Vợ Có Thuật Của Vợ

Chương 60

Tôi gật đầu, rồi nói nhỏ: “Cô gái hôn lên má anh chàng kìa, họ là một đôi!”.

Trâu Chi Minh gật đầu bổ sung thêm: “Còn là hai kẻ khốn kiếp đang nɠɵạı ŧìиɧ”.

Tôi kinh ngạc, hỏi lại anh ta vì sao lại biết?

Anh ta nói, tiểu thuyết của anh ta đặt ra tình huống như vậy.

Giờ thì tôi đã hiểu.

Sau khi đôi nam nữ đó đi khỏi, tôi và Trâu Chi Minh cũng rời khỏi quán cafe, đi bộ dọc theo phố Trường An.

Trâu Chi Minh nói, nhân vật chính của anh ta nhìn rõ chân tướng, rất tổn thương nhưng do tính tình nhút nhát không dám xông lên vạch trân sự thật đành phải lang thang không mục đích.

Cái giá của câu nói đó là, chúng tôi đã đi bộ qua ba ga tàu điện ngầm dọc theo phố Trường An. Lúc tôi không thể chịu đựng thêm, định lên tiếng cũng là lúc Trâu Chi Minh lôi từ trong túi ra một đống giấy lộn. Anh ta nói, tâm trạng của nhân vật chính rất tệ, muốn trả thù xã hội. Sau đó, anh ta vứt đám giấy lộn xuống đường.

Tôi nhìn đống giấy đó, đang nghĩ xem thế này có bị coi là xả rác bừa bãi hay không, thì bỗng có một người xuất hiện, anh ta nói chúng tôi xả rác bừa bãi ra phố Trường An, bị phạt hai trăm đồng.

Tôi kinh ngạc, nguyên nhân kinh ngạc không phải là hai trăm đồng, mà là vì Trâu Chi Minh nói với đối phương mình không có tiền. Quả thực anh ta không có tiền, tiền lẻ trên người anh ta đã dành để mua cafe và sandwich hết rồi, còn tiền tôi đem theo cũng không đủ.

Người đó nói, chỉ cần chúng tôi nhặt rác lên, vứt vào thùng thì sẽ không bị phạt nữa.

Tôi thấy anh ta rất thấu tình đạt lý, liền cúi đầu định nhặt số giấy đó lên.

Nhưng Trâu Chi Minh quát lớn: “Tụt mất cảm hứng rồi! Vứt về vị trí cũ!”.

Tôi dè dặt đặt chúng trở lại vị trí cũ, đồng thời nói với người đó rằng: “Lát nữa tôi sẽ nhặt chúng lên, anh ta đang tìm cảm hứng sáng tác, anh ta là một họa sĩ theo trường phái ấn tượng, thành thật xin lỗi…”.

Người đó không chấp nhận lời giải thích của tôi, kiên quyết viết hóa đơn nộp phạt, số tiền hai trăm đồng.

Tôi và Trâu Chi Minh đều tròn mắt ngạc nhiên, chúng tôi cùng xin người đó hãy nương tay, nhưng kết quả không khả quan.

Chúng tôi đành phải chia nhau gọi điện cầu cứu, người duy nhất có thể mang tiền mặt đến lúc này là Lê Bằng, anh nói anh đang bàn chuyện làm ăn ở gần đây, mọi chuyện vừa kết thúc, mười phút nữa chắc chắn sẽ có mặt. Quả nhiên anh nói lời giữ lời, khắp người đầy bụi bặm đến tìm tôi, ngay cả tóc cũng bị gió thổi rối tung, cúc áo khoác còn chưa kịp đóng, gương mặt thể hiện sự lo lắng.

Tôi ngay lập tức lao vào lòng Lê Bằng, đẩy làn gió lạnh muốn len lỏi vào vòng tay anh ra ngoài.

Sau khi mọi việc được giải quyết, Lê Bằng hỏi tôi ngọn ngành sự việc, tôi bị anh hỏi cho mê muội đầu óc, suy nghĩ cũng hỗn loạn, chỉ biết kể rằng: “Em và nhà văn Hòa đang tìm cảm hứng sáng tác, bất cẩn thế nào lại khiến cho nhân viên vệ sinh ở đây nổi giận, bọn em lại không mang đủ tiền…”.

Dường như Lê Bằng đã hiểu mọi chuyện nhưng vẫn nhìn tôi một cách hết sức khó hiểu.

Tôi hiểu ý anh, anh muốn hỏi, tại sao tôi lại ở đây, tôi giải thích: “Em vốn định đi siêu thị mua cá, không ngờ lại gặp cảnh nhà văn Hòa và người ta đang xô xát bên đường, em liền tới đó khuyên can, khuyên can xong em cùng anh ấy đi tìm cảm hứng sáng tác, tìm mãi, tìm mãi rồi tìm đến đây…”.

Nét mặt Lê Bằng đầy vẻ khó hiểu.

Trên đường về nhà, tôi nghĩ đi nghĩ lại về cuộc gặp gỡ kỳ lạ hôm nay, cuối cùng rút ra một kết luận: “Trâu Chi Minh đang có âm mưu”.

Tôi nói với Lê Bằng: “Thực ra chuyện khạc nhổ không cần phải làm ầm ĩ đến vậy, nhà văn Hòa thật sự rất cố chấp, anh ta cố tình làm ầm ĩ cho đến khi cảnh sát giao thông tới mới thôi. Lẽ ra đi đến trung tâm thương mại cũng không cần phải đi taxi, nhưng anh ta kiên quyết bắt taxi, mà đi taxi thì tốn đến mấy chục đồng. Đến đó rồi, em cũng nói là em không đói, nhưng anh ta kiên quyết gọi hai chiếc sandwich cá ngừ, và ăn hết veo trước mặt em, thế là lại mất thêm mấy chục đồng nữa. Còn nữa, ngay cả một đứa trẻ cũng biết không được vứt rác lung tung, nhưng anh ta lại chọn đúng phố Trường An để vứt, nhân viên vệ sinh yêu cầu nhặt lên, anh ta còn kiên quyết bắt em đặt về chỗ cũ, thái độ rất tệ, vậy nên mới bị phạt nặng! Thực ra bây giờ tính lại, hơn một trăm đồng mà anh ta đã tiêu, cộng với số tiền trên người em cũng đủ để nộp phạt…”.

Lê Băng nói xen vào: “Tư duy của những người làm nghệ thuật rất khó hiểu”.

“Anh ấy đâu phải một nhà nghệ thuật, anh ấy là một văn nhân.”

“Chẳng phải anh ta nói, muốn khảo sát tình tiết cho nhân vật chính trong chuyện sao, có lẽ chỉ khi ép nhân vật chính đến tận cùng mới đạt được hiệu quả.”

Tôi không nói gì, cả người mệt mỏi rã rời.

Về đến nhà, tôi phát hiện gót chân nổi hai cục bong bóng, Lê Bằng đích thân bưng nước rửa chân cho tôi. Rửa chân xong, lại dùng cồn giúp tôi tiệt trùng vết thương, dùng kim châm vào hai cục bong bóng, sau đó lại tiếp tục xử lý vết thương.

Tôi nhìn anh, trong lòng cảm thấy ấm áp vô cùng. Đây chính là người đàn ông mà tôi đã lấy làm chồng, từ lúc mang tiền đến cứu tôi đến tận bây giờ anh chưa hề oán trách một câu. Vậy mà tôi, đã có một ngày đầy bướng bỉnh và hoang đường, lại còn phải tìm người đến để thu dọn hậu quả. Nếu chuyện này xảy ra khi tôi chưa lấy chồng, chắc chắn mẹ tôi sẽ cằn nhằn với tôi rằng: “Một lần ngã là một lần bớt dại, con cứ phải ngã vài lần, thì mới nhớ được lâu”.

Tôi nghĩ, không phải là Lê Bằng không biết nói đạo lý, chỉ có điều anh không chọn lúc tâm trạng hay cơ thể tôi mệt mỏi nhất để nói, bởi nếu theo tính cách của tôi, tôi chắc chắn sẽ cãi lại anh.

Vì thế, anh chọn cách im lặng và thông cảm.

Tôi nói: “Ông xã, chúng ta mua một chiếc xe đi”.

Anh sửng sốt, hoang mang, hỏi tôi tại sao?

“Đàn ông ra ngoài bàn chuyện làm ăn phải đi lại nhiều không có xe có tiện không? Không thể mất mặt với người ta cũng càng không thể thua về khí thế, chiếc xe đối với đàn ông tựa như châu báu của phụ nữ, nó không chỉ là bộ mặt, mà còn là công cụ đi lại, bất kể là để việc di chuyển hay việc làm ăn đều mang đến sự thuận tiện, anh nên có một chiếc xe.”

“Em quên rồi à? Chúng ta đã thỏa thuận, tiền kiếm được là để dành cho con cái.”

Tôi sờ vào bụng, nói: “Con còn chưa thấy bóng dáng đâu, chẳng lẽ vì nó mà người lớn phải chịu khổ sao? Hay là đợi có con rồi tích lũy sau, nhiệm vụ cấp bách bây giờ là công việc của anh”.

“Không được, không được, trẻ con cần tiêu nhiều tiền lắm…”

“Em nói được là được, thực tế chứng minh, nếu công việc của cha mẹ làm không tốt, thì sao kiếm được tiền nuôi con? Chỉ cần công việc của anh thăng tiến, nhà chúng ta sợ gì không kiếm thêm được chiếc xe nữa? Hơn nữa, quy định hạn chế mua xe sắp thực thi, giờ mua xe tốt hơn nhiều so với sau này phải xếp hàng mà không mua được. Tóm lại, tất cả đều do em quyết, ngày mai chúng ta cùng đi xem xe, mua luôn!”

Lê Bằng không phản bác, anh bị tôi làm cảm động.

Đã là vợ chồng, bất kể là thấu hiểu hay bất đồng thì đó đều là quan hệ tương hỗ, bởi hôn nhân là việc lựa chọn cùng bước đi trên một con đường của hai con người với hai trí hướng khác nhau.

Vài ngày sau, Lê Bằng lái một chiếc xe cũ về.

Tôi hỏi anh hết bao nhiêu tiền, anh giơ tay ra hiệu: Sáu.

Sáu mươi nghìn tệ mua được một chiếc xe cũ, đây là lần chi tiêu xa xỉ nhất từ khi chúng tôi kết hôn.

Tôi gọi chiếc xe này là Tiểu Hắc, bởi toàn thân nó phủ một lớp sơn màu đen.

Sự xuất hiện của Tiểu Hắc, khiến Lê Bằng như được thay da đổi thịt. Anh rất nhiệt tình với Tiểu Hắc, thậm chí còn nhiệt tình hơn cả với tôi.

Buổi trưa, Lê Bằng xách một xô nước và giẻ lau xuống dưới nhà, dưới bàn tay của anh, Tiểu Hắc trở nên bóng lộn.