Nhặt Được Bé Cưng Ngốc Nghếch

Chương 27

Hắn nhặt được một cục nợ, một cục nợ phiền phức.

Cục nợ đáng yêu lại một lần nữa rơi vào nguy hiểm rồi.

Con bé mím môi, cắn chặt răng nhìn về phía mẹ và em trai mình. Lần này, đôi mắt con bé chỉ hơi hoe đỏ mà thôi chứ không còn khóc nữa. Bởi vì khi sự thất vọng đã đạt đến tận cùng thì đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên chai sạn, hi vọng lẫn mong mỏi cứ lần này đến lần khác bị dập tắt đều sẽ hóa thành tro tàn.

“Mẹ đừng chạm vào con….”

Đôi mắt An cương quyết, nhất định cô phải bảo vệ tốt bản thân mình. Không phải vì vấn đề trinh tiết mà đó chính là tôn nghiêm của một cô gái. Cô không biết khi nào chú sẽ đến nên không thể trông chờ được vào mỗi mình người đó, chỉ đành dựa vào giá trị hiện tại của bản thân để tìm được thoát thân. Ít nhất, có thể kéo dài thời gian.

Bà Hạnh xanh mặt, chẳng thể lường trước được chuyện An sẽ dùng tính mạng để đe dọa hai mẹ con họ. Thằng Phong thấy chị nó r.ạch một đường lên cổ thì thiếu điều muốn quỳ lạy cô, nó không tốt lành đến mức lo cho vết thương trên người chị nó mà là lo cho cái thân của mình. Nó sợ rằng lát nữa Thiên đến mà thấy An có vết thương trên người thì một xu cũng không có được! Lần trước, khi hắn mang tiền đến đã đưa ra thỏa thuận với mẹ Hạnh rằng sau này không được bén mảng đến gần An dù chỉ một bước, nhưng mà mẹ con họ lại làm trái lời hứa, tự ý đem An về nhà để uy hϊếp hắn ta đưa tiền, đã vậy còn để An bị thương… sợ là… sợ là tí nữa khó nói chuyện đây!

“Mẹ đi ra ngoài đi! Mẹ không thấy chị nói là mẹ đừng đến gần hả?” Thằng Phong quay về hướng bà Hạnh, giọng nói trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết: “Lát nữa mà thằng cha kia không đưa tiền thì con trai mẹ phải đi tù đó!”

“Được… được… mẹ đi ra ngoài… mẹ đi ngay… An… con đừng có làm gì dại dột nhe con… mẹ xin con…” Lùi bước chân về sau, bà Hạnh cũng hạ giọng xuống nài nỉ An. Lỡ như con nhỏ này làm thật thì sao? Nhất định sẽ mất cả vốn lẫn chài thì hỏng chuyện. Cũng tại cái lão Lý kia, sớm không đến, muộn không đến mà lại đến vào lúc này.

Đợi khi bà Hạnh đã biến mất khỏi tầm mắt thì An mới có thể thở phào nhẹ nhõm, còn thằng Phong tự giác cách xa cô ra. Khác hẳn với điệu bộ nạt nộ lúc đầu, nó trở nên “biết điều” hơn: “Mẹ đi ra ngoài rồi, chị… chị bỏ xuống được chưa?”

An từ chối, lại ghì mảnh thủy tinh kề sát hơn vào cổ mình dọa thằng Phong mất hết cả hồn vía. Nó biết có nói gì cũng vô dụng, vậy nên chỉ đành ngậm miệng đứng nhìn chị mình đang sống c.hết vạch ra ranh giới với mình.

Từ khi nào mà hai bọn họ lại xa cách như vậy? Rõ ràng lúc trước rất tốt mà?

Vào năm bốn tuổi Phong từng rất quý chị nó, nhưng mà điều đó lại khiến bà Hạnh không hài lòng. Mỗi đêm, bà sẽ rủ rỉ vào tai nó rằng chị nó là thứ con nít q.ủy, ngày chưa sinh nó ra đã ức hϊếp mẹ nó nên Phong không được chơi với An nữa. Từng ngày trôi qua cho đến năm họ lớn lên, Phong cũng quên mất rằng An là chị nó, là người chị đã từng dành dụm vài viên kẹo để dúi vào tay nó khi thấy nó thèm thuồng nhưng lại bị mẹ Hạnh cấm không cho ăn, vậy là nó bèn quay sang nài nỉ chị mua cho mình. Để rồi, khi Phong ăn kẹo vô tình bị bà nội nhìn thấy thì đã đ.ánh An không thương tiếc, mẹ lại ở bên cạnh châm dầu vào lửa khiến con bé bị đòn nặng hơn.

“Mẹ coi kìa! Con nhỏ này muốn hại con trai con. Thằng Phong đang bị viêm họng mà nó dám mua kẹo cho thằng nhỏ ăn, chắc nó muốn hại cháu mẹ đó!” Bà Hạnh giấu con trai ra sau lưng, không để cho Phong nhìn thấy bà nội đang dùng cây chổi đánh mạnh vào người An. Dẫu cho hai đứa đều là cháu bà, nhưng đứa cháu từ khi sinh ra đã không được nhìn mặt so với đứa cháu được mình nuôi dưỡng từ bé thì vẫn có sự phân biệt. Hơn nữa, bà nội chẳng vừa ý mẹ Hà từ đầu nên đâm ra càng không ưa An hơn. Dẫu cho mẹ con bé đã mất rồi… ấy thế mà chẳng ai thương con bé dù chỉ một chút…

Phong núp sau lưng mẹ, không dám hó hé lời nào. Mấy lần nó muốn nói đều bị mẹ nó lườm một cái khiến nó run lẩy bẩy. Phong chỉ dám đợi đến khi bà nội hả giận mới tìm đến chị, khóc thút thít nói lời xin lỗi.

Khi đó, Phong đã nói gì nhỉ? Nó nói với chị rằng: “Sau này em không đòi ăn kẹo nữa… em xin lỗi chị…”

“Mai mốt lớn lên em hứa sẽ không để bị mẹ với bà nội đ.ánh nữa đâu!”

Ừ… trẻ con mà… có lẽ đó chính là chút ấm áp từ gia đình mà cô cảm nhận được từ Phong. Cô xoa đầu thằng bé, nói rằng: “Không sao đâu em.”

“Sau này lớn lên chị em mình sẽ mua thật nhiều kẹo nhé?”

Đó là lời của một đứa nhỏ sáu tuổi. Không trách móc bất cứ ai, vì con bé hiểu được một đạo lí: Mình không có giá trị trong căn nhà này.

Phải nhịn, phải chịu đựng mới có thể sống được.

Chẳng ai yêu thương cô, chẳng ai cần cô đã. Cuộc sống của mình đã không còn như trước, kể cả người bố đã từng hết mực yêu thương con gái cũng đã thay đổi từ sau cái chết của mẹ.

Bên ngoài có tiếng xe dừng lại.

Bà Hạnh hé cửa nhìn ra bên ngoài thì thấy Thiên đang xách một vali màu đen. Vậy là, hắn đã mang tiền đến để chuộc lấy con bé này! Đúng như lời bà dự đoán, thằng nhà giàu này đã chết mê chết mệt con An rồi, từ nãy đến giờ còn chưa đến một tiếng mà đã vội vàng mang tiền qua, chắc là xót cho con nhỏ lắm chứ gì?

Vừa mở cửa, bà Hạnh vừa mỉa mai trong lòng: “Y hệt như con mẹ nó, giỏi nhất là dụ đàn ông.”

Nhưng khi gặp Thiên, bà ta lại nở nụ cười thảo mai: “Anh đến rồi à?”

Thiên không trả lời bà Hạnh mà chỉ xách vali tiền vào trong. Hắn đảo mắt nhìn quanh căn nhà vừa mới tân trang gần đây để tìm kiếm bóng hình con bé. Người đàn bà kia cũng chạy theo vào trong, hệt như chó thấy chủ mà đu bám: “Anh cứ từ từ, để tôi lấy cho anh cốc nước rồi ngồi nói chuyện…”

Thiên đặt vali tiền xuống, lúc này ánh mắt mới đặt lên người đàn bà kia: “Con bé đâu?”

“Anh đợi một tí.” Bà Hạnh hướng về phía căn phòng mà gọi: “Phong ơi, đưa chị ra gặp khách này con.”

Thằng Phong nghe vậy thì mừng quýnh, nó mừng vì đã qua mặt được mọi người. Thật may quá, cuối cùng cũng đạt được mục đích ban đầu. Dù cho có hơi lòng vòng một tí nhưng không sao..

“Chị đi ra ngoài gặp ổng kìa! Nhanh lên!”

Thằng Phong mở cửa ra, nó cũng không còn kề bên An như ban đầu mà chỉ hối thúc cô nhanh chóng đi ra ngoài để nó nhanh chóng có tiền. Trước khi bé An gặp người ta còn không quên dặn dò: “Mẹ con tui không có làm gì chị, là tự cầm đồ lên rạch cổ mình nên đừng có đổ thừa người khác…”

“Xong chuyện này tui hứa không tìm chị nữa.”