Thế Tử Hung Mãnh

Chương 65: Chiến trường của các phu nhân

Mộ liệt sĩ ở sườn nam Khúc Giang Trì là một gò đất trông như ngọn núi nhỏ, bên ngoài xây dựng từ đường đạo quán, còn đặc biệt đúc một con trâu sắt, có lẽ mang ý nghĩa ‘đúc kiếm làm cày, bỏ đao làm võ’. Con trâu sắt 60 năm vẫn đen bóng như mới, mỗi ngày đều có người chà lau dâng hương.

Cùng lúc Chúc Mãn Chi lén vào kho công văn, Ninh Thanh Dạ phụ trách kéo thù hận hấp dẫn hỏa lực cũng mai phục ở bên trong rừng trúc lúc lâu, yên lặng chờ Vạn Nhân Đồ Trương Tường xuất hiện. Nhưng muốn chờ được Trương Tường lại không dễ dàng như vậy.

Trương Tường lại đây cũng không phải vì chấm dứt thù hận ngày xưa với Ninh Thanh Dạ. Người có thù oán với Trương Tường rất nhiều. Làm người đối ngoại của Tập Trinh Ti, Trương Tường không có nhiều thời gian rỗi lôi lôi kéo kéo cùng người giang hồ như vậy. hắn tự lại đây chỉ vì hoài nghi có giang hồ tặc tử ẩn nấp ở gần Khúc Giang Trì, cho nên đến bảo vệ an toàn của Thái Hậu.

Mà Thái Hậu thì không hiểu được sự tồn tại của Ninh Thanh Dạ. Thật vất vả mới được ra cung một chuyến, nàng cũng không có khả năng tế bái xong rồi dẹp đường hồi cung. Sau khi từ mộ liệt sĩ đi ra, nàng đi thẳng tới đài ngắm cảnh bên hồ Khúc Giang. Trương Tường thì mang theo Lang Vệ tuần tra xung quanh đài ngắm cảnh.

Thái Hậu là đích nữ Tiêu gia, muội muội nhỏ nhất của tể tướng Tiêu Sở Dương. Mà phu nhân chính phòng mấy nhà hào môn phố Khôi Thọ không có xuất thân ngoài mấy nhà môn phiệt vọng tộc ‘Tiêu, Lục, Thôi, Vương, Lý’, từ nhỏ đã quen biết nhau.

Nương của Hứa Bất Lệnh là nữ nhi Lục thị Đông Hải, vốn dĩ cũng trong đám phu nhân này. Chỉ tiếc mười năm trước Lục gia Đông Hải đứng sai bên, dẫn tới hiện tại trở thành giang hồ thế gia. Ở trong triều đến người nói chuyện cùng cũng không có, tính cả Lục gia Kim Lăng cũng bị liên lụy. Phụ thân Lục phu nhân là Lục Thừa An vốn nên đứng hàng tam công, đến nay lại là hạng lót đế ở hàng tam công cửu khanh, quyền lên tiếng gần như không có.

Đương nhiên, các đại thế gia có ngấm ngầm đấu đá, sẽ không thể hiện ở trên người khuê nữ đã gả ra ngoài. Thái Hậu mang theo một đám phu nhân ra làm chính sự, nói ra vẫn chỉ là chuyện nhà bình thường.

Đài ngắm cảnh bên hồ Khúc Giang là một tòa lầu cao, phía trên có không ít bản vẽ đẹp danh gia để lại. Trong một gian đại sảnh ở tầng ba có hơn mười vị phu nhân dáng vẻ đoan trang ngồi ở bên trong, không ít tiểu thư quan gia, công chúa đứng ở phía sau. Nha hoàn thì thật cẩn thận bưng trà đổ nước, không khí còn nghiêm túc hơn cả thượng triều. Ai cũng không muốn nói sai một câu làm mình xấu mặt trước những người khác.

Thái Hậu mặc hoa phục màu vàng, đầu đội mũ phượng, ngồi ở trên cùng bưng chén trà, vẫn duy trì nụ cười như có như an tĩnh lắng nghe.

Nữ tử có thể vào cung làm hậu, trừ xuất thân ra thì dung mạo cũng tuyệt đối là ngàn dặm mới tìm được một. Trong hơn mười vị phụ nhân phong vận đẹp đẽ ở đây, tư sắc kém chắc chắn không có. Nhưng Thái Hậu có thêm khí chất và địa vị, diễm lệ như mẫu đơn, rõ ràng bỏ xa mọi người một đoạn, có chút siêu quần xuất chúng bốn phương.

Lục phu nhân bởi vì thủ tiết nên không trang điểm quá xuất chúng ở trước mặt người ngoài. Đồ trang sức cũng không nhiều lắm, tĩnh như phù dung, chỉ ngồi ở phía sau một mình uống trà cũng không làm người chú ý.

Ở đây nhiều phu nhân hào môn như vậy, có mỹ phụ lạnh lùng không dính khói lửa phàm tục, tự nhiên cũng có người khắp nơi nịnh bợ.

Ngồi đầu tiên là Trương gia, gia chủ là thiếu phủ đứng hàng cửu khanh, là từ khoa cử một đường bò lên, xem như nhà nghèo sinh ra. Phu nhân Cao Thị là trưởng nữ gia tộc, đặt ở phố phường cũng coi như nhà cao cửa rộng. Nhưng ngồi trong gian phòng này lại có chút không lên được mặt bàn bởi vậy bà ta thân thiện nhất gặp người là tâng bốc.

Phụ nhân gia nói chuyện không tránh được nhắc tới con cháu. Không biết là ai đề ra câu đích trưởng tử Tiêu gia có nghị lực lớn, tuổi còn trẻ đã chạy đến vùng khỉ ho cò gáy làm tri huyện. Thái Hậu lập tức vui vẻ, hiển nhiên rất vừa lòng với lời này. Cao Thị thấy thế vội vàng tận dụng mọi thứ, đi theo tâng bốc:

- Đại lang Tiêu gia từ nhỏ đã có phẩm hạnh xuất chúng, thành Trường An không ai không biết, cần gì chúng ta đánh giá. Nhưng thật ra nhị lang Tiêu gia, Tiêu Đình, ngày thường im hơi lặng tiếng. Mấy ngày hôm trước lại nhất minh kinh nhân, làm người ta thật khâm phục...

Rất nhiều phụ nhân đều là gật đầu đi theo phụ họa.

Tuy Tiêu gia là đại môn phiệt Hoài Nam nhưng dòng chính cũng không nhiều. Sau khi Tiêu Sở Dương nhập kinh bái tướng, huynh trưởng chết bệnh chỉ chừa một đứa con trai độc nhất. Tiêu Sở Dương nhận đứa con trai này vào dưới gối mình làm con thừa tự bồi dưỡng. Không ngờ vẫn không thể sống qua hai mươi tuổi, mới vừa thành hôn đã mất sớm.

Hiện giờ Tiêu thị Hoài Nam chỉ còn lại có một mạch Tiêu Sở Dương này là dòng chính. Đến gia chủ đều chỉ có thể để Thái Hậu tỷ tỷ tọa trấn, có thể nói là chưa tới thời nở rộ. Nếu không phải như vậy, đứa ngốc như Tiêu Đình đã sớm bị trục xuất khỏi gia môn. Làm gì được cung phụng như sao vây quanh mặt trăng chứ.

Thái Hậu làm khuê nữ Tiêu gia, tất nhiên hy vọng con cháu trong nhà có tiền đồ. Nàng nghe thấy những lời này ý cười càng sâu.

Cao Thị thấy vậy càng hăng hái, liếc thấy Lục phu nhân ngồi ở phía sau, tiếp tục nói:

- Trước kia những phu tử ở Quốc Tử Giám đều nói Tiêu Đình và Hứa thế tử không nên thân. Thật ra ta cảm thấy có Lục phu nhân và Thái Hậu quản hai vị công tử sao lại không nên thân được, chỉ là chưa đến tuổi thôi. Nghe nói mấy ngày hôm trước trong hội thơ Long Ngâm, Hứa thế tử cũng nhất minh kinh nhân, làm một bài thơ hay...

Cái này coi như tâng bốc xong Tiêu gia thì tâng bốc Lục gia, nhân tiện tâng bốc luôn Túc Vương, ba mặt lấy lòng.

Nhưng Lục phu nhân lại không muốn nhận cái tình này. Nàng nghe vậy buông chén trà, nói chen vào:

- Cao phu nhân chớ tin vào lời đồn, đều là những thư sinh đó truyền bậy.

Chuyện hội thơ Hứa Bất Lệnh không thừa nhận, đại nho đức cao vọng trọng ở đây đúng là không tiện chụp cái danh nguyên tác của “Phong trụ trần hương hoa dĩ tẫn” lên trên đầu Hứa Bất Lệnh. Sự việc chỉ có thể trong vòng nghi vấn, chuyện không xác định chắc chắn không truyền xa.

Thái Hậu ở lâu trong thâm cung, người khác không nói dĩ nhiên nàng không biết được chuyện xảy ra. Nàng nghe vậy rất tò mò dò hỏi:

- Tiểu Bất Lệnh viết thơ từ gì?

Cao Thị cho rằng Lục phu nhân đang khiêm tốn, rất là ‘ngầm hiểu’ gật đầu, mở miệng nói:

- Phong trụ trần hương hoa dĩ tẫn, nhật vãn quyện sơ đầu. Vật thị nhân phi sự sự hưu, dục ngữ lệ tiên lưu...

Ở đây đều là quý nữ, lần đầu tiên nghe thấy bài thơ thiên cổ tuyệt xướng này đều cảm giác mới mẻ. Lúc này nghe lại cũng chậm rãi gật đầu đầy tán thưởng, tiểu thư quan gia phía sau càng hai mắt lấp lánh.

Thái Hậu là đích nữ Tiêu gia, trên mặt thơ từ ca phú tất nhiên không kém, chỉ vừa nghe vài câu thì bắt đầu nghiêm túc. Nàng vừa mới vào cung tiên đế đã băng hà, ngày ngày đêm đêm một mình nơi thâm cung. Nghe thấy những từ miêu tả nỗi lòng nàng vô cùng nhuần nhuyễn này dĩ nhiên cực kỳ cảm khái.

Sau khi Cao Thị đọc xong, Thái Hậu hơi hơi gật đầu:

- Phong trụ trầm hương hoa dĩ tẫn, nhật vãn quyện sơ đầu... Thơ hay... Đây là viết cho bổn cung à?

- ...

Phụ nhân ở đây đều sửng sốt, Cao Thị vốn định nói là Hứa Bất Lệnh viết cho Lục phu nhân. Nhưng cẩn thận nghĩ lại, bài thơ này viết cho Thái Hậu hình như cũng không sai.

Cùng ngày Hứa Bất Lệnh cũng nói bài thơ này không phải viết về Lục phu nhân...

Cho nên ánh mắt phụ nhân đều cổ quái.

Lục phu nhân vốn chuẩn bị giải thích, nghe thấy lời này của Thái Hậu, sắc mặt nàng lập tức khó coi. Nàng giống như nữ nhi gia mới vừa chọn xong cây trâm thì bị người ngoài đóng gói mang đi, sao có thể nhịn được. Nàng vội vàng mở miệng nói:

- Không phải viết cho Thái Hậu.

- ...?

Rất nhiều phu nhân tiểu thư đều yên lặng, không khí bỗng nhiên trở nên nghiêm túc...