Hồn Đăng

Chương 1: Nguồn gốc

Quê tôi ở một ngôi làng nhỏ ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Tôi xin phép dấu tên làng để đảm bảo sự an toàn cho cá nhân. Tôi vốn là một đứa trẻ mồ côi được bỏ lại ở sân đình. Tôi được nghe người dân ở đó kể lại, khi phát hiện ra tôi thì hầu như tôi đã sắp hấp hối. Trên người tôi chỉ được bọc bởi một lớp khăn tắm mỏng, lót quanh là một vài mớ vải vụn để giữ nhiệt. Da tôi đã tím tái và hầu như người ta cũng không thể nghe được tiếng khóc của tôi. Thấy thể ông D khi đó là người gác đình đã đem tôi vào đình để sưởi ấm và xin sữa cho tôi bú. Từ ngày đó tôi ở với ông D và coi ông như người cha của mình vậy. Ngôi đình làng tôi được xây dưng ngay gần một con sông. Lý do là vì ngày xưa làng tôi rất nghèo, thêm cái nạn đói năm 45 làm người dân trong làng chết rất nhiều. Đến cả cái đình cũ thờ Thần Hoàng Làng cũng bị quân lính cũng đập ra để xây khó thóc. Đến khi giải phóng thì cuộc sống của người dân mới khá lên được đôi chút. Nhưng từ đó lại có một số chuyện kinh dị diễn ra. Hàng đếm người ta thấy một số bóng trắng cứ ngồi trên các gốc cây đề, cây gạo. Cứ 11 giờ đêm là một đám các bóng trắng cứ khóc than. Thời đấy mới giải phóng, người ta tin chủ nghĩa duy vật chứ không phải duy tâm nên dân làng cứ mặc kệ, Chỉ bảo tai nhau là đếm 10 giờ là đóng cửa đi ngủ. Nhưng quan điểm đó không tồn tạo được bao lâu khi diễn ra một việc là dân làng cứ chết dần. Người thì chết trôi trên sông, người thì lại treo cổ trên cành cây gạo chết. Lúc đấy dân làng quá sợ hãi và có mời một thầy phong thủy về để xem. Thầy đó phán do cửa âm của làng bị phá, đã thể không có miếu thờ thần hoàng làng nên ngài không độ hết cho được muốn yên thì dân làng phải xây lại miếu thờ thần hoàng làng ở gần con sông. Một phần vì phong thủy đẹp , một phần để trấn cửa âm không cho các vong hồn quấy nhiễu. Hàng năm phải tổ chức buổi lễ đình để cầu thần che chở cũng như để làm yên lòng các vong hồn vất vưởng còn vấn vương cõi trần. Như thế thì mọị sự mới yên. Dân làng tôi làm theo thế thì quả nhiên mọi chuyện trở về bình thường. Dân làng còn cắt cử một người trong làng để trông coi đình cũng như để tổ chức các buổi lễ theo lời người thầy kia phán. Sứ mạng đó cha truyền con nối đến đời ông D thì đã là lời thứ 19. Ngày hôm nay cũng là ngày theo định kì lễ tạ thần. Mọi việc cứ diễn ra êm xuôi. Thần Hoàng làng sẽ được rước một vòng quanh làng sau đó được đặt ở trước con sông, nơi mà sẽ diễn ra lễ hội làng. Các cụ bô lão sẽ để ở giữa sông một cây cờ, ai là người lấy đầu tiên thì sẽ được rước cờ vào đình. Nhưng khi đang dựng cờ thì anh A mới sờ được ở đáy sông có một vật bằng sắt hoặc đồng hình thù rất lạ. Định vớt lên thì lị cực kì nặng. Anh có rả năm sáu anh nữa hợp lực thì mới phát hiện ra đó là một cái đỉnh được trạm khắc bên ngoài các hình thù kì dị. Bên trong là các dòng chữ không ai hiểu. Các cụ trong làng tra sách mà cũng không hiểu đây là chữ hay hình vẽ nữa. Nhưng nhận định chung là nó rất cổ nên có thể rát giá trị. Các cụ quyết định đặt cái đỉnh đấy thay cho cái đình thờ Thần Hoàng Làng. Sau sự kiện đó, người dân trở về với cuộc sống bình thường. Nhưng ngoại lệ có một người khác...