Nhân Vật Phản Diện Bị Tôi Hôn Cho Ngu Người

Chương 10:

Chẳng hiểu sao, Âu Dương Bác vừa gặp cô gái nhỏ trước mắt, thì chợt có cảm giác như đã từng quen biết.

Tuy vậy trong ký ức của ông, quả thật ông chưa từng gặp cô bé này.

Loại cảm giác đó như một dòng hồi tưởng về thế giới song song vậy.

“Nhưng chú không thể đâu vì con chỉ là trẻ con. Con tới đây xin chú thì chú phải giúp con chuyện này à. Lỡ như quá nhiều người đến xin chú, thảy đều đạp sập cửa nhà chú thì làm sao hả?” Âu Dương vẫn từ chối.

Khương Ninh vội hỏi: “Vậy chú xem thử con có thể giúp được gì cho chú không ạ?”

Âu Dương Bác cười: “Một đứa nhóc choai choai như con có thể giúp được gì cho chú đây? Biết nấu nước không hả?”

Khương Ninh: “...” Quá xem thường người khác rồi đấy.

Tuy nhiên, Khương Ninh lại nhanh chóng nhớ ra một chuyện. Kiếp trước lúc tán gẫu, Âu Dương Bác đã từng nhắc tới, rằng lúc còn trẻ, cuộc sống của ông giật gấu vá vai lắm.

Vốn dĩ nghề nghiệp của ông rất vinh quang. Dù rằng cả năm nay, tính ra tiền lương giáo sư không thấp, huống hồ ông còn nhận đầu lương thứ hai từ Bộ giáo dục, nhưng tiếc rằng ông có một đứa con trai vừa sinh ra đã mắc bệnh nặng và đang nằm trong phòng theo dõi hô hấp, vì thế vợ đã ly hôn với ông.

Năm nay, trẻ sơ sinh chưa có bảo hiểm y tế. Với cả, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cũng không tài nào cấp bảo hiểm cho ông được vì con ông vừa sinh ra đã đau ốm bệnh tật rồi.

Bởi vậy, phần lớn kinh tế của ông đều phải dành cho con trai kéo dài mạng sống.

Âu Dương Bác cũng đang nghĩ cách giúp con mình xin một hạng mục có thể miễn giảm một ít tiền thuốc thang, nhưng ông chỉ là người một lòng theo học thuật, là người không quá lanh lợi và thẳng như ruột ngựa.

Khương Ninh lập tức nhớ đến: “Mẹ con có người quen đang mở bệnh viện. Tuy là bệnh viện tư nhân nhưng tất cả các biện pháp trị liệu đều rất tốt. Có lẽ sẽ giúp được cho chú đấy ạ.”

Tính ra chỉ tiết kiệm được một khoản phí giường ngủ nhưng với Âu Dương Bác, đây là đưa than trong tuyết.

Âu Dương Bác vô cùng kinh hãi: “Sao con biết...”

Khương Ninh trỏ vào hoá đơn tiền thuốc trên bàn trà của ông, vội vàng đẩy nồi ra ngoài: “Dạ chú, con không cẩn thận thấy được cái đó.”

Tuy là thế nhưng trong lòng Âu Dương Bác vẫn hết sức hoảng hốt. Đầu óc con bé này quá nhanh nhạy rồi, thật sự mới mười bốn sao?

“Con nói thật chứ?” Ông hơi hoài nghi.

Khương Ninh nhanh chóng bấm gọi cho Trịnh Nhã Nam ngay trước mặt ông.

Qua điện thoại, Khương Ninh thuật lại sơ lược chuyện đã xảy ra cho Trịnh Nhã Nam biết. Trịnh Nhã Nam là dân làm ăn, phản ứng cũng rất mau lẹ và biết không thể bỏ qua cơ hội này. Vì vậy, sau khi Khương Ninh đưa điện thoại cho Âu Dương Bác, bà và Âu Dương Bác trò chuyện với nhau.

Khương Ninh không biết họ bàn bạc gì vì Âu Dương Bác đã đi ra ngoài ban công. Thế nhưng, cô tin Trịnh Nhã Nam am hiểu giải quyết mấy chuyện thế này hơn mình. Hơn nữa, bà có danh thϊếp, sẽ khiến người ta tín nhiệm hơn một đứa trẻ như mình.

Nửa tiếng sau, Âu Dương Bác quay lại và đồng ý sẽ gặp mặt để nói chuyện với Trịnh Nhã Nam.

Khương Ninh không ngờ mọi chuyện tiến hành thuận lợi như vậy.

Thế mà, lúc này ở kiếp trước bản thân cô đang làm gì? Trong đầu cô toàn là mấy chuyện tào lao tranh giành tình yêu thương của người lớn với Khương Nhu Nhu. Thật là, tuổi dậy thì quá mức ngây thơ rồi.

Chuyện kế tiếp không còn liên quan đến Khương Ninh nữa. Một khi có con dấu của Âu Dương Bác, chuyện còn lại sẽ dễ làm thôi, đơn giản là phải đi xếp hàng tại cơ quan chứng từ có liên quan là xong.

Hôm sau, Trịnh Nhã Nam bảo tài xế cầm thủ tục đã lo liệu được một nửa, chia ra chạy đến Nam Mộng và Hằng Sơ, thêm hai nơi khác nữa để đóng con dấu cần thiết.

Buổi tối về đến nhà, Trịnh Nhã Nam vỗ tờ giấy đã đầy ắp các con dấu trên bàn trà: “Nhìn cái này nè.”

Cả nhà đều kinh ngạc.

“Chữ ký của Âu Dương Bác, sao em lấy được?” Ba Khương thậm chí còn không đọc mấy tin tức mà ông hay xem, thay vào đó cầm thư chấp thuận chuyển trường trên bàn lên, đến nỗi nhãn cầu sắp rớt ra ngoài.

Trịnh Nhã Nam nhìn sang Khương Ninh, cũng khá khó tin nhưng lại cười đáp: “Chuyện này phải hỏi Khương Ninh đấy.”

Sau đó, Khương Ninh thuật lại quá trình cho bà nghe.

Bà cảm thấy Khương Ninh thật quá lỗ mãng. Một đứa bé tự tiện xông vào nhà người ta, lỡ như đối phương là người xấu thì sao?

Song phải nói, không có Khương Ninh, bà cũng không có cách kết nối theo con đường này, vì lấy được địa chỉ của Âu Dương Bác từ thầy Vương của Hằng Sơ không dễ dàng gì —— có ai biết hai người này là bạn học đâu chứ?

Bà đã hỏi Khương Ninh nhưng Khương Ninh chỉ nói tra trên mạng. Trịnh Nhã Nam thầm kinh ngạc, tuy nhiên niềm vui vì có thể chuyển Khương Phàm đến trường khác khiến bà rất phấn khích, đến mức quên không hỏi tới chuyện đó.

Vương Tố Phân đi khiêu vũ ở quảng trường, không ở nhà nên không thể thấy khung cảnh đặc sắc này.

Trước lúc Trịnh Nhã Nam lấy thư chấp thuận chuyển trường ra, Khương Nhu Nhu luôn ngồi bên cạnh ba Khương và kể lể với ông mình đã xếp hạng bao nhiêu trong kỳ thi gần đây.

Thế nhưng, sau khi Trịnh Nhã Nam ném quả bom nặng ký này lên, ba Khương hoàn toàn không có tâm tình quan tâm đến chút thành tích nhỏ nhặt đó của Khương Nhu Nhu nữa.

Ông ta một mực nhìn Khương Ninh bằng đôi mắt khϊếp đảm, ước mong sao Khương Ninh cẩn thận kể lại chuyện đã xảy ra cho ông ta nghe thôi.

Một cô bé mười bốn tuổi, sao tự dưng lại có khả năng lớn đến vậy?

Trong phút chốc, Khương Nhu Nhu trở thành người ngoài trong nhà.

Cô ta luống cuống tay chân ngồi ở đó, trong lòng đột nhiên dâng lên niềm khủng hoảng.

“Mau hỏi xem Âu Dương Bác có thể giúp thêm ba không, cái dự án trường học của ba đấy...”

Khương Sơn chưa biết Khương Ninh đã lặng lẽ mời luật sư, trong đầu chỉ toàn là các công trình dự án của ông ta. Ông ta nói bằng giọng điệu ra lệnh mà không hề nghĩ ngợi.

Khương Ninh chẳng màng quan tâm đến ba Khương, xoay qua chỗ khác nói với Trịnh Nhã Nam: “Kế tiếp còn hai chuyện nữa mẹ. Một là thành tích của Khương Phàm có thể thông qua cuộc thi chuyển trường không. Hai là cần phải trích ra một khoản tiền chọn trường, tầm khoảng mười ba nghìn. Con nghĩ phải bỏ ra số tiền này đó. Mẹ, mẹ thấy sao?”

Trịnh Nhã Nam có thể cảm nhận được trong khoảng thời gian này Khương Ninh đã thay đổi. Trong tiềm thức, bà chợt xem cô bé nhỏ mười bốn tuổi này trở thành người có thể thương lượng. Bà xoa đầu Khương Ninh: “Đương nhiên phải trích ra rồi! Dù là một trăm nghìn ba trăm, vì để em trai con được chuyển đi, có phải bán xe mẹ cũng bỏ ra!”

Khương Phàm ở trên lầu bỗng thấy cổ họng chua xót.

Cậu cảm giác trong nhà không ai quan tâm mình, nhưng chị sẵn sàng dãi nắng dầm mưa bôn ba vì chuyện của mình. Chị ấy chỉ lớn hơn mình một tuổi mà thôi.

Mẹ cũng nói sẽ vì mình, dù là một trăm nghìn ba trăm, có đập nồi bán sắt mẹ cũng bằng lòng...