Hồi Đáo Lê Triều

Chương 19: Truy Tìm Dấu Vết

Bóng dáng tỳ nữ Xuân Mai vừa lẫn vào đám đông rồi khuất hẳn sau lớp tường thành, thì Lê Đắc Hoàng liền nhìn Thu Đào khắp một lượt từ đầu đến chân, đoạn hắn vênh váo liếc mắt sang gã thương buôn nói bằng giọng kẻ cả:

- Hàng thượng phẩm đấy, ngươi liệu mà biết điều với lão Hoàng ta thì sau này không lo việc kiếm chác ở kinh đô Đại Việt nhé!

Gã thương buôn ra vẻ biết điều, hai bàn tai đang vào nhau chấp trước ngực lễ phép nói với Lê Đắc Hoàng, vẫn cái giọng lơ lớ chẳng tròn vành rõ chữ, nghe là biết ngay chẳng phải người bản xứ:

- Hoàng đại ca, tôi có bao giờ để huynh thiệt đâu nào!

Đoạn hắn khoát tay một cái, tên thủ hạ đứng bên cạnh liền mang đến một chiếc hầu bao màu vàng to tướng, trong đó có vẻ chứa đầy tiền nên chiếc túi no căng phát ra tiếng kêu xột xoạt của kim loại cọ xát vào nhau. Tên thủ hạ đặt túi tiền vào tay Lê Đắc Hoàng rồi khoe mẻ giúp cho chủ nhân:

- Thưa Hoàng Đại Ca, giá gấp đôi hàng thường đấy ạ!

Lê Đắc Hoàng cười khoái trá thảy thảy túi tiền vài cái để đo sức nặng rồi cho vào ngực áo cất đi trước sự hoang mang của Thu Đào. Nàng lờ mờ nhận ra mình đang bị bán cho tên thương buôn phương Bắc liền giãy giụa và lớn tiếng nói:

- Các ngươi muốn làm gì? Mau thả ta ra, cha mẹ ta sẽ đem tiền đến trả, ai cho các ngươi cái quyền buôn bán người trái phép thế này!

Cả bọn chúng nó cười ha ha mặc cho Thu Đào quyết liệt chống cự hòng thoát khỏi tay lũ khốn kiếp, hai tay nàng bị một tên cao lớn khóa chặt sau lưng, càng giãy giụa hắn lại càng siết chặt khiến nàng đau đớn như muốn gãy cả xương cổ tay.

- Tiểu cô nương, ba trăm quan tiền làm sao sánh với giá nghìn vàng của nàng ở Hồng Hoa Lầu chúng ta! – Tên thương buôn nham nhở vuốt râu cười hô hố trêu chọc.

Thoáng nghe qua cái gì mà "Hồng Hoa Lầu", linh tính và kinh nghiệm xem phim cổ trang hơn hai mươi năm mách với Thu Đào rằng phen này mình gặp họa rồi, nàng lại hét lớn mong được ai đó cứu giúp:

- Cứu ta với, bọn chúng giữa ban ngày dám bắt dân nữ vào kỷ viện, cái ngươi như mù như điếc hết hay sao!

Thu Đào tội nghiệp bị tên lâu la trói hai tay trước mặt rồi lôi đi xềnh xệch. Nàng nhìn những người qua đường hết người này đến người khác kêu cứu không dứt miệng, nhưng có vẻ thế lực của tên "trùm xã hội đen" thời phong kiến này khá mạnh, chẳng một ai dám đắt tội đến hắn. Nàng kêu cứu không được bèn chuyển sang tức giận hâm dọa bọn chúng:

- Lũ khốn các ngươi dám động vào bổn tiểu thư ta, trong nội thành dưới chân Thiên Tử mà dám hành động côn đồ, ta thề sẽ băm vằm các ngươi ra cho chó ăn. Cha ta là Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, hoàng thành này ai làm quan to hơn cha ta, ta sẽ bắt hết lũ các ngươi..

Thu Đào liên tục mắng nhiếc làm Lê Đắc Hoàng tức giận, hắn vung tay tát nàng một cái không thương tiếc:

- Bốp!

Rồi hắn thách thức:

- Đúng là đồ nữ lưu miệng mồm ngoa ngoắt! Ông tổ ngươi đây là lớn nhất hoàng thành này, không im cái mồm ông tẫn cho nhừ xương bây giờ!

Tên thương buôn đi cùng thấy gương mặt trắng trẻo mịn màng của Thu Đào in hằn năm ngón tay đỏ choạch, khoé miệng rướm cả máu vì cú tát quá mạnh làm dập môi, hắn sợ làm hỏng mặt ngọc, đem bán đi không được giá nên vội can ngăn:

- Ấy! Ấy! Hoàng đại ca bớt giận! Mặt của ả mà bị thương thì mất toi nghìn vàng của tiểu đệ! Để đệ khóa miệng ả lại là được chứ gì!

Nói xong hắn lấy một miếng vải rõ to vo tròn lại, nhét chặt miệng Thu Đào. Nàng bị đống vải thồn hết vào miệng chật cứng, đau đớn vô cùng, miệng toàn là vải không thể há to ra thêm chút nào, chỉ còn biết kêu lên "Um! Um!"

Thu Đào bị lôi lên một chiếc xe ngựa chở đến nhà kho trong phủ của Lê Đắc Hoàng, đợi sáng hôm sau tên thương buôn sẽ dắt theo nàng về phương Bắc. Người qua đường chỉ có thể đứng chỉ trỏ cảm thương cho cô gái, đối với họ thì tên lưu manh Lê Đắc Hoàng độc ác lắm mưu nhiều kế bắt bớ dân nữ này còn đáng sợ hơn tất cả những vị quan to họ chỉ nghe tên chứ không thấy mặt bao giờ. Ba năm nay, kể từ khi đệ đệ ruột của hắn là Lê Đắc Ninh được giữ chức thủ lĩnh một tiểu đội Cấm Vệ Quân thì tên lưu manh này đã không còn dừng lại ở việc trộm cướp lặt vặt, hϊếp đáp các tiểu thương trong thành, mà hắn chuyển hẳn sang cho vay lãi cắt cổ, mở sòng bạc, kỹ viện, thậm chí còn cấu kết với những gian thương phương Bắc buôn bán hàng quốc cấm, lừa gạt bắt dân nữ vào kỷ viện. Bá tánh trong thành ai nấy đều kiên dè hắn.

Sau một lúc náo động, chiếc xe ngựa bỏ đi trả lại sự bình yên cho buổi chợ phiên. Thỉnh thoảng lại có những cái lắc đầu thở dài dành cho vị cô nương trẻ tội nghiệp.

* * *

Mặt trời dần đứng bóng.

Sau mấy hôm liền cùng Lê Nhân Tông bận bịu chính sự hậu chiến, thêm cả việc thiết đãi đại quân toàn thắng trở về, mãi đến ngày thứ bảy Lê Hạo mới từ hoàng cung trở về Huy Văn Tự được, chàng không kịp thay xiêm y đã vội đến thỉnh an mẫu thân sau một tháng ròng xa cách. Sau vài lời ân cần hỏi thăm sức khoẻ, chàng xin phép mẹ cho đến phủ Điện Tiền để chúc mừng Nguyễn Đức Trung đại nhân được triều đình ban thưởng hậu hỉnh. Ngô phu nhân nhìn vào mắt đứa con trai bà rất mực thấu hiểu rồi rào trước một câu:

- Con đến chúc mừng Nguyễn đại nhân hay là để được gặp tiểu thư nhà ấy?

Lê Hạo bị mẹ đoán được tâm ý chỉ biết cúi đầu im lặng. Ngô phu nhân cũng không nở bắt bí chàng nên chỉ ẩn ý nhắc nhở thêm:

- Thu Hằng đối với con tình thâm nghĩa trọng, lại là con gái của ân nhân, con đến thăm nàng cũng đúng! Mau đi sớm về sớm!

Nói xong bà bưng tách trà lên nhấp một ngụm, rồi khoát tay ra hiệu cho con trai lui ra.

Lê Hạo ánh mắt ngưng lại một phút chốc khi nghe câu nói đầy ẩn ý của Ngô phu nhân. Chàng biết rõ lòng mẫu thân muốn báo ơn nên luôn mong chàng đặt tình cảm vào Thu Hằng để vẹn cả đôi đường, đôi lúc bản thân Lê Hạo cũng cảm thấy người mình nên yêu đúng là Thu Hằng. Tuy nhiên trái tim có lý lẽ riêng của nó, biết bao lần chàng muốn chủ động tiếp cận để xây dựng tình cảm với Thu Hằng, nhưng bóng hình của Thu Đào lại choáng ngợp cả tâm can, nhất cử nhất động chàng đều không thể nghe theo lý trí. Nhất là lúc Thu Đào tỉnh dậy sau bạo bệnh, chứng kiến nàng quên đi mình, quên đi bao nhiêu ân tình từ tấm bé, Lê Hạo thấy vô cùng chua xót. Nhưng giờ đây chàng chẳng thể làm gì hơn ngoài việc âm thầm cạnh bên quan tâm chăm sóc nàng. Bởi, chàng chính là người đã đưa ra quyết định vứt bỏ mỗi tình này. Mãi suy nghĩ nên một lúc sau Lê Hạo mới chấp tay vái chào mẹ trước khi rời đi, chàng nói:

- Mẫu thân hãy yên tâm, con sẽ biết cân nhắc!

Trên đường đi đến phủ Điện Tiền, Lê Hạo không ngừng suy nghĩ để tìm ra một lý do, một hành động bề mặt nào đấy để che giấu việc bản thân mình muốn gặp lại Thu Đào. Chàng mang theo một rương lễ vật để chúc mừng cho Nguyễn Đức Trung, khi tình cờ đi qua một cửa hiệu chuyên làm đồ trang sức, chàng cũng đã dừng lại đấy suy nghĩ một lúc rồi chọn một chiếc vòng ngọc thượng phẩm màu xanh non bắt mắt để tặng cho Thu Hằng. Vừa định dời bước tiếp tục đi, Lê Hạo lại vừa hay nhìn thấy một chiếc hoa cài đầu hình hoa đào bằng hồng ngọc rất đáng yêu, chàng dừng ánh mắt lại khá lâu rồi khẽ mỉm cười bước đến cầm lên ngắm nghía mấy lượt nữa, rồi bảo chủ cửa hiệu gói lại nốt cho mình.

Đến phủ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, Lê Hạo theo khuôn phép hành lễ chúc mừng xong chàng còn được mời ở lại uống trà. Thu Hằng cũng như bao lần chính tay châm trà ngon giúp cha đãi khách. Nàng rót đầy chung cho cha và Lê Hạo rồi cúi người hành lễ xin phép lui ra. Thu Hằng vừa định quay lưng thì Lê Hạo ngập ngừng đứng dậy lên tiếng:

- Nhị tiểu thư xin dừng bước!

Thu Hằng quay lại nhìn chàng, ánh mắt hồn nhiên đợi chờ chàng nói tiếp.

- À! Ta.. ta có cái này!

Ngoài Thu Đào ra, trước nay Lê Hạo chưa từng chủ động tặng quà cho nữ nhi nào nên khó tránh khỏi ngượng ngùng, nhất là khi chàng chỉ đang cố tình làm vậy để mong vun đắp tình cảm của đôi bên chứ không xuất phát từ tình cảm, thành ra ngôn hành có hơi gượng gạo. Ấp úng vài câu thì Lê Hạo lấy trong tay áo ra một chiếc túi nhỏ đưa cho Thu Hằng. Nàng lễ phép đưa hai tay ra nhận lấy rồi nhìn chàng nói với thái độ thăm dò:

- Tỷ tỷ từ sáng đã đi chợ phiên, lúc tỷ ấy về ta sẽ giao tận tay giúp Lê công tử!

Lê Hạo nghe câu nói của Thu Hằng thì bất giác thấy cô gái này thật đáng thương, nàng ta thậm chí còn không dám nghĩ bản thân sẽ được tặng quà nữa. Lê Hạo mỉm cười với nàng, rồi nhỏ nhẹ:

- Cái này là của nhị tiểu thư đấy! Mong nàng sẽ thích!

Thu Hằng vô cùng ngạc nhiên và hạnh phúc, trái tim nàng như muốn nhảy ra khỏi l*иg ngực vì quá đổi hân hoan. Nhưng vốn bản tính buồn vui không lộ mặt, ánh mắt nàng sáng lên một chút rồi lại bẻn lẽn nhìn sang cha. Nguyễn Đức Trung vuốt râu cười hiền:

- Tứ điện hạ đã có lòng thì con cứ nhận đi!

Lê Hạo cũng gật đầu nhìn nàng một lần nữa để xác nhận. Thu Hằng lúc này hai mắt đã long lanh do xúc động, nàng cúi đầu cảm ơn thêm một lần nữa rồi ý nhị rời đi để cha tiếp khách. Hai bàn tay Thu Hằng nắm chặt lấy chiếc túi đựng vòng ngọc cứ như thể nàng nới lỏng tay ra thì nó sẽ lập tức mọc cánh bay đi mất vậy.

Mùa thu se lạnh, phủ Điện Tiền đốt loại trầm thượng hạng, mùi hương tuy không nồng nàng nhưng lại thoang thoảng rất lâu, tỏa khắp các ngóc ngách của ngôi nhà. Chén trà nóng bốc khói cầm vào ấm tay, Lê Hạo đưa lên miệng hớp được một ngụm thì đã nghe thấy tiếng Xuân Mai văng vẳng từ ngoài cửa, và càng lúc càng gần:

- Đại nhân, phu nhân, nguy rồi, mau đi cứu đại tiểu thư! Đại nhân! Phu nhân!

Vừa nghe câu "đi cứu đại tiểu thư", Nguyễn Đức Trung đứng bật ngay dậy vội vã chạy ra, Lê Hạo bỏ tách trà xuống đánh "cạch" một tiếng rồi chạy như bay đến chỗ Xuân Mai.

- Thu Đào làm sao? Sao mà phải cứu! – Chàng nắm lấy hai vai Xuân Mai lắc lắc hỏi dồn.

Xuân Mai thở dốc, hớp lấy từng ngụm không khí mà đáp đứt quảng:

- Mau, lấy.. ba trăm quan tiền!

* * *

Lê Hạo dùng con ngựa tốt nhất của phủ Điện Tiền phóng như bay ra hướng ngoại thành, chàng đi trước một bước đến phủ đệ của Lạng Sơn Vương, tòa biệt phủ nằm ngay trên con đường duy nhất để đi đến trấn Lạng Sơn rồi qua ải Nam Quan để về phương Bắc. Trước khi đi chàng căn dặn Nguyễn Đức Trung lập tức cho người đi lùng sục tìm sào huyệt của Lê Đắc Hoàng trước, sau đó vào cung xin ý chỉ của Hoàng Thượng lệnh cho đóng cửa tất cả các cổng thành, ai muốn đi qua đều phải lục soát người ngựa hàng hóa, quyết tìm cho ra kẻ muốn mang Thu Đào ra khỏi thành.

Qua lời thuật về vụ việc ban sáng của Xuân Mai, bác Ký quản gia hốt hoảng cho hay rằng tên Hoàng đại ca đó vốn là kẻ lưu manh khét tiếng kinh thành vài năm nay. Có vài lần vâng lệnh ra khỏi phủ mua hàng hóa số lượng lớn bác Ký đã từng gặp hắn và chứng kiến cảnh hắn bắt bớ dân nữ bán cho thương buôn nhà Minh mang về làm nô bộc. Do lúc đó Lê Đắc Hoàng có đầy đủ giấy nợ trong tay nên bác Ký không đủ lý lẽ và tiền bạc để cứu vị cô nương kia, đành phải nhìn cô nương ấy bán thân nơi xứ người. Cộng thêm một số thông tin về chiến tích giang hồ của hắn, Lê Hạo nghe đến đâu là thấy điếng cả người đến đấy, chàng chỉ nghĩ đến việc hắn dám bắt Thu Đào đi làm nô tỳ hầu hạ cho người khác thôi là đã muốn lấy mạng chó của hắn rồi. Huống chi sự việc cấp bách, nếu chậm trễ thì có khả năng cả đời chàng không còn gặp lại Thu Đào nữa, chỉ nghĩ đến việc này thôi lòng Lê Hạo đã nóng như lửa đốt, không còn đủ bình tĩnh để suy nghĩ gì thêm ngoài việc lập tức đến nhờ Nghi Dân chặn hắn lại ở cửa khẩu trấn Lạng Sơn.

Lúc bấy giờ, tại tẩm điện Thừa Càn Cung của mình, Lê Nhân Tông khoát trên vai chiếc áo bông màu vàng để giữ ấm, nhà vua cần mẫn ngồi phê duyệt tấu chương hết cả buổi sáng vẫn chưa thể nghĩ ngơi lấy một lúc. Rời cung dẹp giặc suốt một tháng ròng, chính sự cần chàng giải quyết nay đã chất thành đống tấu chương xếp cao quá đầu. Dầm mưa dãi nắng thân chinh dẹp giặc, công vụ bận rộn không được ăn ngủ đầy đủ, Nhân Tông đã nhiễm phong hàn, chàng cầm bút phê duyệt được một lúc lại che miệng ho sù sụ. Đào Biểu thấy vua quá lao tâm lao lực thì rất không bằng lòng, ông ta cầm chén canh sâm dâng lên mời chàng nghỉ ngơi một chút. Sau năm lần bảy lượt ân cần mời mọc, Nhân Tông mới ngẩng đầu nhìn hắn cười hiền rồi đón lấy chén canh. Chàng ho lên vài tiếng rồi tinh nghịch thách đố:

- Đào Biểu, ông có biết vì sao Trẫm phải gấp rút phê duyệt hết tấu chương càng nhanh càng tốt không?

- Hoàng Thượng là bậc minh quân, tất nhiên muốn mau chóng giải quyết chính sự cho bách tính được nhờ! Hơn nữa nếu không phê xong tấu chương sớm thì biết khi nào mới xuất cung được? E là có người vì tương tư mà quên ăn quên ngủ, hao tổn long thể còn trầm trọng hơn nhiều! – Đào Biểu nói xong che miệng khúc khích.

Nhân Tông cũng bật cười thành tiếng, chàng uống cạn bát canh rồi khen:

- Đào công công quả nhiên hiểu lòng Trẫm!

Đào Biểu vốn tính khôi hài, sau vài câu trêu đùa để nhà vua thoãi mái đầu óc, ông ta không quên căn dặn việc nghỉ ngơi ăn uống, lúc nào cũng tận tâm hầu hạ, lấy long thể an khang của vua làm đầu.

Lúc ấy, một viên thái giám gác cửa vội vàng chạy vào hô khẩu hiệu cấp báo việc hệ trọng:

- Cấp báo! Hoàng Thượng! Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Nguyễn Đức Trung có công vụ khẩn cấp..

Viên thái giám chưa kịp nói hết câu thì Nguyễn Đức Trung đã bước một chân vào bậc cửa Thừa Càn Cung, vừa đi vừa nói:

- Hoàng Thượng! Hoàng Thượng xin mau hạ chỉ đóng tất cả cửa thành lại..

Lê Nhân Tông bỏ bút xuống rồi đứng lên bước về phía Nguyễn Đức Trung và nhìn ông ta đầy thắc mắc, chưa kịp hiểu chuyện gì thì Nguyễn Đức Trung đã lao đến quỳ sụp xuống chân vua mà tâu:

- Hoàng Thượng, xin mau chóng cứu tiểu nữ của thần..

* * *

K.. é.. t! Cánh cửa nhà kho chậm chạp mở ra. Mùi ẩm mốc bụi bặm xộc thẳng vào mũi làm Thu Đào hắt hơi liên tục hai ba cái. Thách‎ 𝙩hánh‎ 𝙩ìm‎ được‎ ﹏‎ T𝚁UMT‎ 𝚁UYỆ𝙉.Vn‎ ﹏

Phịch! – Tên lâu la lúc nãy trói tay Thu Đào ngoài phố xô một cái thật mạnh sau lưng làm nàng ngã nằm sóng soài trên mặt đất ẩm ướt hôi hám. Hắn thô bạo tiến lại kéo mảnh vải nhét miệng Thu Đào ra, ném một túi có ba cái bánh bao xuống đất, để lại một bát nước bẩn thiểu rồi đóng cửa lại đánh rầm một phát, đoạn đứng ngoài nói vọng vào:

- Cứ ở trong đó từ từ mà suy nghĩ, hễ ngoan ngoãn thì sẽ được ăn sung mặc sướиɠ, còn cứng đầu chống cự thì chỉ có bánh bao thiêu thối với nước lã thôi!

Tên khốn kiếp cười ha hả bỏ đi. Thu Đào lúc này mới từ từ ngồi dậy quan sát xung quanh. Trong nhà kho còn có hai cô gái nữa cũng đang bị trói tay như nàng, ai nấy mắt sưng húp lên vì khóc lóc, tóc tai rủ rượi, trên người còn hằn cả vết roi quất vào rướm máu. Nàng trấn tĩnh lại một lúc rồi hỏi thăm mới hay, hai vị công nương này một người là do vay tiền của Lê Đắc Hoàng để chữa bệnh cho cha, hắn lấy lãi cao quá nàng ta không có đủ tiền trả thì hắn ép làm kỷ nữ nhưng nàng không đồng ý, một người còn lại là dân nữ ở Tây Kinh (*) đến tìm đại ca vừa đi đánh trận Bồn Man trở về, trên đường đi nàng ghé qua hàng vải của một gã thương buôn người phương Bắc để mua quà tặng cho đại ca thì bị mất túi tiền, sau đó bị bắt tội ăn quỵt rồi áp giải đến đây, giống hệt với tình huống của Thu Đào. Điểm chung là cả ba đang chống cự không chịu nghe lời nên bị nhốt ở đây hành hạ cho đến khi phục tùng thì thôi. Thu Đào nghe xong căm phẫn vô cùng, nàng nghiến răng mắng:

- Tên khốn kiếp, dám bắt ta đi làm gà! Ta mà thoát ra thì ngươi chỉ có một đường chết!

- Gà? - Hai vị cô nương nghe không hiểu từ hiện đại đồng thanh hỏi.

- À! Là kỷ nữ đó! – Thu Đào chép miệng giải thích.

Căn phòng nhốt ba cô gái tối tăm và ẩm thấp, dưới nền đất chỉ có rải một lớp rơm mỏng làm chỗ nằm ngủ, chén ăn uống bị kiến bò gián leo bẩn thiểu. Thu Đào dùng hai bàn tay bị trói chặt khều lấy túi bánh bao rồi chia cho người cùng ăn, động viên nhau cố gắng sống giữ gìn sức khoẻ mà tẩu thoát khi có cơ hội.

Ăn uống xong, Thu Đào tựa lưng vào bức tường định nghỉ ngơi một chút. Một bên má bị Lê Đắc Hoàng tát lúc nãy bây giờ đã sưng đỏ lên làm nàng thấy ê buốt hết cả hàm. Có tia nắng vô tình lọt qua lỗ hổng của lớp ngói cũ kỹ chiếu vào làm Thu Đào chói mắt, nàng quay mặt đi để tránh rồi từ từ khép mi lại mà trong lòng không ngừng tự hỏi:

- Mặt trời đứng bóng thì chắc đã non trưa rồi, không biết khi Xuân Mai quay lại không thấy ta nàng ấy sẽ làm sao? Ta phải làm sao để thoát ra khỏi đây bây giờ?

Chợp mắt được nửa canh giờ, Thu Đào bỗng nghĩ đến bát nước bằng sành lúc nãy, nàng ngồi bật dậy trước sự ngạc nhiên của hai cô gái kia. Thu Đào vớ lấy bát nước đập xuống nền đất cho vỡ ra nhưng không được. Sành thì cứng, nền đất thì mềm, lực va đập không đủ để làm vỡ bát. Phan Huệ – Cô gái từ Tây Kinh đến tìm đại ca thấy vậy liền lại giúp sức, nàng cũng dùng hết sức ném xuống đất vài lần nhưng đều vô dụng. Vị cô nương còn lại tên là Kim Ngọc góp ý:

- Nền đất này khó mà đập vỡ được, với lại khi vỡ sẽ gây ra tiếng động, bọn canh gác sẽ lao vào ngay, hai nàng hãy cẩn thận!

Thu Đào vò đầu bứt tay một lúc rồi úp ngược bát lại, sau đó dùng chân giẫm thật mạnh xuống. Thấy có vẻ khả thi, cả ba hay phiên nhau mà giẫm, nhưng một lúc sau cái bát chỉ bị mẻ một góc nhỏ, chưa đủ sắt bén để cắt đứt dây trói. Thu Đào tức giận đỏ cả mặt, nàng bực dọc đạp liên tiếp ba bốn cái thật mạnh xuống chiếc bát.

Rộp! – Chiếc bát sành vỡ vụn trước sự vui mừng của ba cô gái. Nhưng do cú đạp quá mạnh, mảnh sành đã đâm thủng chiếc giày vải mỏng manh của Thu Đào và cắm vào lòng bàn chân của nàng, máu chảy ra ướt cả đôi giày trắng tinh. Thu Đào đau đớn ngồi thụp xuống ôm lấy bàn chân rồi từ từ rút mảnh sành ra. Phan Huệ hoảng hốt chạy lại bịt vết thương của Thu Đào lại, nàng ta lo lắng hỏi:

- Chết rồi! Nàng có sao không?

- Ta không sao, đừng phí thời gian nữa, mau cắt dây trói cho nhau đi.

Kim Ngọc gật đầu rồi ưu tiên cắt dây trói cho Thu Đào trước. Phan Huệ cũng nhặt một mảnh sành lên tự cắt dây cho mình. Cứ tưởng mọi việc diễn ra suôn sẻ, nào ngờ lúc sợ dây sắp đứt, từ xa đã nghe tiếng gã thương buôn và Lê Đắc Hoàng cãi nhau ỏm tỏi. Đại khái là Lê Đắt Hoàng muốn đòi thêm tiền chứa chấp và nuôi nạn nhân ăn uống, tên thương buôn sợ Lê Đắc Hoàng lại giở chứng đòi thêm tiền này tiền nọ nên muốn lập tức đưa ba vị cô nương đi ngay.

Trước khi bọn chúng bước vào nhà kho, Thu Đào đã nhanh trí đá những mảnh sành vương vãi vào dưới lớp rơm để giấu đi, nàng cũng kịp nhét một mảnh sành vào trong lần áσ ɭóŧ. Quả nhiên sau khi nhận được thêm ba trăm quan tiền, Lê Đắc Hoàng đã đồng ý cho gã thương buôn đi. Bọn chúng đẩy cửa bước vào, lôi cả ba người ra cho thay y phục hệt như các tỳ nữ phương Bắc của gã thương buôn, xong chúng tống cả ba cô gái lên cổ xe trà trộn vào đoàn tuỳ tùng rồi hướng ra cổng thành phía Bắc mà đi.

Đoàn xe ngựa của gã thương buôn đã dựa vào giấy tờ thông thương gã vẫn sử dụng mấy năm nay mà trót lọt qua ải, tiếp tục đi về trấn Lạng Sơn.

Chỉ một khắc sau (*) khi đoàn người bắt Thu Đào thoát qua được cổng thành, từ hoàng cung truyền ra lệnh đóng hết bốn cổng thành, người ngựa qua lại đều phải lục soát cẩn thận.

* * *

Lê Tuấn như ngồi trên đống lửa, qua manh mối về Lê Đắc Hoàng mà Nguyễn Đức Trung đã kể, chàng chỉ muốn lao ngay đến sào huyệt của hắn mà tìm Thu Đào. Nhưng chính sự bộn bề, toàn việc lớn đắp đê trị thuỷ, bình ổn biên cương phòng ngừa ngoại xâm, chàng không thể nào bỏ mặc tất cả lúc này. Bóp trán suy nghĩ hồi lâu, Lê Tuấn liền đến tìm Tuyên Từ Thái Hậu để nhờ bà phái viên thuộc hạ lanh lợi giỏi võ công nhất Cấm Vệ Quân là Lê Đắc Ninh đi tiếp ứng cho phủ Điện Tiền tìm kiếm tên Lê Đắc Hoàng đó. Mặc khác, chàng cho vời hai đại thần Lê Khả và Lê Thụ (*) vào cung để phân phó việc giải quyết chính sự thay vua ba ngày.

Ngay trong buổi chiều hôm ấy, Lê Tuấn cố dằn cơn sóng trong tâm can xuống mà tập trung phân phó công việc lại cho hai vị đại thần, chàng quên ăn quên ngủ, phong hàn cứ thế hoành hành thành những cơn ho kéo dài không dứt.

Tuyên Từ Thái Hậu nhìn thấy điệu bộ nóng vội gấp gáp của Lê Tuấn thì chỉ biết nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của chàng. Bà lập tức cho vời Lê Đắc Ninh vào cung, giao cho hắn bức chân dung của Thu Đào, rồi sai bằng mọi giá phải tìm được nàng về.

Về phần Lê Đắc Ninh, nhận lệnh xong hắn ra vẻ xông xáo dẫn theo đoàn Cấm Vệ Quân có đến hơn ba mươi người ra khỏi cổng hoàng cung làm nhiệm vụ. Hắn ngồi trên ngựa, giả vờ điều tra khắp nơi hết một vòng lớn khắp kinh thành chứ không trực tiếp về thẳng nhà của Lê Đắc Hoàng. Biết anh trai đã gây ra họa lớn, Lê Đắc Ninh nhìn bức chân dung của Thu Đào tự nhủ:

- Cũng may ta luôn dặn dò hắn đừng nói ra danh tính của ta để tiện bề kết hợp mưu lợi, nếu không phen này mười phần là chín phần cầm chắc tội chết! Đắc Hoàng ơi Đắc Hoàng, ngươi đúng là tên dốt nát ngu muội!

* * * Hết chương 19 ----

Chú thích:

1. (*) Tây Kinh: Chỉ Thanh Hóa, Lê Lợi sau khi lên ngôi đã gọi Thăng Long là Đông Kinh, cố hương Thanh Hóa là Tây Kinh.

2. (*) Lê Khả, Lê Thụ: Hai vị tể tướng dưới thời Lê Nhân Tông.

3. (*) Một khắc: Khoảng mười lăm phút.