Khách Sạn Định Mệnh

Chương 7

Sau cuộc gặp gỡ ấy, tôi ngày đêm sống trong lo lắng, tôi luôn sợ vì sự cố chấp của mình vô tình lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mẹ. Mẹ tôi, bệnh tật như thế đã đủ khổ rồi, nếu giờ cuộc sống lại một lần nữa bị đảo lộn, liệu có gắng gượng được nữa không?

Chuyện tình cảm giữa tôi và Việt mẹ tôi trước đây đều hết lòng ủng hộ, mẹ tôi xuất thân từ con nhà bình thường, tới khi lấy bố, mẹ một bước lên làm bà chủ, thế nhưng chưa bao giờ bà chê bai hay khinh thường những người nghèo khổ. Mẹ tôi không biết gia cảnh nhà Việt như thế nào, chỉ biết rằng hai chúng tôi yêu nhau, mẹ tôi nói cuộc đời này của tôi có thể dựa dẫm vào anh là mẹ yên tâm rồi, cũng không mưu cầu điều gì xa xôi hơn. Chỉ cần con gái mẹ được hạnh phúc.

Rõ ràng nếu cầm số tiền đó, tôi có thể thuê một căn nhà khác, có tiền ăn ngon, mặc đẹp lại chẳng cần lo tiền viện phí trong một thời gian, cũng không cần sống lo lắng trước sau. Tôi cứ cố chấp giữ gìn tình yêu này liệu có đúng đắn hay không?

Nhưng nghĩ tới Việt, tôi lại không đành lòng, chúng tôi còn rất nhiều lời hứa hẹn còn đang dang dở, anh đối với tôi tốt như thế sao tôi lại vì tiền mà chà đạp lên tình cảm ba năm như vậy được?

***

Nguyệt đến thăm mẹ tôi nhưng thấy tôi lúc nào cũng thấp tha thấp thỏm đứng ngồi không yên lại nảy sinh nghi ngờ, nó lôi tôi ra ghế đá hỏi tới tấp khiến tôi không thể không nói ra hết nỗi lòng của mình, nó bảo tôi nếu nó là tôi thì sẽ lựa chọn phương án cầm tiền lo cho mẹ, sau đó chuyển tới một quận khác để sống, còn hơn là vừa không có tiền, vừa phải lo lắng, nó nói rằng mẹ Việt nói đúng, tình cảm không đem ra mà ăn được, đau khổ đến mấy thì thời gian cũng sẽ nguôi ngoai được hết, còn bệnh của mẹ tôi thì chẳng có nhiều thời gian để tôi đắn đo được mất.

Nghe nó nói, tôi cứ ngồi thừ ra nghĩ ngợi đủ điều. Nguyệt lại kiên nhẫn phân tích:

- Mày thử nghĩ xem bây giờ hoàn cảnh của mày như thế nào? Nhà thì đi thuê, chạy ăn từng bữa, bằng cấp thì không có. Trong khi nhà Việt thì mày cũng thấy rồi, anh ta có cả một tương lai rộng mở phía trước, mẹ anh ta xử sự như thế cũng không phải là không cảm thông được. Mày phải đứng ở góc độ của phụ huynh mày mới hiểu hết được Lam Anh ạ! Hơn nữa bác sĩ cũng nói rồi đấy, càng ngày số tiền điều trị càng lớn, mày nghĩ mày làm một ngày bao nhiêu tiếng mới gánh được những chi phí này?

Đêm đó, tôi không ngủ được, nằm trở qua trở lại mãi cho tới sáng cũng không tài nào chợp mắt. Một đứa con gái hai mươi hai tuổi, vai trái là cơm áo gáo tiền, vai phải là một người mẹ bệnh tật, những điều đó cũng đủ khiến tôi kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần, vậy thì tôi còn tham lam muốn giữ cả tình yêu làm gì? Cái Nguyệt nói đúng, mẹ anh nói đúng, tôi không thể làm hòn đá cản chân anh được, tôi không thể để anh phải gánh trên vai cả người mẹ bệnh tật của mình, chi bằng tôi cầm tiền, vĩnh viễn rời khỏi tầm mắt của anh. Sau này thời gian trôi đi, anh sẽ quên được tôi ngay thôi.

Thế nhưng, cho dù là nói lời chia tay, tôi cũng phải đích thân gặp anh, không thể nói một lời qua điện thoại là xong được. Tôi nhận tiền của mẹ anh thì cũng phải trả một cái giá tương xứng. Trong cuộc mua bán này, không ai được chịu thiệt.

Dường như không thể chờ thêm một phút nào nữa, tôi bật dậy giữa đêm khuya, dò dẫm tìm công tắc điện, lục tung tủ quần áo tìm lại chiếc áo khoác hôm tôi mặc đi gặp mẹ anh.

Mẩu giấy nhăn nhúm nằm gọn trong túi áo, tôi mở ra, bấm lưu số vào điện thoại, chờ tới bảy giờ sáng mới gọi.

Khi bên kia có người nghe, tôi lấy một hơi, can đảm nói:

- Là cháu, Lam Anh đây ạ! Cháu có thể gặp bác không? Cháu có chuyện quan trọng muốn nói.

Nói xong, tôi nhắn địa chỉ quán cà phê cho mẹ anh, vội vàng thay đồ rồi đi tới điểm hẹn.

***

- Cái gì? Cô muốn tôi đặt vé máy bay cho cô bay sang Pháp ngay ngày mai? Cô định giở trò gì có đúng không. Tôi nói cho cô biết, cô không có tư cách ra điều kiện với tôi, cô chỉ có hai sự lựa chọn, một là cầm tiền của tôi, hai là tôi sẽ dùng cách của mình để khiến cô phải tự rút lui, khi ấy một xu cô cũng không được nhận. Cô đừng thử thách lòng kiên nhẫn của tôi thêm nữa.

Phải, tôi đã suy nghĩ về điều này suốt quãng đường tới đây, tôi muốn gặp anh, tôi không muốn đoạn tình cảm ba năm của mình kết thúc nhạt nhẽo như thế, có lẽ đây là điều kiện duy nhất mà tôi có thể đòi hỏi từ mẹ anh lúc này.

Mặc cho mẹ anh đang nổi cơn giận, tôi vẫn tha thiết cầu xin bà cho tôi một cơ hội được gặp lại anh. Chỉ cần gặp được anh, những chuyện sau đó thế nào, tôi sẽ nhất nhất nghe theo. Tôi khẩn khoản hạ giọng, gần như đang van xin:

- Bác nói cho cháu một tuần để suy nghĩ, vừa hay, nếu cháu có thể gặp anh Việt, đúng sáu ngày nữa cháu sẽ quay trở về, cầm tiền và vĩnh viễn biến mất khỏi tầm mắt của anh ấy, cháu xin bác, coi như bác nể tình cháu và anh ấy có ba năm bên nhau, bác cho cháu gặp anh ấy có được không ạ?

Tới lúc này, tôi gần như không còn giữ mình được nữa, giọng tôi run run như người đang đứng trước ranh giới của cái chết. Có lẽ vì mủi lòng trước lời van xin của tôi mà mẹ anh đã nghĩ ngợi vài phút, cuối cùng cũng gật đầu đồng ý. Bà nói nếu tôi tính kế để giở trò, bà sẽ không để mẹ con tôi yên, tôi chỉ biết vâng dạ, không dám đưa thêm bất cứ yêu cầu nào nữa.

***

Mẹ tôi ở viện có bạn cùng phòng tâm sự cùng nên việc cơm nước hằng ngày tôi có nhờ các cô chú mua giúp, tôi còn cẩn thận nhờ Nguyệt thỉnh thoảng tạt qua với mẹ tôi. Nó bảo tôi cứ yên tâm sang bên đó, chuyện mẹ tôi ở nhà đã có nó lo, trước khi đi còn dúi cho tôi ít tiền đã được nó đổi thành ngoại tệ, nó bảo tôi cứ cầm lấy, cần gì thì lấy ra mà tiêu. Viền mắt tôi đã cay xè từ lúc nào, cuộc đời này lấy đi của tôi mọi thứ, cũng may là còn để lại cho tôi một người bạn tốt như nó.

Việc tôi bay sang Pháp, tôi không nói với mẹ, chỉ nói qua loa rằng nhà hàng nơi tôi làm phục vụ có tổ chức du lịch cho nhân viên, tôi nói muốn đi đâu đó cho khuây khoả nên mẹ tôi không nghi ngờ gì, còn dặn tôi cứ đi chơi cho thật thoải mái, đừng lo cho mẹ.

Tôi ôm cổ bà, có một sự vỡ tan ở trong lòng.

Giá như thật sự lần này tôi đang đi du lịch với tâm thế vui vẻ thì tốt biết bao