá.

Tôi không biết mình đang ở đâu, đang mơ hay thật, một lúc sau dần dần tôi cũng thấy có vầng sáng mờ mờ xuất hiện trong khoảng không trắng xoá kia. Bên cạnh tôi có tiếng nói của cái Phương cất lên:

– Bác sĩ ơi… nó tỉnh rồi, nó tỉnh rồi.

Mọi thứ xung quanh cũng dần rõ hơn, ý thức tôi cũng bắt đầu khôi phục, trước mặt tôi là cái Phương với vẻ mặt đầy lo âu, trên tay tôi còn cắm dây truyền nước biển, tất cả đều rất rõ ràng, chứ không phải mơ. Lúc này não tôi như có gì đó nứt ra, đau đến mức tôi phải đưa tay lên ôm đầu, sau đó ký ức bắt đầy ùa về như thác lũ. Tất cả một cuốn phim chầm chậm tua rồi dừng lại khoảnh khắc đó, khoảnh khắc tôi và Dương cùng ngồi trên con xe Volvo, một chiếc xe lao ầm đến, anh ôm chặt lấy tôi và rồi bất động… Khi nhớ đến đây, tôi hốt hoảng bật dậy, cả người dường như không còn chút sức sống nào, run rẩy túm lấy tay cái Phương, giọng cũng lạc đi:

– Anh Dương đâu rồi?

Cái Phương nhìn tôi đáp lại:

– Mày vừa mới tỉnh mà đã ngồi bật dậy như thế? Nằm xuống bác sĩ khám lại cho đã.

Thế nhưng tôi gần như không bình tĩnh nổi, nhớ lại giây phút Dương bất động, máu trên đầu anh túa ra, linh cảm bất an cũng ập đến. Tôi không còn nghĩ ngợi được gì, cũng chẳng thể nghe nổi lời khuyên của cái Phương, chỉ lặp lại:

– Phương, nói cho tao nghe anh Dương đâu rồi?

Cái Phương thấy không nói được tôi thì khẽ cau mày lại đáp:

– Anh Dương vẫn đang trong phòng phẫu thuật, giờ mày ra cũng không giải quyết được vấn đề gì đâu. Mày để bác sĩ khám xong, nếu không có gì nghiêm trọng thì tao dẫn mày ra.

– Để tao đi gặp anh Dương!

– Trân! Để yên bác sĩ khám lại cho đã.

– Nhưng mà… anh Dương…

– Nhưng nhị gì, nằm xuống đi, nếu không tao cũng không dẫn mày đi đâu.

Tôi nghe cái Phương nói vậy dù sốt ruột cũng chỉ đành nằm xuống. Bác sĩ sau khi thăm khám cho tôi xong thì nói:

– Tình trạng của cô ấy không quá nghiêm trọng, có phần bả vai là bị trật khớp và chảy máu bên ngoài thôi, não không có tổn thương gì, do lực va chạm mạnh nên choáng váng, cộng thêm việc mất máu nên giờ mới tỉnh, nghỉ ngơi vài ngày là sẽ ổn.

Bác sĩ vừa dứt lời tôi cũng không còn kiên nhẫn được nữa, dù cho người tôi vẫn rất đau nhưng tôi không sao có thể chờ đợi thêm nổi, lê người xuống đeo đôi dép vào. Cái Phương khẽ thở dài một tiếng, xỏ dép cho tôi rồi đỡ tôi đi ra ngoài. Lúc này tôi mới biết hoá ra trời đã tối rồi, từ lúc trưa tôi và Dương gặp nhau, đến giờ đã gần đêm rồi, nửa ngày trời đã trôi qua giờ tôi mới kịp tỉnh lại. Góc hành lang gió lùa vào từng cơn, khi đi đến gần phòng phẫu thuật tôi bỗng thấy hỗn loạn. Rất đông người tập trung ở đó, có bố mẹ Dương, có bà Tâm, có Sam, So, còn có cả chị Như và vợ chồng chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh.

Nỗi bất an trong tôi càng lúc càng lớn, nửa ngày trời Dương vẫn trong phòng phẫu thuật. Tôi túm lấy tay cái Phương, mặc cho đôi chân như muốn liệt cũng đi rất nhanh về chỗ mọi người đang đứng. Lúc này tôi cũng thấy mẹ Dương gương mặt tái nhợt, bình thường bà luôn xuất hiện với vẻ rạng ngời vậy mà giờ đây trông bà tiều tuỵ vô cùng. Tôi đoán chắc bà và chồng đã đứng đây cả nửa ngày trời, đến ngay cả chị Như cũng vô cùng suy sụp, dường như chị ta vừa đi qua một cơn bão tuyết, bay cả một đoạn đường dài nên thần sắc vô cùng mệt mỏi và đau đớn. Nhìn thấy tôi, tất cả mọi người đều quay lại, khi thấy mọi người nhìn mình, trừ bà Tâm và Sam, So tôi cũng cảm nhận được ánh mắt của những người còn lại đều nhìn tôi đầy lạnh nhạt và cả căm ghét, trên gương mặt của mẹ anh và chị Như còn có cả một nỗi tức giận không sao che lấp được. Tôi cứ ngỡ rằng mẹ anh hoặc chị Như sẽ lao vào mà đánh chửi tôi, bởi suy cho cùng là vì bảo vệ tôi mà anh mới thành ra thế này. Có điều cả hai người họ đều không làm như vậy, có lẽ bởi việc quan trọng trước mắt là chờ đợi tin tức từ phòng phẫu thuật nên dù có căm ghét cũng không ai đả động gì đến tôi. Lúc này, Sam, So cũng lao về phía tôi rồi gọi:

– Mẹ! Mẹ ơi!

Tôi cũng không biết Sam, So được bà Tâm và cái Phương đưa vào thế nào. Nhìn thấy con tôi chỉ muốn ngay lập tức sà xuống ôm hai đứa vào lòng nhưng phần bả vai đau đớn không ôm nổi chỉ có thể dang tay lên chạm vào hai đứa. Bên trong phòng phẫu thuật vẫn im lìm không chút động tĩnh gì. Tôi cảm thấy mình không sao thở nổi, đầu óc trở nên tê liệt, sợ hãi, mặc cho cái Phương bên cạnh liên tục trấn an nhưng tôi vẫn chẳng thể nào bình tĩnh được. Tôi rất sợ, lúc nhìn thấy Dương bất động tôi rất sợ… giống như một cơn ác mộng kinh hoàng tôi đã từng trải qua, đứng trước gianh giới sinh tử mỏng manh, tôi thực sự sụp đổ, chỉ biết cầu nguyện cho anh được tỉnh lại.

Không biết tất cả chúng tôi đã đứng bên ngoài bao lâu, mãi đến khi cánh cửa phòng phẫu thuật mở ra tôi cũng mới loạng choạng lao vào. Thế nhưng trước mặt tôi, mẹ anh và chị Như đã chắn ngang, dù muốn tôi cũng chỉ đành đứng phía sau. Bác sĩ với gương mặt mệt mỏi, cánh tay thậm chí còn chẳng nhấc lên nổi nhìn mẹ anh rồi thông báo:

– Tình hình bệnh nhân thực sự rất nghiêm trọng, chúng tôi phải đổi phương án khác, sẽ dốc hết sức lực để cứu, nhưng người nhà cũng nên chuẩn bị tâm lý trước.

Ngay khi câu nói ấy vừa phát ra, mẹ anh cũng ngay lập tức ngã khuỵ xuống. Cuối cùng tôi cũng thấy bà oà lên khóc nức nở. Tiếng khóc của mẹ anh khiến toàn thân tôi đờ đẫn… tiếng khóc quen thuộc tôi đã từng nghe… trong nhà t.ang lễ 198 năm nào. Trong phút chốc, tôi cũng thấy mình đứng không vững, bị đả kích nghiêm trọng đến nỗi cả người cũng lắc lư. Cơn ác mộng kia cuối cùng cũng trào dâng lên, những tia chớp ngập tràn trên đỉnh đầu, tưởng như đất trời cũng sập xuống. Trong cơn ác mộng ấy tôi nghe tiếng mẹ anh loáng thoáng khóc nấc lên:

– Dương, con phải mạnh mẽ, kiên cường lên. Mẹ xin con, anh trai con rời bỏ mẹ đã quá đủ rồi, mẹ cầu xin con đừng bỏ mẹ đi! Mẹ cầu xin…

Tôi nhìn mẹ anh, cảm thấy l*иg ngực đau như có ai xé ra làm trăm nghìn mảnh. Nếu không vì tôi, anh đã không thành ra thế này, nếu không vì ôm lấy tôi, bảo vệ cho tôi có lẽ người nằm kia phải là tôi chứ không phải anh. Tôi biết lúc này mình không nên khóc, nhưng rồi tôi vẫn chẳng thể nào khống chế được nỗi đau thương đang giằng xé trong lòng, nước mắt cũng chậm rãi lăn xuống rồi thi nhau rơi trên má. Bao năm qua đi rồi, trải qua cả ngàn những đắng cay, có chia ly, có giận hờn, có cả hận thù nhưng đứng ở đây, chứng kiến người mình yêu từng phút, từng giây giành giật sự sống với t.ử thần mà lý do lại là bảo vệ tôi tôi vẫn không sao chấp nhận nổi. Năm ấy khi Duy mất, tôi đã gần như ch.ết đi một nửa, l.inh hồn cũng chẳng s.iêu thoát được, tôi không sao có thể chấp nhận nổi thêm chuyện này nữa, chỉ biết câm lặng mà khóc. Anh là người đàn ông tôi yêu vô cùng, yêu đến khổ sở, yêu đến kiệt quệ tâm can, ngay cả khi chia ly suốt hơn bốn năm nay vẫn chưa từng quên, nhưng số phận thật trớ trêu và đắng cay, ngay khi tôi tưởng rằng sắp được cùng anh có một hạnh phúc thì chuyện này lại xảy ra. Tôi biết chứ, biết anh yêu tôi nhiều thế nào chứ? Bốn năm nay anh đã chờ đội tôi thế nào. Giống như tảng đá trên vách núi cheo leo một ngàn năm, dẫu biết tình yêu này chưa chắc đã quay lại, mặc cho tuyết táp sương sa vẫn cố chấp đợi chờ. Tôi biết chứ, biết anh làm tất cả vì tôi và con chứ, anh đã từ bỏ cả lòng tự trọng và cả sĩ diện chỉ để ở cạnh tôi, ở cạnh Sam, So. Suốt bốn năm nay, giữa con sông rộng lớn chia đôi hai bờ chỉ có mình anh kiên trì đứng đơn độc ở đó. Chỉ cần nghĩ đến việc tôi đã từ bỏ anh thế nào, đã giày vò anh ra sao, đã đẩy anh đi ra ra mình, đã bao lần làm anh tổn thương, đã nói những lời thật đắng cay… chỉ cần nghĩ đến đây thôi, bao trùm lấy trái tim tôi lại thấy đau đớn và tuyệt vọng vô cùng.

Bác sĩ sau khi thông báo xong lại đi vào phòng phẫu thuật. Cánh cửa cũng lập tức khép lại, chỉ có tiếng khóc của mẹ Dương vẫn nức nở và thương tâm. Gần chục năm về trước bà đã mất đi đứa con trai cả của mình, đứng trước hoàn cảnh thế này tôi hiểu bà không sao có thể mạnh mẽ nổi. Nghĩ đến đây thôi tim tôi như có ai đó bóp mạnh, mạnh đến mức không thể nào thở được nữa, l*иg ngực quặn lên, nước mắt vẫn lặng lẽ rơi không ngừng. Ở một góc chị Như cũng thất thần đưa hai tay lên ôm mặt, bên cạnh ông bà nội chị đang ra sức trấn an nhưng dường như chị vẫn suy sụp tột cùng. Nhìn thấy chị Như, trong lòng tôi hỗn độn rất nhiều cảm xúc. Thế nhưng tâm trạng tôi không nghĩ được nhiều, điều duy nhất tôi mong lúc này là Dương không sao cả. Bao đau đớn trên đời này cũng không đau đớn bằng âm dương cách biệt… Tôi đã từng trải qua cảm giác thống khổ đến tuyệt vọng ấy rồi, vậy nên tôi chỉ cần anh tỉnh lại, có ra sao thì ra, chỉ cần không âm dương cách biệt là được.

Cả một đêm ấy chẳng ai ngủ nổi, tất cả mọi người đều đứng bên ngoài chờ đợi. Trái tim tôi dù đau đớn nhưng lúc này tôi biết mình vẫn phải mạnh mẽ, kiên cường mà chờ đợi, vì anh, vì Sam, So tôi không được gục ngã. Tôi cũng không biết mình đã chờ đợi bao lâu, từ khi sắc trời đêm đến khi trời đã sáng, khi ánh bình minh xuyên qua màn mây, khi tiếng chim hót líu lo, khi giọt sương rơi tí tách qua kẽ lá cánh cửa phòng phẫu thuật cũng lần nữa mở ra. Lần này, tôi cũng không quan tâm bất cứ thứ gì nữa mà lao vào. Người bác sĩ đêm qua tôi gặp cũng mở khẩu trang, gương mặt mệt mỏi tột cùng nói:

– Cậu ấy tạm thời qua cơn nguy kịch rồi nhưng vẫn chưa tỉnh, cũng may đưa đến kịp, và cũng may là lái xe Volvo chứ nếu là xe khác đâm trực diện với tốc độ như thế có thể không sống nổi rồi. Giờ chúng tôi sẽ đưa cậu ấy về phòng chăm sóc đặc biệt theo dõi thêm đã. Người nhà có thể đi theo tôi.

Tôi nghe đến đây không thể kìm được nữa, nhớ thương đến điên dại, xót xa đến điên dại, vốn định đi theo anh, vốn định nhìn anh một lúc thì đột nhiên cũng bị chị Như đẩy mạnh ra. Cả người tôi vì vết thương chưa lành nên loạng choạng suýt ngã, ngước mặt lên cũng thấy ánh mắt chị ta nhìn tôi đầy thù hận, hằn học nói:

– Tránh ra!

Tôi nhìn chị Như, lúc này đầu óc vẫn ong ong chưa thể nghĩ ra được điều gì, còn chưa biết phản ứng ra sao thì mẹ Dương cũng lạnh nhạt, giọng nói vẫn mang chút nghẹn ngào nhưng nhiều hơn là sự ghét bỏ bảo tôi:

– Cô còn không tránh ra? Một đứa con trai của tôi chết rồi còn chưa đủ sao, cô định bức chết cả thằng Dương nữa hay sao? Cô đúng là cái loại sao chổi mà, năm ấy tôi đã bảo cô buông tha cho nó tại sao cô không buông tha? Nói cho cô biết, cháu thì tôi nhận nhưng cô đừng mơ được tôi chấp nhận! Cút ra ngoài cho tôi!

Tôi không biết do lạnh, do mất máu hay những lời nói của mẹ anh như lưỡi dao xoẹt qua mà cả người tôi cũng run lẩy bẩy. Thế nhưng tôi không dám cãi lời, tôi cũng là một người mẹ, tôi cũng hiểu vì sao mẹ anh phản ứng gay gắt như vậy. Suốt cả ngày hôm qua bà nín nhịn vì chờ tin tức của anh, nhưng giờ có lẽ bà đã chẳng nín nhịn nổi nữa rồi. Bên trong phòng, y tá và bác sĩ đẩy Dương ra. Vừa nhìn thấy anh tôi đã suýt oà lên khóc, cả người anh trắng bệch, đầu được băng rất nhiều lớp băng trắng, cả người cũng chằng chịt dây dợ. Tôi muốn được ôm anh một lúc, muốn được nhìn anh thêm một phút giây, thế nhưng tất cả mọi người đều gạt tôi sang một bên, tôi phải cố gắng ấn ngực mấy lần mới có thể thở được.

Khi Dương được đưa về phòng chăm sóc đặc biệt anh vẫn chưa tỉnh lại. Bố mẹ anh, chị Như và cả Sam, So đều được thay nhau vào gặp anh, chỉ duy nhất mình tôi không được vào. Tôi không còn cách nào khác chỉ đành đứng ở cửa kính, qua lớp lớp tầng tầng khoảng cách để nhìn anh. Anh nằm trong đó, vẫn lặng yên như say ngủ, còn tôi cảm thấy đau đến mức tâm can như phế liệt.

Cả một buổi sáng tôi cứ đứng yên lặng bên ngoài ấy chờ đợi, chỉ chờ có ai đó ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt để tôi được vào. Thế nhưng dù tôi có chờ thế nào mẹ anh vẫn luôn canh chừng tôi, bằng mọi cách bà đều không cho tôi vào thăm. Buổi chiều, Dương vẫn chưa tỉnh. Lúc này tôi thực sự rất sốt ruột, gần một ngày, một đêm rồi anh vẫn chưa tỉnh, vẫn chỉ duy trì sự sống bằng máy móc. Lòng dạ tôi không yên, thế nên đã bất chấp cả liêm sỉ, bất chấp cả tự trọng, nhân lúc mẹ anh dẫn Sam, So vào tôi cũng đi theo vào phòng chăm sóc đặc biệt. Mẹ anh thấy tôi như vậy, có lẽ rất muốn chửi bới, nhưng vì trước mặt Sam, So bà chỉ bảo:

– Cô đi ra ngoài đi.

Bao nhiêu giờ phút trôi qua, tôi đã không được gặp anh. Đau thương, xót xa, và cả nhớ nhung không dứt. Tôi không thể đi ra lúc này nên nghẹn ngào van xin:

– Bác. Bác cho cháu nhìn anh ấy một lúc thôi.

– Tôi bảo cô đi ra ngoài đi.

– Cháu cầu xin bác, để cháu ở cạnh anh Dương.

– …

– Cháu cầu xin bác, cho cháu ở cạnh anh Dương. Cháu chỉ xin bác đúng năm phút thôi, cho cháu ở cạnh anh ấy năm phút thôi.

Lúc này Sam, So thấy vậy cũng nói:

– Bà nội ơi, để mẹ Trân ở đây với bố Dương, với Sam, So nhé. Bố Dương thích mẹ Trân lắm bà nội ạ.

Mẹ anh nghe Sam, So nói như vậy, thì khẽ quay mặt đi, ánh mắt vẫn đầy khó chịu với tôi nhưng rồi trước mặt con trẻ bà có lẽ cũng không muốn làm căng lên nên không đáp lại. Tôi ngầm hiểu bà im lặng là đồng ý rồi nên tiến lại phía Dương. Lúc sáng nhìn anh trong chốc lát tôi đã đau không thở được, nay chạm vào bàn tay lạnh lẽo của anh, nhìn thân thể nhợt nhạt, tôi cũng không còn mạnh mẽ được nước mắt cứ thế thi nhau lăn. Sam, So thấy vậy thì sà vào lòng tôi nói:

– Mẹ ơi! Mẹ đừng khóc, bố Dương sẽ tỉnh lại thôi.

Nghe Sam, So nói vậy, tôi khẽ đưa tay lên vuốt tóc con, lúc này mới sực nhớ ra bình thường Sam, So vẫn luôn gọi chú Dương, giờ bỗng dưng lại gọi bố Dương liền nghẹn ngào hỏi:

– Sam, So gọi chú Dương là bố rồi sao?

– Dạ vâng ạ. Bà nội ruột bảo bố Dương là bố ruột, bố Việt là bố nuôi.

– Bà bảo gọi bố Dương là bố thì bố Dương mới tỉnh lại, mới chơi cùng Sam, So mẹ ạ.

– Bà còn bảo phải gọi bố nhiều thật nhiều, phải nói chuyện, phải hát cho bố nghe nữa đấy anh Sam ạ.

Trước nay, Dương vẫn luôn mong chờ một ngày được Sam, So gọi là bố. Đã bao lẫn, anh dùng cách này, cách kia để dụ mà Sam, So vẫn chưa từng gọi. Đến bây giờ, khi hai đứa coi anh là bố rồi, đã gọi anh bằng tiếng bố thân thương anh lại nằm bất động ở đây. Nghe tiếng bố Dương từ Sam, So, nước mắt tôi lại lặng lẽ lăn xuống tay anh, chẳng có tiếng động, chỉ có những giọt lệ lăn dài. Tôi cứ ngồi yên đó nắm chặt tay anh, tưởng nhớ lại những tháng ngày đã qua của chúng tôi, nhớ lại cả những ký ức suốt hơn sáu bảy năm nay, nhớ cả quãng thời gian bốn năm xa cách. Giờ tôi chẳng thể nghĩ được gì khác nữa, những chuyện khác tôi cũng không thể nào có tâm trạng để nghĩ, chỉ mong Dương mau chóng tỉnh lại mà thôi.

Tôi cũng không biết mình ngồi trong phòng chăm sóc đặc biệt bao nhiêu lâu, chắc chắn là đã quá năm phút, mãi đến khi bên ngoài có tiếng lạch cạch cũng ngẩng đầu lên. Nhìn ra ngoài tôi thấy chị Như đang đi vào, còn mẹ anh đã ra ngoài từ bao giờ tôi không rõ. Thấy tôi ở đây, chị ta hơi sững lại. Thế nhưng chị ta không tỏ thái độ gì nhiều mà chỉ bảo tôi:

– Ra ngoài, tôi có mấy chuyện muốn nói với cô.

Tôi cũng không muốn Sam, So nghe được chuyện người lớn nên đành mang Sam, So ra cho bà Tâm rồi cùng chị Như xuống quán cafe ở bệnh viện. Viện mùa này rất vắng, quán cũng chẳng có ai. Từ lúc tôi bị bán sang Trung Quốc tới giờ tôi mới gặp lại chị Như. Trong lòng tôi lúc này cũng chẳng rõ cảm xúc của mình là gì cả, chuyện tôi bị ai bán đi đến giờ vẫn là một dấu chấm hỏi, chuyện Liên Anh là con ruột của bố mẹ tôi còn tôi chỉ là con nuôi vẫn khiến tôi hoang mang đến giờ. Giờ đây tôi gần như rối bời, mọi suy đoán về việc tôi bị bán đi giờ bỗng khiến tôi thấy có nhiều uẩn khúc, cũng không còn khăng khăng nghĩ phía sau là chị Như nữa, tôi chưa dám khẳng định bất cứ điều gì cả, và sâu hơn cả có một nỗi sợ hãi mông lung thi thoảng lại loé nên. Vậy nên ngồi đây, đối diện với chị Như, tôi bỗng cảm thấy đầu óc trống rỗng, giống như không sao đối diện nổi, lại giống như bất an, mơ hồ.

Khi cốc cafe được mang ra, chị Như đẩy về phía tôi, sau đó khẽ liếc mắt nhìn lên bờ vai được băng bó của tôi, liếc lên cả những vết xước trên người tôi rồi hỏi:

– Nghe nói, lúc hai người bị tai nạn, là anh Dương ôm lấy cô, bảo vệ cho cô nên anh ấy mới bị nặng như thế, đúng không?

Tôi không đáp lại, chỉ gật đầu. Chị ấy cũng không vòng vo nữa mà hỏi thẳng tôi:

– Cô đối với anh ấy là thế nào?

Đối diện với câu hỏi này của chị Như, lần đầu tiên tôi dám ngẩng cao đầu mà đáp lại:

– Tôi yêu anh ấy.

Thật ra, suốt bao nhiêu năm nay, đến tận bây giờ tôi vẫn chưa từng nói với Dương rằng tôi yêu anh. Một lời yêu không khó nói, nhưng bởi quá nhiều sóng gió vây quanh, tôi chưa từng mở mồm ra được. Chị Như thấy tôi nói vậy thì cười nhạt một tiếng hỏi lại:

– Yêu?

– Phải!

– Cô biết yêu là gì không?

– Ý chị là gì?

– Cô yêu Dương? Cô yêu anh ấy mà bốn năm trước cô từ bỏ anh ấy đi lấy chồng, cô yêu anh ấy vậy cô biết bốn năm nay anh ấy sống thế nào không? Cô yêu anh ấy cô có biết cô đã làm tổn thương anh ấy thế nào không? Yêu? Cô có biết yêu một người là thế nào không hả? Bốn năm trước, anh ấy suýt chết vì cô, bốn năm sau, lại vì cô mà thập tử nhất sinh, rốt cuộc đó là yêu của cô đấy à?

Tôi nghe chị Như nói đến đây bất giác sững sờ, lắp bắp hỏi lại:

– Chị… nói gì cơ?

– Bốn năm trước, khi cô chia tay anh ấy, sau đó đi lấy chồng, ngày cô theo về nhà chồng, anh ấy đã bị xuất huyết dạ dày, lúc ấy chỉ cần đi muộn một chút có lẽ đã mất mạng. Cô biết vì sao không? Vì nỗi đau buồn khi cô rời xa anh ấy, anh ấy không chấp nhận nổi. Ngoài mặt thì tỏ ra bình thường nhưng trong thâm tâm là nỗi đau đớn, giằng xé khôn nguôi. Anh ấy đã mất ngủ suốt một thời gian dài, thậm chí còn phải dùng đến thuốc ngủ, ăn uống thì thất thường, chứng đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng, sau cùng bị xuất huyết dạ dày suýt không thể cầm được máu. Bốn năm qua, anh ấy thống khổ ra sao, nhớ nhung cô ra sao cô có biết không? Đến khi gặp lại, biết cô có chồng rồi vẫn bằng cách này, cách kia giúp đỡ cô. Để cho cô tiền thưởng mà không muốn cô phải nghĩ ngợi, anh ấy bất chấp uống rượu để giành được hợp đồng. Ngày cô bị chồng cô đánh ngất, anh ấy mang cô vào viện cấp cứu. Ngày cô bị mất tích, anh ấy bất chấp sự can ngăn, bất chấp liều mạng đi tìm cô cả tháng trời ròng rã. Và đến giờ, để che chở, bảo vệ cho cô, anh ấy lại nằm trong kia, chưa biết tỉnh lại hay không. Cô nói xem, cô có xứng đáng với tình yêu của anh ấy không? Cô nói xem, tình yêu của cô rốt cuộc là như thế nào mà khiến anh ấy năm lần, bảy lượt phải khổ sở như vậy?

Nghe đến đây, tôi cảm thấy toàn thân không còn chút sức lực nào nữa, đầu ngón tay lạnh toát. Tôi không ngờ rằng Dương lại phải trải qua ngần ấy chuyện, cũng không thể tưởng tượng ra bao năm qua anh làm sao vượt qua nổi tổn thương tôi gây ra cho anh. Đến chị Như còn biết những nỗi thống khổ, đau đớn của anh, vậy mà tôi lại không biết gì. Nhớ lại những lần tôi làm tổn thương anh, tôi thấy hơi thở của mình cũng yếu ớt vô cùng. Thật ra tôi rất muốn nói với chị Như rằng năm ấy tôi vì mẹ anh mà chia tay, năm ấy tôi mang thai con của anh mới lấy Việt, bốn năm nay tôi cũng rất khổ sở. Nhưng rồi sau cùng, tôi cảm thấy nói những chuyện này ra cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nên đáp lại:

– Chuyện xứng hay không… tôi nghĩ đó là việc của tôi và anh Dương.

Chị Như nhìn tôi, giọng điệu rõ ràng mà dứt khoát:

– Bây giờ nó không còn là việc của cô và anh ấy nữa rồi, dù sao mà nói cũng là cô chen chân vào mối quan hệ của tôi và anh ấy. Ban đầu khi thấy anh ấy lựa chọn ở bên cô, tôi đã dần dần muốn buông tay. Khi anh ấy huỷ hôn với tôi, tôi cũng nghĩ mình sẽ chấp nhận để anh ấy lựa chọn tình yêu của mình. Nhưng giờ, khi anh ấy bị thế này, tôi nghĩ lại rồi, tôi sẽ không buông tay anh ấy nữa. Có thể anh ấy yêu cô, cũng có thể anh ấy sẽ lựa chọn cô, nhưng có một điều tôi có thể chắc chắn, đó là tôi yêu anh ấy hơn cô. Vậy nên, bằng mọi giá, tôi sẽ không để cô ở cạnh anh ấy nữa đâu. Vậy nên tôi sẽ tiếp tục yêu anh ấy, kiên trì ở cạnh anh ấy, sẽ không buông tay, cả đời này, sẽ không yêu ai khác ngoài Dương, kể cả cô có Sam, So…

Nghe đến Sam, So tôi liền sững lại ngắt lời:

– Chị định làm gì chúng nó!

Nghe tôi hỏi vậy, chị Như nhìn tôi khó hiểu sau cùng đáp:

– Cô nghĩ tôi làm gì hai đứa nhỏ tay không tấc sắt ấy chứ? Đối với tôi, trẻ con luôn luôn vô tội, tôi sẽ chẳng làm gì Sam, So cả. Nếu Dương chấp nhận ở cạnh tôi, tôi sẽ cùng anh nuôi dạy hai đứa, nếu cô nhất quyết nuôi Sam, So tôi cũng sẽ cùng Dương hỗ trợ cho hai đứa cả vật chất lẫn tinh thần! Thế thôi!

– Đợi anh ấy tỉnh lại đã, đợi anh ấy tỉnh lại rồi hãy nói tới những chuyện này.

Khi tôi nói đến câu này cũng thấy khoé môi chị Như mấp máy như định nói gì đó. Đầu tôi lại đau như búa bổ, bỗng dưng cảm thấy hình như có gì đó không đúng, ban nãy nhắc đến chuyện tôi mất tích, chị Như rất bình thản, dường như chuyện đó chẳng liên quan đến chị. Nghĩ đến đây, bỗng dưng tôi lại nghĩ đến Liên Anh và những việc nó gây ra, trong phút chốc tôi sực nghĩ… chuyện này… có khi nào cũng là nó chứ không phải chị Như? Thế nhưng chưa kịp nghĩ thêm gì khác đột nhiên điện thoại của chị Như cũng rung lên, không biết ai gọi chỉ thấy gương mặt chị lộ rõ sự kinh ngạc lắp bắp nói:

– Anh Dương… anh ấy tỉnh lại rồi ạ?

Ngay khi câu nói ấy vừa dứt, tôi không nghĩ ngợi gì đã đứng vụt dậy. Tôi chỉ muốn ngay lập tức lao về phòng chăm sóc đặc biệt. Khi tôi và chị Như về đến nơi, cũng thấy rất nhiều người vây quanh, ngoài bố mẹ Dương, ông nội chị Như còn có cả rất nhiều y tá bác sĩ. Tôi cố chen vào thấy Dương vẫn đang nằm trên giường, anh đã tỉnh lại nhưng gương mặt vẫn rất nhợt nhạt, bên cạnh anh mẹ anh đang nằm chặt tay anh nghẹn ngào nói:

– Dương, mẹ lo lắm con có biết không, mẹ lo lắm.

Thấy mẹ nói vậy, anh cũng đáp, giọng nói thều thào:

– Mẹ… đừng khóc mãi thế… con không sao rồi mà!

Chị Như lúc này cũng len lỏi được vào trong, bác sĩ hình như đã khám xong rồi, mấy người y tá cũng tản dần ra đi về phòng. Chị Như đứng trước mặt anh khẽ gọi:

– Dương!

Thấy chị Như gọi tên mình, Dương liền quay sang mẹ anh hỏi:

– Mẹ… cô ấy là ai vậy? Sao nhìn quen mặt thế mà con không nhớ ra?

Nghe đến đây, tôi có chút hoang mang, mẹ anh cũng hơi sững lại rồi đáp:

– Con bé là Lâm Kiều Như, học cùng trường Am với con đấy, dưới con hai khoá, cháu của chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh… con quên rồi sao? Đây là chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh, con nhớ ra chứ?

Dương thấy vậy nhìn ông nội chị Như, lại nhìn chị Như thêm một lượt, anh nhìn rất kỹ, cuối cùng thì ồ một tiếng rồi cười cười:

– À! Con nhớ ra rồi, con nhớ ra em ấy rồi, lúc học lớp 10 là em ấy đến nhờ con chỉ bài, sau đó con với em ấy còn ở trong cùng một đội tuyển Toán. Giờ nhìn em ấy lớn hơn, lại xinh đẹp hơn, nên con nhất thời không nhớ ra. Con với em ấy, rất thân với nhau mà!

– Dương! Vậy… con có nhớ Như là… vợ chưa cưới của con không?

– Vợ chưa cưới của con ạ… chúng con, yêu nhau sao mẹ?

– Phải! Hai đứa yêu nhau, nó là vợ chưa cưới của con.

Tôi nhìn Dương, bất giác nảy sinh một cảm giác bất an. Khi bác sĩ đi về hết, chỉ còn tôi, chị Như, bố mẹ anh ở đây anh vẫn chưa dời mắt sang tôi. Tôi thấy vậy, sốt ruột lao về phía anh cất tiếng gọi:

– Dương!

Lúc này Dương mới ngước lên nhìn tôi, có điều ánh mắt anh nhìn tôi rất xa lạ, tựa chưa không quen biết, tựa như lần đầu gặp, giọng anh vẫn trầm ấm nhưng đầy lạ lẫm:

– Cô là ai? Sao lại biết tên tôi?

Ngay lập tức cả người tôi như chết lặng, nói đến đây, có lẽ anh như sực nhớ ra điều gì liền quay sang mẹ anh hỏi:

– Cô ấy… là ai vậy mẹ? Sao lại biết tên con? Là điều dưỡng ở viện này sao? Nhưng sao lại không mặc đồ điều dưỡng?

Mẹ anh nghe xong, ánh mắt vẫn đầy phần hoang mang, sau cùng hỏi lại:

– Con… không nhớ cô ta là ai sao?

– Con không, tóm lại, cô ấy là ai?

– Dương, con thử nghĩ xem, thật sự con không nhớ cô ta?

– Nhớ? Con làm gì đã gặp cô ấy lần nào đâu nhỉ? Nhìn cô ấy lạ lắm, rốt cuộc… cô ấy là ai vậy mẹ?

Ban đầu, tôi mong anh tỉnh lại, chỉ cần anh tỉnh lại thôi, vậy mà khi tỉnh lại, anh không nhớ ra tôi tôi lại vô cùng hụt hẫng. Tôi vẫn nhìn anh, cố trấn an mình rằng anh mới tỉnh lại nên chưa kịp nhớ ra hết mọi chuyện, trải qua một vụ tai nạn kinh hoàng như vậy não anh tổn thương là điều đương nhiên liền nói:

– Dương, em là Trân đây! Anh quên rồi sao? Em là Trân đây.

Thế nhưng đáp lại tôi, vẫn là sự xa cách lạnh nhạt, ánh mắt anh không còn giống như những ngày trước, hoàn toàn xa lạ đáp lại:

– Trân? Tôi không quen ai tên là Trân cả. Tôi không quen cô.

– Dương! Anh nhớ lại đi! Em là mẹ của Sam, So, mẹ của con anh, em và anh từng yêu nhau, từng chia tay và gặp lại. Chúng ta gặp nhau trong quán bar, khi ấy em đã hôn anh…

Có điều còn chưa kịp nói gì Dương đã cười cười ngắt lời:

– Tôi không quen ai ở quán bar cả, tôi không quen cô, rốt cuộc cô đang nói những lời gì vậy? Bao năm nay tôi còn chưa đi bar.

– Dương! Anh thật sự không nhớ ra em sao? Chúng ta cùng nhau đi xe Volvo từ Cẩm Phả về, anh vì bảo vệ em mà bị thương, anh không nhớ một chút gì sao?

– Tôi không nhớ! Tôi không biết cô là ai cả, cũng không hiểu cô đang nói gì!

– Không thể nào, anh không thể không nhớ ra em được. Dương! Anh nhìn kỹ em đi, nhìn kỹ em đi được không?

Thấy tôi vẫn cố chấp, mẹ anh liền nói:

– Cô đi ra ngoài đi, nó mới tỉnh lại, cô ra ngoài đi!

Ông nội chị Như nãy giờ đứng cạnh cũng nhìn tôi, lạnh nhạt nói:

– Cô không nghe thấy gì à? Đi ra ngoài đi!

Thế nhưng tôi không muốn ra, anh không nhớ ra tôi, tôi không cam tâm. Đang định nhắc cho anh nhớ thêm thì anh đã quay sang mẹ anh hỏi:

– Mẹ! Anh Duy đâu? Sao chỉ thấy bố với mẹ, anh ấy không vào thăm con sao? Hay anh ấy phải đi trực?

Một câu hỏi thôi mà khiến mọi người đều sững sờ cả lại. Mẹ anh rốt cuộc cũng không kìm được, vành mắt đỏ hoe nghẹn ngào cất tiếng:

– Dương! Con… con không nhớ gì sao? Anh trai con, mất rồi mà.

– Mất… mất rồi?

– Anh trai con h.i sinh rồi… h.i sinh rất lâu rồi. Chuyện này, sao con lại cũng không nhớ?

– Sao lại h.i sinh?

– Anh trai con đi chữa cháy, đã h.i sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Anh trai con mất cách đây gần chục năm rồi!

Lúc này Dương cũng bất động một lúc rất lâu, dường như không tiếp nhận nổi, anh đưa tay lên ôm mặt sau cùng lại nhìn tôi rồi hỏi:

– Vậy… cô ấy là ai, sao lại có mặt ở đây?

– Cô ta là người yêu của anh trai con!

Nghe đến câu này, tôi bất giác cũng khựng lại, tai cùng ù đi. Mẹ anh nói ra một câu như vậy, trong hoàn cảnh này, chắc chắn là để dập tắt toàn bộ ký ức của Dương về tôi, dập tắt cả những hi vọng nhen nhóm trong tôi, cắt phăng toàn quá khứ tôi và Dương đã từng trải qua. Nói xong, còn không kịp đợi tôi phản ứng mẹ anh đã nhanh chóng nhấn chuông gọi bác sĩ. Khi bác sĩ đến nghe mẹ anh trình bày, ông cũng thăm khám lại cho Dương lần nữa, sau đó thì bảo mẹ anh hỏi lại những chuyện trước khi Duy mất, và sau khi Duy mất. Hỏi một hồi, những chuyện trước khi Duy mất, anh đều nhớ, còn những chuyện sau khi Duy mất, một chuyện anh cũng không nhớ nổi ra. Bác sĩ thấy vậy thì nói:

– Tình trạng sức khoẻ của cậu ấy không sao, nhưng cậu ấy đang bị mất đi một vùng trí nhớ. Cậu ấy không nhớ được những chuyện sau khi anh trai mình mất bởi có lẽ đó chính là hồi ức đau thương nhất, cũng có thể sau khi anh trai mất, cậu ấy gặp thêm nhiều chuyện đau buồn khác nên toàn bộ những ký ức khiến ấy cậu ấy không muốn nhớ lại và rồi không thể nhớ lại.

Tôi nghe xong, vẫn không muốn chấp nhận hỏi bác sĩ:

– Vậy, khi nào anh ấy có thể nhớ lại ạ?

– Cái này tuỳ thuộc vào cậu ấy thôi, có thể sau này sẽ nhớ lại, cũng có thể vĩnh viễn cả đời cũng không bao giờ nhớ lại được. Một chút cũng không!

– Tại sao, một người bạn của tôi cũng bị tai nạn, hôn mê cả tháng trời sau tỉnh vẫn nhớ ra mọi chuyện, còn anh ấy hôn mê chỉ một ngày một đêm tỉnh lại lại không nhớ gì?

– Tai nạn của mỗi người mỗi khác nhau, vùng ký ức của cậu ấy bị mất đi một phần do tổn thương não bộ, một phần do tiềm thức không chấp nhận nên không thể so sánh như vậy được!

Mặc dù trong lòng tôi thấy đau đớn giày vò, thấy hụt hẫng và cả xót xa. Thế nhưng tôi không khóc, tôi không tin rằng anh cứ thế mà quên đi tôi, tôi không tin rằng cả đời anh sẽ không nhớ ra tôi là ai. Tôi sẽ chờ anh, sẽ chờ đến ngày anh nhớ ra tôi. Tôi còn Sam, So, tôi không tin rằng anh quên cả tôi và con, mẹ anh nói gì tôi cũng không quan tâm. Khi nghĩ đến đây, điện thoại tôi cũng vang lên, vì trong phòng không tiện nghe điện thoại nên tôi đành đi ra ngoài. Lúc mở điện thoại lên mới biết là số máy lạ, vừa nghe đầu dây bên kia đã nói:

– Chào cô Trân! Tôi là Nam, thân tín của anh Dương, cũng người được anh Dương giao cho việc điều tra về vụ cô bị bán sang Trung Quốc, và điều tra thân thế của cô. Hiện tại anh Dương vẫn đang nằm viện, tình hình sức khoẻ chưa biết thế nào. Hôm trước anh ấy hẹn tôi gặp cô và anh ấy để làm việc nhưng lại xảy ra tai nạn không mong muốn, mà giờ tôi sợ chờ đợi không phải là cách hay, anh Dương lại là người anh thân thiết với tôi nên tôi nghĩ những bằng chứng này nên đưa cho cô, anh Dương hiện tại không thể tiếp tục điều tra, nhưng tôi đã nhận cả tiền lẫn công ơn của anh ấy nên tôi sẽ sẵn lòng cùng cô điều tra tiếp, cô có tiện gặp tôi không?

Từ lúc Dương bị tai nạn, chuyện tôi bị bán đi tôi vẫn luôn gạt sang một bên. Đến giờ anh đã tỉnh rồi, tuy chưa nhớ ra tôi là ai nhưng chuyện này tôi cũng muốn sớm biết bởi lòng tôi giờ ngập tràn những bối rối đen xen nhau. Tôi hít một hơi rồi khẽ đáp lại:

– Vâng! Vậy có thể gặp nhau ở đâu thì tiện ạ?

– Cô đang ở đâu?

– Tôi đang ở bệnh viện tỉnh.

– Được! Vậy cô ở đó, tôi sẽ qua.

Độ hơn mười phút sau anh Nam cũng đến, anh hẹn tôi ra xe nói chuyện. Khi lên đến xe, anh Nam đưa cho tôi một túi clear đựng một ít giấy tờ rồi nói:

– Chắc anh Dương cũng nói qua với cô rồi, chuyện cô bị bán đi liên quan đến người của thép Vạn Thịnh rồi nhỉ.

– Vâng, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa biết cụ thể là ai.

– Vâng! Vậy để tôi nói luôn, chuyện cô bị bán liên quan đến cháu gái của chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh! Cụ thể là cháu gái thứ của chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh: Lâm Liên Anh!

Câu nói của anh Nam khiến tôi bất động hoàn toàn. Khi nghe đến chữ Lâm Liên Anh, tôi tưởng như có một nhát dao sắc nhọn xuyên thủng qua phổi, xé nó thành cả nghìn mảnh, không thể nào thở được một hơi yếu ớt! Không phải là chị Như! Không phải là chị Như mà là Liên Anh! Dẫu cho ngày hôm qua, khi nhận được bản xét nghiệm ADN của Liên Anh và mẹ tôi, tôi đã dần mông lung, nhưng hôm nay chính tai tôi nghe thấy tôi vẫn ngàn vạn không dám tin. Bấy lâu nay, tôi vẫn luôn có một chấp niệm rằng người hại tôi phải là chị Như, bởi chỉ có chị ta mới có động cơ để hại tôi, nhưng giờ tôi mới hoàn toàn hiểu ra… tôi không hề biết gì cả. Cả người tôi cứng ngắc, ban đầu chỉ nghĩ nó hại tôi những chuyện nhỏ nhặt, nhưng vô lương tâm và ác độc đến cả chuyện này cũng do nó khiến tôi hoàn toàn sụp đổ. Anh Nam mở túi clear rồi nói:

– Trước ngày cô mất tích hai ba hôm, cô Liên Anh đã rút đi hơn tám trăm triệu, số tiền này trùng khớp với số tiền đám người kia nhận. Tên đầu sỏ cũng đã khai ra nhận tiền của một người thân tín của cô Liên Anh. Ngoài ra, vụ tai nạn của anh Dương, rất có thể cũng do cô ta đứng sau. Cô ta chắc chắn đã nghi ngờ anh Dương điều tra mình, đã lên kế hoạch rất tỉ mỉ, không kịp để cô gặp tôi, đáng tiếc gã gây ra tai nạn đã chết ngay lúc đó nên giờ tôu chưa thể điều tra tiếp được. Chuyện tai nạn này theo tôi biết gia đình anh Dương cũng đang dùng hết các mối quan hệ tìm ra kẻ đứng sau nên tôi cũng tạm không điều tra chuyện này nữa. Còn chuyện Liên Anh, tên đầu sỏ đã khai ra, nhưng chỉ khai là nhận tiền từ người của cô Liên Anh thôi chứ không phải nhận tiền trực tiếp từ cô ấy, hiện tại cô Liên Anh vẫn đang tại ngoại dưới sự bảo lãnh của ông nội để điều tra chứ chưa bị bắt. Những bằng chứng này, tuy tôi và anh Dương biết chắc chắn là cô Liên Anh làm rồi, nhưng phía công an lại chưa đủ cơ sở để kết tội.

Tôi nghe đến đây, cơ hồ nỗi sợ hãi đang cố che lấp đi đột nhiên cũng bùng lên dữ dội. Ông nội bảo lãnh? Chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh? Trong giây lát tôi bỗng nghe cả cơ thể nổ một tiếng rất mạnh như bom nổ. Liên Anh là con ruột, còn tôi là con nuôi, hôm qua, tôi đã từng nghĩ tới nhưng chưa kịp nghĩ thì tai nạn đã xảy ra, sau đó Dương lại chưa tỉnh, đến giờ phút này tôi mới run lẩy bẩy, cả người như bị nhấn chìm xuống hố băng lạnh toát. Nếu tôi là con nuôi… nếu tôi là con nuôi… vậy… có khả năng nào… tôi mới chính là cháu gái ruột của chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh. Vừa mới nghĩ đến đây, tôi cũng thấy trên đầu mình là hàng ngàn, hàng vạn mũi tên đang lao tới, sấm sét cũng ập đến. Từ hôm qua tới nay tôi không dám nghĩ tới, không phải là không nghĩ tới mà chính là không dám nghĩ tới, không dám nghĩ tới điều kinh hoàng này. Thế nhưng giờ đây, dù cố gắng cách nào, tôi cũng không thể dối lòng thêm nữa, cũng không thể không nghĩ được nữa. Tiếng anh Nam vẫn cất lên đều đều:

– Thân thế của cô chắc cô cũng đoán được ra rồi. Năm sáu tuổi cô đi lạc, sau đó bị bố mẹ cô Liên Anh lái xe đâm vào, vì sợ vạ nên bố mẹ cô Liên Anh không mang cô đến đồn công an báo mà mang cô về, vụ tai nạn đó có lẽ khiến cô quên đi ký ức trước đó, cô Liên Anh mới là con ruột của bố mẹ cô chứ không phải cô, cô Liên Anh không liên quan gì đến tập đoàn thép Vạn Thịnh cả, cô ta 100% là con của bố mẹ cô. Tôi và anh Dương đều cho rằng cô mới chính là cháu gái của chủ tịch tập đoàn thép Vạn Thịnh, chắc đến 99%, có điều vẫn chưa kịp gặp người nhà thép Vạn Thịnh để lấy mẫu xét nghiệm ADN với cô thì anh Dương đã xảy ra chuyện rồi.

Trong giây lát tôi bỗng thấy tai mình ù đặc đi, đất trời như quay cuồng trước mặt. Bản thân tôi luôn tìm cách lấp liếʍ sự thật này, trong khi tôi đã từng mơ hồ nghĩ đến, quả thực tôi đã nghĩ đến. Nhưng mỗi lần nghĩ đến bằng cách này, cách khác tôi đều nguỵ biện, tôi đều gạt đi bởi nó là một nỗi khϊếp đảm kinh hoàng, là nỗi sợ hãi mà tôi không muốn chấp nhận bởi những gì tôi đã làm với chị Như. Hai tay tôi bấu chặt vào nhau đến nỗi da thịt cũng đã chảy máu, từng mạch máu trong cơ thể cũng như muốn vỡ ra. Rất lâu sau, tôi mới nghe được tiếng mình khản đặc cất lên:

– Anh chờ tôi một lúc.

Tôi không thể biết mình đã lên trên phòng bệnh của Dương thế nào. Lên đến nơi tôi cũng thấy chị Như vẫn đang ngồi ở đó. Qua lớp cửa kính, tôi như bất động khi thấy chị Như vẫn xinh đẹp nhưng đã gầy đi rất nhiều, mãi một lúc sau mới đủ dũng khí để đi vào. Nhìn thấy tôi, chị Như cũng ngẩng mặt lên. Có điều tôi đã chẳng còn nghĩ thêm được gì, một giây phút cũng không thể nghĩ nổi nữa, tiến về phía chị, đưa tay luồn qua mái tóc nắm lấy một nhúm. Chị Như thấy vậy liền kêu lên:

– Cô bị điên à? Cô làm cái trò gì đấy hả?

Thế nhưng tôi không còn sức lực mà đáp, lấy xong tóc liền khẽ lùi chân lại, rồi như bị ma đuổi chạy một mạch thẳng xuống dưới xe của anh Nam. Xuống đến nơi, nhìn nhúm tóc trên tay tôi anh Nam cũng dường như hiểu ra được vấn đề đưa tôi thẳng sang bên Gentis. Khi đến nơi, lúc đọc thông tin, giọng tôi gần như lạc đi. Nhân viên lấy mẫu tóc của chị Như và của tôi mang đi. Lúc này chỉ còn tôi và anh Nam ngồi cạnh nhau. Anh Nam khẽ nói với tôi:

– Hồi nhỏ, cô Như và em gái sống cùng bố mẹ ở bên Nga. Khi đó, bố mẹ cô ấy đã mua cho hai chị em cô ấy mỗi người một chiếc dây chuyền kim cương. Chiếc dây chuyền ấy nhìn rất tầm thường nhưng lại đáng giá vô cùng. Của cô Như mặt kim cương đỏ, của em gái mặt kim cương xanh. Sau này… cô Liên Anh đã mang sợi dây chuyền đó đến nên gia đình thép Vạn Thịnh mới nhận lại, lại thêm chuyện cũng không biết bằng cách nào mẫu tóc của cô Liên Anh và cô Như lại trùng khớp huyết thống chị em đến 99,99% nên đến hiện tại mọi người ở Vạn Thịnh vẫn khẳng định Liên Anh là đứa cháu gái thất lạc năm nào. Cô xem bức ảnh này, đây là bức ảnh cô Như chụp lúc du học bên nước ngoài, cũng không biết vì sao sau này cô ấy lại không đeo sợi dây chuyền ấy nữa, theo phán đoán và kinh nghiệm của tôi rất có thể cô Liên Anh sợ bại lộ nên đã tìm cách khiến cho cô Như không đeo nó nữa.

Nói đến đây, anh Nam đưa cho tôi hình ảnh chị Như mặc bộ váy trắng, trên cổ là một sợi dây chuyền lấp lánh rồi nói tiếp:

– Tất cả mọi dữ liệu về cô, đều trùng khớp với đứa em gái đã bị lạc của cô Như. Năm ấy mẹ cô Như mất vì ung thư, bố mất vì tai nạn, cô Như còn rất nhỏ mà phải đứng ra lo liệu mọi chuyện. Đến khi đọc được bức thư bố để lại đã dẫn em gái đi tìm ông bà nội, lúc để lạc em gái cô ấy vô cùng thương tâm, ở đồn cảnh sát đã khóc rất nhiều, sau đó còn phải chữa trị tâm lý, đó là nỗi đau ám ảnh nhất của cô ấy cho tới khi nhận lại cô Liên Anh, có lẽ vì thế mà cô ấy chưa từng nghi ngờ thân phận của cô Liên Anh, luôn yêu thương và chiều chuộng cô Liên Anh hết khả năng của mình.

Ngay khoảnh khắc nhìn thấy sợi dây chuyền ấy, tôi đã tưởng có ai đó đang thít chặt l*иg ngực tôi, không cho tôi thở một giây nào nữa. Tôi ngửa mặt lên trời, nơi l*иg ngực ấy như bị chiếc dao sắc nhọn luồn lách qua. Sợi dây chuyền này, giống hệt sợi dây chuyền của tôi năm nào, chỉ khác chị Như đeo mặt đá đỏ, còn sợi của tôi là mặt đá xanh. Anh Nam còn nói rất nhiều, nhưng tôi đã không còn tiếp nhận nổi, giống như đang rơi xuống tầng sâu nhất của đ.ịa ngục, vĩnh viễn không thể nào s.iêu thoát nổi. Thế nhưng, vì chưa có kết quả ADN, tôi vẫn mong rằng có một hi vọng mỏng manh nào đó, có một sự hiểu nhầm nào đó, nếu không với ngần ấy chuyện tôi đã làm, ngần ấy tổn thương tôi gây ra cho chị Như… tôi không biết mình phải sống nốt quãng đời còn lại ra sao?

Cũng không biết tôi và anh Nam đã ngồi đó bao lâu, đã chờ đợi bao lâu. Không giống như hai lần trước, lần này tôi cảm thấy giống như mình đang chờ đợi một phán quyết của toà án. Cuối cùng, sau những phút giây đợi chờ mòn mỏi, như cả một thế kỷ dài dằng dặc trôi qua bên trong người nhân viên cũng gọi tôi và anh Nam vào đọc kết quả.

Tôi ngồi xuống ghế, toàn bộ cơ thể như đông cứng lại. Trong khoảnh khắc mà người nhân viên đưa cho tôi bản xét nghiệm, tôi cũng thấy hoàn toàn gục ngã, cả người như bị muôn vàn mũi tên bủa vây, chạy dọc sống lưng là một luồng khí lạnh buốt tiếng người nhân viên chậm rãi mà mạch lạc, từ từ cất lên:

– Kết quả phân tích gen của Lâm Kiều Như và Hoàng Diệp Trân, có quan hệ huyết thống chị – em!