Còn Lê Bằng biết dỗ dành tôi, trêu ghẹo tôi, lừa gạt tôi và còn có thể yêu tôi.
Đây chính là điểm khác biệt.
Trước khi giới thiệu Miumiu cho Trâu Chi Minh, tôi không hề nói rõ ý định với anh ta, mà chỉ nói: “Tôi có một người bạn, cô ấy là người rất có kinh nghiệm trong tình yêu, nhưng gần đây cô ấy gặp một anh chàng “rắn mắt kính” trăm năm khó gặp, cô ấy cần có thuốc giải và lời khuyên bảo, tôi hy vọng anh có thể ra tay giúp đỡ. À, đúng rồi, cô ấy còn là độc giảrung thành của anh”.
Quả nhiên Trâu Chi Minh vui vẻ nhận lời, bất kể với tư cách là một tác giả hay một nhà tư vấn tình yêu, anh ta đều không có lý do để từ chối.
Nhưng điều khiến tôi phiền muộn lại là phản ứng của Miumiu.
Lần đầu tiên nhìn thấy Trâu Chi Minh, cô ấy bỏ chạy, không những làm đổ cafe của bàn bên cạnh, mà còn đâm phải một nhân viên phục vụ. Trong lúc chạy ra khỏi cửa quán cafe, chuông gió ở cửa cũng bị cô ấy va phải kêu lảnh lót, chiếc chuông gió đó chưa bao giờ kêu to như vậy.
Tôi đuổi theo hết hai dãy phố mới bắt kịp được cô ấy, không phải vì tôi chạy không nhanh, cũng không phải vì tôi là người có tính nhẫn nại, mà là vì tôi vừa chạy phía sau vừa hét thật to: “Ai giúp tôi bắt được cô gái kia, tôi sẽ trả một trăm đồng!”.
Tôi vốn định dùng câu nói đó để dụ dỗ Miumiu tự dừng lại, tôi cứ tưởng cô ấy muốn kiếm khoản tiền này. Nhưng trước khi Miumiu đổi ý, đã có ba chàng trai vì nghĩa mà ra tay chặn cô ấy lại, tôi cảm thấy xót một trăm tệ, cũng không khỏi suy nghĩ, làm sao có thể chia đều một trăm đồng cho ba người.
Tôi áp giải Miumiu quay trở lại quán cafe, Trâu Chi Minh rất bình tĩnh nhìn bộ dạng nhếch nhác của chúng tôi.
Tôi nói: “Nhà văn Hòa, anh cũng nhìn thấy rồi đấy, cô ấy là quán quân chạy nước rút trong tình yêu, bây giờ cô ấy còn mắc chứng khủng hoảng nặng với người khác phái, vì thế vừa thấy anh đã không biết phải làm gì”.
Miumiu trợn mắt nhìn tôi và giải thích: “Đúng là tôi quá kích động, quá sợ hãi! Chẳng phải người ta vẫn hay nói, khoảng cách sinh ra vẻ đẹp sao, vì tôi rất ngưỡng mộ anh, nên không dám gặp anh một cách dễ dàng như vậy”.
Trâu Chi Minh nhấp một ngụm cafe, lau miệng, nở một nụ cười vừa nho nhã vừa thần bí, nhấtử nhất động của anh ta đều rất trung tính, tràn đầy sự độc đáo và phong độ của kẻ trí thức, khiến tôi và Miumiu mê mẩn đến hoa mắt. Cần phải biết rằng, con gái bây giờ bắt đầu sùng bái vẻ đẹp trung tính.
Trâu Chi Minh cho biết, anh ta vẫn luôn đi tìm một cô gái có kinh nghiệm yêu đương phong phú, Miumiu đúng là sự lựa chọn tốt nhất.
Miumiu rất cảm động, cô ấy hỏi đi hỏi lại Trâu Chi Minh một câu: “Tôi có thể làm nhân vật chính trong truyện của anh sao?”.
Tôi cũng cảm động, tôi cũng tự hỏi lại mình, vậy hai nghìn đồng lần trước có thể xí xóa hết được không?
Người ta thường nói, người nổi tiếng có thể nổi tiếng được là bởi họ luôn biết nói dối, biết vờ vịt, biết chen ngang, còn biết qua cầu rút ván.
Vốn dĩ tôi không tin điều đó, nhưng những hành động của Trâu Chi Mirih lại làm cho tôi tin.
Trâu Chi Minh nhanh chóng bảo tôi ra về, nhưng giữ Miumiu ở lại.
Tôi hỏi: “Chẳng lẽ tôi không thể ngồi bên cạnh để nghe sao, tôi cũng có thể cho ý kiến”.
Nhưng Miumiu lại vạch trần bản chất của tôi, cô ấy nói, kinh nghiệm yêu đương của tôi ít đến nỗi không thể ít hơn, nếu so với cô ấy thì giống như châu chấu đá voi.
Hai người họ có cùng chí hướng, tâm linh tương thông, tựa như tri kỷ thất tán nhiều năm, nhất chí đồng lòng, chẳng mấy chốc đã đuổi tôi ra khỏi quán.
Lý do là, trước khi bản thảo được hình thành và cuốn sách xuất bản ra thị trường, tất cả nội dung đều phải giữ bí mật tuyệt đối.
Tôi đem theo sự phỉ nhổ đối với người nổi tiếng kia và sự khinh bỉ đối với cô bạn dại trai của mình, bất bình phẫn nộ tôi tìm đến nhà mẹ, bố tôi đến sớm hơn tôi một bước, đang lúi húi trong bếp nấu món cháo trứng thịt nạc cho mẹ tôi. Vốn dĩ tôi định bụng sẽ không nể mặt bố, nhưng mẹ tôi cũng không phải tay vừa, bà không cho tôi cơ hội nói xen vào, liên tục gắp thức ăn cho tôi, khiến tôi ngoài việc ăn thì không còn thời gian để nghĩ ngợi và công kích nữa.
Ăn cơm xong, bố tôi chủ động đi rửa bát, để mẹ con tôi có thời gian nói chuyện với nhau.
Tôi nhìn thấy mẹ ngồi đan áo len, bèn hỏi: “Mẹ đan cho ai vậy?”.
“Đan cho bố con.”
“Con nhìn cũng không thấy giống đan cho con, màu tối quá, chỉ có đàn ông đứng tuổi mới thích.”
“Bố con bảo áo len của ông ấy bị rách, vá vào rất xấu. Ông ấy ra ngoài bàn chuyện làm ăn với người ta, phải ăn mặc chỉn chu một chút.”
Tôi không nói gì, câu nói này tôi đã nghe không dưới ba lần, những lần trước là trước khi họ bàn chuyện ly thân.
Nhìn đôi bàn tay mẹ thoăn thoắt đan áo, tôi nghĩ, bàn tay người mẹ bao giờ cũng khéo léo nhất, thô ráp nhất, ấm áp nhất, không sợ nóng, không sợ đau, không sợ khô nứt, đây là điểm chung của tất cả các bà mẹ trên thế giới này.
Tôi còn nhớ hồi nhỏ tôi trèo lên gác và bị ngã, đầu gối thâm tím một mảng, máu chảy thành dòng, mẹ đánh một cái vào mông tôi trước, nhưng là giơ cao đánh khẽ, sau đó mẹ lại xót xa ôm tôi vào lòng, giúp tôi bôi thuốc đỏ, lúc đó mẹ cũng không quên cảnh cáo tôi: “Xem con từ nay về sau có dám nghịch nữa hay không”. Sự thật đã chứng minh, sau trận đó tôi vẫn không bớt nghịch, bởi vì ngã đấy, va chạm đấy, nhưng chỉ cần khóc lớn hai tiếng rồi lại sà vào lòng mẹ nũ nịu là mọi chuyện đã được giải quyết. Sau này bước chân vào xã hội mới phát hiện, khóc hai tiếng rồi nũng nịu chỉ có tác dụng với bậc phụ huynh trong nhà.
Trẻ con là người hiểu bố mẹ nhất, mặc dù chúng không hiểu cách đối nhân xử thế, nhưng lại biết cách quan sát sắc mặt người lớn, từ nhỏ chúng đã hiểu được rằng, người như thế nào thì có thể trêu chọc, người như thế nào thì phải tránh thật xa, nét mặt thể hiện như thế nào là vui vẻ, nét mặt như thế nào là dự báo phong ba bão táp sắp ập đến. Nghĩ lại mới thấy, bố mẹ tôi chưa bao giờ để bụng những việc mà tôi đã làm, không phải trí nhớ họ không tốt, mà chỉ vì chúng tôi là người một nhà.
Người một nhà, thì làm sao có thể giận nhau được đến ngày hôm sau?
“Mẹ, cho dù bố đã sai nhưng mẹ vẫn tha thứ cho bố đúng không?”
“Cũng phải xem đó là việc gì.”
“Gϊếŧ người, phóng hỏa thì sao?”
Mẹ cười nói: “Bố con là loại người như vậy ư?”.
“Không phải, ông ấy… có cho thêm hai lá gan nữa ông ấy cũng không dám!”
Mẹ tôi cười vui vẻ.
“Vậy nếu đã tha thứ cho một người, thì không nên lôi chuyện cũ ra nói đúng không?”
“Đó là điều đương nhiên, khi đã tha thứ mà cứ nhắc lại chuyện cũ thì là người nhỏ nhen.”
Mẹ, mẹ chính là một người nhỏ nhen điển hình mà.
Mẹ quên rồi sao, mẹ thường kể lại những tật xấu của con, còn cả của bố nữa, trong kí ức của mẹ, cả con và bố đều là trẻ con, liên tục phạm phải sai lầm, nhưng mẹ lại có thể vừa kể lể về những lỗi lầm kia, vừa cười dịu dàng với hai bố con.
Tôi tiếp tục hỏi: “Mẹ, nếu sau này Lê Bằng cũng làm những chuyện sai lầm như bố, có phải con cũng nên tha thứ cho anh ấy giống như mẹ tha thứ cho bố không?”.
“Con có yêu Lê Bằng không?”
“Yêu, nhưng cũng có những lúc con cảm thấy anh ấy rất phiền phức, con thường xuyên phát hiện tất bẩn của anh ấy ở sau đệm ghế, bụi bám mọi ngóc ngách, nhưng khi anh ấy quét nhà chẳng bao giờ nhìn thấy chúng, bát đũa anh ấy rửa không sạch, tắm rửa cũng rất qua loa, anh ấy…”
Mẹ ấn mạnh vào tay tôi, ngắt lời tôi: “Con thấy chưa, con ghi nhớ tất cả mọi khuyết điểm của cậu ấy, đó là tại sao?”.
“Đó là vì anh ấy lắm khuyết điểm quá!”
Mẹ tôi lắc đầu, nói: “Không phải, điều đó có nghĩa là con yêu Lê Bằng. Chỉ khi yêu một người, con mới có thể bao dung hết mọi khuyết điểm của người đó. Chỉ khi yêu một người, con mới có thể nhớ hết được mọi chuyện của người đó, bao gồm cả khuyết điểm, bởi vì con đã dồn hết sinh lực của mình vào cậu ấy”.