Yến Vân Hà tới gặp ân sư cũng là vì chuyện của Trương Chính.
Trương Chính bị bắt giam, với tính cách của Chu Trọng Hoa, ông nhất định sẽ dâng thư cầu tình. Nhưng lấy tư cách học sĩ Hàn Lâm Viện, ông lại không có thực quyền trong tay.
Nếu Nguyên Các Lão xem thường mặt mũi bệ hạ chém đầu Trương Chính, tức cũng chẳng nể nang gì một Chu Trọng Hoa.
Lại nói nếu như vì chuyện này mà ông bị kết tội, chức viện trưởng bỏ trống, Đảng Nguyên ắt sẽ biến thư viện Đông Lâm thành đất ấm thu hút nhân tài.
Bất luận thế nào đi nữa, việc này tuyệt đối không được phép xảy ra.
Triều định luôn lấy ổn định làm đầu, nếu thế lực một bên quá mạnh, thế cục sẽ mất cân đối.
Chẳng qua không biết hôm nay Ngu Khâm đến đây là để có thể dễ dàng định tội, hay do Thái hậu cũng không muốn Đảng Nguyên dễ dàng đắc ý.
Chu Trọng Hoa không phải kẻ ngốc, đương nhiên ông biết ý của Yến Vân Hà: "Trước khi dâng thư, hắn đã nhờ ta chăm sóc mẹ già, cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng nếu hắn xảy ra chuyện, ta không nên mạo hiểm cầu tình."
"Nhưng người sống một đời, khó có được tri kỷ, ta không thể nào trơ mắt ra nhìn hắn bị nhốt trong ngục được." Chu Trọng Hoa kích động nói.
Yến Vân Hà chỉ chờ ân sư trút hết tâm tư trong lòng rồi bình tĩnh đáp: "Người yên tâm, bệ hạ sẽ không mặc kệ."
Chu Trọng Hoa khẽ mở mắt, ổn định nhìn Yến Vân Hà, cầm lấy tay y: "Có lời này của ngươi, ta cũng cảm thấy yên tâm."
Trước khi rời khỏi Chu phủ, Yến Vân Hà còn nói: "Con biết bây giờ trong lòng thầy rất tức giận, có điều hắn đã thành tâm cầu kiến, lại đang đợi dưới đêm đông giá lạnh..."
Hai người kia đều biết "hắn" này là đang ám chỉ ai.
Không phải Yến Vân Hà muốn nói thay Ngu Khâm, chỉ là bây giờ vẫn chưa mò ra tâm tư Thái hậu.
Y là người của bệ hạ, Ngu Khâm là người của Thái hậu.
Gặp y mà không gặp hắn, chẳng phải là tát vào mặt Thái hậu hay sao.
Chu Trọng Hoa đích thân tiễn Yến Vân Hà tới đình viện, Yến Vân Hà lo nếu cứ đi tiếp, hai người sẽ đυ.ng phải Ngu Khâm, vậy nên nhiều lần thỉnh ông dừng bước, sau đó cùng Tống Văn rời phủ.
Ra khỏi Chu Phủ, Yến Vân Hà nhìn tôi tớ mời người dưới hiên vào, hai người lướt qua nhau, y nhìn Ngu Khâm, song người nọ lại phớt lờ y.
Giống hệt mười năm trước, lần đầu gặp gỡ tại thư viện Đông Lâm.
Vĩnh An Hầu là tước vị cha truyền con nối, cụ cố Yến Vân Hà theo Thái tổ khai quốc kiến nghiệp, lập nhiều công lao hiển hách.
Giang sơn ổn định được trăm năm, giặc ngoại xâm lăng hết lần này đến lần khác đều bị quân Đại Tấn đánh đuổi, bình định.
Huống chi quốc thái dân an, triều đình lại càng coi trọng văn thần hơn võ thần.
Khi đó phụ thân còn sống, ông cũng khá đau đầu với chuyện Yến Vân Hà cứ ra vào tam đại doanh trong kinh, quấn lấy đám hộ quân suốt cả ngày.
Vậy nên, mặc kệ Yến Vân Hà có chấp nhận hay không, ông quyết định đưa y vào thư viện Đông Lâm.
Yến Vân Hà giận vô cùng, ở trong thư viện chẳng chịu học hành gì cả, cộng thêm cái tính chống đối trời sinh, nhanh mồm nhanh miệng, mặc dù văn chương không được khá nhưng rất hay tranh luận với các tiên sinh, không chịu thua dù chỉ một chữ.
Trong thư viện có lệnh cấm không được phép ra ngoài khi không cần thiết, sợ bọn họ chưa hoàn thành bài vở đã dính vào rượu chè mua vui chốn kinh thành.
Yến Vân Hà suốt ngày dẫn một đám con em thế gia leo tường ra ngoài, thư viện cấm cái gì, bọn họ sẽ làm trái cái đó.
Phu tử [1] tức giận trách phạt Yến Vân Hà vô số lần, có điều y da dày thịt béo, khẻ tay, chép nội quy, phạt quỳ dưới trời nắng cũng chẳng thể ngăn được y.
[1] Phu tử (夫子): là tôn hiệu do các vị đế vương đời sau ban tặng hoặc dân gian truy tôn những bậc thánh nhân tiền bối có nhiều công trạng với đất nước. Ngoài ra phu tử còn là tiếng học trò gọi thầy mình hoặc có nghĩa là người đàn ông trưởng thành, lại có nghĩa nữa là tiếng vợ gọi chồng.
Thư viện chia ra sáu Đường, đệ tử mới nhập môn đều ở Chính Nghĩa Đường, sau đó dựa vào kết quả khảo hạch hàng tháng mà thăng Đường, cao nhất có thể thăng tới Suất Tính Đường, nội dung đề thi cơ bản về tứ thư ngũ kinh, thứ làm Yến Vân Hà thiếu kiên nhẫn nhất chính là đọc sách, đương nhiên kết quả hàng tháng đều không qua.
Hôm ấy y lại bị tiên sinh phạt quỳ, mặt trời chói chang, Yến Vân Hà đờ ra nhìn chằm chằm con dế mèn trong bụi cỏ, thầm nghĩ con này nhỏ xíu, kêu thì to, bắt nó đi đấu dế rất có khả năng bách chiến bách thắng.
Chợt y thấy có người mặc học sĩ phục thư viện Đông Lâm chậm rãi đi tới.
Học sĩ phục của thư viện Đông Lâm màu trắng viền xanh lá, nhìn vừa xấu vừa nhạt nhẽo, cứ như lo ngại ăn vận đẹp quá các môn sinh sẽ lơ là việc học không bằng.
Yến Vân Hà đi đầu công cuộc cải cách học sĩ phục, lấy áo bào rộng sửa thành ống tay hẹp, thêu chỉ bạc lên viền xanh lá, làm cho nó thật sặc sỡ, tạo nên một phong trào thay đổi học sĩ phục.
Nhưng thẳng đến khi nhìn thấy Ngu Khâm, Yến Vân Hà mới phát hiện, thì ra cái kiểu học sĩ phục xấu như bao bố cũng có thể đẹp được vậy.
Xiêm y làm nền cho người mặc, chính là như thế.
Mỗi lần Ngu Khâm bước đi, vạt áo lay động theo gió, tóc dài dùng dây xanh buộc lên, bàn tay trắng sứ thon dài nâng sách cổ nặng trĩu, dung mạo lạnh lùng, dù cho là giữa hè cũng không cảm nhận được sự khô khan.
Như sương tuyết trên núi, không giống người thường.
Khi hắn chậm rãi đi đến bên cạnh Yến Vân Hà, Yến công tử tự xưng thấy nhiều biết rộng cũng phải ngẩn ngơ.
Trong đầu y chỉ còn đúng bốn chữ: Kinh vi thiên nhân. [2]
[2] Kinh vi thiên nhân: ý chỉ vô cùng kinh ngạc trước vẻ đẹp của người nào đó, cho rằng chỉ có thần tiên mới có thể như thế.
Ngu Khâm như thể không nhìn thấy Yến Vân Hà đang quỳ, triệt để làm ngơ, đang định lướt qua thì hạ bào bị siết chặt, hắn buộc phải dừng bước, quay đầu nhìn lại, hóa ra là Yến Vân Hà kéo y phục mình.
Hai người nhìn nhau, Yến Vân Hà quan sát đôi mắt đẹp nhưng quá đỗi lạnh lùng của Ngu Khâm, cười khinh bạc: "Khâm bản giai nhân, hà tất gì phải cải trang lẻn vào thư viện?"
Nét mặt Ngu Khâm hơi ngưng đọng, nghe Yến Vân Hà nói nhảm, ánh mắt càng thêm lạnh băng.
Yến Vân Hà cười lười biếng, dứt khoát không quỳ nữa. Y ngồi trên chiếu, nắm kéo y phục Ngu Khâm không cho hắn đi.
Dù cho Ngu Khâm có đẹp đến đâu, Yến Vân Hà cũng biết phân biệt nam nữ mà.
Y phân biệt được, vả lại theo như dung mạo của đối phương, y còn biết chắc đây chính là Ngu Khâm trong lời đồn, là môn sinh tâm đắc của vị tiên sinh phạt y quỳ ở đây. Thế nên y mới trêu chọc, làm phiền người ta đó chứ.
Y gọi một tiếng "Khâm" bản giai nhân, không chỉ đeo cho Ngu Khâm danh hiệu Ngu mỹ nhân, mà chuyện của hai người còn trở thành đề tài bàn tán suốt một thời gian dài trong thư viện.
Hỗn tử Chính Nghĩa Đường chọc ghẹo tấm gương mẫu mực Suất Tính Đường đã khiến mối quan hệ vốn tràn ngập nguy cơ giữa hai Đường trở nên họa vô đơn chí.
Mà chuyện dư luận vây quanh hai người cũng không dừng lại ở một lần xích mích kia.
Có lẽ do danh xưng "hỗn tử" này kɧıêυ ҡɧí©ɧ, hoặc là cha già ở nhà gửi thư đến mắng vì tội gây sự, sợ về sẽ bị chặt đứt chân nên Yến Vân Hà đột nhiên quay lưng với tính cách ngày trước, trở nên chăm chỉ đọc sách một cách lạ thường.
Tuy rằng tứ thư ngũ kinh không thông, nhưng may là thư viện Đông Lâm vẫn còn thi cưỡi ngựa bắn cung võ học, y dựa vào mấy môn này được nhiều điểm, thành công thăng Đường.
Về phần người khác bàn tán sau lưng về bộ não giản dị mà tứ chi phát triển của y, y đều lười để ý.
Thư viện không có quy định không được đi đường tắt, cưỡi ngựa bắn cung đạt tới đỉnh cao cũng là do bản lĩnh của y thôi.
Hơn nữa Yến Vân Hà vốn thông minh, giỏi suy một ra ba, chẳng mấy chốc đã đạt thành tích tốt trong kỳ thi văn.
Chính vì vậy, nửa năm sau, Ngu Khâm vừa đẩy cửa Đường nhập học, ngay lập tức nhìn thấy Yến Vân Hà – cái tên hư hỏng toàn thân toát lên vẻ lười nhác, không mấy đàng hoàng, vô kỷ luật – ngồi bên cửa sổ. Y giơ tay hướng về phía hắn, cười híp mắt cất tiếng chào.
"Đã lâu không gặp, Ngu mỹ nhân."
Lời tác giả: Sáu Đường học viện Đông Lâm tham khảo từ Quốc Tử giám, các quy chế bên trong đều đã pha trộn, đừng khảo chứng quá nhiều nhe~ Nhấn mạnh lần nữa, Ngu Khâm là công.