Đông A Quân

Chương 2: Nhật Ý I (2)

“Đừng để bất kì ai có cơ hội chạm vào người cháu. Sức vóc của cháu bé nhỏ, cháu không chơi giáp lá cà được.”

“Cây thương trong tay cháu không phải là tính mạng, nó là công cụ, cháu có thể buông nó ra hoặc tháo chạy bất kì lúc nào.” Chú Bá kéo tay của Ý lên, nhìn những ngón tay siết chặt lên thương gỗ, mồ hôi từ tay hằn dấu ngón tay lên đó. “Nó là thứ giúp ích cho cháu, không phải vật cản đường cháu.”

Nhật Ý thở ra, ngón tay thả lỏng, cổ tay xoay tròn, tích lực rồi phóng cây giáo thẳng vào giữa trán của hình nhân. Mũi nhọn của cây giáo gỗ tòe đi khi chạm vào mộc nhân, để lại một vệt lõm nhàn nhạt chơi nó ghim vào.

Chú Bá lại gần mộc nhân, cẩn thận xem xét vết lõm, khóe môi chú cong lên vẻ kiêu ngạo tự hào, xoay đầu lại bảo:

“Hôm nay tập đến đây là được rồi, cháu về nhà đi kẻo u lo, về trễ quá lại bị rừng già bắt mất thì chú cũng không đền con cho u cháu được.”

“Chào chú cháu về ạ, lần sau cháu mang vài con gà ra cho chú, hôm nay u bận giỗ nên quên chuẩn bị.”

Ý nhón chân vụt chạy, bị chú Bá tóm lại, chú cầm một nắm lá đã giã nhuyễn xoa lên người. Chú dùng ngón tay cái vẽ một mệt màu xanh lên trán, xoa lem nhem lá thuốc lên mặt của Ý, sau đó xoa khắp cánh tay và khuỷu tay. Hay bàn tay to lớn và nặng trịch của chú đáp xuống vai Ý, mắt chú nhìn thẳng và mắt của Ý.

“Cháu đi về an toàn, đi một mạch về tới nhà, đừng có lêu lỏng nơi nào khác. Trời tối rồi, nguy hiểm lắm. Với lại đừng có đi ra chỗ mỏm đá nữa, ở đó không có gì tốt lành cả.”

Ý khịt mũi một cái, quay mông đi để lại một câu:

“Chú khinh thường cháu quá đấy ạ.”

“Bà đây gam hùm tôi không phải không biết.” Chú Bá lắc đầu thở dài.

Ý giẫm chân trần lên cỏ mà chạy về, đôi hài vải mẹ may cắp kĩ trong tay để không dính bẩn. Đôi mắt tinh tường dò dẫm trong bóng đêm và ánh sáng của mặt trăng để xác định phương hướng, dùng vết khắc cờ hiệu nổi lên trong đêm thanh vắng mà tìm đường về nhà. Hôm nay trăng tròn thật ấy nhỉ, Ý tự nhủ. Ý bứt tốc chạy ngang qua Dương Nham, cho dù cô bé không tin vào quỷ thần thì mỗi lần chạy ngang qua vùng đồng hoang này cũng cảm thấy nghẹt thở và bức bối không thể nào lí giải. Chắc có thể là gần đây là chỗ đấy dùng để chôn binh lính đã tử trận từ bảy năm trước.

Đặt một chân vào sân nhà sau, tiếng nói thình lình vang lên ở góc nhà bếp:

“Con nhanh tay chân tắm gội, có nước nóng ở trên ấm, thằng Dương nó cũng đang chờ chị về ăn cơm.”

“Vâng ạ, con xin lỗi u con về trễ.”

“Con về là được rồi.”

U bước ra sân, cầm theo l*иg đèn soi sáng cả khoảng sân tối om phía sau. Mắt u dò xét người của Ý:

“Sao con không mang hài, u may hài cho con không phải để cho con cắp tay đi chân không.”

“Bẩn hài u ạ, hay u may cho con một đôi hài đen, chứ hài thêu hoa mang vào bẩn uổng lắm ạ.”

U khom người xuống, tay xoa đầu gối và gót chân của Ý. Những vết nứt hằn lên ở gót chân, những vết xước rướm máu ở đầu gối và sưng tấy ở tay. U kéo tay của Ý lại áp lên má mình, nhỏ giọng.

“Đau không con?”

#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}

“Không đau u ạ, có gì đâu mà đau.”

U xoa nhẹ mặt của Ý, gỡ lớp lá thuốc lem nhem trên mặt cô bé. Khuôn mặt này giống khuôn mặt của u như từ một khuôn đúc ra, từ đôi mày, khuôn trán đến cái mũi, khóe miệng. Mọi người cứ bảo là Ý giống u nhất. Nhưng u không nghĩ vậy, đôi mắt này là của Quang. Ý bắt được u đang thả hồn về một nơi khác, cười khì một tiếng, lao vào người u chùi lấy chùi để bụi bẩn bùn đất.

“Ơ con bé này, làm cái gì đấy. U vừa tắm xong, nhà lại bao việc chưa thu xếp.”

“Mà người u bẩn mất rối, u lại tắm cùng con đi ạ.”

U thở dài một tiếng, lườm Ý.

“Vâng ạ bà nhỏ, tôi đi theo hầu bà ạ.”

Ý vòng tay qua cổ của u, u bế thốc con bé lên đi vào buồng trong để tắm gội.

Tắm gội xong thì trời cũng đã khuya, cả nhà ba người gồm u, Ý và Nhật Dương quây quần cùng nhau bên bếp lửa.

“Hôm nay u lại kể chuyện cho chúng con nghe đi ạ.”

“Mấy đứa muốn nghe cái gì?”

“Cái gì cũng được ạ.”

“Con muốn nghe u kể về ông thần lửa.”

“Thần lửa, ai nói con biết về thần lửa?” U nhíu mày.

“Lúc con đi ngang qua ải Dương Trực, bọn trẻ con nó hát vè.”

“Tắm rửa xong rồi U kể cho hai đứa, những hai đứa phải hứa là hai đứa phải ngủ ngay sau đó, nhất là con ấy, Ý.”

“Dạ vâng ạ.” Cả hai đồng thanh.

“Nghìn năm có lẽ, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, khỏe mạnh hơn người, lại có tài đi lại dưới nước. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm về sau lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Đất Lĩnh Nam lúc bấy giờ lại chẳng được an ổn, yêu quái hoành hành, nhân dân oán thán, Lạc Long Quân quyết chí quét sạch những thế lực này để an dân.

Sau khi diệt xong Ngư Tinh, chém đầu Hồ Tinh, đuổi Mộc Tinh tháo chạy, Lạc Long quân thấy nhân dân vùng Long Biên vẫn còn đói khổ, thiếu thốn bèn dạy cho dân cách trồng lúa nếp, dựng nhà sàn để ở.

Đế Lai ở phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam, đem theo cả ái nữ của mình là u Cơ. Đế Lai xây lũy đắp thành, bắt dân chúng phương Nam phải phục dịch. Lạc Long Quân nghe dân oán than, bèn sai vạn ác thú tiêu diệt binh lính của Đế Lai. Vì nhìn thấy Lạc Long Quân đẹp đẽ, thuận mắt nên u Cơ đem lòng yêu mến, cả hai người kết duyên rồi cùng nhau có chung trăm người con trai.

Mẹ u Cơ ban tặng cho các con những năng lực để bảo vệ non sông. Ví như Mộc thần có năng lực nuôi dưỡng và sinh sôi mùa mang để con dân của người nương cầu lúc khốn cùng. Thủy thần có sức lực của trường giang, những kẻ được sinh ra với năng lực chữa lành và điều khiển dòng chảy. Hỏa thần được xem là những người có nhiều quyền năng nhất trong tất cả bọn họ, đây là kẻ có thể khiển được lửa, nắm trong tay sinh sát của vạn người. Phong thần lại giữ trong tay dòng chảy của thời gian và thấu triệt rõ vạn vật, có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong nháy mắt.”

“Thế nhà ta thờ cái gì vậy u?” - Nhật Ý hỏi

“Chị lại hỏi thừa, nhà ta có thờ thánh thần nào ngoài thầy đâu?” Nhật Dương bỉu môi đáp.

“Sao nhà ta lại chẳng thờ một thần nào hết thế u?” Nhật Ý hỏi tiếp.

“Không thánh thần nào cứu được ta ra khỏi cảnh bị xâm lực hay cướp bốc-” U hồi đáp, trước khi bị Ý cướp lời.

“Chỉ có mỗi ta, và cái khiên, ngọn giáo trong tay là thứ duy nhất chắn giữa non sông đất nước này và vó ngựa của giặc.” Nhật Ý tiếp lời, đây là một trong những câu nói mà cô đã nghe trên dưới chục lần.

“U kể tiếp đi ạ.”

“À, còn có một người con thứ năm của mẹ u cơ được ban tặng sức mạnh nữa, nhưng người lại ít được ai nhắc tới.”

“Ai thế u?” - Nhật Dương tò mò hỏi.

U cười, cho thêm củi vào bếp lửa.

“Người làm nghề bán than hay bếp lò thường thờ Hỏa thần, người làm nghề thầy thuốc, buôn bán dược liệu lại thờ Thủy Thần, những nhà nào muốn con cái khỏe mạnh, mùa màng tốt tươi thì thờ Mộc thần, các nhà ông cử, ông giáo thì lại thờ Phong thần. Duy chỉ có Thổ thần là chẳng ai muốn thờ.”

“Tại sao ạ?”

“Trăm năm trước, khi thổ Thần được chuyển sinh làm một người ngư dân, ông ta đã đầu quân cho Thái tổ, những chẳng biết vì lý do gì, trong trận Tuy Hòa, ông ta lâm trận bỏ chạy. Từ đó về sau, chẳng một ai trên đất Nam thờ Thổ thần nữa.”

Nhật Dương hơi sựng lại khi nghe thấy những lời ấy, cậu bé lắc đầu nguây nguẩy:

“Kẻ lâm trận bỏ chạy thì thật sự đáng khinh.”

“Dương con, ta chẳng có cái quyền gì để phán xét tiền nhân, huống chi là thánh thần.”

“Dạ vâng ạ.” - Cả hai đứa trẻ đồng thanh đáp.

“Thế còn Hỏa thần ạ?”

“Dòng dõi các vua Lâm hiện tại chính là dòng dõi của các Hỏa thần, mà hiện tại tên của Hỏa thần gần nhất vẫn được son thếp vàng ở ải Dương Trực, chuyện này thì hẳn là vυ' đã kể cho hai đứa nghe rất nhiều lần đúng không?”

“Nhưng con muốn nghe u kể ạ.”

“Ngày ấy, Thái Tông có một người con tên là Mộc Lĩnh…”

U kể chuyện, những tiếng cười khanh khách vang khắp cả không gian. Ánh sáng của mặt trăng tròn vành vạnh soi qua khe cửa sổ, khẽ khàng đáp xuống nền đất, vẽ ra những hình vuông màu bạc.