Hội Chứng Cuồng Loạn

Chương 10.2

Canada... Ludovic từng giải thích rằng anh ta tìm ra cuộn phim này trong gác xép của một nhà sưu tầm người Bỉ. Và hôm nay, vẫn cuộn phim này đang ở Pháp. Những bộ phim không tên như thế hẳn có vùng số phận với những con tem sưu tầm hoặc những tờ tiền, và chúng du lịch từ nước này sang nước khác. Lucie ghi nhớ vào một góc tâm trí rằng có lẽ phải hỏi han con trai nhà sưu tầm kia, nếu việc đó đáng làm. Cô phải thú nhận rằng cuộc điều tra nhỏ mang tính chất cá nhân này, tách biệt khỏi những lối mòn quen thuộc, khiến cô phấn khích. Claude dường như kết nối được với suy nghĩ của cô.- Những cuộn phim này chu du rồi mất đi. Hơn năm mươi phần trăm các tác phẩm trước Chiến tranh thế giới thứ II đã biến mất, cô hình dung được không? Trong số đó, có những kiệt tác thuần túy, hẳn đang nằm chết gí trong các nhà kho. Các phim của Melies, Chaplin, cả một mớ tác phẩm của John Ford nữa.

- Chúng ta có biết bộ phim này được sản xuất khi nào không?

Claude Poignet quay tay quay. Khi hình ảnh đầu tiên trong bộ phim xuất hiện, đen đặc cùng với vòng tròn màu trắng, ông chỉ vào phía dưới cuốn băng. Lucie nhận thấy sự hiện diện của hai biểu tượng + ©, ngay bên trên những lỗ thủng, cũng như mấy con số.

- Kodak thường sử dụng một mã gồm những dạng hình học để đánh dấu ngày tháng các cuộn băng do họ sản xuất. Mã đó được sử dụng quay vòng hai năm một lần.

Ông đưa cho Lucie một tờ giấy cán chất dẻo, một dạng phiếu kỹ thuật.

- Hãy nhìn cái mã này. Dấu cộng và hình vuông cho thấy phim dương bản này được thực hiện vào năm 1935, 1955 hoặc 1975. Căn cứ tình trạng cuộn phim và trang phục của nữ diễn viên trong cảnh mở đầu, không nghi ngờ gì nữa, đó là vào năm 1955- ông đưa ngón trỏ chỉ vào màn hình. Con số này, ở đây, cứ sau hai mươi hình ảnh lại xuất hiện một lần, chính là thứ mà chúng tôi gọi là số rìa. Nó xác định nhà sản xuất, trong trường hợp của chúng ta là Kodak, loại phim, số cuộn phim và một hậu tố gồm bốn con số cá biệt hóa từng hình ảnh. Nói chung, chúng ta có thể biết được một cuộn phim xuất xưởng ở đâu và khi nào. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định ngay với cô rằng cô sẽ không tìm thấy bất cứ điều gì với những con số này, đã quá lâu rồi, và căn cứ tiến trình phát triển của phim ảnh, thì rất có khả năng xưởng sản xuất này không còn tồn tại nữa.

Ông nhìn Lucie chằm chằm với vẻ thỏa mãn. Cặp kính khiến nhãn cầu mắt ông to lên đáng kể. Lucie mỉm cười đáp lại ông.

- Chúng ta chuyển sang nội dung phim chứ?

Khuôn mặt ông già sầm lại. Ông lập tức đánh mất tâm trạng vui vẻ.

- Lẽ ra tôi phải nói với cô ngay từ đầu, nhưng bộ phim này là tác phẩm của một thiên tài, cũng là một kẻ tâm thần. Cả hai hội ngộ trong cùng một bộ não.

Lucie cảm thấy nỗi phấn khích bắt đầu nhen nhóm. Đang trong kỳ nghỉ, vậy mà cô lại ở nơi tận cùng một cái xưởng, ngã nhào vào một thế giới độc địa mà cô vẫn kề cận hằng ngày ở sở cảnh sát.

- Nghĩa là thế nào?

- Trong bộ phim này có những hình ảnh... ít ra là đáng lo ngại. Chắc hẳn trong thâm tâm cô cũng cảm thấy điều đó, mặc dù không thật sự hiểu sao.

- Đúng thế. Một cảm giác rất khó chịu. Nhất là cảnh con mắt, ngay lúc đầu, khiến ta chìm ngay vào một bầu không khí lạnh lẽo.

- Một trò lừa đảo, đương nhiên. Con mắt bị cắt xẻ đó là mắt động vật, có lẽ là mắt một con chó. Những cảnh quay đó chủ yếu cho thấy rằng, về bản chất, con mắt cũng chỉ là một thứ bọt biển tầm thường tiếp nhận hình ảnh, một bề mặt trơn nhẵn không hiểu gì về ý nghĩa của các sự vật. Và rằng, để nhìn thấy rõ hơn, cần phải xuyên thủng các bề mặt trơn nhẵn đó. Vượt qua nó. Đi vào bên trong bộ phim...

Claude Poignet quay tay quay , cho đến khi làm ra hiện ra bên dưới chiếc kính lúp hình ảnh một phụ nữ hoàn toàn khỏa thân. Bộ ngực đồ sộ, tư thế khiêu gợi, chính là nữ diễn viên cao ngạo ở đầu bộ phim, người đã để cho mắt mình bị chọc thủng. Cô ta đứng giữa một bối cảnh u ám, đen trắng không rõ rệt. Trân hình ảnh tĩnh đó, hàng chục bàn tay hiện ra từ đằng sau để thám hiểm những đường cong và chỗ kín của cô. Không nhìn rõ các diễn viên, hẳn là họ phải mặc đồ đen từ đầu đến chân, giống những người chạy hậu trên sân khấu của một ảo thuật gia. Người đàn ông phục chế phim liền dịch cuộn phim sang một hình ảnh khác bằng cách quay tay quay. Lập tức hai người họ quay trở lại với đứa bé gái đang ngồi trên xích đu. Khuôn mặt nó l*иg khít lên khuôn mặt cô gái, chính xác đến từng xăng ti mét.

- Hình ảnh thứ hai mươi lăm, như người ta thường nói, mặc dù ở đây, có lẽ là hình ảnh thứ năm mươi mốt thì đúng hơn. Bộ phim này đã bị nhồi nhét thêm hình ảnh. Nó được quay từ năm 1955, trong khi kỹ thuật tiềm thức chính thức được James Vicary, một nhà quảng cáo người Mỹ, sử dụng vào năm 1957. Khá là bịp bợm, tôi phải nói là như thế.

Lucie biết nguyên tắc của những hình ảnh tiềm thức. Chúng xuất hiện nhanh chóng đến nỗi mắt không kịp nhận ra, trong khi bộ não lại " nhìn thấy " chúng. Nữ cảnh sát nhớ lại rằng Francois Mitterrand đã sử dụng kỹ thuật này vào năm 1988. Khuôn mặt vị ứng viên tổng thống đã xuất hiện trong đoạn giới thiệu của bản tin trên kênh Antenne 2, nhưng không đủ lâu để khán giả có thể nhận ra ông một cách có ý thức.

- Vậy người làm ra bộ phim này là một nhân vật đi trước dọn đường?

- Dù thế nào thì cũng là một người vô cùng tài năng. Georges Melies vĩ đãi đã phát minh ra mọi thứ liên quan đến hiệu ứng đặc biệt, điều kiển cuộn phim, nhưng không có kỹ thuật tiềm thức. Và không nên quên rằng chúng ta đang ở vào những năm 1950, khi mà khiến thức về não bộ và tác động của hình ảnh đối với tâm trí vẫn còn tương đối nghèo nàn. Một người bạn của tôi làm việc trong ngành tiếp thị thần kinh học, tôi sẽ cho cô địa chỉ của ông ấy. Ngoài ra, tôi cũng sẽ nhờ ông ấy xem bộ phim này, nếu cô không thấy phiền. Với những máy móc vô cùng tinh xảo của mình, có lẽ ông ấy có thể phát hiện ra trong đó những điều thú vị mà đôi mắt tôi hẳn đã bỏ qua.

- Ngược lại, ông không phải ngại gì cả.

Ông lục trong một chiếc giỏ đựng đầy danh thϊếp.

- Đây, danh thϊếp của ông ấy, cô cầm đi, biết đâu lại cần đến. Ông ấy sẽ cho cô biết về kỹ thuật tiềm thức nhiều hơn tôi.

Não bộ, hình ảnh, tác động của chúng lên tâm trí. Cô sẽ nhận thấy rằng ngày nay, chúng ta bị người khác điều khiển mà không hề hay biết. Cô có con không?

Các đường nét trên mặt Lucie dịu lại.

- Có. Hai con gái si h đôi, Clara và Juliette. Tám tuổi.

- Và hẳn là cô đã cho chúng xem Bernard và Bianca.

- Như tất cả các bà mẹ khác

- Trong bộ phim hoạt hình đó có hình ảnh tiềm thức của một phụ nữ khỏa thân nép mình sau một khung cửa sổ, vào một đoạn nào đó. Một hành động điên rồ nho nhỏ của họa sĩ, hẳn là thế, nhưng cô yên tâm, nó chẳng để lại hậu quả gì trong tâm thế các con cô đâu, hình ảnh đó quá nhỏ! Và mãi chẳng có ai nhận thấy điều gì, trong suốt từng ấy năm bộ phim hoạt hình này được khai thác.