ĐOẠN 19
Hà nói:
-Chẳng trách bà xin nghỉ việc đột ngột thế. Mà chồng cũ của chị là vị đại gia nào vậy?
-Tổng giám đốc của Tập đoàn Trần Thái… Trần Việt Duy.
Hà được một phen sốc toàn tập, con bé há hốc mồm, hai mắt mở to nhìn tôi không hề chớp. Bỗng dưng nó kêu chân tay bủn rủn rồi nằm sõng soài ra đất, mấy giây sau mới ngồi bật dậy nói:
-Chị Trúc, chị tát cho em phát xem nào. Từ lúc đặt chân đến đây em cứ như người nằm mơ thôi, toàn những tin động trời.
-Mày không mơ đâu.
-Ông Duy là chồng chị mà sao hôm gặp nhau ở Khách sạn cứ như người dưng nước lã thế? Dù đã ly hôn nhưng ít nhất cũng phải chào nhau một câu chứ nhỉ?
-Tính ổng thế, đã ghét ai là không buồn liếc mắt, coi như không khí luôn.
-Gớm. Ghét bà thì đã chẳng đưa bà về đây, chắc tính nối lại tình xưa đây mà.
-Không. Ổng nói thẳng với chị là không yêu chị nữa rồi. Cả hai sống chung nhà là vì con gái của bọn chị thôi.
-Thế chị còn yêu ổng không?
Tôi khẽ gật đầu thay cho câu trả lời, cùng lúc cũng thở dài nói:
-Sớm muộn gì Duy cũng sẽ kết hôn với người môn đăng hộ đối, mẹ anh ấy đã chọn đối tượng cho rồi. Cô ấy có qua đây mấy lần, nhìn xinh gái, nết na lắm, còn có được tình yêu của con gái chị nữa.
-Ông Duy thì sao, cũng thích cô ta à?
-Chị không rõ. Duy có từ chối mẹ mấy lần vì nghĩ cô ấy lấy mình sẽ thiệt thòi, nhưng lại không hề né tránh sự thân mật mà Thục Anh dành cho ổng.
-Chị còn yêu thì giành lại ông ấy đi. Có chồng vừa giàu vừa đẹp trai như vậy mà để tuột mất thì tiếc bỏ xừ.
-Bọn chị hết phận rồi, chị không muốn cưỡng cầu đâu, đau lòng lắm. Qua cái tuổi yêu đương cuồng nhiệt rồi, giờ chỉ mong đoạn đường đời còn lại thật bình yên và được ở bên cạnh Tuệ Nghi đến khi con bé trưởng thành.
-Bà hâm thế, muốn ở bên con lâu dài thì phải có lại trái tim của ông ấy. Lỡ ông Duy lấy vợ khác, rồi mụ vợ đó đuổi chị đi, không cho chị nhận con, ghét bỏ con chị thì sao?
Sẽ không có chuyện Duy để người khác ghét bỏ Tuệ Nghi đâu. Dù cho sau này anh có lấy Thục Anh hay là bất kì ai đi nữa, tôi tin anh sẽ bảo vệ con bé một cách tốt nhất. Còn về chuyện khi nào tôi bị đuổi đi, một tuần sẽ được gặp con gái mấy lần thì cứ để tương lai tính tiếp đi.
-Đến đâu hay đến đó, chứ nói trước thường bước không qua.
-Chị thật là… Mà sao chị quen được ông Duy rồi kết hôn thế?
Tôi không muốn nhắc nhiều về quá khứ và sự thật đằng sau nên chỉ kể qua cho Hà nghe rằng tôi gặp Duy khi làm ở Khách sạn của anh, lấy nhau một thời gian thấy không hợp thì chia tay. May mà Hà nghe xong thì không thắc mắc nhiều vì chắc nó nghĩ Duy xuất thân là con nhà tài phiệt, thiếu gia nhà giàu thì thường không chung tình mà chỉ ngẫu hứng nhất thời, thích thì cưới, không thích nữa thì bỏ là chuyện rất bình thường. Chưa kể xung quanh Duy còn có rất nhiều người phụ nữ có gia thế tốt muốn tiếp cận anh, tôi chẳng qua cũng chỉ là một sự lựa chọn trong muôn vàn lựa chọn của anh mà thôi.
Cả buổi hôm đó, hai đứa chúng tôi kể rất nhiều chuyện từ ngày tôi nghỉ việc ở Khách sạn đến giờ. Sau đó thì dẫn Hà đi thăm quan một vòng tầng một và diện tích xung quanh căn biệt thự, con bé không ngừng tấm tắc khen sự giàu có, xa hoa nơi đây, nó còn nói đùa:
-Giàu quá chị ơi, toàn đồ xịn sò thôi, cái gì cũng cao cấp hiện đại cả. Thế này mà em có tắt mắt cầm nhầm một cái gì đó nho nhỏ bỏ vào túi chắc cũng không ai để ý đâu nhỉ. Nhiều đồ vậy cơ mà.
-Ngẩng đầu lên đếm xem nhà này có bao nhiêu cái camera nhé, chưa kể camera chạy bằng cơm đang nhìn mày nãy giờ đâu. Tai mắt của ổng cả đấy, léng phéng là mày được quy cho tội ăn cắp, ăn trộm đấy.
-Sợ thật. Sống mà cứ có người dán mắt đến mình thì thở thôi cũng thấy áp lực.
-Lạ thì ghét thật, nhưng quen rồi thì bình thường.
-Chị hỏi ông chồng cũ của chị xem có tuyển người giúp việc nữa không, cho em xin một chân. Làm ở đây có chị có em cho vui.
-Chị không hỏi đâu vì chắc chắn Duy sẽ không nhận mày. Với lại chị ở tiệm bánh cả ngày, nếu mày có đam mê làm bánh thì đến tiệm làm việc với chị, lời lãi bao nhiêu thì chia đôi.
-Nhưng em có biết làm bánh đâu.
-Không biết thì học, chị dạy mày. Chứ làm việc ở đây không dễ thở, Duy khó tính lắm đấy.
Hà ngẫm nghĩ ít phút rồi cũng đồng ý lời mời của tôi. Một tuần đầu chưa tìm được phòng trọ, con bé vẫn ở chung với tôi, cũng vì thế mà Duy không làm ăn được gì nên anh hay cáu kỉnh, kiếm chuyện vô cớ nhiều hơn, nhiều khi nửa đêm đang thiu thiu ngủ tôi lại nhận được tin nhắn của anh:
-Đến bao giờ bạn cô mới đi hả? Ở đây một tuần rồi đấy, hỏi cô ta xem có biết ngại không?
-Bọn tôi đi tìm phòng mấy hôm nay rồi nhưng chưa ưng cái nào cả, anh thông cảm cho nó nhé.
-Liên quan. Thông cảm cho cô ta thì ai thông cảm cho tôi? Nhà tôi không phải nơi tình thương mà chứa chấp người ngoài mãi được. Cô bảo cô ta nhanh chóng lên, có mỗi việc tìm chỗ ở cũng lề mề.
Tôi biết không phải Duy hẹp hòi đến mức bạn tôi đến ở có mấy ngày, ăn có vài bữa cơm mà anh tính toàn đâu, nhưng nếu để Hà đọc được những tin này chắc con bé sẽ tủi thân nhiều lắm.
Và rồi Hà cũng tìm được phòng như ý, ngay cái hôm con bé vừa dọn đi thì đêm đến Duy đã mò xuống phòng tôi. Nhưng đen cho anh là tôi lại đến tháng, Duy bực bội làu bàu với tôi một lúc, sau cùng không còn cách nào khác đành phải bỏ về phòng mình với vẻ mặt cau có khó coi. Thái độ đó của anh làm tôi chạnh lòng vô cùng, suy cho cùng anh tìm đến tôi cũng chỉ là để giải quyết nhu cầu, mỗi lần làʍ t̠ìиɦ xong cũng đều về phòng ngay mà không hề ở lại ngủ cạnh tôi một đêm nào cả. Nhiều khi tôi cứ thèm cái cảm giác của nhiều năm về trước, thèm cái cách anh dịu dàng nói chuyện, ân cần chăm sóc, quan tâm tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất, tiếc là… thời gian sẽ chẳng thể quay lại.
Ba hôm sau là ngày Duy nhận chức Chủ tịch ở Tập đoàn D&J. Sáng sớm anh đã dậy chuẩn bị, khi chúng tôi đăng ăn sáng thì Tuệ Nghi từ trên lầu đi xuống, thấy bố mẹ nhưng chỉ gọi duy nhất một mình Duy:
-Bố ơi!
-Ừ. Xuống ăn sáng rồi lát mẹ đưa con đi học nhé. Nay bố phải đến công ty sớm không đi cùng con được.
Tuệ Nghi có vẻ không vui, ngước đôi mắt tròn xoe nhìn Duy một lúc, rồi chợt nhớ ra chuyện gì, chớp chớp mi mắt nói:
-A… Hôm nay bố làm Chủ tịch.
-Ừ. Sao con biết hay thế? Bố nhớ là chưa khoe với con mà?
-Tối qua chú Trí kể với con ạ. Chú bảo bố làm Chủ tịch, chức to ơi là to, ai cũng sợ bố cả.
Duy mỉm cười, nụ cười của anh dành cho con chất chứa rất nhiều tình yêu thương trong đó. Anh đẩy ly sữa đến cho con, không nói gì nhiều mà chỉ bảo con bé ăn sáng còn chuẩn bị đi học.
Khi Duy đứng dậy, lấy cà vạt vắt ở thành ghế sau lưng chuẩn bị đeo vào cổ thì Tuệ Nghi vươn bàn tay nhỏ xíu về phía anh, con nói:
-Con muốn làm, bố để con… Con thắt cà vạt cho bố.
Nói rồi, Tuệ Nghi treo lên bàn ăn, lấy cà vạt trong tay Duy, bảo bố ngồi xuống ghế. Duy bảo:
-Có biết thắt đâu mà tranh làm cơ chứ?
-Có mà. Bố dạy con đi.
-Đây, cầm tay đoạn này… Rồi. Tay này đặt bên trên, luồn vào đây… Đấy, thế là xong. Giờ sút lên cao một chút vừa cổ bố là được.
Dù đã được Duy cầm tay hướng dẫn tình tí một nhưng động tác của con bé rất lóng ngóng, ngay cả khi sút cà vạt lên cũng kéo mạnh một đường bó sát vào cổ Duy. Con bé hỏi:
-Được chưa ạ?
-Nới lỏng xuống nào, con muốn siết cổ bố đến tắt thở à?
Duy tiếp tục dạy con nới lỏng cà vạt, con bé ngắm nghía mấy giây rồi lại hỏi:
-Con thắt đẹp không ạ?
-Đẹp. Con gái bố cái gì cũng giỏi.
Tuệ Nghi cười hì hì, hai bàn tay nhỏ xíu áp vào má bố, chu môi bảo:
-Bố Duy đẹp trai.
-Nay biết khen bố đẹp trai nữa hả?
-Cô giáo con khen bố đẹp trai lắm. Còn bảo con phải thường xuyên để bố đưa đến trường, dẫn vào tận cửa lớp giao cho cô giáo mới được.
-Ồ… Cô còn nói gì nữa không?
-Cô bảo bố siêu giàu. Bạn con cũng bảo nhà mình giàu ơi là giàu, con muốn gì cũng có luôn, không như các bạn phải xin bố mẹ mãi mới được.
Duy gật gù, lắng nghe con nói tiếp:
-Chiếc kẹp tóc bố tặng con, bạn Tiên thích lắm nhưng bố mẹ bạn ấy không mua cho.
-Đó là phụ kiện cô Di thiết kế, phiên bản giới hạn chỉ có 5 chiếc thôi. Con và em An mỗi người 1 chiếc, 3 chiếc còn lại sớm đã có người đặt, bố mẹ bạn ấy đương nhiên là không mua được rồi.
-Có phải là rất đắt không ạ?
-Với nhà mình thì không đắt.
- Vâng ạ.
Mỗi cái phụ kiện bé xíu đã mười mấy triệu, vậy mà Duy bảo bình không đắt. Con còn bé, trên người đeo nhiều món hàng đắt giá quá khiến tôi không khỏi lo lắng, sợ là con sẽ gặp nguy hiểm dù rằng luôn có vệ sĩ để mắt đến mỗi khi ra ngoài.
- Đến giờ bố đi làm rồi, con ăn sáng tiếp nhé. Bố đi trước đây, chiều về bố đón.
- Vâng ạ. Con chào bố.
- Ừ.
Sau khi Duy rời đi, tôi cho Tuệ Nghi ăn xong thì đưa con bé lên trên phòng thay quần áo rồi gọi tài xế đưa hai mẹ con đi học và đến tiệm bánh.
Nếu cuộc sống của chúng tôi cứ bình dị trôi qua từng ngày thì tốt rồi, cùng nhau dùng bữa, cùng nhau đến trường và đi làm, nhưng ngặt nỗi an yên chưa được bao lâu thì sóng gió lần lượt kéo đến. Đầu tiên phải kể đến chuyện Thục Anh qua nhà sống với chúng tôi.
Một hôm, tôi cùng bố con Duy vừa về đến nhà liền thấy Thục Anh đang ngồi ở phòng khách bấm điện thoại. Tuệ Nghi thấy cô ấy đến thì ngay lập tức buông bàn tay nhỏ xíu đang nắm tay tôi ra, tức tốc chạy đến bên Thục Anh, giọng vui tươi gọi:
-Cô Thục Anh.
Nghe tiếng con bé, Thục Anh ngẩng đầu nhìn chúng tôi, cô ấy khẽ gật nhẹ đầu chào một tiếng “anh” với Duy rồi đặt điện thoại xuống mặt bàn, cúi thấp người giang tay để con gái tôi chạy nhào vào lòng. Cô ấy mỉm cười hỏi con bé:
-Tuệ Nghi, con đi học về rồi à?
-Vâng ạ. Cô Thục Anh sang chơi với con ạ?
-Ừ. Cô không chỉ sang chơi mà còn muốn ở bên con một thời gian. Không biết Tuệ Nghi có chào đón cô không?
-Có ạ. Con lúc nào cũng thích có cô chơi cùng hết. Lâu rồi không thấy cô sang, con tưởng cô không nhớ con nữa.
-Đâu có. Cô nhớ Tuệ Nghi lắm. Tại vì thời gian gần đây cô bận việc nên mói không qua thăm con được thôi. Sắp tới cô rảnh rồi, sẽ có nhiều thời gian ở bên con nè.
- Thật ạ?
- Ừ. Cô chưa từng nói dối con mà.
- Yeah. Có cô Thục Anh chơi cùng con.
Không ngờ sự xuất hiện của Thục Anh lại chiếm chọn sự quan tâm của Tuệ Nghi đến vậy. Lâu nay tôi còn nghĩ, Tuệ Nghi đã dần quen thuộc với mình, vậy mà lúc này tôi cảm thấy mình quá đỗi lạc lõng.
Cả tôi và Duy thoáng trông thấy vali ở gần cạnh Thục Anh, Duy có hỏi:
- Em mới đi đâu về à? Sao chưa về nhà mà đã qua đây?
Thục Anh rời vòng tay đang ôm con gái tôi. Cô ấy đứng dậy, nét mặt tươi cười vừa rồi đã biến mất, bây giờ chỉ còn biểu cảm buồn thiu, giọng điệu tủi thân nói:
-Em bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà, đang thành đứa vô gia cư rồi.
-Sao đuổi?
-Anh cũng biết đấy, em thích làm bác sĩ tâm lý, nhưng bố mẹ thì không muốn, bắt em phải về Công ty của anh họ làm việc. Em không chịu nên tranh cãi với bố mẹ một hồi thì bị đuổi đi luôn.
-Bố mẹ là muốn tốt cho em thôi. Em nên nghe lời bố mẹ, quay về nhà xin lỗi họ đi.
- Không đâu. Em lớn rồi mà, có suy nghĩ và ước mơ riêng, không muốn bố mẹ sắp đặt nữa đâu.
- Vậy giờ em tính đi đâu?
- Em muốn ở lại nhà anh.