112.
Chó nhà hàng xóm sinh năm chú cún con, họ nuôi không nổi nên vứt chúng kế bên bãi rác chung.
Lúc cậu phát hiện ra chúng thì chúng đã bị bỏ đói một ngày một đêm, chết mất bốn con, chỉ còn một con đang hấp hối. Cậu cứu chú cún ấy.
Mắt cún nhắm tịt, thưa lông, đen thui, run bần bật.
Cậu đem cún về nhà, lau khô, dựng ổ rồi dọn sữa cho cún uống. Cậu không đành lòng nhìn cún chết như vậy. Lúc mang cún về, cậu cũng chẳng mong gì nhiều, vì cậu không có tiền để đưa cún vào viện thú y, cậu chữa đại thôi. Nào ngờ, cún sống thật.
Cậu nuôi cún tầm hai mươi hôm thì cún nhận cậu làm chủ, ngày ngày trông nhà chờ cậu về. Cún vừa nghe tiếng tra chìa vào ổ của cậu là cún vẫy đuôi vui vẻ chạy ra cửa đón cậu.
Cậu vào nhà, cúi người, ôm cún vào lòng. Cún dụi tay cậu, mυ'ŧ tay cậu.
Cậu bồng cún lên, hỏi:
– Làm gì đó? Đói bụng phải không? Ăn mì nữa nha?
Một tay cậu bế cún, tay kia chia mì ra làm hai phần – một phần cho cậu, một phần cho cún.
Cún ngửi thấy mùi mì, vội vàng chọt cậu.
Cậu không chịu mớm Trì Trệ, dỗ dành cún:
– Nóng lắm, để anh thổi cho em. Sau này, mỗi lần ăn, em đừng vội như thế.
“Trì Trệ” – đó là tên cậu đặt cho cún. Việc đặt tên cho thú cưng sẽ phản ánh phần nào mong mỏi trong lòng chủ nhân chúng, chẳng hạn như bé giàu có, bé sống lâu.
Ngày cậu ôm cún về, cậu đang xếp chú hạc thứ 45. Cậu dặn cún:
– Em là em trai anh. Đồng thời, em cũng là em trai của Trì Nghiệm. Do đó, tên em là Trì Trệ.
Cậu vuốt lông cún, lẩm bẩm:
– Cậu ấy trì trệ chứ không phải không đến.
113.
Áp lực là con dao hai lưỡi. Có đôi khi, áp lực trong phạm vi nhất định giúp chúng ta cố gắng hơn; lại có lú, cố quá thành quá cố.
Ngộ Tinh Diểu, một ví dụ điển hình. Năm lớp 12, vì áp lực thi đại học, nhất là với cậu học sinh giỏi hạng nhất trước giờ thì mọi người kỳ vọng cậu nhiều lắm.
Chỉ là, hắn không tìm ra cách giải tỏa áp lực thích hợp. Cha mẹ hắn thúc ép, canh chừng hắn.
Có lần, chính mắt cậu thấy hắn cầm bút rồi tự đâm vào tay trái của hắn. Đầu bút cùn như thế, cậu không hình dung xem hắn đã phải dùng lực lớn cỡ nào để đâm thủng lòng bàn tay hắn như vậy. Hắn ngồi trong lớp để máu chảy ra, sau đó mới xuống phòng y tế.
Càng ngày, hắn càng có thêm nhiều vết rạch mới trên tay. Hắn tự rạch như một hành vi âm thầm phản kháng.
Có một hôm, vào giờ nghỉ trưa, cậu thấy cánh tay chằng chịt băng gạc khi hắn lỡ vén tay áo, cậu thấy hơi xót:
– Ngộ Tinh Diểu.
Đã thật lâu rồi, cậu và hắn không trò chuyện với nhau. Hắn khựng lại, không đáp cậu.
Cậu đề nghị:
– Cậu nên ra ngoài nhiều hơn một chút.
Hắn khinh thường cái nụ cười giả dối mà cậu bố thí cho hắn, giễu cậu:
– Muốn đυ. à? Cậu có cho tôi đυ. đâu? Nói thế có ích gì không? Để tôi cảm kích cậu hả?
Kể từ lần trực nhật trước, cậu làm vỡ cửa sổ rồi kéo thầy cô tới nên cậu không còn trực nữa. Hắn cũng chẳng thể cưỡng bức cậu được.
Chẳng những cậu không còn đề phòng hắn, mà cậu còn mạnh mẽ chống lại hắn. Con người ta coi thường người thiện sợ hãi kẻ ác, lúc nào cũng chọn quả hồng mềm mà bóp. Hồi trước cậu yếu đuối, dễ bắt nạt. Nhờ Trì Nghiệm, cậu đã biết cách chống lại hắn, đe dọa lại hắn – vì cậu biết hắn sợ điều gì.
Nói gì thì nói, hắn vẫn chỉ là một cậu học sinh lớp 12. Hắn có ác cỡ nào thì cũng chẳng là gì với đám cặn bã dưới đáy xã hội cả. Nếu người kia đã biết chống lại, hắn nào dám trói người ta rồi cưỡng chứ.
Giả như hắn trói người ta được thật, nhưng hắn lại phải lo hệ lụy về sau. Lê Nguyện không còn là thằng điếm mặc hắn sỉ nhục nữa.
Nơi giải tỏa áp lực của hắn, phóng thích mọi sự xấu xa trong hắn đã không còn. Hắn bị nghẹn. Rồi hắn đập đồ.
Hắn đập hết món này đến món khác, vẫn không thỏa, áp lực vẫn đè xuống hắn. Hắn không thở nổi. Thế là hắn quyết định đổi cách giải tỏa căng thẳng – tự làm hại bản thân.
Mặc dù hắn nói chuyện khó chịu với cậu, cậu không nỡ nhìn hắn như thú bị nhốt như vậy, rạch loạn đến thế.
Có điều, lòng tốt cậu dành cho hắn đến đây thôi, không dành nhiều hơn được.
114.
Lúc dọn sách vở từ lớp 11 lên lớp 12, thầy cô nào cũng dặn học trò của họ, rằng: “Đừng tưởng bây giờ các trò còn một năm là còn nhiều thời gian lắm. Chóng thôi, chớp mắt là qua hết.”
Học trò lại không nghe. Ngày nào cũng giải đề, 11h khuya ngủ, 6h sáng dậy, nhờ cà phê để tỉnh táo, cày đề vất vả… Sao mà một năm này dài đằng đẵng, mãi mà chưa thấy qua?
Khoảnh khắc một năm cuối cùng của đời học sinh kết thúc ấy là tháng 6 – chuẩn bị thi đại học. Trên bảng đen không còn vẽ vời linh tinh nữa, chỉ còn số ngày đếm ngược đến ngày thi đại học.
Cả khối mười hai nghiêm túc học tập, không còn cảnh học sinh nô đùa giữa giờ giải lao nữa, không còn cảnh học sinh chán nản giữa tiết thể dục nữa. Ai nấy cũng vùi mình tiếp thu kiến thức, tranh thủ từng giây từng phút cày thêm mấy đề.
Số ngày đếm ngược được viết lại mỗi ngày, nhắc nhở học sinh rằng thời gian còn lại của họ chẳng còn bao nhiêu.
Cậu cũng vậy. Cậu cũng bị cuốn vào cái guồng luyện thi đến nỗi không có thời gian chơi bời với Trì Trệ.
Cậu lên đèn làm đề, Trì Trệ ngoan ngoãn nằm kế bên chân cậu.
Có khi cậu mệt quá, cậu gục xuống bàn. Trì Trệ sẽ đánh thức cậu rồi leo lên giường ăng ẳng mấy tiếng, ý muốn bảo cậu lên giường mà nằm cho thoải mái.
Mỗi khi đêm xuống, cậu nhớ Trì Nghiệm. Có điều, cậu chưa kịp cảm thấy khổ sở thì cậu ngủ mất.
Lúc Trì Nghiệm mới đi, cậu thấy khó khăn lắm, không lúc nào là không nhớ nó cả. Sau này thời gian rảnh của cậu bị thu hẹp lại, đề càng lúc càng nhiều, cậu cũng phải cày như bao học sinh 12 khác.
Dẫu thế, cậu vẫn xếp một chú hạc giấy mỗi ngày.
115.
Còn 100 ngày nữa là thi đại học.
Với tư cách là bạn cùng bàn, cậu thấy tình trạng của hắn ngày một kém. Hắn nốc cà phê như uống nước lã, ít xuống nhà ăn vào giờ nghỉ trưa, trên tay hắn thì vết mới chồng vết cũ. Hắn chưa hề ổn hơn.
Và hắn rớt hạng. Hạng hai, hạng ba, rồi xuống hạng mười lăm.
Một buổi trưa nọ, cậu đặt một hộp sữa và một phần sandwich lên bàn hắn, khích lệ hắn:
– Cậu đừng căng quá.
Hắn không mỉa ngược cậu nữa. Tình trạng của hắn không ổn, đến cậu còn nhận ra, mà phụ huynh hắn chỉ thấy hắn tụt xuống hạng 15. Họ không hiểu cho hắn, cũng không động viên hắn, chỉ có mắng chửi hắn.
116.
Vào ngày thi đại học, học sinh dự thi nào cũng có người nhà đưa rước – trừ cậu. Cậu không trách ai cả, cũng chẳng thấy tủi thân. Cậu ngủ sớm, dậy sớm, ăn sáng rồi tự đạp xe đến địa điểm thi.
Thi xong, cậu theo các bạn học sinh khác ùa ra. Có bạn cười, có bạn khóc, có phụ huynh các bạn đứng đợi giữa trưa hè chói chang.
Cậu về nhà, nói với Trì Trệ:
– Anh thi xong rồi đó, em trai. Em nói xem, Trì Nghiệm sắp về, phải không nào?
Mặt cậu mong chờ lắm.
117.
Lúc có kết quả thi đại học, kết quả của hắn tệ lắm. Cậu không biết “tệ lắm” trong mắt thầy cô, nhà trường là như nào nữa.
Mặc dù tâm trạng hắn những ngày sắp thi vẫn không được như mong đợi, nhưng kết quả của hắn vẫn cao, vẫn siêu việt.
Thủ khoa đại học mỗi năm chỉ có một, còn con người ta lại không ngừng tiến bộ, không ngừng hoàn thiện bản thân. Có điều, người lớn chỉ biết thủ khoa, nào ngó đến ai khác bao giờ.
Chính cha mẹ hắn cũng không ngó đến hắn.
Cậu nghe Chương Dao Dao kể, cha mẹ hắn muốn hắn học lại một năm.
Chợt cậu nhớ đến những nỗi khổ mà hắn từng nói với cậu, cậu thắc mắc:
– Chẳng phải cậu ấy vẫn đậu một trường khác à?
– Ai mà biết phụ huynh cậu ấy nghĩ thế nào. Hôm đó tôi nghe lởm vài câu thôi, gì mà “Cha mẹ chỉ cần Thanh Hoa hoặc Bắc Kinh, sao con không thể để cha mẹ kỳ vọng vào con được ư? Sao con lại làm cha mẹ thất vọng vậy chứ?” Có kiểu cha mẹ á, tôi không thở nổi đâu. Tôi mà đạt được kết quả của Ngộ Tinh Diểu, có nằm mơ cũng phải cười thật to, khéo mẹ tôi còn làm tiệc mời cả thôn!
Tiếc là Ngộ Tinh Diểu không có cha mẹ như cha mẹ Chương Dao Dao.
118.
Cậu không biết hắn có chịu đi học lại hay không.
119.
Kết quả của cậu hơn mấy lần thi thử tại trường tầm mười điểm, vẫn ở tầm trung. Cậu báo danh vào một trường đại học bình thường trong địa phương.
Giữa Lê Nguyện không còn người thân để có thể chia sẻ niềm vui đậu đại học, và Ngộ Tinh Diểu có thể học một trường khác nhưng bị nói “chỉ cần Thanh Hoa hoặc Bắc Kinh”, không biết ai khổ hơn ai.
Có lẽ, hai chuyện này không so được với nhau.
Cách giáo dục của cha mẹ hắn không sai, chẳng qua là họ kỳ vọng vào hắn quá nhiều. Họ cũng quên mất hắn là một con người độc lập: ép hắn quá, hắn sẽ điên.