Thế cục trước mắt sớm đã biến thành một mớ hỗn độn.
Thiên Tử muốn mượn Trục Tinh để nắm quyền võ lâm, mà người giang hồ vốn bất mãn triều đình từ lâu liền viện cớ đoạt lại bảo kiếm cho Ngụy gia để hành thích các quan viên triều đình.
Giang Lăng Ngụy Thị bị kẹt ở giữa, tình cảnh vô cùng khó xử.
Nếu Ngụy gia đầu hàng triều đình, sẽ phụ lòng các vị hiệp nghĩa anh hùng hào kiệt ngoài kia, danh tiếng gia tộc sẽ bị hủy hoại. Nhưng nếu kiên quyết chống lại triều đình, sẽ khơi dậy trận chiến đẫm máu giữa giới giang hồ và triều đình, Ngụy gia nhất định sẽ phải gánh nhiều nợ máu trên vai.
Ngụy Thính Phong suy ngẫm hồi lâu, nếu Ngụy Trường Cung còn sống, bất luận rơi vào cục diện nào, ông ấy cũng đều không muốn nhìn thấy.
Thái độ cầu hòa của Ngụy Thính Phong vẫn luôn kiên định; may thay, Dĩnh Xuyên Hầu Lương Thận Hành đã gặp ám sát nhiều lần, cuối cùng cũng có thể vì sự an bình của hai bên mà án binh bất động, trì hoãn không hẳn là có tội.
Chính vì thế mà người Man Khương mới nóng lòng muốn xem vở kịch hay này đến mức phải thổi bùng lửa đuốc trong đêm tối, tiếp tục đổ thêm một ngụm dầu nóng vào thế cục đang hết sức căng go.
Họ biết Lương Thận Hành có mối thù sâu đậm với quân Man Khương, nếu thông báo thân phận của Ngụy Thính Phong để kích động mối quan hệ giữa Lương Thận Hành và Ngụy Thính Phong. Chắc chắn, cuộc đàm hòa này sẽ đổ vỡ ngay lập tức.
Để đề phòng, Man Khương cũng chuẩn bị kế hoạch hai – đem chuyện Ngụy Thính Phong không cùng huyết thống Ngụy gia nói cho Ngụy Tu Bình kẻ đã từng tranh đoạt vị trí gia chủ với hắn, cố gắng kích động xung đột nội bộ trong Ngụy gia.
Vậy thì cuộc đàm hòa giữa Ngụy Thính Phong và Lương Thận Hành thất bại cũng là điều tất yếu, giả sử có đàm hòa thành công, một khi thân phận của Ngụy Thính Phong bị bại lộ, Ngụy gia cũng nhất định sẽ không để hắn làm chủ sự nữa. Khi đó, Ngụy gia sẽ như rắn mất đầu, mạnh ai nấy làm, tông tộc trên dưới sẽ không thể thống nhất lựa chọn, cuối cùng cho dù là thân triều đình hay cận võ lâm, đến lúc đó cũng sẽ nảy sinh mầm mống tai vạ.
Nước đi này có vẻ không lường trước được.
Thật tiếc khi họ đã quá đề cao Ngụy Tu Bình, xem nhẹ mối quan hệ tông tộc như cây liền cành của Ngụy gia, cũng coi thường lòng trung thành hào hiệp đã gây dựng nên danh tiếng trăm năm của Ngụy gia ở Giang Lăng…
Ngụy Thính Phong phải cảm ơn Man Khương vì đã lợi dụng tình hình để xúi giục, suy cho cùng muốn chuyển thù thành bạn, cơ hội trừ khi có “cùng chung kẻ thù”.
Trực tiếp thương lượng với Lương Thận Hành, e sẽ không thành.
Giữa Ngụy Thính Phong và hắn, không chỉ có mối hận giữa Man Khương và Đại Chu, mà còn cả Tần Quan Chu.
Dường như Ngụy Thính Phong cũng đã có sự chuẩn bị vẹn toàn, không đặt tất cả hy vọng cầu hòa vào một mình Lương Thận Hành – trước đó, hắn đã gửi một thư kiện khẩn cấp đến kinh thành.
Đối phương cũng nhanh chóng hồi âm.
Công văn truyền đi tám trăm dặm được binh lính gửi đến tay Lương Thận Hành. Cùng đến với công văn, còn có Tri phủ* Vân Châu Lưu Tư…
*Tri phủ (quan phủ): quan đứng đầu của một phủ
Lưu Tư cúi đầu hành lễ, bái kiến Lương Thận Hành, sau đó ngồi bên giường, cầu vấn vết thương của Lương Thận Hành đã có tiến triển tốt chưa.
Lương Thận Hành xem xong công văn, vo chặt trong tay, gần như muốn vò nát công văn thành nhiều mảnh.
Hắn nghiến răng hồi lâu, hai mắt đỏ bừng, chất vấn: “Tại sao Thừa tướng lại muốn bảo vệ cho Ngụy Thính Phong? Người có biết Ngụy Thính Phong là người Man Khương không, hơn nữa còn bị nghi ngờ đã ra tay sát hại Tông chủ Ngụy gia Ngụy Trường Cung?”
Lưu Tư liền biết công văn này đã tới muộn một bước, thở dài nói: “Lương Hầu, Thừa tướng đã phái hạ quan đi tiếp quản việc này, hạ quan cũng là cố gắng hết sức, không dám trái lệnh. Hầu gia thân thể thương tích, lần này xin hãy nghỉ ngơi thật tốt.”
Lương Thận Hành và Lưu Tư đều là học trò của Thừa tướng Cao Chấp.
Sau khi Lương Thận Hành trở thành một vị tướng, đã nhận được rất nhiều lời khuyên cùng sự dẫn dắt của Cao Chấp. Cao Chấp được xem như là ân sư trong triều của hắn, Lương Thận Hành vẫn luôn kính trọng ông ta.
Nhưng bây giờ Cao Chấp lại đứng về phía Ngụy gia, khiến Lương Thần Hưng không khỏi bực tức khó chịu.
Lưu Tư đã đi theo Cao Chấp nhiều năm, biết rõ đầu đuôi trong đó, thấy Lương Thận Hành bất mãn không cam, sợ hắn sẽ không dễ dàng thỏa hiệp nên mới giải thích toàn bộ mọi chuyện.
Cao Chấp, một người thông tuệ tinh tường lại đầu óc tài trí, được thể hiện trong các kỳ thi của triều đình, cho dù ông giành được cấp hàm tiến sĩ nhưng vẫn phải sống lưu lạc, bị phân đến Giang Lăng làm viên quan nhàn hạ cửu phẩm, không được trọng dụng.
Ở Giang Lăng, ông chỉ làm những công việc vặt vãnh như ghi chép ngục án, lúc rảnh rỗi, ông thường lôi kéo đồng liêu bàn chuyện kỳ án.
Cao Chấp là người thích thao thao bất tuyệt, có tài ăn nói, khi kể chuyện lại vô cùng nhập tâm, hơn nữa còn phân chương, mỗi ngày một chương, kể xong còn quay lại giải thích chi tiết.
Vì lý do này nên khi đồng liêu quan chức không có việc gì, họ thích mời ông đi uống rượu, cũng nói đùa rằng Cao Chấp đến Giang Lăng để mở một sạp hàng trong thành, chuyên kể chuyện, cũng có thể thành quan phát tài.
Ai có thể ngờ rằng Cao Chấp thực sự lên đại nhai Giang Lăng bày một sạp hàng. Ngày qua ngày, ông cũng kiếm được chút tiếng tăm khiến Nhị công tử Ngụy gia Nguy Trường Cung nghe danh tìm đến..
Ngụy Trường Cung nói rằng mình không đi đâu cả, chỉ thích kéo ghế đẩu nhỏ ngồi nghe Cao Chấp kể chuyện. Ngụy gia giàu có nhất thành, Ngụy Trường Cung chẳng cần biết vàng bạc đắt đỏ ra sao, đều ban thưởng cho Cao Chấp rất nhiều tiền, khi rảnh rỗi Ngụy Trường Cung còn mời Cao Chấp uống rượu.
Ngụy Trường Cung ôm vò rượu đặt lên giường, hỏi Cao Chấp: “Cao huynh quả là một tài năng lớn, chôn vùi nơi đất Giang Lăng này thật đáng tiếc làm sao.”
Cao Chấp tỏ ra khách khí với ông, cũng nói: “Nhị công tử tính tình bất tục, kết thiên hạ hữu, hành trượng nghĩa sự, chẳng phải vẫn nguyện ở lại đất nước Giang Lăng này sao? Ta ấy à, chỉ là một viên quan quèn mà thôi.”
Ngụy Trường Cung cười lớn nói: “Ta tính tình bất tục, bởi vì ta không làm quan.”
Cao Chấp vén tay áo, duỗi ngón tay cái nói: “Nhị công tử ở ngưỡng giới cao. Ta lại rất phàm tục, thích nhất là làm quan.”
“Cao huynh mới là “quan” chân chính, xuất thế thì dễ nhưng nhập thế lại khó. Cao huynh thân làm quan cửu phẩm, có ý chí làm trong sạch trời xanh và thanh lọc phong cách chính trị, thật hiếm có khó gặp.”
“Nhị công tử là đang cười ta tự mãn, không biết lượng sức mình sao?”
“Ôi trời.” Ngụy Trường Cung lắc đầu: “Huynh có chí tiến thủ, nào ai dám chê cười. Có điều Cao huynh xuất thân bình dân, không được người đời ca tụng, trên quan trường rất khó có thể vững tiến. Nếu huynh dốc lòng muốn theo con đường quan danh, ta có thể giúp Cao huynh một tay.”
“Ồ? Nhưng tại sao chứ?”
Ngụy Trường Cung cũng không giải thích: “Cao huynh hãy chờ tin tốt từ ta.”
Cao Chấp cười: “Xem ra Nhị công tử sớm đã có tính toán rồi.”
Ngụy Trường Cung uống cạn rượu trong vò, ngà ngà say nói: “Bằng không, huynh cho rằng ta chỉ đang bắt cá vui chim, phớt lờ mỹ nữ vàng ngọc, ngày ngày đến chỉ để nghe một nam nhân đọc sách thôi sao?”
Cao Chấp hỏi: “Ngài muốn gì ở ta đây?”
“Quan liêm.” Ánh mắt Ngụy Trường Cung trở nên nghiêm nghị: “Ta muốn thấy Cao huynh trở thành một vị quan liêm khiết. Ngoài ra, không còn yêu cầu gì khác.”
Quả đúng như Ngụy Trường Cung đã nói, không lâu sau một phong lệnh điều động từ kinh thành được gửi đến Giang Lăng, lệnh cho Cao Chấp hồi kinh đô với tư cách là người đứng đầu Bộ Chủ sự. Kể từ đó, sự nghiệp làm quan của Cao Chấp thuận buồm xuôi gió, ngày càng thăng tiến, sau hàng chục năm thăng trầm trên chốn quan trường phù du, cuối cùng cũng có được Cao Thừa tướng của ngày hôm nay.
Lưu Tư giải thích với Lương Thận Hành: “Vị Ngụy Trường Cung này không chỉ là hảo hữu của Thừa tướng, mà còn là người nâng đỡ trọng dụng Thừa tướng.”
Lương Thận Hành nói: “Nói như vậy, sao Thừa tướng có thể dễ dàng buông tha cho kẻ đã mưu sát Ngụy Trường Cung?”
Lưu Tư cân nhắc ngẫm nghĩ, chần chừ hồi lâu, giải thích với Lương Thận Hành theo ý của Cao Chấp: “Chuyện này không liên quan đến Ngụy Thính Phong, Ngụy Trường Cung chết… cũng không phải do ai khác sát hại. Chính mắt Thừa tướng đã nhìn thấy ngài ấy uống thuốc độc…Ngụy Trường Cung là tự sát.”
Lương Thận Hành nhíu mày: “Cái gì?”
*
Ngụy Thính Phong cũng không thể quên được ngày hôm đó, mưa gió ập đến, binh đao giương cung bạt kiếm, bao vây Giang Lăng Ngụy gia.
Ngụy Thính Phong cầm lấy Trục Tinh, chuẩn bị lao ra khỏi môn gia.
Ngụy Trường Cung bất đắc dĩ ngăn hắn lại, nhìn Ngụy Thính Phong nói: “Khách nhân còn chưa vào mà đã vội xốc đao lên rồi?”
Ngụy Thính Phong nghiêm túc đáp lại: “Nhìn họ chẳng có chút thiện ý nào.”
“Yên tâm.” Ông vỗ vỗ vai Ngụy Thính Phong: “Là cố nhân.”
Quả nhiên, người từ trên kiệu bước xuống tướng mạo tuấn mỹ, với hàng lông mày thưa và đôi mắt dài, tay cầm một chiếc quạt gấp kim cốt. Ngụy Thính Phong đã từng nhìn thấy chiếc quạt gấp này. Đây là một bảo vật mà Ngụy Trường Cung đã mang về từ một chuyến du ngoạn phương nam nhiều năm trước, nói muốn tặng cho một vị bằng hữu.
Cao Chấp tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy Ngụy Trường Cung, dang tay ôm chặt lấy ông: “Trường Cung, đã lâu không gặp.”
Ngụy Trường Cung nói: “Ổn chứ. Có điều, ta vẫn rất sợ khi gặp huynh đấy.”
Ngụy Thính Phong khi đó nghe không hiểu câu nói này, nhưng Cao Chấp rất nhanh liền đã hiểu, hốc mắt nóng bừng, không nói thành lời.
Ngụy Trường Cung kêu Ngụy Thính Phong đến, nói với Cao Chấp: “Đây là con trai ta. Thính Phong, còn không mau hành lễ với Cao Thừa tướng.”
Thừa tướng Cao Chấp, chưa từng được diện kiến nhưng nghe danh đã lâu, Ngụy Thính Phong tràn đầy kinh ngạc và hoài nghi, nhưng cũng không biểu hiện ra mặt, tuân lời Ngụy Trường Cung mà bái lễ với Cao Chấp: “Tham kiến Thừa tướng.”
Cao Chấp nói: “Đệ có thêm một nhi tử khi nào?”
“Ta sanh đó, huynh ghen tị sao?” Ngụy Trường Cung cười nói: “Thừa tướng, huynh chờ một chút, ta nói với Thính Phong vài câu rồi sẽ đi cùng huynh.”
Ánh mắt Cao Chấp bỗng trở nên thâm trầm, lưu lại trên người Ngụy Thính Phong trong chốc lát, ông ta gật đầu.
Ngụy Trường Cung và Ngụy Thính Phong đứng cạnh nhau dưới mái hiên mưa táp xối xả. Ngụy Trường Cung khẽ nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng mưa rơi, cảm giác hơi mát lạnh lẽo thấm vào da thịt mình.
Ngụy Thính Phong càng nghĩ càng bất an, trầm mặc hồi lâu, cuối cùng cũng mở lời hỏi: “Nhi tử không hiểu.”
Ngụy Trường Cung nói: “Con không hiểu điều gì?”
Ngụy Thính Phong im lặng.
Thực ra hắn hiểu.
Ngụy Trường Cung từng được bằng hữu chiến cố tin tưởng, giúp đỡ quân đội của Đại Chu vận chuyển lương thảo, lấy Trục Tinh làm tín, thỉnh cầu sự tương trợ của anh hùng võ lâm, và đẩy lùi kỵ binh Man Khương.
Có thể sai khiến giang hồ, trước nay đều không phải do Trục tinh. Đao kiếm này chẳng có gì đặc biệt, mà điều đặc biệt là chủ nhân của nó, Ngụy Trường Cung.
Ngụy Trường Cung đã lập công lớn trong trận chiến này, nếu ông có thể phụng mệnh triều đình, đương nhiên sẽ được hoàng đế sủng ái, nếu không thể, nhất định sẽ trở thành mối đe dọa khôn lường cho hoàng đế Đại Chu.
Sau khi tân hoàng đế lên ngôi, đã năm lần bảy lượt phái người đến triệu Ngụy Trường Cung nhập cung làm quan, nhưng đều bị ông khước từ.
Ngụy Trường Cung nói: “Khi Vân Lương đổ bệnh qua đời, ta đã không ở bên cạnh nàng ấy, chẳng biết vì tham quan nào, hay vì đã xua tan được loạn lạc, có lẽ sau khi sự thành còn kéo người vui mừng say xỉn một chầu… Hạ nhân nói Vân Nương đã đợi ta rất lâu, rất lâu, rốt cuộc cũng không đợi được nữa, trước khi chết nàng vẫn cầm trên tay mặt dây chuyền ngọc bội mà ta đã tặng cho nàng…”
“Thần thϊếp không còn may mắn được bên cạnh phu quân nữa. Được gả làm thê cho chàng là điều hạnh phúc nhất đời thϊếp, chỉ là thật tiếc khi không được gặp nhau lần cuối. Thần thϊếp không nỡ xa chàng, chẳng nỡ xa Thính Phong và Ẩm Hàn. Hai con đều yêu chàng, ngày ngày vui đùa ồn ào không thôi, Thính Phong bướng bỉnh, Ẩm Hàn nghịch ngợm, mặc dù sẽ đều khiến chàng phiền não, nhưng các con vốn giống chàng, sẽ không bao giờ làm chuyện xấu…”
“Thính Phong và Ẩm Hàn còn nhỏ, thần thϊếp mong phu quân có thể gác lại chuyện giang hồ và đồng hành cùng các con nhiều hơn. Nếu chàng có nạp thêm hiền thê, cũng mong đừng để các con phải chịu quá nhiều ủy khuất. Thần thϊếp chỉ cầu chúng được sống lâu trăm tuổi, sống một đời không âu lo.”
Một lá thư tuyệt mệnh, Ngụy Trường Cung đau thấu tâm can, sau đó Thính Phong và Ẩm Hàn trong ba năm ngắn ngủi cũng lần lượt chết vì bệnh tật. Ngụy Trường Cung cười nhạo bản thân có thể hô mưa gọi gió trên triều đường cùng giang hồ, nhưng lúc này đây lại lực bất tòng tâm, không khỏi suy sụp như trời lở đất.
Cái gì “mang lại hòa bình và thịnh vượng cho đất nước”, cái gì “giải quyết nỗi thống khổ của nhân dân”, thật hào hùng và bản lĩnh làm sao, nhưng tất cả lại chẳng thể xoa dịu đi nỗi thống khổ này…
Ngụy Trường Cung thần trí loạn lạc, suýt tẩu hỏa nhập ma khi đang luyện kiếm, như vừa mới tỉnh lại từ trong cơn mơ, từ đó trốn vào Đạo môn, ở lại Giang Lăng tu thân dưỡng tính, không còn đoái hoài gì đến giang hồ và triều chính nữa.
Lần giúp đỡ quân doanh Bắc Vực đánh lui quân Man Khương, nếu không phải hữu nhân nhiều lần tương cầu, ông nhất định sẽ không ra tay.
Một khi ra tay, cũng sẽ rước lấy tai họa.
Hôm nay Cao Chấp dẫn binh tới cửa, đương nhiên là ý tứ của Hoàng Thượng. Nếu Ngụy Trường Cung không chết, binh lính sẽ san bằng nơi này, di diệt Ngụy Thị khỏi vùng đất Giang Lăng, trừ khử vĩnh viễn tránh mang tai vạ về sau.
Ngụy Trường Cung vui mừng khi người đến là Cao Chấp.
Có Cao Chấp hòa giải, chỉ cần mình ông bỏ mạng tại đây, cũng sẽ không liên lụy đến Ngụy gia.
Ngụy Trường Cung vươn tay ôm lấy vai Ngụy Thính Phong, vỗ về an ủi, nói: “Ẩm Hàn, phúc khí lớn nhất của cha là còn có thể gặp được con, là con cho ta cơ hội, để ta có cơ hội làm một người cha, cũng luôn để ta học cách trở thành một người cha tốt. Ta ấy mà, cứ mỗi khi nhìn vào con đều không khỏi tự hào vì bản thân người cha này đã cố gắng hết sức để xứng với chức danh đó…”
“Ngụy Trường Cung!” Hai mắt Ngụy Chính Phong đỏ bừng, cổ họng thắt lại: “Đừng nói những lời này.”
Ngụy Trường Cung mỉm cười, thở dài nói: “Ta nhớ Vân Nương, cũng nhớ Ẩm Hàn và Thính Phong, có lẽ bọn họ vẫn đang đợi ta đến đoàn tụ…”
“Cha không cần con nữa sao?” Cuối cùng hắn cũng rơi lệ.
“Tiểu tử thối, làm sao có thể so sánh như vậy được? Chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Cha cùng con đi hết chặng đường này. Sau này con cũng sẽ lấy vợ sinh con, cũng sẽ có người khiến con biết nhớ nhung, biết vấn vương…”
Ngụy Thính Phong hận bản thân không biết nói lời hay ý đẹp, đối mặt với Ngụy Trường Cung, lại không thể nói một lời phản bác hay níu giữ người ở lại.
Sau đó, Ngụy Trường Cung buông bàn tay đang ôm Ngụy Thính Phong, xoay người rời đi, quay lưng về phía hắn ung dung vẫy vẫy tay nói: “Ẩm Hàn, trời lạnh rồi, nhớ mặc thêm áo vào.”
Đây là câu nói cuối cùng Ngụy Trường Cung để lại cho hắn.
Còn có một câu nữa mà Cao Chấp chuyển lời tới hắn, và cũng là khẩn cầu duy nhất của Ngụy Trường Cung lúc sanh thời: “Thính Phong con trai ta, Thừa tướng cũng đã gặp rồi. Nó rất thông minh, nhưng đầu óc lại ngây ngô non nớt, cũng may tâm địa nó không xấu xa. Hãy nhìn vào giao tình nhiều năm của ta và huynh, nếu con ta có việc gấp tương cầu, vẫn mong Thừa tướng sẽ đáp ứng nó.”