Hai bên tự dùng dây dài kết thành đội, do Dịch Bưu và Ngô Chiến Uy phân đầu. Bọn họ dẫn một thớt chiến thú, dùng vải bố che mắt chúng, dùng dây dài xuyên qua yên, nối một cái nút sống như vậy người và thú hợp lại thành một, đi ổn thỏa hơn, một khi thú hụt chân thì dùng đao cắt đoạn dây là có thể giữ được mạng.
Hai bên vừa bắt đầu động thủ, lập tức hiện ra sự sai biệt giữa Bạch hồ thương quán và Vân thị thương hội. Vân thị thương hội không những chuẩn bị dây nhợ dây đủ, mà mỗi người còn có túi da thú bọc hơi tránh chết đuối. Những hán tử ấy không những dễ dàng tự động kéo dây, thắt nút, mà người thú sắp xếp hẳn hoi, trong khi Bạch Hồ thương quán kém hơn nhiều.
Huỳnh Giảng biết việc này là do chuẩn bị vội vã gây nên, liền đến cạnh xe:
- Tần nhị, ra mặt đi.
Tần nhị trong xe nghe mọi chuyện rất rõ, nhưng vị nhị gia này làm bộ làm tịch rất lớn, không dễ dàng gì nễ mặt người. Trần tiểu Thiên ra mặt cầu khẩn, y mới rời khỏi xe, thuận tay tát vào tráng hán bên cạnh một cái:
Nút thắt cột như vầy sao? Ngươi định cùng con lừa chết chung một chỗ? Ngươi và con lừa chết không nói gì, cái dây này đứt, người theo sau người cùng chết theo người à?
Bọn tráng hán ôm đầu u một cục, bị gã mắng nước bọt phun đầy mặt mà chẳng dám nói Viễn tặc lưỡi than dài, lén nói với Trần Tiểu Thiên:
- Lời thì nói như thế, nhưng sao tới miệng nhị gia lại khó nghe vậy?
Huỳnh Giãng chưa nói gì, Tần nhị lang đã quát lên:
- Kỳ lão tử!
- Ai!
Kỳ viễn vội chạy tới.
Tần Nhị lang chống eo nói:
- Bọn phế vật này qua sông được sao? Nếu có thể đi, nhị gia ngắt đầu xuống cho ngươi làm đồ nhắm!
Kỳ Viễn cười ruồi:
- Hồi nhị gia, tiểu nhân dùng không nhiều như vậy đâu...
Tần nhị lang trừng mắt, Kỳ Viễn lập tức nuốt lời định nói vào bung:
- Ý tứ của nhị gia là...
- Tên nào không muốn đi thì lưu lại! xe cũng không qua được, lưu một hộ vệ dẫn cho chúng lui! Chờ nước rút rồi đuổi theo chúng ta!
Kỳ Viễn nghe một nửa biết Tầ nhị lang nói đúng, những nô ɭệ này nhìn tuy to lớn nhưng không quen đi nam hoang hay sông nước, miễn cưỡng xuống nước chỉ có chết đuối. Lập tức, Kỳ Viễn phân phối người, lưu một hộ vệ đưa xe trở lại, chỉ chọn mấy tráng hán rành thủy tính qua sông.
Như vậy thương hội chỉ còn hai phần ba nhân thủ, tổng cộng sáu hộ vệ, năm tráng hán, Huỳnh Giãng , Kỳ Viễn, Tần nhị lang mười bốn người có hơn mười tọa kỵ và loa, dụng một sợi dây dài cột chung vào nhau. Tần nhị lang đi sau Huỳnh Giãng chẳng khách khí chiếm vị trí an toàn ở giữa, và không ai dám tranh với y.
Huỳnh Giảng vừa cột gút dây, vừa bất an nhìn quanh, lòng tự hỏi: Ngưng Vũ đi đâu rồi?
Hai đội ngũ thu thập hoàn tất, Dịch Bưu và Ngô Chiên uy giành nhau thượng du có thế nước gấp nhất, cuối cùng Dịch Bưu nhảy trước xuống sông. Để tăng gia phụ trọng, y đeo trên người năm thanh đao, hai cương thuẫn. Sống có bùn cát, sức đẩy rất mạnh, nhưng Dịch Bưu trong nước ổn như bàn thạch, hiển nhiên công phụ hạ bàn cực giỏi. Bên này Ngô Chiến Uy thấy mình không bằng, bèn ý định bỏ tranh phong đi.
Hai thương đội sát vai qua sông, Vân thị thương hội toàn hộ vệ, chỉ có Vân Thương Phong và một trung niên đi ở giữa, mỗi người cách nhau 3 mét. Bạch hồ thương quán có hai hộ vệ kèm một nô phương. lệ, tuy chậm một chút, nhưng miễn cưỡng theo kịp đối
Đường qua sông không rộng, hai bên áp sát vào nhau, Vân Thương Phong và Huỳnh Giãng đi cùng một chỗ, phía sau là Tần nhị lang và tên trung niên nam tử kia.
Vân Thương Phong một tay giữ yên thú, hỏi:
- Tiểu ca cũng thường đi nam hoang chứ?
Huỳnh Giãng tự xưng là lái buôn sinh ở nam hoang, nhưng lại sợ người khác hỏi chuyện nam hoang, hàm hồ đáp:
- Đây là lần đầu tiên.
- Vậy à?
Vân Thương Phong kinh ngạc hỏi:
- Tiểu ca dĩ vãng đi hải lộ phía đông? Đường đó từ dạ xoa san hô ngang qua, sóng cấp gió lão phu già như vầy còn chưa dám đi qua đó
Huỳnh Giãng cư khan nói:
- Cũng coi như bình thường a.
Một ngọn sóng ào đến, thân thể Vân Thương Phong chợt nghiêng ngã, Huỳnh Giãng vội giữ chặt tay lão. Cánh tay của lão nhân rất ốm, nắm trong tay cảm giác như khúc củi, nhưng xương rất chắc.
Vân Thương Phong vuốt nước trên râu, thở than:
- Đúng là già rồi, đầu sóng như vậy mà chịu không nổi. Sau này là thiên hạ của người trẻ tuổi các ngươi rồi.
Huỳnh Giãng hỏi:
- Tuổi trẻ thì có gì đâu mà lớn lao chứ? Có lão nhân nào mà không từng trẻ tuổi, nhưng có tên trẻ tuổi nào dám tự xưng mình đã già quá chưa?
Vân Thương Phong ho sặc một tiếng, sau đó cười ha hả:
- Đúng lắm, đúng lắm! Lời này đúng lắm.
Bên cạnh, nước sông tuy rất gấp, nhưng trướ sau đều có dây thừng kéo, chỉ cần cẩn thận bám vào đá, quá nguy hiểm gì. Huỳnh Giãng đỡ Vân Thương đi qua một xoáy nước, sau đó bỏ ra:
- Vân lão ca, sao từng tuổi này rồi còn đi nam hoang?
Vân Thương Phong cười nói:
- Vân thị thương nhân đương nhiên trục lợi. Nam hoang tuy đạo lộ hiểm ác, nhưng thịnh sản sa kim, trong rừng đầy trên cầm dị thú. Quý nhân ở lục triều đều thích thứ tân kỳ, chúng tôi đem tơ trắng, khí cụ vận đến nam hoang đổi vật phẩm về, kiếm chút cơm vậy thôi.
- Lợi nhuận rất cao hả?
Vân Thương Phong cười mỉm:
- Nam hoang có một yêu vật gọi là tiễu mị, ở nội lục có mấy nhà nuôi, được bọn quý nhân khai giá một vạn kim thù!
- Một vạn mai kim thù!
Huỳnh Giãng bị cái giá này chấn nhϊếp. Một vạn kim thù tương đương hai trăm A cơ mạn, vậy con tiễu mị đó rốt cuộc là con yêu gì mà cao giá như vậy?
- Đi nam hoang đều là dùng mạng để đổi đó. Bạch trảo ưng ở nam hoang vận về nội lục có thể bán một hai trăm ngân thù, tăng mấy chục lần, nhưng cần một mạng người mới đổi được một con bạch trảo ưng sống. Huống chi, tiễu mị lại là truyền thuyết. chỉ có trong
Huỳnh Giãng tặc lưỡi:
- Ở thảo nguyên phía bắc, chỉ cần mấy chục ngân thù đã đổi được một chiến thú
- Tiểu ca kiến văn quảng bác, ngay thảo nguyên phía bắc cũng đã đi qua. Nhưng tiểu ca biết, chiến thú ở phía bắc vận đến nội lục cần hao phí bao nhiêu không?
Không chờ Huỳnh Giảng hồi đáp, Vân Thương Phong đã nói:
- Từ thảo nguyên buôn ngựa vào nội lục cần ít nhất 4 tháng, đi về mất hơn trăm ngân thù, nếu vạn chuyển 10 con, cộng thêm kinh phí, đã gấp đôi, trên đường qua nhiều sông núi, có 7 con đến được nội lục là hay lắm rồi. Cộng thêm quan phủ thu thế con thú mua 15 ngân thù vào nội lục bán 60 ngân thù mới huề von.
Huỳnh Giãng tính toán một hồi, cười khổ nói:
- Vậy không bằng buôn người cho rồi.
-Buôn người có vốn không ít hơn buôn thú, nhưng lục triều cấm buôn người, giá cả leo thang rồi.
Huỳnh Giảng hơi bất ngờ:
- Vậy sao?
Hắn nhớ ở thị trường nô ɭệ so với thú còn rẻ hơn nhiều. Vân Thiên Phong cười nói:
- Chỉ có Ngũ Nguyên thành là biên thành mới có chợ nô ɭệ công khai. À, Túy Nguyệt lâu là sản nghiệp của quý quán phải không? Hèn gì chủ của quý quán lại thiết đặt thương quán ở Ngũ Nguyên.
Huỳnh Giãng cười nói:
- Vân chấp sự cũng đã ghé thăm Túy Nguyệt lâu? Lão ca có ai trúng ý không? Chờ về đến Ngũ Nguyên, tiểu đệ chọn cho lão ca mấy người.
Vân Thương Phong cười ha hả:
Tiểu huynh đệ thật là sảng khoái! Chỉ cần sau này ngươi đừng hiềm lão ca không khách khí là tốt rồi. Trước mắt hay qua sông cái đã, trở về nội lục sẽ không ít dịp đến quấy nhiễu tiểu huynh đệ!
Nước sông càng ngày càng sâu, mới đầu tới thắt lưng, từ từ tới ngực. Tảng đá dưới chân càng ngày càng thấp, mỗi phải nắm chặc yên thú, phải thử dò xét mấy lần, mới có thể đặt một bước chân xuống. Những thớt thú bị che kín mắt, mặc dù nhìn không thấy nước chảy xiết, nhưng càng càng sau khiến cho bọn chúng bắt đầu kinh hoàng.
Huỳnh Giãng lấy tay bờm thú thấp giọng trấn an hắn trân châu
- Chờ lát qua sông, sẽ cho ngươi ăn trứng gà, còn có quả táo. Uy, ngươi có ăn quả táo chưa? Vừa ngọt vừa lớn, mùi vị có thể sánh với cỏ khô ngon nhất mà ngươi đã ăn nhiều...
Trên mặt nước thỉnh thoảng có nhánh cây gảy trôi qua. Bỗng nhiên một cây nhánh cây nhắm thẳng Vân Thương Phong, lão nhân phí sức tránh ra, nhánh cây vẫn nặng nề bức vào cổ tọa kỵ. Nhánh cây bén nhọn mặt mặc dù không đủ để đâm thủng cổ thú, nhưng con thú này chấn kinh rít dài, ở trong nước huy động bốn vó.
Một con thú rít dài, bầy chiến thú liền không yên tĩnh phát ra tiếng "Hội hôi" liên tục. Một khi chiến thú chấn kinh, cho dù mỗi người có kịp thời cắt đứt dây thừng, tất cả hóa cũng phó mặc