Đồ Đệ Diêm Vương 3: Đọa Hồn

Chương 3: Nguyệt Nhi

Vợ anh Đường Khánh, là cô Tô Lam mới lấy từ bên Trung Quốc về, trong một lần đi phát cháo từ thiện cho nạn dân có dẫn về một bé gái, chừng 4 tuổi. Không rõ có phải con nhà Hoa kiều hay con nhà người Việt, nhưng trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, việc lạc mất bố mẹ hoặc thảm hơn là bố mẹ đều bị nạn chết rất nhiều. Cô đang phát cháo cho nạn dân thì cứ thấy đứa bé ấy thập thò run sợ, quần áo rách nát. Cô Tô Lam lấy cho nó bát cháo rồi ân cần hỏi han, thì đứa bé ấy kể. Bố mẹ ôm nó trong một lần chạy pháo kích rồi lạc mất, rồi nó thấy đoàn người này thế là cứ bám theo, hi vọng tìm được bố mẹ với cũng xin chút bố thí tình thương của nạn dân mà sống qua ngày.

Cô cũng hiểu ra, nếu nhà nó bị pháo kích, thì chắc chắn nó không phải nạn dân từ Miền nam, mà cũng giống như nhà họ Đường, là người Hoa sinh sống ở khu nào đó Bắc Việt, nhưng nó lại bảo nhà nó lúc thì bố mẹ nó nói chuyện với nhau nó hiểu, lúc thì cứ nói ngôn ngữ gì đó nó không hiểu, vậy rất có thể nó là con lai, hoặc bố hoặc mẹ nó là người Hoa. Nhưng dù sao cũng không thể để đứa trẻ mới mấy tuổi đầu lang thang đói rét được, bố mẹ nó còn chẳng biết sống chết thế nào, đi theo nạn dân còn chẳng biết phải nương tựa vào ai, cô quyết định dẫn nó về nhà, chăm sóc và dậy dỗ nó, cô gọi đứa bé ấy là Nguyệt Nhi.

Nguyệt Nhi được Tô Lam nuôi trong nhà cùng với đám gia nhân người Hoa, có lẽ vì con bé có một nửa dòng máu như cô, tuy nói rằng nó là gia nhân, nhưng cả nhà ai cũng quý nó lắm, coi nó như con đẻ vậy. Tô Lam và mọi người dậy nó nói tiếng Trung, nấu ăn và lễ nghi truyền thống của họ, tuy rằng gia quy có hơi phong kiến, nhưng xét cho cùng thời buổi bấy giờ mới là giai đoạn xã hội chuyển mình, nên cung cách nói chuyện và xưng hộ kiểu như gia chủ, gia nhân, hay cậu chủ vẫn được mọi người trong nhà chấp nhận. Phần vì nhà họ Đường nhiễm nhiên là chủ, phần vì mọi người đều rất tôn trọng họ mà sẵn sàng xưng hô như vậy.

Năm tháng trôi qua, Nguyệt Nhi với Đường Kỳ, đứa con trai duy nhất của anh Đường Khánh cùng lớn lên bên nhau, hai đứa trẻ cùng trang lứa nên chơi với nhau hợp lắm, không có phân biệt chủ tớ gì cả. Hồi bé, khi mới vào ở nhà họ Đường, lúc ấy Đường Kỳ mới 7 tuổi, còn Nguyệt Nhi chỉ hơn 4 tuổi, hai đứa bé ấy đã quấn quýt nhau như hình với bóng rồi:

- Cậu chủ, chạy chậm thôi, đợi em với!

- Hi hi hi! Nhanh lên Nguyệt Nhi! Nhanh lên! Nhanh lên nào!

Hai đứa trẻ cả ngày cứ thi nhau chạy từ dưới chân đồi lêи đỉиɦ đồi, đứa chạy trước, đứa chạy sau rồi cười đùa cứ ầm ĩ cả một góc trời. Có tiếng ríu rít của lũ trẻ, người lớn dù mệt mỏi vất vả đến đâu cũng cảm thấy tâm hồn thư thái, như mình đang trẻ lại.

Hồi bé thì chúng nó cứ quấn lấy nhau, lăn từ trên đỉnh đồi lăn xuống, quần áo bẩn lấm lem cả người, bố mẹ mắng cũng kệ, cứ mặc chẳng thèm thay ra rồi nô tiếp. Lớn lên thì hai đứa nó vẫn không bỏ được cái tật xấu ấy, nhưng chúng nó không lăn trên đỉnh đồi xuống nữa mà lăn luôn vào bụi chuối, lại còn chẳng thèm mặc quần áo gì cả. Cho đến khi cái bụng của Nguyệt Nhi cứ nhô dần, nhô dần lên mọi chuyện cũng vỡ lở. Lúc ấy cô mới 15 tuổi.



Trong gian chính của nhà họ Đường, cụ Đường Từ năm nay gần trăm tuổi, cụ triệu tập tất cả gia nhân cùng mọi người trong nhà lại, cái vẻ trầm tư mà uy nghiêm của cụ khiến ai cũng phải run sợ. Không phải cụ ác, mà vì cụ rất nghiêm, thưởng phạt rõ ràng, cụ đập tay xuống bàn rồi quát lớn:

- Nguyệt Nhi! Nhà ngươi nói mau, ai là cha đứa bé trong bụng?

Nguyệt Nhi lúc này đang quỳ gối giữa nhà, cô Tô Lam đứng cạnh cũng ôm nó sát vào người mà quay lên nói với cụ Đường Từ:

- Nội à! Nội để con nói chuyện với nó, nội đừng quát nó như thế tội nghiệp.

Rồi cô ngồi xuống cạnh Nguyệt Nhi, nhẹ nhàng hỏi:

- Con nói cho cô biết đi? Là ai? Cô sẽ đòi lại công bằng cho con.

Nguyệt Nhi vẫn nước mắt ngắn dài lắc đầu không nói, đôi lúc lấm lét liếc nhìn về một vị trí nào đó. Bằng trực giác của phụ nữ, Tô Lam cũng nhìn theo, thì cô cũng dựng cả tóc gáy, cái vị trí ấy lại chính là thằng con giai quý tử của cô đang đứng nấp sau đám gia nhân. Nhìn cái nét mặt của nó là cô đã hiểu sự tình như thế nào rồi. Tô Lam thở dài lắc đầu rồi tiến tới gần cụ Đường Từ, thì thầm vào tai cụ, tức thì cụ cầm ấm chè ném cái “Choang” xuống nền nhà rồi quát lớn:

- Người đâu, đem hai cái đòn gánh vào đây.

Tất cả đám gia nhân co rúm cả người vào, ai cũng nghĩ Nguyệt Nhi đang bụng mang dạ chửa như vậy mà lại phải chịu đòn roi, liệu có toàn mạng không nữa, cụ Đường Từ chỉ thẳng vào Nguyệt Nhi mà quát:

- Nhà ta coi ngươi như còn đẻ, mà ngươi lại làm cái điều xấu hổ đấy khác nào bêu rếu cho bàn dân thiên hạ biết, Đường gia ta không biết dạy gia nhân. Ta cho ngươi cơ hội cuối cùng, bằng không… bằng không… ngươi tự hiểu rõ.