Xuyên Nhanh: Trời Sinh Người Thắng

Chương 64: Công chúa vạn an (13)

Trong nháy mắt, Triệu Hâm đã ở lại Thanh Duyên Quan được ba năm, khoảng thời gian đó, hoàng cung gửi không ít thư từ bày tỏ hy vọng nàng có thể hồi kinh, chẳng qua tất cả đều bị Triệu Hâm từ chối, nhưng lần này Hoàng Hậu mang thai, Triệu Hâm không thể không trở về.

Đến loan giá ngự dụng cũng được sắp xếp chu toàn, Triệu Hâm vừa nhìn liền biết đây là tác phẩm của hoàng huynh.

Loan giá ngự dụng mà Triệu Tấn chuẩn bị cho Lạc Hà hiển nhiên đã vượt qua quy cách của một công chúa, chẳng qua bởi vì hoàng đế đích thân phái người chuẩn bị, nên không có ai dám nói gì,

Mặc dù giản lược nghi thức, nhưng loan giá đẹp đẽ xa hoa, thành ra người bình thường nhìn thấy đều chủ động tránh đi, thậm chí là không dám nhìn thẳng, ai biết vị quý nhân ngồi trong xe có tính tình như thế nào.

Kỳ thực cũng không phải không có ai dám nhìn thẳng, ví dụ như nam nhân mặc một thân thanh y, dung mạo miễn cưỡng xem như tuấn lãng ở cách đó không xa, tư thái không chút rụt rè, đứng giữa đám đông có vẻ giống như hạc lập kê quần[1], đang chăm chú quan sát loan giá, dưới chiếc lọng che thêu phượng hoàng bằng chỉ vàng, một làn gió lướt qua tấm rèm lụa mỏng manh, vô tình để lộ ra hình bóng của giai nhân bên trong.

Trong lòng hắn nhịn không được cảm thấy kinh diễm, tuy rằng không thể nhìn rõ dung nhan, cũng có thể thấy đối phương chắc chắn là một vị mỹ nhân, kết hợp với loan giá xa hoa phú quý, khiến cho sự mỹ lệ này càng thêm khắc sâu vào lòng người.

Loan giá đã đi xa, nhưng nam nhân vẫn chưa thể phục hồi tinh thần, đại hán có râu quai nón mặc một thân y phục quý hiển đứng bên cạnh thấy hắn ngây người như vậy liền vỗ vai hắn, "Lâm huynh đệ, làm sao thế?"

Nam nhân, cũng chính là Lâm Vận dò hỏi hắn, "Vừa nãy người ngồi trong xe là?"

Hắn mới đến kinh thành không lâu, không giống như Kim Sơn Hải thường trú ở kinh thành, có quan hệ xã hội rộng rãi. Kim Sơn Hải chỉ cho rằng Lâm huynh đệ tò mò, giải thích cho hắn, "Đó là loan giá của hoàng gia, suy xét y phục của các vị thị nữ bên cạnh, có lẽ người ngồi trong xe là muội muội của đương kim hoàng đế Đại Hi, Lạc Hà công chúa."

Lâm Vận hiếu kỳ, "Tại sao lại nói như vậy?"

Kim Sơn Hải tiếp tục giảng giải, "Bởi vì ba năm trước đây Lạc Hà công chúa đảm nhiệm vị trí quan chủ của Thanh Duyên Quan, không ngại gian khổ cầu phúc cho Đại Hi, nên tất cả các thị nữ bên cạnh người đều mặc y phục của đạo quan."

Lâm Vận ngẫm lại trang phục của các thị nữ bên cạnh loan giá, quả thực đúng như lời của Kim Sơn Hải.

"Tuy Lạc Hà công chúa và đương kim hoàng đế không phải là huynh muội đồng bào, nhưng người chính là vị công chúa được sủng ái nhất Đại Hi, hơn nữa Lạc Hà công chúa không chỉ ôn hoà nhã nhặn, mà còn nhân đức nhân ái......"

Kim Sơn Hải thường trú ở kinh thành, từng nghe nói rất nhiều sự tích về Lạc Hà công chúa, mặc dù hắn chỉ là một thương nhân, nhưng cũng cảm thấy khâm phục không thôi, hiện tại vẫn có không ít người nhớ rõ công tích tiến cử nhân tài, đồng cam cộng khổ[2] cùng lê dân bá tánh[3], đẩy lùi dịch bệnh năm đó của Lạc Hà công chúa.

"Lạc Hà công chúa." Lâm Vận nhắc lại bốn chữ này, ánh mắt nôn nóng.

***

Triệu Hâm ngồi trong xe cũng bị châu báu trên loan giá doạ cho choáng váng, vừa âm thầm ghét bỏ loan giá rêu rao, vừa nói với 9526, "Có thể là do quan điểm thẩm mỹ khác nhau đi."

Đáng tiếc, sau khi trở về, nàng sẽ thường xuyên nhìn thấy những thứ như thế này.

Loan giá trực tiếp đi vào hoàng cung, Hoàng Hậu mong chờ nàng đã lâu, nàng vừa khuất thân thi lễ xong, liền nghe thấy Hoàng Hậu giận dỗi oán trách, "Ngày bình thường thì thôi, nhưng sinh thần của bổn cung và bệ hạ, ngươi cũng không thèm trở về. Nếu ta không mang thai, có phải ngươi sẽ quên mất chúng ta luôn không."

Triệu Hâm cười nói, "Hoàng tẩu ghét bỏ lễ vật của Lạc Hà sao."

Ai ghét bỏ chứ, lễ vật của Lạc Hà vĩnh viễn là thứ hợp tâm ý của nàng nhất, hoa hoa cỏ cỏ, cẩm thạch tinh xảo, cảnh đẹp ý vui, nhìn một chút cũng khiến cho tâm trạng trở nên vui vẻ thoải mái.

Hoàng Hậu chỉ là e sợ Lạc Hà tiêu dao tự tại[4] ở bên ngoài quá lâu, sẽ chán ghét hoàng cung phồn hoa phú quý nhiều quy củ thôi.

Từ lúc nhìn thấy Triệu Hâm, Hoàng Hậu đã nhịn không được cảm thấy kinh diễm, ba năm không gặp, Lạc Hà xinh đẹp hơn trước đây rất nhiều, mi mục như hoạ[5], phong thái ung dung, khí độ phong nhã, vừa tạo cho người ta cảm giác yên bình tĩnh lặng vừa không đánh mất phong phạm của hoàng gia.

Hoàng Hậu thở dài một hơi, "Nếu không tận mắt chứng kiến dáng vẻ này của ngươi, bổn cung còn lo lắng ngươi sẽ chịu khổ ở đạo quan."

Nàng lôi kéo tay của Triệu Hâm, dịu dàng cười nói, "Chẳng qua, trở về rồi thì đừng đi nữa, phủ đệ của ngươi tại kinh thành đã được tu sửa xong rồi."

Triệu Hâm ngây người, nàng không quên hoàng huynh và hoàng tẩu, nhưng lại quên mất chuyện phủ công chúa, hiện tại nàng đã qua độ tuổi thích hợp nhất để thành thân, nhìn thái độ của hoàng huynh và Hoàng Hậu, có lẽ cũng sẽ không cưỡng cầu nàng, hơn nữa phủ công chúa ở ngoài cung, không khác gì Thanh Duyên Quan.

Lưu lại một thời gian, nếu không thích, thì quay về Thanh Duyên Quan là được.

Ý niệm đó hiện hữu rõ ràng trong ánh mắt của đối phương, Triệu Hâm cũng không từ chối, gật đầu đồng ý.

Hoàng Hậu thấy thế, tâm tình vốn dĩ không tồi càng thêm vui vẻ.

Hoàng Hậu đã mang thai ba tháng, nàng nhẹ nhàng vuốt ve phần bụng, khuôn mặt tràn đầy tình thương của mẹ, "Nếu ta có thể sinh ra một nữ hài giống như Hâm Nhi thì tốt rồi."

Năm nay Thái Tử Triệu Lan vừa tròn mười tuổi, lại được bệ hạ coi trọng, nên Hoàng Hậu quả thực không có áp lực gì.

Triệu Hâm âm thầm bắt mạch cho Hoàng Hậu, sau khi bắt mạch xong, liền mỉm cười lên tiếng, "Vậy Triệu Hâm chúc hoàng tẩu được như ước nguyện."

Hoàng đế Triệu Tấn vừa kết thúc lâm triều liền đi đến cung điện của Hoàng Hậu, nhìn thấy Triệu Hâm cũng nhịn không được cảm thấy vui mừng, ồn ào muốn mở tiệc chào mừng nàng trở về, nàng còn chưa kịp mở miệng, Triệu Tấn đã nhanh chóng quyết định sẽ mở tiệc ở phủ công chúa.

Triệu Hâm vốn dĩ định chối từ, nhưng hoàng huynh đã suy nghĩ cho nàng, không có mở tiệc ở trong cung, mà là mở tiệc ở phủ công chúa, nên nàng cũng chỉ đành đồng ý.

Triệu Tấn và Hoàng Hậu cho rằng bây giờ Lạc Hà hồi kinh, sau này lại thường trú ở phủ công chúa, nếu không mở tiệc tuyên cáo với các gia tộc huân quý trong kinh thành, chẳng phải là sẽ khiến cho bọn họ xem nhẹ Lạc Hà công chúa sao.

Tiến cung một hồi, Triệu Hâm không chỉ biết bản thân mình có một phủ đệ riêng ở kinh thành, mà còn mang theo không ít lễ vật trở về, phủ đệ vừa được tu sửa xong, công việc bề bộn, tặng lễ đáp lễ, cũng may mặc dù lưu lại Thanh Duyên Quan ba năm, nhưng các thị nữ vệ binh bên cạnh Triệu Hâm vẫn có thể thành thạo xử lý những sự vụ quan trọng của phủ công chúa.

Yến hội được ấn định sẽ tổ chức vào ngày thứ ba kể từ khi Triệu Hâm hồi kinh,

Hoàng đế Triệu Tấn và Hoàng Hậu đích thân xuất hiện ở yến hội, để cho mọi người nhìn rõ đế hậu coi trọng Lạc Hà công chúa như thế nào. Yến hội chào mừng công chúa trở về, đương nhiên không chỉ có nữ quyến, mà còn có rất nhiều triều thần, chẳng qua Triệu Hâm biết, bọn họ nể mặt hoàng đế, nghĩa là bọn họ đến đây vì hoàng đế, chứ không phải vì nàng.

Đối với các gia tộc huân quý tại kinh thành, lần này là lần đầu tiên bọn họ được nhìn thấy Lạc Hà công chúa, trong quá khứ bọn họ đều mới chỉ nghe nói về kỳ danh của người, chưa từng gặp mặt.

Lạc Hà công chúa vừa lộ diện, cảm giác đầu tiên của mọi người chính là đối phương không hề có vẻ ngạo mạn hay hiền thục giống như các vị công chúa khác, chẳng qua suy đi xét lại, có thể đạt được những công tích như vậy, chắc hẳn cũng không phải là một vị công chúa bình thường.

Ba năm nay, tuy Lạc Hà công chúa chuyên tâm tu hành ở Thanh Duyên Quan, nhưng thanh danh của nàng lại chưa từng phai nhạt, Tế Thế Dược Đường có thể phát triển đến mức thành lập tận mười hai chi nhánh phân bố rộng khắp Giang Nam, cũng là nhờ có Lạc Hà công chúa duy trì, mà thuốc do Tế Thế Dược Đường làm ra, ngoại trừ một bộ phận được phân phối cho người dân, số còn lại đều được dâng hiến cho triều đình, ví dụ như bạch dược đang được sử dụng trong quân đội.

Kỳ thực, nhắc tới quân đội, có ai không ghen tỵ đỏ mắt, nhưng ai bảo thanh danh của Lạc Hà công chúa tựa như minh nguyệt giữa trời quang, không có vết nhơ, được hoàng đế sủng ái, không chia bè kết phái[6], tôn quý lại không có thực quyền, quan trọng nhất chính là bản thân nàng không phải nam tử, thủ đoạn của bọn họ hoàn toàn không có tác dụng gì với nàng.

Thông qua yến hội ngày hôm nay, Triệu Hâm coi như nhận thức toàn bộ các gia tộc huân quý trong kinh thành, bởi vì hầu hết quan viên tứ phẩm trở lên đều nhận được lời mời, còn những quan viên có phẩm cấp thấp hơn thì nàng không rõ.

Chẳng qua cũng có một vài ngoại lệ, ví dụ như mấy hậu duệ quý tộc, hay ví dụ như các quan viên trẻ tuổi có tiềm năng, tiêu biểu nhất có lẽ là Chu Minh Gia, phải nói rằng hắn là một người rất thông minh, kể cả khi nhìn thấy Lạc Hà công chúa, cũng vẫn duy trì thái độ cung kính giữ lễ giống như những người khác, phảng phất như giữa bọn họ chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Hoàng Hậu thấy hắn hiểu chuyện như thế, không khỏi thở dài một hơi, "Đáng tiếc."

Nàng hạ thấp giọng nói với Triệu Hâm, "Mùa xuân năm trước, hắn được truyền lư, đã lưu lại Hàn Lâm Viện[7] gần hai năm, bệ hạ đang có ý định phái hắn đến nơi khác rèn luyện."

Triệu Hâm nhịn không được cười khẽ, nàng đã sớm quên mất người này, Hoàng Hậu và hoàng huynh ngược lại nhớ kỹ.

Đừng tưởng Hoàng Hậu nổi danh hiền lương thục đức, thì sẽ không biết ghi thù, phải biết rằng cho dù là yến tiệc trong cung hay ngày lễ ngày tết, nàng đều chưa bao giờ chủ động triệu kiến nữ quyến của Chu gia.

Sau sự việc kia, Chu các lão nhanh chóng lui về phía sau, hoàng đế Triệu Tấn thấy ông thức thời như thế cũng nể tình, triệu hồi Chu Minh Lễ trở lại kinh thành, chẳng qua sau khi trưởng tôn Chu Minh Lễ trở về, ấu tôn Chu Minh Gia lại muốn đi đến nơi khác rèn luyện. Xét thấy hắn thật sự khát khao lập nghiệp, Triệu Tấn liền đồng ý chấp thuận.

Chu Minh Gia không định đưa thê tử đi theo, tuy mấy năm nay nhờ có tổ mẫu dạy dỗ nên nàng đã trở nên hiểu chuyện hơn không ít, nhưng thân thể của nàng vẫn như vậy, quanh năm suốt tháng ít nhiều gì cũng phải lâm bệnh nặng vài lần, nơi hắn muốn tới không quá dồi dào, không thể so sánh với Chu phủ, Dương Tư Vi ở lại, ít nhất còn có thể tu dưỡng thân tâm.

Hơn nữa, trước đây thân thể của Dương Tư Vi vốn không yếu ớt như bây giờ, cùng lắm là hay bi xuân thương thu[8] một chút, nhưng kể từ lúc gả cho Chu Minh Gia xong, bị kí.ch thích mấy lần, kết hợp với việc cô mẫu của nàng là Chu đại phu nhân nôn nóng muốn có tôn tử, thành ra Dương Tư Vi liên tục sử dụng đủ loại thuốc trong một thời gian dài, đáng tiếc không có hoài thai được như ước nguyện, ngược lại sức khoẻ giảm sút khá nhiều.

Sau khi Chu Minh Gia hạ quyết tâm, Dương Tư Vi dự định thuyết phục phu quân, chẳng qua Chu lão phu nhân cảm thấy thân thể của tôn tức không tốt, đi theo chẳng khác nào trở thành gánh nặng cho Minh Gia, còn về vấn đề nếu Dương Tư Vi không đi, thì ai sẽ chăm sóc Minh Gia, không phải chỉ cần đưa mấy nha hoàn đi cùng là được rồi à.

Dương Tư Vi nghe xong, lại lâm bệnh một hồi.

Đương nhiên, Hoàng Hậu sẽ không nói những chuyện này với Triệu Hâm.

Tửu quá tam tuần[9], Triệu Hâm liền khuyên hoàng huynh và Hoàng Hậu trở về, kỳ thực Hoàng Hậu muốn ở lại lâu hơn, nhưng Triệu Hâm không ngừng khuyên nhủ, rằng nàng đang mang thai, không nên để thân thể bị mệt mỏi, nên Hoàng Hậu đành phải hồi cung cùng hoàng đế.

Vẫn còn hơn phân nửa khách khứa lưu lại, tối nay bên trong phủ công chúa tựa như thịnh Đường Bất Dạ Thiên[10], hoa đăng được treo khắp nơi, toả ra ánh sáng rực rỡ không khác gì ban ngày.

Cũng có một số người muốn tiếp cận Triệu Hâm, đặc điểm chung là đều sở hữu vẻ bề ngoài xinh đẹp, cả nam lẫn nữ, chẳng qua chỉ cần Triệu Hâm liếc mắt nhìn một cái, bọn họ liền không dám đến gần,

Đại khái là cảm thấy đối phương quá mức thanh quý, giống như gió mát trăng thanh, khiến cho người khác không thể xem nhẹ.

Yến hội ngày hôm nay, Triệu Hâm không mặc bộ đạo bào màu xanh trắng kia, mà là một bộ cung trang, việc này còn phải nhắc đến Hoàng Hậu, trong suy nghĩ của Hoàng Hậu, tuy rằng Lạc Hà mặc đạo phục rất xinh đẹp, nhưng công chúa vẫn là công chúa, hơn nữa bây giờ người đã trở về, còn mặc đạo phục làm cái gì.

Chẳng qua không rõ có phải do lưu lại đạo quan khá lâu không, mà cho dù đổi thành cung trang, bản thân nàng vẫn mơ hồ mang theo khí chất bình thản trầm tĩnh của Đạo gia.

Triệu Hâm uống rượu, thưởng thức ca vũ, lúc nàng còn ở Thanh Duyên Quan cũng từng kết giao bằng hữu với không ít người, trong đó không thiếu những văn nhân học thức uyên bác, am hiểu ca vũ.

Bỗng nhiên có một hình bóng tiến vào, là trưởng sử của phủ công chúa, sắc mặt của hắn thập phần kích động, "Điện hạ, có người tặng thơ."

"Tiểu bối vô danh từ đâu ra, lại có lòng can đảm tặng thơ cho công chúa?" Thành Quốc Công thế tử vui đùa, chủ động tiếp nhận bản thảo thơ từ trưởng sử, "Để ta đọc cho công chúa nghe đi."

"Vân tưởng y thường hoa tưởng dung[11]......"

Vừa mới đọc một câu, Thành Quốc Công thế tử vốn không uống quá nhiều rượu liền hoàn toàn thanh tỉnh,

Sau khi đọc xong, lại phát hiện ra không chỉ có một bài thơ này. Mọi người tại hiện trường nghe thấy thế cơ hồ đều lặng ngắt như tờ[12].

"Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền[13]......"

Triệu Hâm/9526 được tặng thơ: "......"

Nàng tuỳ ý nhàn nhã ở Thanh Duyên Quan mấy năm, không nghĩ tới vừa mới hồi kinh chưa được bao lâu đã có người vội vàng tặng cho nàng "kinh hỉ" lớn như vậy.

Tác giả có lời muốn nói:

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,

Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng,

Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,

Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.

***

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,

Nhất huyền nhất trụ tư hoa niên.

Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,

Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.

Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,

Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên.

Thử tình khả đãi thành truy ức,

Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.

Lý Bạch, Lý Hạ, Lý Thương Ẩn là ba vị thi nhân nhà Đường mà ta thích nhất.

[1] Hạc lập kê quần (鶴立鷄群): Người giỏi giang phải chung đυ.ng với người ngu dốt, ở đây có nghĩa là nổi bật giữa đám đông.

[2] Đồng cam cộng khổ: Vui sướиɠ cùng hưởng, cực khổ cùng chịu.

[3] Lê dân bá tánh (黎民百姓): Tương truyền vào khoảng 5000 năm trước, ở vùng Trung Nguyên có vài bộ tộc lớn có sức mạnh và hung hãn nhất. Đó chính là các tộc Hoàng Đế, tộc Viêm Đế, Di tộc, Cửu Lê tộc. Cửu Lê tộc nằm ở phương nam, nhiều lần có xung đột với Viêm Đế tộc.

Về sau, hai tộc Hoàng Đế và Viêm Đế liên minh với nhau tổng cộng hơn trăm thị tộc lớn nhỏ chống lại Cửu Lê tộc. Kết quả là Cửu Lê tộc bị đánh bại. Kể từ đó "bá tánh" hay "bách tính" chính là từ ngữ dùng để gọi con cháu Viêm Hoàng, còn những tù binh bị bắt của Cửu Lê tộc được gọi là "Lê dân".

Trải qua sự phát triển hàng ngàn năm của xã hội, giữa các bộ tộc không còn có sự phân biệt rạch ròi nữa mà đã được dung hợp lại. Từ "Lê dân" vì thế mà không còn được sử dụng theo nghĩa ban đầu của nó. "Lê dân" và "bá tánh" đã trở thành từ ngữ tương đồng về mặt ngữ nghĩa và đều có nghĩa là quần chúng nhân dân.

[4] Tiêu dao tự tại (逍遥自在): Tự do tự tại, thong thả đây đó.

[5] Mi mục như hoạ: Ánh mắt lông mày như trong tranh.

[6] Chia bè kết phái: Hành vi lôi kéo bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết.

[7] Hàn Lâm Viện: Là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế.

Quan viên của Hàn Lâm Viện cũng là nguồn nhân lực cung cấp cho Quốc sử quán trong việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ. Ngoài ra, Hàn Lâm Viện cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh truyện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, và khi cần, đảm nhận trách nhiệm Khâm sai. Hàn Lâm Viện và Quốc tử giám (tức trung tâm giáo dục giữ trọng trách đào tạo nhân tài cho quốc gia) là hai cơ quan học thuật rất được trọng vọng trong quan chế triều đình xưa.

[8] Bi xuân thương thu: Đa sầu đa cảm.

[9] Tửu quá tam tuần: Câu đầy đủ là "Tửu quá tam tuần, thái quá ngũ vị", nghĩa là những người trong bữa tiệc uống ba phiên (mỗi người uống ba chén), sau đó các món ăn cũng đủ năm vị, ý chỉ bữa tiệc đã đến hồi kết thúc.

[10] Thịnh Đường Bất Dạ Thiên: Thời Đường hưng thịnh, kinh thành náo nhiệt, đèn đuốc rực sáng bất kể ngày đêm.

+

[11] Trích từ bài thơ "Thanh bình điệu".

[12] Lặng ngắt như tờ: Yên ắng, tĩnh mịch.

[13] Trích từ bài thơ "Cẩm sắt".

==========