Cuối đông, gió lạnh lùng thổi qua, dù cái lạnh không còn khắc nghiệt của ngày đông tàn, nhưng cũng đủ làm người ta không tự chủ mà co rúm người. Trong viện nhỏ dưới chân núi, bàn đá trơ trọi, bên cạnh là bốn cái thạch đôn nho nhỏ, bóng dáng nữ tử đơn lẻ đang ngồi một mình nhìn về hướng sườn núi. Cách đó không xa là dòng sông đã đóng băng trong suốt mùa đông dài, lớp băng dần mỏng đi đợi đến ngày nắng ấm sẽ thành dòng nước trong xanh chảy ra biển lớn.
Nữ nhân đứng tuổi, tóc đen xen lẫn sợi trắng như suối xoả dài chấm eo, khuôn mặt tái nhợt, thần sắc ảm đạm, một chút huyết sắc cũng không có, căn nguyên là do bệnh tình trong người phát sinh kéo dài, một thân gầy trơ xương như chiếc lá khô đợi đến ngày rơi rụng.
Một đôi mắt sáng nhìn về hướng vô định, nghe có tiếng người đi tới nữ nhân quay đầu nhìn qua, một thiếu niên trẻ tuổi đôi mắt hạnh sáng ngời có chút khác người, bạch y vải thô chậm rãi đi tới. Thiếu niên tuổi khoảng mười bảy, dung mạo khá thanh tú, chỉ có điều lúc này trong mắt có thêm vài phần lo lắng, nhưng trên môi nụ cười nhu hòa vẫn hiện rõ, hắn bước đến gần nữ nhân, hỏi:
“Nương, ngoài trời gió lạnh, có bệnh trong người sao còn ra ngoài?”
Nữ tử cười dịu dàng: “Mạnh nhi… Con về rồi sao? Ta ngồi đợi con nhân tiện nhìn ảnh vật một chút, cứ nằm trên giường suốt không khỏi chán nản buồn phiền.”
Nam tử tay ôm con gà mái tơ đang không ngừng la lối in ỏi mà ngượng ngùng nhìn nữ tử vẻ mặt nghi ngại. Y mỉm cười nói:
“Con xuống núi mua được con gà về cho mẫu thân tẩm bổ.”
“Mấy ngày nay hôm nào con cũng mang gà về… Tiền ở đâu mà mua?”
Nữ tử gương mặt vì bệnh mà tái nhợt hiện lên vài phần lo lắng, hài tử nhà mình vì tẩm bổ cho mẫu thân bệnh nặng không màng sống chết làm chuyện ngu muội trộm cắp của người. Nếu bị người ta bắt được sẽ thế nào đây? Nhẹ thì bị đánh một trận thừa sống thiếu chết, nặng có thể bị giải lên huyện đường rồi tống vào ngục thì biết phải làm sao?
Bà nhìn nam tử đang đứng ngay ngắn trước mặt, thanh âm yếu ớt run run khuyên nhủ:
“Ta bệnh căn nhiều năm, dù có tẩm bổ thế nào cũng thế thôi. Con không cần vì ta mà nhọc lòng… Gà này nếu là ăn trộm của người thì mau trả lại rồi nói một lời tạ tội… Con dù có dân tận miệng ta làm sao nuốt xuống được đây?”
Mạnh nhi lúng túng liền quỳ xuống.
“Mẫu thân, đây là gà con mua không phải ăn trộm đâu ạ.”
“Thế tiền đâu mà con có, nếu không trộm gà thì là trộm bạc.”
“Không…con không trộm bạc cũng không trộm gà….gà này là lão sư ở học đường biết mẫu thân bị bệnh nên tặng cho, vì sợ mẫu thân không nhận muốn con mang trả nên hài nhi mới nói là mua…. Con…không có ý gạc người.”
Nữ nhân nét cười nhợt nhạt lướt nhẹ qua khoé môi, thở dài.
“Nhận ân tình biết khi nào mới có thể trả, con được học không tốn bạc, giờ lại cho gà… Thật là khó xử… Khúc tiên sinh là người tốt… Con cố học cho tốt đừng phụ lòng lão sư biết không?”
“Vâng.”
Nữ nhân chậm rãi đứng lên, dáng người liêu xiêu như sắp ngã, Mạnh nhi vội vàng đứng dậy đỡ lấy bà.
Ánh chiều tà ảm đạm chiếu lên hai nhân ảnh nhỏ gầy dìu nhau bước đi. Ngôi nhà tranh đơn sơ phía trước là nơi sinh sống của hai mẹ con Từ nương. Tướng công nàng vì không chịu nỗi cảnh nghèo hèn cơ cực, thê tử bệnh căn khó trị, thế là từ bỏ thê nhi vứt áo ra đi. Cái này gọi là, phu thê giống như chim cùng rừng, đại nạn đến thì mỗi người bay một ngã, kẻ bay trước cũng muốn đạp kẻ bay sau một cước, tạo thế tốt để bản thân lao đi, không đạp chết đã là may mắn chứ nói gì đến tương thân tương ái, thất thủ giai lão.
Đời này làm gì có người giàu sang không cám dỗ, nghèo khó không chuyển lay, quyền uy không khuất phục, như câu phú quý bất năng da^ʍ, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, được vậy thì hay rồi, sẽ không thấy cảnh vợ khóc than nhìn chồng bước theo người, con nước mắt lưng tròng nhìn cha quay mặt đi, nhìn lại cũng không nhìn một cái. Cứ thế biệt lai vô dạng suốt mười mấy năm trời không tung tích, Từ Nương cùng Từ Mạnh cũng xem như người đã chết từ lâu.
Nhà Từ Nương đơn lẻ chỉ có hai mẹ con nương nhau sống tạm qua ngày. Từ Mạnh, thiếu niên áo vải nhưng chăm chỉ siêng năng, thường ngày lên rừng kiếm củi mang xuống trấn đổi gạo. Mấy ngày nay mẹ hắn bệnh nặng, chỉ ở nhà chăm sóc không lên núi tìm củi được, bạc mua thuốc đã sớm hết sạch từ lâu. Thuốc nấu đi nấu lại đến nước cũng trắng không còn tí màu, không còn mùi vị vốn có của thuốc nữa rồi. Mấy ngày sắp tới không biết kiếm tiền đâu mua thuốc cho mẫu thân đây.
Trấn nhỏ phụ cận trực thuộc Cô Tô, nằm cạnh Vân Thâm Bất Tri Xứ, có núi có sông, thôn dân sống an nhàn từ xưa đến nay đều được Lam gia che trở nên không sợ yêu tà quấy phá. Mấy ngày nay lại xôn sao, khởi điểm là con gà nuôi trong nhà Trương Bá bị biến mất tìm không thấy tâm hơi. Còn có gà mái mẹ của nhà trưởng thôn sau một đêm ngủ dậy đã không thấy bóng dáng bỏ lại đàn con nhỏ nhí nhố chíp chíp ầm ĩ. Vợ lão tức giận mặt mày dữ tợn đứng trước cửa nhà dậm chân lớn tiếng mắng cả ngày, người qua lại chỉ biết bịt tai lắc đầu khuyên đôi câu cũng chẳng ăn nhằm gì.
Lại qua mấy ngày, tiệm thuốc duy nhất trong trấn của lão Nhị có người lẻn vào trộm, đúng là bần cùng sinh đạo tặc kể cả thuốc cũng bị trộm nữa thì còn cái gì mà không bị mất đây? …
Nhưng cũng thật lạ, mấy ngày kế tiếp trong thôn lại chỉ mất mỗi gà và thuốc ngoài ra không mất gì. Gà nhà Lý thẩm bị bắt mất, thuốc của lão Nhị cũng không cánh mà bay. Không hơn nửa tháng, có hơn phân nửa nhà trong thôn đều đã bị hại. Hầu như nhà ai có nuôi gà đều bị mất, riêng lão Nhị thì cứ cách mấy ngày lại bị mất thuốc.
Tên trộm này thích ăn gà hầm thuốc bắc sao? Nhưng thuốc trộm không phải là để hầm gà mà là thuốc dành cho người bệnh phong hàn lâu năm, trái gió trở trời nếu trậm thuốc bệnh ngày thêm nặng đến khó trị tổn hại lục phủ ngũ tạng, lâu ngày thành căn mà dai dưa, người sinh ốm yếu chết đi lúc nào không biết.
Bởi thế, trong thôn nhỏ cử người ban đêm cầm cuốc gậy tuần tra, đều đặn suốt cả tháng nhưng cũng không khá hơn. Như có ma quỷ, không thấy tâm hơi gà vẫn tự khắc biến mất, thuốc lão Nhị đều đặn cũng ra đi.
Hoang mang trong lòng càng tăng, nhìn chuồng gà gào chấn kiên cố, không một dấu vết của kẻ trộm. Nhà lão Nhị cửa đóng then cài khoá không bị mở, không có dấu hiệu bị lục lọi, tên trộm này hình như là biết bốc thuốc hay sao á? Mỗi lần chỉ lấy đúng mấy loại thuốc, những thứ khác đều không đυ.ng tới, kể cả chiếc hộp đựng bạc lão Nhị để bên cạnh cũng chưa từng xê dịch đυ.ng chạm.
Trong lòng lão Nhị lại thong dong, chỉ có vài thang thuốc rẻ tiền cũng chẳng có gì đáng lo, cứ mặc tình lấy, có bệnh mới cần thuốc, chứ có kẻ điên nào thấy bạc lại không trộm mà trộm thuốc bao giờ. Nhà bị trộm lão vẫn cười hề hề không nói gì, nhà mất gà mới bừng bừng lửa giận, những nhà khác thì lo lắng không biết sắp tới sẽ mất gì đây.
Chỉ sợ kế tiếp mất người thì nguy lắm.