Tam Thi Ngữ

Chương 8: Một Tiểu Dương khác

Trong viện, ánh lửa bập bùng không ngừng nhảy lên giống hệt như một thiếu nữ đang múa. Nếp nhăn trên khuôn mặt bác cả và bác hai bị ánh lửa chiếu tới, lúc sáng lúc tối. Phảng phất như một bức tranh sơn dầu xưa cũ.

Ngài Trần tự tay quấn một điếu thuốc lá sợi, lại không vội vã châm lửa hút. Hoá ra ông ta đang chờ, chờ khi cơn nghiện thuốc đã lên đến đỉnh điểm hẳn để hút.

Âm thanh trò chuyện dần nhỏ xuống, khoảng sân nhỏ đột nhiên yên tĩnh, chỉ còn lại tiếng lửa cháy lép bép. Không lâu sau, cơn buồn ngủ từ từ kéo đến, tôi ngáp dài một cái.

Bác hai nói với tôi “Cháu và ngài Trần đi về trước đi. Bác và bác cả sẽ ở lại nơi này”.

Tôi còn chưa kịp đáp lại, đã thấy ngài Trần gật gật đầu. Tôi cũng không nói thêm gì nữa, chẳng lẽ bảo rằng cháu muốn ở lại túc trực bên quan tài, ngài Trần à, hay là ngài về trước đi?

Hôm nay là mười sáu âm lịch, bầu trời quang đãng không một viền mây, trăng tròn vành vạnh. Bất kể là đi giữa ban đêm, cũng có thể thấy mọi thứ khá rõ ràng. Nhưng ngài Trần vẫn lấy từ trong nhà thợ nề Trần một chiếc cốc nho nhỏ đặt một điểm đèn dầu trong tay.

Lúc đi từ nhà thợ nề Trần ra, ngài Trần vẫn lựa chọn đi ở phía sau. Tôi cố ý đi thật chậm, vừa đi vừa đợi ông ta. Không nghĩ đến bước chân ông ta cũng thả chậm rãi. Tôi lại cố tình đi nhanh hơn, nhưng ông ta cũng vội vàng đuổi theo, cứ như thế khoảng cách giữa tôi và ông ta luôn duy trì đểu đặn trong khoảng hai, ba bước chân.

“Nhóc con, cháu có biết khi đi đêm cần kiêng kị điều gì không?” m thanh c

ủa ngài Trần đột ngột vang lên, phá vỡ sợ yên lặng.

Tôi suy nghĩ một lát chợt nhớ trước đây các vị trưởng lão trong thôn từng nói qua vấn đề này, vì thế ta liền nói “Đi đêm không được quay đầu lại, có người gọi không được trả lời!”

“Khá”. Ngài Trần cười nhạo một tiếng, cất lời giảng giải “Đi đường ban đêm kiêng kị nhất chính là một bước nhanh, một bước chậm. Tiết tấu thay đổi sẽ khiến cái kia tưởng rằng cháu đang khiêu vũ, sau đó sẽ đến vây quanh bên người cháu. Tới lúc đó chúng sẽ luyến tiếc không muốn thả cháu đi, hơn nữa cháu sẽ u mê không thoát ra được, thế là cháu sẽ bị chúng chơi đùa”

Tôi liền nói “Ngài Trần, bác doạ cháu như vậy. Vốn dĩ cháu lá gan nhỏ, mấy ngày gần đây lại luôn bị ám ảnh, nếu như sợ hãi mà chết thì làm sao?”

Ngài Trần nghe tôi nói xong thì cười cười, ông ta lại nói “Ông nội cháu trở về ngủ ở bên cạnh, cháu cũng không bị doạ chết. Bác mới chỉ nói vài câu đã doạ cháu sợ sao?”

Rõ ràng là ngài Trần không tin tôi sẽ bị doạ sợ.

Quả thật từ sau khi trở về thôn gặp phải những chuyện này, nếu đổi lại là một người khác chỉ sợ cũng sẽ bị doạ cho sợ chết khϊếp hoặc là trực tiếp bị hù cho chết. Nhưng tôi lại không có. Trong lúc vô tình tôi phát hiện, à, lá gan của mình đã lớn hơn một chút.

Tôi lại nghĩ tới thời còn học trung học, thầy giáo tôi có nói về một câu chuyện, đem một con ếch xanh còn khoẻ mạnh thả vào nước ấm, sau đó dùng lửa nấu nước, con ếch sẽ không nhảy ra ngoài cho tới tận lúc nó chết. Đó là câu chuyện nước ấm nấu ếch. Tôi nghĩ, bản thân chính là con ếch xanh kia, những sự việc kỳ quái xuất hiện xung quanh tôi hệt như nồi nước ấm kia. Tôi ngày qua ngày lại càng không sợ nồi nước ấm này, liệu sau này tôi có bị chính nồi nước này làm bỏng mà chết hay không?

Tôi nghĩ ngày đó chắc chắn sẽ đến, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi. Rốt cuộc trên thế giới này không có ai là bất tử. Giống như ông nội của tôi, là một người mà ngài Trần luôn nói rằng rất lợi hại, cuối cùng không phải tự mình bị nghẹn mà chết đó sao.

Trong lòng tôi đột nhiên cảm thấy cuộc sống này tràn đầy nghi hoặc. Trước kia tôi luôn nỗ lực đọc sách là để sau này kiếm được nhiều tiền, báo hiếu ông nội và cha mẹ. Nhưng có tiền rồi thì sao, có lợi ích gì đâu? Đi đến hết cuộc đời chẳng phải đều như nhau, chôn sâu ở dưới lòng đất.

Đi được một đoạn đường, tôi lắc lắc đầu, đem những ý nghĩ không thực tế kia vứt ra sau đầu, lại thầm mắng bản thân mình đang ra vẻ. Mới chỉ là sinh viên hai bàn tay trắng lại dám nói tiền nhiều cũng vô dụng. Nói như vậy không phải ra vẻ thì là cái gì.

Tôi hỏi ngài Trần “Bác nói thời điểm ông nội cháu còn sống, bác không dám đi vào thôn, bởi vì bác sợ đắc tội ông nội. Chẳng lẽ lúc ấy bác đã biết ông nội cháu là người dẫn thây?”

Tôi nghe ngài Trần thở dài một tiếng, có lẽ ông ta đang cảm khái về chuyện cũ. Ông ta mở miệng, nói “Sống đến từng này tuổi rồi bác chưa từng thấy ai có bản lĩnh như ông nội cháu. Nếu không phải đã tận mắt nhìn thấy ông ấy đổi trắng thay đen, bác căn bản không dám nghĩ ông ấy là người dẫn thây. Nhưng bản lĩnh đổi trắng thay đen như này trước đây chỉ có Tương tây đuổi xác là nhân tài nổi danh, được mọi người biết đến. Cho nên bác chưa bao giờ biết đến ông nội cháu cũng làm nghề này.

“Vậy bác thế nào biết được tung tích ông nội cháu?” Tôi truy hỏi.

Ngài Trần thong thả đáp “Là ông nội cháu đến tìm bác trước”

Lòng hiếu kỳ của tôi trỗi dậy, tiếp tục hỏi “Ông nội cháu tìm tới bác?”

Ông ta ngẫm nghĩ rồi nói tiếp “Nếu bác nhớ không nhầm thì khoảng 22 năm trước, lúc ấy bác mới học xong nghề, bác bắt đầu nhận công việc đầu tiên, chính là thay ông nội cháu làm một đôi giày tử. Một đôi giày âm dương của trẻ con—không được quay đầu, gió sẽ làm thổi tắt ngọn nến trên vai cháu. Cháu đoán không sai đâu, đôi giày đó là để cho cháu xỏ.”

“Cho cháu đi giày tử?” Tôi có chút kinh ngạc.

“Đúng”. Ngài Trần lại nói tiếp “Từ sau lần đó, cứ mỗi năm ông ấy lại tới tìm bác, muốn bác làm cho ông ấy một đôi giày âm dương. Sau mỗi lần làm xong, khi tới lấy, ông ấy đều sẽ chỉ cho bác chỗ này cần chỉnh sửa, chỗ kia làm không tồi. Lúc ấy bác còn cho rằng ông ấy cũng là thợ đóng giày, bởi vì có những điều ông ấy nói ngay cả sư phụ của bác cũng không hiểu được. Cho nên khi ông nội của cháu ở trong thôn, bác căn bản không dám xuất hiện bởi vì xấu hổ”

Tôi vẫn chưa hiểu rõ, lại tiếp tục hỏi “ Vì sao ông nội lại cho cháu đi giày âm dương”

Ngài Trần tiếp tục nói “Giày có trái phải, đường có âm dương. Giày dương bảo vệ thân thể, giày âm để trừ ta. Ông ấy làm vậy là để bảo vệ cháu.”

Tôi nhớ lại khi xưa, mỗi năm ông nội lại đưa cho tôi một đôi giày. Tuy rằng tôi không đi thường xuyên nhưng gần như là đi tới học thì vẫn thường hay xỏ. Không nghĩ tới ông nội luôn yêu thương, lo lắng cho tôi từ sớm như vậy.

Tôi lại hỏi,”Vậy thợ đóng giày và đuổi xác liệu có khác nhau không?”

Lúc này ngài Trần không trả lời ta nữa. Đi thêm vài bước ông ta đột nhiên hỏi ta “Nhóc con, cháu có cảm thấy có điều gì không đúng hay không?”

Tôi nhìn quanh bốn phía, ánh trăng sáng tỏ nên mọi thứ hiện ra tương đối rõ ràng. Một ánh sáng nhàn nhạt bao phủ khắp thôn, chân thực mà cũng thật tĩnh lặng. Hoàn toàn không có điểm gì là không phù hợp.

Vì thế tôi nói với ông ta “Không có, cháu nhìn mọi thứ đều rất bình thường”

Bước chân của ngài Trần nhanh hơn, ông ta đi về phía trước hai bước, sáng đôi cùng tôi, vai sát vai. Đột nhiên ông ta quay lại hỏi tôi “Chẳng lẽ cháu không cảm thấy con đường này chúng ta đi có phải hơi lâu không?”

Bị ông ta hỏi như vậy đầu tôi chợt ong lên một tiếng. Bây giờ tôi mới ý thức được, thôn chúng tôi vốn không lớn, nhưng đi lâu như vậy thậm chí còn có thể đi từ đầu thôn đến cuối thôn được rồi. Huống chi vẫn chỉ ở trong thôn gian nhà tôi? Nhưng bây giờ thì sao, chỉ nhìn thấy xung quanh có mấy gian nhà, nhưng đi mãi vẫn chưa tới gần được.

Tôi nói,”Hình như có chút không thích hợp”.

Ngài Trần hỏi tôi “Vạn chuột vái mồ bày ra một trận tượng lớn như vậy mà buổi tối này không có chút động tĩnh gì, lại có vẻ không được bình thường cho lắm. Đứa nhỏ, đã nghe qua quỷ đánh tường bao giờ chưa?”

Tôi gật đầu “Là một truyền thuyết của dân gian, nói về con đường bị quỷ điều khiển. Anh cho rằng đang đi trên con đường, thật ra là vẫn di chuyển vòng quanh một chỗ”

Ngài Trần lại nói “Nhóc con, cháu cầm lấy cái đèn dầu. Xem ta thế nào đánh tan cái quỷ đánh tường này”

Tôi đón ngọn đèn dầu từ trong tay ngài Trần. Lát sau tôi thấy ông ta khom lưng, đem đôi giày dưới chân cởi ra, tay trái cầm giày phải, tay phải cầm giày trái. Sau đó ông ta ngồi dậy, đem giày cầm ở tay ném về phía trước, trong đêm tối chỉ còn nhìn thấy hai đế giày ở phía trước.

Lúc sau tôi nghe thấy “bang” một tiếng, ngài Trần đi về phía trước ba bước, tôi cũng vội vàng theo sau. Tôi nhìn thấy giày của ông ta trên mặt đất, nhưng ông ta không nhặt lên, mà lại tiếp tục tiến về phía trước ba bước. Nhà ở phía trước cách chúng tôi một khoảng khá xa, nhưng sau khi ngài Trần đi thêm chục lần ba bước như thế nữa, cuối cùng chúng tôi cũng đi đến.

Nhưng vào lúc tôi giơ đèn dầu hoả lên để nhìn liền phát hiện khoảng sân này thế nhưng lại là sân của nhà thợ nề Trần.

Trong sân vẫn còn ánh lửa. Chúng tôi đi một hồi lâu như vậy thế nà vẫn bị lạc quay về đây.

Tôi nói với ngài Trần “Không bằng đêm nay chúng ta ở lại đây, sáng mai lại trở về”

Ngài Trần nói “Được”

Lúc chuẩn bị đẩy cửa tiến vào, tôi nghe thấy trong sân có tiếng nói chuyện, âm thanh cực kỳ quen thuộc. Tôi dán mắt vào kẽ hở của cánh cửa nhìn vào trong sân, ở giữa sân ánh lửa vẫn bập bùng rực rỡ, kỳ lạ thay phía trước quan tài của thợ nề Trần lại lần lượt là bác cả, bác hai, ngài Trần, và tôi, một Tiểu Thiên khác…