Tâm tư của nhóm lãnh đạo thật dễ đoán: các đội sản xuất khác đều sản xuất mấy ngàn cân một mẫu, các anh chỉ có hai trăm cân, sao có thể chứ? Đều ở một vùng, chắc chắn là đã lấy phần lương thực thu hoạch nhiều hơn đem giấu đi, chia cho đội viên, nếu không lương thực đâu ra.
Trong số đó, đứng đầu danh sách chính là đội sản xuất Tiến Lên này, báo cáo sản lượng ít nhất, nộp thuế lương thực ít nhất, chắc chắn có vấn đề.
Vì vậy, nơi này là điểm đầu tiên đến lục soát, tránh để họ hay tin mà đem lương thực giấu đi nơi khác. Đây cũng là lý do huyện trưởng tự mình đến, để bắt điển hình. Không phải đội sản xuất nào huyện trưởng cũng rảnh mà đích thân xuất hiện
.
Hứa Hữu Căn thật muốn nói rằng không có lương thực đâu, các đội sản xuất khác đều báo láo, chỉ có ông ấy là không, nhưng ông ấy không có can đảm nói vậy, đành phải nghẹn lời trong lòng.
May là đội sản xuất của họ thật sự không có nhiều lương thực như thế, cũng chẳng chia lương thực cho ai. Nghĩ đến nhà các đội viên hẳn cũng không giấu lương thực gì, nghĩ vậy Hứa Hữu Căn an tâm đôi chút.
Chỉ có thể nói Hứa Hữu Căn nghĩ quá đẹp, con người sao có thể không có tư tâm được, lúc thu hoạch lúa mạch sao có thể không lén giấu chút đi? Tuy nhà ăn có lương thực, nhưng đối với tuyệt đại đa số người mà nói, chỉ có để trong nhà mình mới thật sự yên tâm.
Nhà mình đào rau dại, phơi rau dại để ăn, nhà mình làm bánh hồng quả, nhà mình nhân lúc gặt lúa mạch mà lén giấu hạt mạch, những thứ này chẳng phải đều là lương thực sao?
Có nhà là thực sự trống trơn, không có gì, nên tự nhiên rất yên tâm. Có nhà lại lo lắng, sợ cái chút ít giấu trong nhà bị lôi ra.
Trong số đó, lo lắng nhất chính là nhà Hứa Như Ý. Trong nhà cô bé, có một gian phòng chuyên dùng để chứa lương thực: mấy chục con gà rừng, mấy chục con thỏ hoang, thịt heo hun khói, các loại đặc sản vùng núi, còn có lương thực Hứa Cường mua ở huyện mấy ngày trước.
Nếu bị lục soát ra thì làm sao đây!
Tuy huyện trưởng nói một đống lớn chính sách chỉ thị mà mọi người đều không hiểu, nhưng điểm điều tra lương thực thì ai cũng hiểu. Tim bà Hứa đập thình thịch, mặt Trần Dung Dung cũng biến sắc, hoảng loạn nói: "Mẹ, Cường Tử, làm sao bây giờ?"
Bà Hứa và Hứa Cường cũng tâm hoảng ý loạn, nhưng hiện tại muốn chạy là tuyệt đối không thể. Đội lục soát lương thực bên cạnh huyện trưởng đã cùng mấy vị lãnh đạo đi điều tra nhà đầu tiên, còn lại bốn người canh chừng đám đội viên này, không cho phép bất kỳ ai lén về nhà.
Như Ý cũng đã nhận ra sự nguy hiểm, nói với người nhà mình về giấu lương thực đi. Nhà họ Hứa đều không an tâm, nhưng hiện tại không còn cách nào khác, chỉ có thể để Như Ý về, con bé chỉ vài tuổi, không ai để ý đâu.
Quả nhiên, Như Ý ôm bụng giả vờ muốn đi vệ sinh rồi bỏ đi. Người canh gác có vẻ không để ý, hoặc có để ý cũng không ngăn cản.
Vừa ra khỏi tầm mắt mọi người, Như Ý liền chạy như bay về nhà. Lúc này, đội lục soát đã đến nhà thứ hai. Vì điều tra rất kỹ nên tốc độ không nhanh, mà nhà Như Ý lại ở xa, tận chân núi, nên còn đủ thời gian.
Về đến nhà, Như Ý trước tiên vào phòng chứa lương thực. Hứa Cường từng nghĩ đào hầm chứa nhiều lương thực như vậy có lẽ an toàn hơn, nhưng vùng này họ không có thói quen đào hầm, cất đồ đều trong phòng chứa đồ. Tự đào hầm thì không an toàn, dễ sụp đổ.
Không kịp sắp xếp nhiều, Như Ý cầm giỏ to trước hết cho gà rừng thỏ hoang treo trong phòng vào. Nhưng thỏ hoang gà rừng hun khói đều cứng quá, chứa không nhiều, một giỏ to đã đầy, thật lãng phí không gian.
Như Ý đành cho lương thực Hứa Cường mua vào giỏ, cùng với nấm, mộc nhĩ các thứ, rồi xách thêm dây thừng treo gà rừng thỏ hoang, bay nhanh chạy lên núi.
Cô bé để đồ ở một chỗ gần núi hơn, lấy cỏ dại bên cạnh che đại lên, rồi quay về nhà tiếp tục lấy lương thực.