Nhưng bà lại không cam lòng, bà hao hết trăm cay ngàn đắng gây dựng cơ nghiệp, chẳng lẽ mới một đời đã bị cắt đứt sao? Hơn nữa, sau khi bà chết, liệu tân Hoàng đế có xóa bỏ niên hiệu của bà không, có thanh toán Võ gia không?
Sự không cam lòng, lo lắng và bối rối này của Nữ hoàng, Địch công vẫn luôn hiểu, nhưng ông vẫn khuyên bà. Hôm nay, cuối cùng đã tới lúc đưa ra lựa chọn.
Ở đây không có người ngoài, Nữ hoàng một lòng coi Địch công là sĩ tử vì nước, cũng không tiếc nói lời thật lòng cùng Địch công: “Ta biết, giang sơn này sớm hay muộn cũng phải truyền lại cho Lý gia. Hiện giờ, những gì ta muốn làm đều đã thực hiện được, là thời điểm hoàn thành phó thác của Cao Tông. Nhưng lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt, Lư Lăng Vương và Hoàng trữ đều danh chính ngôn thuận, Thái tử nên lập ai đây?”
Địch công trầm mặc, vấn đề này xác thật làm khó ông.
Lư Lăng Vương là huynh trưởng, hắn là Thái tử mà Cao Tông hoàng đế đã sắc phong khi tại thế, theo lễ pháp thì nên lập hắn. Nhưng hắn gây ra trò cười đem thiên hạ nhường cho nhạc phụ, lúc trước hắn bị đuổi xuống ngôi vị Hoàng đế, đây là vết nhơ trí mạng của hắn. Nếu hiện tại lại lật bỏ tội trạng lúc trước, thì Nữ hoàng không làm được.
Hoàng trữ vừa cung kính vừa hiếu thuận, không có vết nhơ nào. Hơn nữa, năm đó còn chủ động nhường ngôi vị Hoàng đế cho mẫu thân, mấy năm nay vẫn luôn ở lại bên cạnh Nữ hoàng làm tròn đạo hiếu, là một người con rất có hiếu, truyền ngôi cho hắn cũng không thành vấn đề.
Nhưng lập ấu không lập trưởng chính là ngọn nguồn tai họa, tương lai chỉ sợ sẽ bị người có tâm, tỷ như Ngụy Vương, không ngừng đâm chọc. Lư Lăng Vương có thể không để bụng trong chốc lát, nhưng về lâu dài thì sao?
Nếu Lư Lăng Vương và Hoàng trữ quay lưng lại với nhau, huynh đệ tranh chấp, vậy triều đình sẽ tiếp tục hỗn loạn. Địch công khuyên Nữ hoàng lập Thái tử là vì xã tắc an ổn, chứ không phải là vì ấp ủ một đợt tai họa mới.
Địch công nghĩ tới nghĩ lui, trong lòng lờ mờ có chút tiếc nuối. Nếu tư chất cá nhân của hoàng tử cao, chút tỳ vết này kia căn bản không thành vấn đề, Địch công và Nữ hoàng không thể lựa chọn, nguyên nhân căn bản là do Lư Lăng Vương và Hoàng trữ một người yếu đuối vô năng, một người thương xuân thu buồn, không có ai có tư chất của Hoàng đế.
Cũng không thể trách Lư Lăng Vương và Hoàng trữ, dù sao hai người họ một người là con trai thứ ba, một người là con trai thứ tứ, từ đầu đã không được bồi dưỡng như Thái tử, mọi người đều mong họ làm người phú quý nhàn rỗi.
Ai cũng không dự đoán được vận mệnh mưa gió xoay vần, lịch sử trêu đùa cùng mọi người. Con trai đầu của Cao Tông và Nữ hoàng — Thái tử Lý Hoằng bệnh tật ốm yếu, chết bệnh từ lâu; con thứ hai Lý Hiền tiện đà được phong làm Thái tử. Thật ra hắn rất có tài cán, giỏi cả văn lẫn võ, khổ nỗi quá có tài nên uy hϊếp tới địa vị của mẫu thân Võ hậu, bị Võ hậu dùng danh nghĩa mưu phản gϊếŧ chết.
Ngôi vị Hoàng đế lúc này mới rơi vào tay lão tam, nhưng lão tam có chí lớn lại vô năng, nói ra lời ngu xuẩn kia, bị Võ hậu tìm cớ phế đi; ngôi vị Hoàng đế giống như đánh trống truyền hoa lại rơi vào tay lão tứ, lão tứ ngoan ngoãn nhận lấy, cuối cùng thoái vị nhường ngôi cho mẫu thân.