*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Felix mắng mỏ các xơ ở trường dòng mà không để ý đến chuyện cháu gái ngoại nghe mấy lời tục tĩu. Vitalie tự động bỏ ngoài tai những từ thô tục.
Cậu không có tật xấu gì quá đáng, chỉ là thích uống rượu và hút thuốc, không quan hệ nam nữ bừa bãi, thu nhập địa tô cũng đủ để ông và anh họ Charles sinh hoạt, không tới nỗi phá sản, nhưng đương nhiên cũng không phải là tấm gương cần cù làm giàu chi, ông chơi bời lêu lổng, chỉ muốn sống trên đất của tổ tiên, thậm chí còn không nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh của gia đình.
Anh họ Charles cũng tương tự thế.
Lên 13 tuổi thì Charles thôi học, suốt ngày tụ tập với đám thanh niên đi đánh gà bắt chó, cực kỳ đáng ghét; giờ lớn hơn thì cũng học uống rượu hút thuốc. Felix không biết dạy cháu, gần như nuôi thả, chỉ không để anh phải lo ăn mặc, còn những chuyện khác thì không quản.
Vitalie không ghét anh họ, Charles gây chuyện bên ngoài nhưng lúc ở nhà thì rất hiền – chọc giận bác trai thì anh cũng chẳng được tiền tiêu vặt đâu. Felix không quá rộng rãi với Charles, cũng không nói tương lai Charles sẽ được thừa kế gia sản nhà Cuif, trái lại từng nói sau này khi Vitalie và Isabelle kết hôn, ông sẽ cho bọn họ ít mẫu ruộng làm quà cưới.
Felix kế thừa hầu hết điền sản của nhà Cuif, là đại địa chủ ở làng Roche, thu nhập mỗi năm được chừng 6.000 franc, hai năm qua vì chiến tranh nên không được nhiều như vậy. Song vì gửi ngân hàng nên chí ít có 50.000 franc, ông không tiết kiệm tiền giỏi như ông ngoại, năm đó bà Rimbaud có thể có đồ cưới 30.000 franc thì tiền mặt tiết kiệm trong nhà ít cũng phải 100.000 franc.
Số tiền này – dù là 30.000 franc hay 100.000 franc – có vẻ rất nhiều, nhưng là được tính theo mức sống của Charleville, nếu tính theo mức sống của Paris thì không nhiều lắm đâu. Arthur nói, giá thuê xe ngựa ban đêm ở Paris – tương đương với taxi đêm của các thế hệ sau – bắt đầu từ hai franc; một căn hộ bình thường ở khu vực giàu có có giá khoảng 2.500 franc một năm; một bữa trưa ở quán cơm thông thường với thực đơn cố định (tương đương một bữa ăn trưa trong nhà hàng ở các thế hệ sau) có giá hai franc, cùng một chai rượu không ngon; suất rẻ hơn không bao gồm rượu.
Paris khổng lồ đâu dễ gì!
Nói chung, một nhà năm người muốn duy trì mức sống tiêu chuẩn ở Paris gần Charleville thì 1.500 franc chắc chắn không đủ, ít cũng phải 2.500 franc mới đủ; Arthur muốn đến Paris học đại học, ngoài học phí ra, một năm tiêu 600 franc coi như tính khá chuẩn.
Đến trường nữ tu học một năm chỉ tốn chưa đến 500 franc, cô và Isabelle hai người cộng lại chỉ mới tốn 600 franc, tính cả học phí và tiền ăn ở, một người chi tiêu mỗi ngày nhỉnh hơn 1 franc; không có nghỉ hè, chỉ có 3 tháng nghỉ đông, sở dĩ nghỉ đông 3 tháng vì trời quá lạnh, như thế phải mất thêm chi phí sưởi ấm, nên trường dòng đã nhanh trí cho học sinh về nhà trong mùa đông, nói cho oai là “kỳ nghỉ giáng sinh”.
***
Suốt ngày Vitalie toàn rầu rĩ vì tiền bạc.
Tiền là thứ tốt, không có tiền tuyệt đối không được. Nhưng cô vẫn còn nhỏ, hiện tại không có cách nào để kiếm tiền. Nhưng cô cũng không biết tương lai có thể làm gì để mưu sinh.
Môi trường nhỏ ở nhà không tốt. Mẹ là một tín đồ sùng đạo cứng nhắc, nghiêm khắc và bảo thủ. Mẹ chỉ biết rằng con gái sau này phải lấy chồng. Bà không hiểu và không nghĩ ra cách sống khác. Môi trường bên ngoài cũng không ổn, mặc dù đã có trường đại học bắt đầu tuyển nhận nữ sinh, nhưng những nữ sinh đó hầu như đều là con gái trong gia đình ít cũng phải khá giả, còn điều kiện kinh tế giống như gia đình Rimbaud thì không đủ khả năng cho con học đại học, hơn nữa cô còn chưa được giáo dục có hệ thống chứ nói gì đến việc thi đậu vào trường.
Nên việc cấp bách trước mắt là nghĩ cách vào trường Charleville, sau đó tìm phương pháp đến Paris học.
Lúc này cô vẫn nghĩ cách đi tìm đại úy Rimbaud đòi tiền, nếu có thể đòi được tiền nuôi dưỡng trong những năm qua thì cô và Arthur đều có tiền đến Paris học.
Ừ! Cứ quyết định vậy đi!
***
Những ngày sống ở làng Roche thực sự quá thoải mái, không cần dậy sớm nấu cơm, đến tối thì lau nhà, cực kỳ sung sướиɠ.
Mỗi ngày ngủ tới tận khi mặt trời lên cao ba sào, cơ thể trẻ vị thành niên vốn cần ngủ nhiều để phát triển tốt mà; bữa nào cũng ăn thịt, ngay cả bữa sáng cũng có chân giò hun khói, thơm nức mũi. Cô không thích xúc xích mà rất thích thịt nguội. Buổi tối không phải xúp gà thì cũng là xúp xương. Bữa ăn nào cũng béo ngậy no nê.
Ăn xong không có gì làm, anh họ Charles còn có thể dẫn cô đi chơi. Nhóm thanh niên của họ không phải ai cũng tốt tính, nhưng nếu đã là em họ của bạn thì sẽ không bắt nạt. Bọn họ đi lang thang trong các ngôi làng gần đó, cho cô mặc quần áo con trai kiểu nông thôn, kéo theo xe ngựa không có mui dùng để chở hàng, giả làm tướng quân La Mã đang chơi trò đánh giặc.
Vì chiến tranh, nhiều gia đình giàu có ở Charleville và Mezieres vùng lân cận đã dẫn con cái trốn khỏi thành phố, đến sống trong biệt thự hoặc nhà họ hàng ở quê, cho nên dạo này ở gần đó cũng có nhiều cậu ấm cô chiêu.
Dù nhóm cậu ấm mặc giày nam nông thôn, nhưng chỉ nhìn qua cũng có thể nhận ra không phải là con trai nông thôn.
Một cậu bé tầm 14 tuổi rưỡi mặc áo sơ mi cổ đứng màu gai kiểu nông dân, ngoài áo khoác len mỏng màu xám sẫm, bên dưới mặc chiếc quần dài quá khổ, để lộ đôi giày da bò cao cấp dưới chân; con trai trong thời kỳ phát triển tay dài chân dài, động tác có phần lóng ngóng vụng về, khuôn mặt tròn trịa có vẻ phúng phính của trẻ sơ sinh. Bên thì ghét cái trò nhà quê ngây thơ này, bên thì lại chơi rất vui vẻ.
Các cậu bé hét lớn “Xông lên!”, kẹp dưới nách những thanh gỗ dài hoặc đơn giản là một cành cây dài, giả làm giáo gỗ của các hiệp sĩ cổ đại, chọc vào nhau khi xe ngựa chạy qua. Đó là trò chơi khá nguy hiểm, rất có thể sẽ khiến đối phương bị thương, nhưng đám con trai chẳng quan tâm chút nào.
Charles để Vitalie đứng trên xe ngựa, giả vờ cô là binh lính, vót cho cô một thanh kiếm dài kiểu La Mã bằng cọc gỗ. Cô khua khoắng thanh kiếm gỗ, miệng hét lớn.
“Xông lên!”
Đám con nít nông thôn chiến thắng, thiếu gia trong thành phố không phục.
“Vì các anh nhiều người, không tính!” Tính hiếu thắng mãnh liệt khiến cậu không chịu hô đầu hàng.
Charles cùng đồng bọn cười ha hả, “Thua rồi, muốn chơi xấu hả?”
Cậu bé không vui dẩu môi, “Còn lâu!” Cậu móc một đồng tiền vàng từ túi áo khoác ra, ném xuống bùn, “Cho đấy!”
Vitalie cau mày: Đúng là thiếu gia thành phố!
Đám Charles lại không để bụng, một trong số họ nhặt đồng tiền lên, đưa cho Charles. Charles giơ tay lau bùn dính trên đồng tiền, hân hoan hô: “Đi! Đi uống rượu!”
Đám con trai hô hào chạy đi
Charles đánh xe ngựa, đưa Vitalie đi.
Cô ngoái đầu nhìn cậu ấm trong thành phố nọ, cảm thấy cậu ta đúng là ngốc.
***
Đồng vàng mà cậu ấm kia ném đi là một đồng Napoleon, 20 franc đủ để bọn con trai chạy tới quán rượu trong thành phố nhậu một chầu. Thời đại này không có quy định luật pháp về độ tuổi tối thiểu được cho phép uống rượu, nên cũng chẳng lạ gì khi các chàng trai không đi học cũng không có công ăn việc làm cứ ở lì trong quán rượu nửa ngày.
Cũng không phải rượu gì ngon, chỉ là loại rượu vang đỏ rẻ bèo. Tỉnh Ardennes nằm giáp với tỉnh Champagne, không mua được rượu ngon nhưng vẫn mua được rượu vang đỏ giá rẻ.
Charles hỏi Vitalie có muốn uống rượu không, cô nếm thử một hớp, cảm thấy không dễ uống, còn không bằng loại rượu cậu Felix hay uống. Charles nhân đó xúi giục cô, muốn cô lén lấy rượu ở dưới hầm. Sâu rượu có tiền ư, hễ mua rượu là phải tính bằng “thùng”, đặt trong hầm ở nhà mình, muốn uống bao nhiêu thì uống bấy nhiêu.
Charles đúng là một anh chàng xấu!
Cô suy nghĩ, “Được, nhưng anh phải nói hộ em với cậu Felix, dẫn em và Frederic đi tìm cha em.” Có thể trộm rượu giúp anh, nhưng có điều kiện.
“Đi tìm đại úy Rimbaud?” Charles bị chính cha mẹ ruột vứt bỏ nên rất đồng cảm với anh họ và em họ nhà bác gái.
“Ừ.”
“Sao thế? Em muốn ông ấy quay về à?”
“Ông ta về làm gì? Bắt ông ta đưa tiền.”
Charles nháy mắt, ra hiệu cô để ý không được để người khác nghe trộm. Anh đổi chủ đề, cười hì hì chỉ thùng rượu xếp ở đâu trong hầm, rồi chìa khóa được bác trai cất chỗ nào, nếu bác trai cho cô xuống hầm lấy rượu thì cô có thể lén đem thêm nhiều chai ra.
Vitalie không biết Charles nháy mắt ra dấu với cô là có ý gì. Cảm thấy chuyện xấu trong nhà không thể truyền ra ngoài? Nhưng thực tế đàn ông bỏ vợ bỏ con gặp đâu ít, mọi người cùng lắm cũng chỉ thở dài, đúng là gã đàn ông tệ bạc nào cũng như nhau, chỉ thế thôi chứ cũng chẳng có gì để nói, trái lại còn rất đồng cảm với người phụ nữ và đứa trẻ bị vứt bỏ.
***
Chơi đến khi trời nhập nhoạng, Charles dẫn Vitalie về nhà. Cô lên lầu rửa tay rửa mặt thay quần áo rồi đi xuống ăn cơm.
Charles thì không chú ý nhiều như thế, chỉ rửa mỗi tay.
Cứ trước bữa ăn là Felix bắt đầu uống rượu, gặm một cái chân giò lợn béo ngậy. Vitalie chê chân giò béo nên chỉ xé một ít thịt nạc, còn lại đưa cả cho Charles ăn. Khẩu vị của Charles rất tốt, ăn cũng nhiều, thế nhưng từ nhỏ đến lớn cứ gầy, ăn thế nào cũng không thêm nổi lạng thịt.
Anh ăn mặc cũng rất tùy tiện, không hề chú trọng diện mạo, toàn mặc đại đồ cũ tồi tàn ra ngoài, không biết sao con trai lại hay phá quần phá áo thế nữa. Sau khi Vitalie đến làng Roche, vì cô đã cao lên, không mặc vừa váy năm ngoái nên cậu đã làm cho cô hai bộ váy mới, đồ lót, áo sơ mi cùng với áo khoác rộng, thuận tiện làm cho Charles hai bộ đồ mới.
Vải vóc không phải loại cao cấp nhưng cũng được coi là phong cách hợp thời Paris, song cũng đã là phong cách nửa năm trước rồi, lại vì được thợ may bản xứ cắt giảm nên thành ra không có gì nổi bật.
Tóc cô màu vàng nâu, không khác mấy so với tóc Arthur, tóc dài đến quá bả vai, bình thường bện thành hai bím tóc, đội mũ vành mềm bằng vải cotton và ren. Phụ nữ Pháp thường đội loại mũ vành mềm này. Buổi chiều khi mặc quần áo con trai, cô không đội mũ kiểu nữ mà là một chiếc mũ quả dưa* của nam giới trông rất buồn cười.
(*Ảnh minh họa.)Cô muốn cắt tóc ngắn, nhưng chắc chắn bà Rimbaud sẽ không cho phép cô tự ý cắt ngắn. Haiz! Bao giờ thì mới có thể tự do cắt tóc đây?