Sáng hôm sau, trước khi hai sĩ quan Đức và Phrăngxoadơ dậy, Lêa tiễn thiếu uý Valêri ra ga Lănggông. Họ chờ chuyến tàu đầu tiên đi Boócđô, khởi hành lúc bảy giờ. Valêri đăng ký gửi xe đạp, qua kiểm soát hải quan không gặp trắc trở gì: người ta không phát hiện ra giấy rờ giả mạo của anh. Nhưng Lêa vẫn lo lắng thấy lính Đức và hiến binh Pháp kiểm tra chặt chẽ giấy tờ hành khách. Bất giác nàng đem xe đạp gửi viên trưởng ga vốn biết nàng từ nhỏ và lấy vé khứ hồi đi Boóđô.
- Cô không có hành lý? - Tên hiến binh hỏi.
- Không, tôi chỉ đi Boóđô một hôm, thăm bà cô bị ốm
Lêa bước lên tàu thì tiếng còi của trưởng ga vang lên. Cuộc hành trình kéo dài dằng dặc. Đến ga nào, tàu cũng đỗ lại rất lâu. Khi tới Xanh Giăng thì đã gần mười giờ. Lêa cố tìm thiếu uý Valêri nhưng người đứng đông nghịt trên sân ga. Nàng quay vào hành lang nhà ga vẫn không thấy.
- Lêa!
Cô gái giật nảy mình, Raphaen Man trang phục rất lịch sự đứng cạnh nàng.
- Raphaen, gặp ông, tôi mừng lắm!
- Còn tôi thì sao, cô bạn thân mến? Trong tất cả các cô bạn gái xinh đẹp vắng mặt ở Paris trong những ngày phi lí này, cô là người tôi thấy thiếu vắng hơn cả.
- Lại vẫn quá lời!
- Cô cho tôi ngắm cô. Tôi thấy cô đẹp hơn trước ngày thất bại thảm hại của chúng ta.
Nhiều người quay đầu lại.
- Cẩn thận, người ta nhìn đấy.
- Thì đã sao? Chúng ta chẳng phải đã chịu một sự thất bại đáng nhớ đời hay sao?
- Ông im đi. - Lêa khẩn khoản.
- Thì ra... tôi làm cô phiền lòng, cô gái bé bỏng. Thôi nào, tôi đùa đây. Chúng ta rời nhà ga này thôi. Cô định đi đâu?
- Tôi cũng không biết nữa.
- Tuyệt quá, tôi mời cô đi ăn trưa! Một bữa ăn trưa "ở tiền tuyến". Cô thấy thế nào?
- Vâng, nếu ông muốn thế.
- Cô đừng nói với vẻ buồn bã như thế. Cô mặc áo đen, vậy là ai thân cô mất hay sao?
- Mẹ tôi qua đời.
- Cô Lêa, tôi rất lấy làm tiếc, tôi không bao giờ đùa tếu nữa đâu.
Một chiếc xe hơi và người lái chờ trước nhà ga. Raphaen mở cửa sau xe cho Lêa bước vào.
- Về toà báo. - Ông ta bảo người lái và đến lượt mình bước lên xe.
Hai người im lặng một lát.
- Cô cho tôi biết tình hình đã xảy ra thế nào?
- Mẹ tôi mất trong vụ ném bom ngày 19 tháng 6.
- Lúc đó tôi đang ở Boócđô. Tôi đi theo chính phủ từ Tua. Sau vụ ném bom ngu ngốc gϊếŧ chết sáu chục con người ấy một ngày, tôi định rời bỏ nước Pháp. Lúc đó, tôi có chỗ trên tàu Maxilia, nhưng tôi gặp người bạn gái mà cô cũng biết, Xara Muynxtanh đang tìm cách đưa ông bố ra khỏi nước Pháp. Họ có giấy thông hành nhưng không có vé tàu. Tôi đã nhường vé cho họ.
- Ông thật nhân hậu.
- Không, tôi không thể để trong tay bọn Đức một người nhạc trưởng kiệt xuất như Ixraen Lara.
- Thế còn Xara Muyntanh thì ra sao?
- Tôi không rõ. Ngày 20 tháng 6, người ta tuyên bố Boócđô là thành phố bỏ ngỏ; 21 tháng 6, ký hiệp định đình chiến; ngày 25, Pêtanh ký sắc lệnh công nhận là ngày quốc tang; 27, người Đức vào Boócđô, trống giong cờ mở, ngày 30 tháng 6, chính phủ rời khỏi thành phố. Cô không thể hình dung cảnh lộn xộn. Còn tôi thì trở về Pari ngày 29. Đài phát thanh Munđian đã bị quân Đức chiếm đóng, người ta không chấp nhận sự có mặt của tôi. May sao nhờ mấy người bạn, tôi vào làm phóng viên báo chí ở toà soạn Pari buổi chiều. Chính vì vậy mà hôm nay tôi lại đến đây, làm công việc phóng sự điều tra.
Xe dừng bánh trước trụ sở tờ Dòng sông Giông, nơi Raphaen tiếp khách. Ông ta mời Lêa vào một buồng giấy âm u, chất đầy báo.
- Mời cô ngồi, tôi trở lại ngay. Mời cô đọc cho biết tin tức. - ông ta vừa nói vừa chỉ chồng báo.
Nủa tỉếng sau ông ta trở lại, dẫn nàng đến tiệm Sapông.
- Chào ông, bàn của ông đã dọn xong. - Người hầu bàn nghiêm chỉnh nói.
- Cảm ơn, hôm nay có gì ngon lành không?
- Thưa ông Man, không nhiều lăm: tôi có thể dọn cho ông gan ngỗng béo với một chai vang Yquem, một đùi cừu với ra sống, hoặc gà tơ nhồi thịt với mấy con lờn bơn nhỏ.
- Rất tốt, thế còn tráng miệng?
- Dâu tây và phúc bồn tử hoặc sôcôla.
- Tôi nằm mơ chăng? - Lêa lên tiếng - Tôi cứ tưởng ăn uống trong khách sạn bị hạn chế theo quy định cơ mà!
- Không phải khách sạn nào cũng hạn chế đâu, thưa cô.
- Anh cho tôi gan ngỗng béo và vang trắng - Raphaen bảo và quay sang Lêa- Cô thấy món đùi cừu ra sao? Tuyệt đấy - Tồi lại nói với người hầu bàn - Sau đó anh cho xin một chai Hô Briông. Chọn cho chúng tôi chai mới nhất.
- Tôi sẽ bảo người hầu rượu tới.
- Khỏi cần. Anh bảo người ấy cho ngay chai vang trắng.
- Vâng.
- Ông thường tới đây không?
- Thỉnh thoảng và giá đắt lắm. Nhưng bây giờ thì khách sạn nào giá cũng đắt hết. Lúc chính phủ còn ơ đây, tôi thường đến ăn tối ở tiệm Catơrin, một khách sạn tuyệt vời của ông Điơ, một tay bếo lừng danh và là một người yêu sách. Tôi đã từg cùng ông ta tranh luận về năm xuất bản cuốn Hành trình ở Ai Cập và ở Nuybi của Noocđen. Ông ta cho là năm 1755, con tôi thì bảo là 1757; ông ta đúng.
- Ông trông kìa, mấy sĩ quan Đức ngồi đằng kia.
- Có gì lạ đâu! Không phải tất cả họ đều chỉ ăn xúc xích và bắp cải. Tôi biết nhiều người trong số họ rất thông thạo các loại rượu nổi tiếng.
- Chắc hẳn như thế, nhưng thật là khó chịu.
- Cô bạn thân mến, phải làm quen với cái đó thôi, nếu không thì phải đi tìm gặp tướng đờ Gôn ở Luân đôn. Họ chỉ ở đây một thời gian ngắn thôi, xin cô tin lời tôi.
Người hầu rượu thận trọng mang tới một chai Satô Yquem 1918.
- Vang chiến thắng đây - hắn vừa đưa chai rượu vừa nói nhỏ vào tai Raphaen.
- Anh im đi - Raphaen vừa bảo vừa liếc nhìn xung quanh.
- Rót nhanh rượu cho tôi - Lêa đưa cốc ra bảo - Tôi phải nâng cốc chúc chiến thắng!
Raphaen mỉm cười, vẻ chế giễu.
- Sao lại không? Xin chúc chiến thắng!
- Chúc chiến thắng! - Lêa nâng cao cốc và nói to.
Họ chạm cốc trong bầu không khí im lặng khiến tiếng cười cô gái càng âm vang.
- Thưa ông, thưa cô, tôi xin - Chủ tiệm vội chạy tới thầm thì trong lúc liếc nhanh về phía bàn các sĩ quan Đức.
Một sĩ quan đứng dậy, nghiêng mình về phía Lêa và nâng cốc Sămpa.
- Còn tôi, tôi uống để chúc nhan sắc của phụ nữ Pháp.
Lêa giận đỏ mặt và muốn đứng dậy, Raphaen giữ nàng lại.
- Cô ngồi im.
- Tôi không muốn ngồi cùng với những kẻ kia dưới cùng một mái nhà.
- Cô đừng làm trò lố bịch, đừng để người ta chú ý nhiều hơn. Như thế là thiếu thận trọng đấy. Cô phải nghĩ tới gia đình.
- Sao ông lại bảo tôi như vậy?
Raphaen hạ thấp giọng:
- Tôi đã nói với cô là tôi làm việc phóng sự điều tra ở đây. Thực tế tôi điều tra về một mạng lưới bí mật lo tổ chức cho một số người sang Tây Ban Nha, họ muốn đến với đờ Gôn hoặc qua Bắc Phi.
- Vậy thì liên quan gì đến tôi?
- Ồ! Đối với cô thì không sao hết. Nhưng theo một vài tin tức, tôi nghĩ là có thể có một tu sĩ dòng Đôminic đứng đầu mạng lưới này.
- Một tu sĩ dòng...
- Vâng, dòng Đôminic giống như ông bác Ađiêng Đenmax của cô, nhà truyền giáo nổi tiếng.
- Vô lý, bác tôi không quan tâm tới chính trị.
- Trong giới thượng lưu Boócđô, không ai nói như vậy.
- Sao vậy?
- Người ta không quên sự giúp đỡ của ông đối với cách mạng Tây Ban Nha. Với tư cách là một người Pháp yêu nước, tôi sẽ phải tố giác ông ta với chính phủ Visi.
- Ông sẽ làm như vậy?
- Tôi không rõ. Thôi, mời cô ăn món gan ngỗng đi, tuyệt vời đấy!
- Tôi không đói!
- Thôi nào, cô Lêa, làm sao cô lại cho là tôi nói đứng đắn được? Cô biết là tôi vốn hay đùa cợt chứ?
- Đùa cợt kỳ quặc thật.
- Mời cô ăn đi.
Lêa ăn ngấu nghiến.
- Ngon chứ?
- Vâng - Lêa đáp miệng còn đầy thức ăn.
- Cô có biết là cái bàn chúng ta đang ngồi đây chính là nơi Bộ trưởng nội vụ Măngđen đã ngồi khi bị bắt không?
- Không, thậm chí tôi cũng không biết là ông ta bị bắt nữa kia. Tôi cứ tưởng ông ta đã ra đi trên con tàu biển Mavilia.
- Đúng, ông ta ra đi nhưng lại bị bắt theo lệnh thống chế Pêtanh. Lúc đó tôi ngồi cạnh bàn ông ta. Ông vừa ăn trưa xong với Bêatrix Bretty, nữ diễn viên kịch nói, thì một viên đạ tá hiến binh xin gặp. Măngđen nhìn hắn trừng trừng và vẫn tiếp tục ăn anh đào. Một lúc sau, mà tôi tưởng như vô tận, ông ta đứng dậy và đi theo hắn. ăn anh đào vào ngày 17 tháng 6 năm 1940! Những trái anh đào trở thành biểu tượng của tất cả sự tha hoá của chế độ. Viên đại tá đưa ông ta về bàn giấy và bảo ông ta bị bắt cùng với cộng sự cũ là tướng Buyrow, tổng tham mưu trưởng quân đội thuộc địa.
- Vì sao ông ta bị bắt?
- Người ta cam đoan với Pêtanh là ông ta có ý định ngăn cản đình chiến.
- Thế kết cục ra sao?
- Rất tốt cho Măngđen. Pômarê, người thay thế ông ta ở Bộ nội vụ, đến gặp ông thống chế. Ông này tiếp ông ta cùng với Alibe, bộ trưởng tư pháp, kể từ ấy chỉ gọi Măngđen là "tên Do thái". Trước đó, Pômarê đã từng rất cứng rắn với ông thống chế, kêt án ông ta đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là để cho sự việc phát triển. Thế là Pêtanh yêu cầu đi gọi Măngđen và Buyrơ. Buyrơ khóc, phàn nàn bị bắt trước mặt các sĩ quan, mặc dù phù hiệu cấp tướng năm sao của mình. Còn Măngđen thì chỉ nói "Tôi không hạ mình xuống để giải thích cho ông đâu. Chính ông là người phải giải thích cho tôi". Trước sự kinh ngạc của mọi người, Pêtanh đi vào bàn giấy và lát sau bước ra với một văn bản mà ông đọc to lên: "Thưa ông bộ trưởng, sau những lời giải thích của ông". "Tôi không hề giải thích với ông" Măngđen phản đối "Ông phải bỏ đoạn đó đi". Thế là ông thống chế viết lại thư, nó chỉ là bức thư xin lỗi nhạt nhẽo mà ngay tối hôm đó Măngđen đọc cho Tổng thống và một vài người khac nghe. Có kỳ cục không?
- Khó có thể tin được thật - Lêa lắc đầu nói - Làm sao ông biết được tất cả những chuyện đó?
- Tôi nghe Pômarê kể lại.
- Thế còn ai đưa cái tin về âm mưu kia?
- Một kẻ tên là Gioocgiơ Rux, nhà văn, luật sư và cộng tác viên của tờ Dòng sông Girông. Người ta bắt ông ta nhưng ngay sau đó lại thả ra.
- Trong thời kì ấy, ở Boócđô, chắc phải lắm chuyện lắm. - Lêa mơ màng, tay xoay xoay cốc rượu vang.
- Tôi chưa bao giờ chứng kiến những sự lạ lùng đến thế. Cô thử hình dung xem: hai ttiệu người tị nạn trong các thành phố này, không còn một căn buồng nào bỏ trống. Ở khách sạn Boócđô, Xplăngđit, người ta thuê ghế bành trong tiền sảnh. Cả Pari dồn về Boócđô. Đâu đâu người ta cũng phải bạn bè, người quen, cuối cũng người ta quên đi cảnh lưu đầy để chỉ giữ lại niềm hứng thú những buổi hội ngộ. Ở mái hiên các tiệm cà phê, người ta thay đi dổi lại danh sách dự kiến nội các. Người ta nối đuôi dài trước các lãnh sự quán để xin hộ chiếu. Mấy bộ trưởng khuyên gia đình Rotsin ra đi tuy không một ai nghĩ người Đức có thể tới tận Boócđô. Khách sạn đều mở cửa từ 10h. Buổi chiêu, tôi ngồi truyện gẫu với người này, người nọ. Buổi tối tôi lang thang ở các vườn hoa để tìm một tâm hồn đồng điệu. Không có gì kí©ɧ ŧɧí©ɧ người ta sa đoạ như những giờ phút nghiêm trọng. Ái dà! Người ta không biết ngày mai sẽ ra sao, và phải biết sống gấp. Vả lại, cần phải lãng quên trong truỵ lạc hay trong rượu chè khi người ta là khán giả bất lực trước sự băng hoại của cả một quốc gia. Không bao giờ tôi dám nghĩ lại óc thể chứng kiến bấy nhiêu cảnh hèn nhát. Chúng ta là những lão già bạc nhược của một đất nước già nua đã tự huỷ hoại từ trong lòng mình từ 200 năm nay. Đành phải chấp nhận thôi.
- Tôi thì tôi không muốn chấp nhận. Tôi không phải là một trong những ông già ông nói toíi nay.
- Vâng, có thể là cô không chấp nhận. Nhưng họ ở đâu, những chàng trai cường tráng nhẽ ra phải bảo vệ cô? Tôi thấy trên đường đi họ xô đẩy những người thường dân khϊếp hãi, vứt súng đi để chạy nhanh hơn, béo tốt, bụng phệ, hói đầu trước tuổi, chỉ mơ màng chuyện những ngày nghỉ được trả lương, chuyện an toàn và hưu trí.
-Ông im đi, bản thân ông đã làm gì? Quân phục của ông đâu? Súng ông đâu?
- Ồ! Cô bạn thân mến, cũng như mọi kẻ thuộc loại tôi, tôi kinh tởm súng đạn. - Raphaen làu bàu - Chúng tôi chỉ yêu bộ quân phục như là "thứ dấm ớt" cho những cuộc ái ân của mình. Đấy, cô nhìn xem, những kẻ chiếm đóng dễ thương kia, tóc hung, da rám nắng, vừa cường tráng, vừa dịu dàng, tựa những thiên thần La Mã. Tôi thèm đến nhỏ dãi ra được.
- Ông thật ghê tởm!
- Không đâu, cùng lắm cũng chỉ là một đứa hiện thực chủ nghĩa thôi. Tinh hoa tuổi trẻ Pháp đã bị mai một hay câm tù nên tôi bắt buộc phải quay về phía nước ĐỨc. Cô bạn thân mến, cô hãy tin tôi, cô cũng phải làm như tôi, nếu không cô sẽ già trước khi chiến tranh kết thúc. "Nếu tin tôi, cô hãy hái những bông hồng của cuộc đời".
- Ông hãy để yên Rôngxa và nói cho tôi biết công việc ông thì hơn.
- Cô bé tò mò, cô có muốn tôi nói kỹ hơn về ông tu sĩ dòng Đôminic không nào? Một điều bí mật không đáng để cho lọt vào đôi tai xinh đẹp cảu cô đâu. Cô nhìn món dâu nước tây kia kìa: cô có thèm nhỏ dãi ra không nào? Và có những quả phúc bồn tử kia nữa? Kìa, chào anh bạn thân.
- Chào Man! Anh có cô bạn xinh đẹp quá. Thế nào, anh giới thiệu tôi đi chứ!
- Xin lỗi đầu óc tôi để đi đâu nhỉi? Lêa, tôi xin giới thiệu Risa Sapông, bạn tôi, chủ nhiệm tờ Dòng sông Girông. Risa đây tiểu thư Đenmax.
- Chào cô, tôi rất vui mừng được gặp cô, dù cô đang ngồi với ông bạn chẳng ra sao - Anh ta vừa nói vừa nháy mắt - Xin cô đừng ngần ngại tìm gặp tôi nếu cô cần. Tôi sẽ rất sung sướиɠ được giúp đỡ cô.
- Cảm ơn ông.
- Tạm biệt Man.
- Tạm biệt.
Hai người im lặng cho đến khi ăn xong. Phòng ăn ngày một vơi dần. Vốn không quen uống rượu, Lêa có phần ngây ngất.
- Mời cô, chúng ta đi dạo vài bước.
Trời nóng bức ngột ngạt.
- Bao giờ tôi gặp lại cô. cô Lêa?
- Tôi không rõ. Ông ở Pari, tôi ở đây. ông có vẻ thoải mái, sung sướиɠ, còn tôi thì không.
- Cô gái bé bỏng, tôi cải chính với cô làm gì? Tôi có những giờ phút sung sướиɠ, nhưng hạnh phúc trọn vẹn thì không bao giờ. Mỗi nỗi đau nhức nhối, mơ hồ và sâu xa không bao giờ buông tha tôi. Lúc tuổi hai mươi, tôi muốn viết một cuốn sách tuyệt vời, giờ đây tôi sẵn sàng bằng lòng với một cuốn sách tốt. Vì, cô Lêa này, cuốn sách ấy, tôi luôn luôn mang nó trong lòng. Công việc nhà văn là công việc duy nhất tôi yêu mến thực sự và cũng là công việc duy nhất tôi không sao làm nổi. Mọi cái đều làm tôi hứng thú và lôi cuốn tôi, tôi không chuyên tâm được bao giờ. Tôi có tham vọng một niềm vinh quang tương lai, nhưng tôi không có tham vọng hằng ngày. Tất cả làm tôi chán ngán rất nhanh chóng. Tôi yêu mọi người và không yêu ai cả, tôi yêu trời nắng lẫn trời mưa, yêu cả thành thị lần nông thôn. Trong thâm tâm mình, tôi luyến tiếc cái thiện, danh dự và những quy luật mà mình không bao giờ quan tâm. Tuy giận tai tiếng của mình, tôi vẫn có nhược điểm khoe khoang về tư tưởng đó. Cái làm hại tôi, cô biết không, là chỗ tôi không phải là một kẻ hư hỏng tuyệt đối, ở chỗ khoan dung đến quái gở, thông thường là vì hèn nhát, và không phải giả vờ là một người đạo đức nửa vời, nghĩa là xét cho cùng thì cũng như mọi người, thích những chàng trai hư hỏng hơn những kẻ xảo trá: chúng vỗ ngực là kẻ có danh giá trong lúc chúng chẳng hơn gì tôi. Tôi không tự yêu mình, nhưng tôi muốn cái tốt cho mình.
Câu nói cuối cùng làm Lêa bật cười.
- Tôi tin chắc ông sẽ là một nhà văn lớn.
- Chẳng có gì quan trọng! Để tôi xem. Có thể người ta sẽ đọc tôi sau khi tôi chết... Nhưng tôi chỉ nói về tôi, trong lúc người đáng nói chính là cô. Cô nên đến Pari, đừng ở đây nữa.
- Cha tôi cần đến tôi.
- Tốt quá. - Raphaen có vẻ hài hước - Cô gái tốt bụng thật! Tinh thần gia đình, đẹp đẽ thật! Nhân nói chuyện gia đình, cô nên thưa với ông bac, tu sĩ dòng Đôminic của cô, là phải thận trọng. Trong bài báo của mình, tôi không nói tới việc tôi đã khám phá, nhưng người khác có thể nói.
Hai người khoác tay nhau dạo bước. Lêa giữ ông ta lại và ngước đôi mắt long lanh nhìn ông ta.
- Cảm ơn, ông Raphaen, tôi sẽ không bao giờ quên.
- Cảm ơn về cái gì? Tôi chưa nói gì với cô hết. Đến chỗ kia, chúng ta sẽ chia tay. - Ông ta vừa nói vừa chỉ tay nhà thờ Xanh Ơlali - Nếu cô sùng đạo thì cô đốt một ngọn nến cho tôi. Tạm biệt cô bạn xinh đẹp, xin cô chớ quên tôi. Nếu cô cần gặp tôi, xin cô gửi thư đến nhà xuất bản Galima, đại lộ Raxpay. Người ta sẽ chuyển cho tôi.
Ông ta hôn Lêa với một niềm cảm xúc mà ông ta không tìm cách che giấu.
- Phố Xanh Giơnex rất gần đây thôi.
Raphaen giơ tay ra hiệu lần cuối cùng rồi rảo bước.
Lêa bước vào nhà thờ. Sau cái nóng như thiêu như đốt ngoài trời, không khí mát mẻ trong nhà làm nàng rùng mình. Bất giác nàng lấy một cây nến, bỏ mấy đồng tiền vào hôp và đốt nến. Tay cầm nến, nàng bước tới tượng nữ thánh Teredơ mà mẹ nàng vốn tỏ lòng thành kính đặc biệt. "Má ơi!..." - Nàng ngồi xuống trước bàn thờ, nước mắt giàn giụa... "Phố Xanh Giơnet rất gần đây thôi...""Vì sao ông ấy lại bảo mình thế? Ở Xanh Giơnet có gì?". Cái tên phố này nhắc nàng điều gì đó, nhưng là gì? Không nhớ được, bực thật. Hai giáo sĩ đi qua. A! Bác Adriêng!... phố Xanh Gionet là địa chỉ của tu viện dòng Đôminic. Thế là nàng hiểu tại sao Raphaen đã tiễn nàng đến tận đây. Nàng cần báo gấp cho bác Ađriêng.
Đường phố Xanh Giơnet vắng tanh dưới nắng hè. Cảnh cửa tu viện mở ngay tức khắc.
- Cháu cần việc gì? - Một tu sĩ già hỏi Lêa.
- Cháu muốn gặp cha Đenmax, bác cháu. Cháu là Lêa Đênmax.
- Cha Ađriêng đi vắng đã vài hôm nay.
- Có việc gì thế, cha Gioocgiơ? - Một tu sĩ cao lớn, nét mặt nghiêm trang nhưng hiền từ với mái tóc bạc trắng như cước vừa bước vừa hỏi.
- Tiểu thư Đenmax muốn gặp cha Ađriêng.
- Chào cháu. Chắc hẳn cháu là con gái ông Pie Đenmax? Bác biết mẹ cháu, một người đàn bà tuyệt vời. Cầu chúa ban cho cháu lòng can đảm để chịu đựng nỗi đau đớn!
- Xin cảm ơn Cha.
- Bác cháu không có mặt. - ông nói tiếp, lạnh lùng - Cháu có việc quan trọng cần nói với ông ấy?
- Bác cháu phải... - Lêa bất giác ngừng lời.
- Ông ấy phải làm sao?
Vì sao nàng không thể nói mục đích mình đến đây? Trong lòng nàng có một mối ngờ vực không sao hiểu nổi.
- Bác là bậc trên của bác cháu: cháu phải nói cho bác biết vì sao cháu cần gặp ông ấy.
- Ba cháu có việc cần gặp bác cháu ngay. - Lêa vội đáp.
- Để làm gì?
- Cháu không rõ.
Ông già lạnh lùng nhìn Lêa. Nàng không chớp mắt nhìn lại.
- Để bác cháu về, bác sẽ báo là cháu đến thăm và cha cháu cần gặp ông. Tạm biệt cháu, cầu Chúa phù hộ cháu!
Ngoài trời, làn gió nhẹ vẫn không mang lại một chút mát mẻ nào. Lêa cảm thấy như tấm áo dài dính chặt vào da thịt. Làm sao gặp được bác Ađriêng? Còn thiếu uý Valêri, anh ấy ở đâu? Anh ấy có nói tới bến tàu. Nhưng bến tàu nào? Chán nản, Lêa dừng bước. Người duy nhất có thể cho nàng biết là Raphaen. Vất vả mãi, nàng mới tới được đường Sơvrơuyx và toà biệt thự lỗng lẫy, trụ sở toà báo Dòng sông Girông. Người ta cho nàng biết ông Man vừa trở về Pari.
- Con đĩ ấy hỏi ai thế? - Có tiếng từ một buồng giấy vọng ra.
- Một cô gái, thưa ông chủ nhiệm.
- Một cô gái hỏi Man à? Để xem có việc gì. Mời cô ấy vào.
Miễn cưỡng, Lêa bước vào. Không có một ai.
- Tôi ở đây, tôi vừa đánh rơi chồng sách.
Tiếng nói phát ra từ dưới chiếc bàn ngập sách báo, thư từ, hồ sơ. Lêa nghiêng mình nhìn xuống.
- A! Tiểu thư Đenmax! Xin cô một phút.
Risa Sapông đứng dậy, hai tay bê một chồng sách, đặt lên ghế bành vì trong phòng hết cả chỗ.
- Cô muốn gặp Man phải không? ông ta đi rồi. Tôi lấy làm ngạc nhiên là một cô gái xinh đẹp của một gia đình tyệt vời ở Boócđô lại giao thiệp với một kẻ thuộc loại đó. Chắc hẳn là do lề thói của thời đại. Tôi có thể thay thế hắn chăng?
Lêa ngập ngừng. Hỏi thế nào mà không làm cho tay nhà báo này băn khoăn? Liệu có thể tin cậy anh ta được không?
- Làm thế nào để rời khỏi nước Pháp được? - Nàng nói một hơi.
Nét mặt Risa Sapông tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên và ngay sau đó là một thoáng kinh hoàng. Anh ta chậm rãi bước ra đóng của lại.
- Và cô muốn đặt câu hỏi đó với Man hả?
Lêa cảm thấy phải thân trọng. Nàng làm bộ hết sức thơ ngây.
- Vì ông ấy là nhà báo nên tôi nghĩ hẳn ông ấy phải biết có thể rời khỏi nước Pháp hay không?
- Mọi cái đều có thể, nhưng câu hỏi ấy, thổi ra từ miệng một cô gái, làm tôi ngạc nhiên. Cô biết người nào muốn rời khỏi nước Pháp?
- Không ai hết, tôi chỉ muốn hỏi cho biết thôi.
- Thưa cô, cô còn trẻ lắm và cũng dại dột lắm. Cô nên biết rằng trong tình thế hiện nay, người ta không đặt những câu hỏi để "chỉ muốn hỏi cho biết thôi".
- Vậy chúng ta đừng nhắc tới nữa. - Lêa làm bộ vui vẻ đáp - Tôi rất ân hận đã quấy rầy ông.
- Thưa tiểu thư thân mến, cô không bao giờ quấy rầy tôi đâu. - Sapông nói, giọng đùa cợt kiểu xã giao - Việc quan trọng phải không cô - Anh ta nói nhỏ trong lúc tay đặt lên núm cửa.
- Không - Lêa thầm thì - Rồi nàng bỗng thay đổi ý kiến và nói thêm - Ông có thể nói với Ađriêng Đenmax, bác tôi, là bác ấy nên thận trọng không?
- Ông tu sĩ dòng Đôminic phải không?
- Phải.
- Cô khỏi lo, tôi sẽ nói.
- Cảm ơn ông nhiều lắm, tạm biệt.
Nàng nhảy lên tàu lúc tàu bắt đầu lăn bánh. Hết chỗ ngồi, Lêa đứng ngoài hành lang, ngắm nhìn vùng ngoại ô Boócđô, nhà máy, vườn rau của công nhân đường sắt, đồng ruộng, làng mạc, nhà ga. Nàng cố điểm lại công việc trong ngày, tự trách mình thiếu thận trọng. Liệu do thái độ, nàng có gây nên một loạt tai hoạ không? Nói với ai bây giờ, tin cậy vào ai được? Tàu tới Lănggông lúc chín giờ.
- Con, con đi đâu về? Cả nhà hết sức lo sợ. - Pie đenmax ôm chặt Lêa vào lòng và kêu lên.
Cả nhà đang ngồi trong phòng khách, nghe Phrăngxoadơ chơi đàn, bỗng đứng vụt dậy. Cami, mắt long lanh, nhìn nàng chằm chằm. bà già Ruýt hỉ mũi dữ dội, Lida khua khua đôi bàn tay mập ú! Anbectin gãi gãi cổ họng, Becnađet thở dài sườn sượt, còn Phrăngxoadơ thì nhíu mày. Chỉ riêng Lôrơ vẫn tiếp tục giở một cuốn sách.
- Con đi Boócđô thăm bác Ađriêng.
- Đi Boócđô, trong lúc nhung nhúc bọn Bôsơ ấy! - Busactô thốt lên.
- Bác ơi, bác đừng gọi nười Đức là bọn này, bọn nọ nữa. - Phrăngxoadơ cãi lại với thái độ khó chịu mà Lêa cho là quá đáng - Họ không thích như thế đâu.
- Thưa tiểu thư, chúng chỉ đáng là "bọn" thì tôi cứ gọi là "bọn".
Phrăngxoadơ nhún vai.
- Sao cháu không cho bác biết cháu đi thăm bác Ađriêng, để bác cùng đi? Giá mẹ cháu còn sống thì chắc hẳn cũng rất sung sướиɠ được gặp bác ấy.
Một bầu không khí im lặng ngượng ngùng đè nặng lên căn phòng. Lêa ngước nhìn cha, vừa kinh ngạc vừa buồn bã. Tội nghiệp, ba thay đổi nhiều quá! ông có vẻ yếu hơn xưa nhiều với những lời lẽ đôi khi trẻ thơ. Ông, người che chở mặc nhiên của gia đình, giờ đây, người ta có cảm giác chính ông là người cần được chở che.
- Con xin lỗi ba.
- Ba van con. con yêu quý, con chớ làm như thế nữa. Ba lo sợ quá chừng. Thế con có gặp bác con không?
- Không, bác con đi vắng.
- Hôm đưa tang Idaben, ông ấy cũng không có mặt. - Becnađet làu bàu.
- Chị chưa ăn tối, chắc chị đói rồi - Cami lên tiếng - Để tôi sửa soạn cho chị. Chị xuống bếp nhé.
Lêa đi theo Cami. Nàng mở tủ lạnh.
- Chị ăn trứng rán nhé?
- Rất tốt - Lêa đáp và ngồi vào bàn.
- Thế nào? - Cami vừa đánh trứng vừa hỏi.
- Ở Lănggông, thiếu uý Valêri không gặp trở ngại gì, ở Boócđô cũng vậy, tôi tin như thế. Tôi gặp Raphaen Man ở ga Xanh Giăng. Cô có còn nhớ nữa không, tôi đã nói với cô về ông ta. Chúng tôi cùng ăn trưa với nhau. Theo chỗ ông ta nói với tôi thì bác Ađriêng rất có thể là ông tu sĩ dòng Đôminic trong cuộc.
- Tôi không lấy gì làm ngạc nhiên về bác ấy cả. Cami vừa nói vừa cho một lát bơ mỏng vào chảo.
- Tôi không hiểu sao nữa. Không nên tuân theo chỉ thị của thống chế Pêtanh hay sao? Thống chế không phải là cứu tinh của nước Pháp, là cha già của mọi người Pháp, như bác Lida và bác Becnađet nói, hay sao?
- Tôi cũng không biết, nhưng tôi nghĩ bổn phận của mọi người Pháp là chống lại kẻ thù.
- Nhưng chống lại thế nào? Cô bảo chúng ta phải làm gì?
- Cho đến nay tôi chưa biết thế nào hết, nhưng rồi tôi sẽ tìm cách - Cami đáp và đặt đĩa trứng trước mặt Lêa.
- Cảm ơn cô.
- Sắp hết mùa hái nho rồi. Thế mà ba chị chưa nói chuyện gì hết.
- Đúng thể, tôi quên khuấy. Để mai tôi hỏi ông.
Lêa ngồi ăn, im lặng một lát, rồi hỏi:
- Cô không thấy ít lâu nay ba tôi có vẻ khác thường hay sao?
Một phần mùa màng bị thiêệt hại vì không đủ người hái nho. Tuy mọi người ở Môngtiac đều tham gia, nhưng vì không quen nên mặc dù cố gắng, phụ nữ vẫn chậm chạp và lúng túng. Chỉ riêng có Lêa và bà Ruýt là làm việc có kết quả ra trò. Vì sức khoẻ không phù hợp với công việc thu hái, Cami giúp bà Phaya và bà lão Xiđôni dắt xe do hai con bò kéo và lo cơm nước.
Lêa pgải chỉ huy công việc tổ chức thu hái nho vì Pie Đenmax hết sức thờ ơ. Ngay đến Phaya, người trông coi hầm rượu, cũng không tỏ rõ năng lực vốn có của mình, sau khi không có tin tức của con trai. Ông đờ Acgila cũng chỉ có thể giúp một vài ý kiến vì ở Rosơ Blăngsơ, ông cũng ở trong một tình trạng khốn đốn.
Lêa kiêu hãnh khước từ sự giúp đỡ tự nguyện của các "vị khách" Đức, mặc dù Phrăngxoadơ khẩn khoản yêu cầu và khi thấy nho thối rữa trên cành, nàng gần như phát điên lên.
Vào mùa thu năm 1940 này, mọi việc đều trục trặc. Mọi người cùng bà Ruýt đi sục sạo hết vùng quê để tìm mua lợn, thỏ, gà, vịt nhưng chỉ mang được mấy con gà nhép gầy gò, chết mất đến một nửa và một con lợn có vẻ khó nuôi.
Lêa không hay biết gì về tình hình tài chính của gia đình. Nàng vẫn đinh ninh bố mẹ giàu có. Nhưng cha nàng cho biết phần lớn tài sản của họ nằm trên các đảo và một số công việc đầu tư trước chiến tranh rơi vào tình trạng tồi tệ.
- Chúng ta không còn tiền bạc nữa? - nàng hỏi và ngờ vực.
- Không còn, ngoài tiền cho thuê nhà ở Boócđô.
- Bao nhiêu mỗi tháng hả ba?
- Ba không rõ, con hỏi mẹ con ấy, mẹ con lo tất cả việc đó.
"Hỏi mẹ con"... Đã biết bao lần, nàng nghe câu nói ấy? Hình như nhiều lần trong ngày. Lúc đầu, nàng không chú ý gì tới, gnời việc câu nói ấy làm mình phiền lòng. Nhưng càng ngày nàng càng cảm thấy một nỗi sợ hãi mà nàng không dám nói tới. vả lại, mọi người trong gia đình đều có cùng một cảm giác ấy. Một hôm. Lêa tập trung hết can đảm đề cập vấn đề đó với bác sĩ Blăngsa khi ông tới khám cho Cami.
- Tôi biết cách đây ít lâu, tôi đã quy định cho ông nhà cách điều trị. Phải kiên nhẫn, ông chưa hết choáng.
- Nhưng tôi có cảm giác ngày càng thêm nghiêm trọng, ba tôi hoàn toàn thờ ơ, xa vắng. Tôi sợ lắm.
- Thôi, thôi nào, cô chớ chán nản. Cùng với bà Ruýt, cô là người duy nhất có trách nhiệm với gia đình. Tôi không nói tới bà Cami, vì chỉ ít lâu nữa, bà ấy có thể trở về Rosơ Blăngsơ.
- Cô ấy đã có thể về kia à?
- Cô không lấy thế làm vui thích à? Tôi tưởng cô khó chịu về sự có mặt của bà ấy.
Lêa nhún vai, khó chịu.
- Hoàn toàn không. Cami ở đây rất có ích và tôi đã hứa với Lôrăng chăm sóc cô ấy.
- Cô có tin tức gì mới không?
- Có, một bức thư hai nhăm dòng, trong đó anh ấy cho biết anh khoẻ mạnh và hỏi xin giày dép, quần áo và thuốc hút. Hôm qua, chúng tôi đã gửi một gói hàng cho anh. Về giày dép thì thật vất vả. Chính Phrăngxoadow đã kiếm được nhưng không chịu nói bằng cách nào: những chiếc giày tuyệt vời, đế cơrêp.