Tôi hỏi Lê Bằng, có phải Phạm Dung vẫn còn độc thân.
Anh nói: “Nghe nói vậy”.
Tôi hỏi: “Nghe ai nói?”.
Anh đáp: “Không ai nói cả, tay cô ấy không đeo nhẫn”.
Phụ nữ không đeo nhẫn đồng nghĩa với độc thân?
Tôi nhìn vào chiếc nhẫn đang đeo trên tay mình, đó là một chiếc nhẫn ruby, tôi nói: “Em cũng phải tháo nó ra”.
Tôi tháo chiếc nhẫn ra, lẩm bẩm: “Em nhớ có người từng nói, những người đàn ông không có trách nhiệm luôn tháo nhẫn trước khi ra khỏi nhà, hoặc sẽ dứt khoát không đeo”.
Lê Bằng ném cái nhìn sắc lẹm về phía tôi: “Ai nói?”.
Tôi không nói gì, cầm cuốn Điều khiển đàn ông lên đọc một cách ngấu nghiến.
Lê Bằng nhìn cuốn sách trên tay tôi, vừa định mở lời thì điện thoại vang lên, là mẹ anh gọi đến.
Tôi vứt cuốn sách sang một bên, ghé sát vào vai Lê Bằng, ngang nhiên “nghe lén” họ nói chuyện với nhau. Lê Bằng vừa cầm điện thoại, vừa dùng chân đá cuốn sách rơi xuống dưới bàn uống trà, lập tức cổ anh bị tôi bóp chặt lắc lắc ba cái.
Ở đầu dây bên kia mẹ anh bắn như liên thanh, toàn những lời vô nghĩa, đại khái là mẹ anh muốn ôm cháu đích tôn, tốt nhất là cháu ruột của mình.
Lê Bằng nói với mẹ rằng, anh vừa tìm cho tôi một công việc, nên việc bà muốn có cháu để ôm phải tạm hoãn lại.
Mẹ anh rất không vui, bà mắng Lê Bằng không hiểu chuyện.
Đọi anh tắt máy, tôi nói: “Mẹ anh thật tích cực”. Vừa dứt lời, tôi ngừng lại một chút rồi đổi giọng: “Mẹ chúng ta thật tích cực”.
Lê Bằng nói: “Hay là chúng ta không dùng mấy cái đó nữa”.
Tôi hỏi, không dùng cái gì cơ?
Anh nói: “Thì mấy cái biện pháp an toàn ấy”.
Tôi nói: “Mua nhiều như thế, không dùng sẽ quá hạn. Cứ dùng đi, dùng rồi cũng không đoạn tử tuyệt tôn được đâu, đợi đến khi chúng ta sẵn sàng rồi tính tiếp”.
Anh không nói gì, nhưng tôi nhận thấy rõ, anh rất không thích bốn chữ: “Đoạn tử tuyệt tôn”.
Lê Bằng của tôi ơi, trong thế giới của hai người thứ đáng sợ hơn cảm giác không an toàn chính là không có bαo ©αo sυ.
Trước khi ngủ, tôi luồn chân vào chăn của Lê Bằng, đá anh một cái, anh quay mặt lại, hờ hững nói: “Hôm nay anh không có hứng, em đừng quấy rầy anh”.
“Ai quấy rầy anh cơ chứ.”
“Vậy em bảo chân của em an phận một chút.”
“Nó làm gì mà không an phận!”
“Nó đã thò hẳn vào đây, vậy mà vẫn còn được gọi là an phận à?”
Tôi không nói câu nào, anh thật hay e thẹn, đã lấy nhau rồi mà vẫn còn ngượng ngùng với tôi.
Lê Bằng thấy tôi nổi giận, đưa tay nắm lấy tay tôi, an ủi: “Được rồi, được rồi em an phận nhất, còn anh thì không. Xin hỏi bà xã đại nhân an phận thủ thường, em gọi ông xã em là vì chuyện gì ạ?”.
Tôi hất tay Lê Bằng ra, nói: “Đừng có lôi kéo, nịnh nọt em, em đang có chuyện muốn nói”.
Anh nhìn tôi, chớp chớp mắt.
“Có phải đàn ông các anh đều thích có con trai?”
Anh nói không nhất định.
“Vậy tại sao mẹ nói muốn ôm cháu đích tôn? Nhỡ sau này em sinh con gái thì sao?”
“Vậy thì sinh một trai một gái.”
“Nếu em liên tục sinh ba đứa nhưng đều là con gái thì sao?”
Lê Bằng không nói gì, trầm ngâm suy nghĩ.
“Nếu sau này không sinh được con trai, em cứ phải sinh mãi à? Hay là anh định học theo bố em, đi tìm người đàn bà khác để kiếm con trai? Anh suy nghĩ kỹ đi, đợi anh giải quyết xong vấn đề tâm lý, thuyết phục được mẹ anh, rồi hãy dỗ dành em sinh con trai.”
Nói xong, tôi rút chân lại, xoay người quay lưng về phía anh, đột nhiên phát hiện, muốn giải quyết chuyện khó người khác đẩy tới, cần phải đưa ra nhiều vấn đề khác khó hơn để ngăn cản đối phương.
Một ngày trước khi đến công ty mới nhận việc, tôi tranh thủ về nhà mẹ đẻ một chuyến, vốn định sẽ cùng bà thảo luận chuyện sinh con, nhưng không ngờ vừa vào cửa, đã gặp cảnh bố mẹ đang mặt đỏ tía tai cãi nhau, hình như họ đang tranh cãi ai là người bị hại trong cuộc hôn nhân này, bố tôi còn vô tình tiết lộ rằng, kẻ thứ ba kia đã bị xảy thai, đó là một đứa bé trai.
Vừa nhìn thấy tôi bước vào, ông liền chỉ trích mẹ tôi, không những che giấu chuyện tôi lấy Lê Bằng mà còn nói với khách khứa rằng ông đã chết.
Mẹ tôi nói: “Trong lòng hai mẹ con tôi, ông đã chết từ lâu rồi”.
Bố tôi giận dữ, nói: “Chính vì cái tính khí này của bà, mà chúng ta không thể chung sống được!”.
Nghe xong câu này, tôi biết mình đã bị lôi vào cuộc chiến.
Nhưng sự tham gia của tôi bị họ hiệp lực đánh bại, bởi đề tài của họ lại chuyển hướng đến đứa trẻ đã mất của kẻ thứ ba.
Mẹ tôi nói, đáng đời, hồ ly tinh, kẻ thứ ba nên có quả báo như vậy.
Bố tôi nói, mẹ không có lòng thương người.
Mẹ cãi lại, thương hồ ly là ngốc nghếch.
Bố tôi càng cáu.
Cuộc thảo luận của họ đến hồi thất bại, vì thế tiến hành giải quyết bằng vũ lực. Mẹ đánh vào gáy bố, bố đẩy mẹ một cái, không ai chịu thua kém ai.
Tôi nghĩ, tôi phải can ngăn.
Nhưng họ cũng đâu có kém cạnh, đúng lúc tôi xông lên, họ lập tức báo đáp sự tham gia lần nữa của tôi.
Một trong hai người họ đẩy tôi một cái, đúng lúc mắt cá chân tôi bị trẹo, người còn lại cũng tranh thủ tát tôi một cái, đúng vào má bên phải.
Tất nhiên, đây đều là ngộ thương và tôi chỉ là tấm lá chắn.
Cho dù là lá chắn tôi cũng có quyền được tức giận.
Tôi đưa tay che mặt, thể hiện tức giận như không gì ngăn nổi nói: “Bố mẹ cãi nhau đủ chưa! Con mới là người bị hại trong cuộc hôn nhân của hai người!”.
Tôi chỉ vào mũi bố, ép ông lùi đến mấy bước, nói: “Ông là bố tôi, nhưng đi ngủ với người đàn bà chỉ hơn có tôi hai tuổi, ông thấy ông có vẻ vang không, ông thấy ông có xứng đáng không! Đứa trẻ không còn, lẽ nào là do tôi và mẹ tôi gây ra!”.
Tôi lại quay lại nhìn mẹ, nói: “Ông ấy đã hết thuốc chữa rồi, hai người ly hôn đi! Con xin mẹ đừng giày vò mình, cũng đừng giày vò con nữa!”.
Cuối cùng, tôi nhìn họ với ánh mắt như muốn xé tan họ ra, suýt nữa thì lác, mãi cho đến khi họ bắt đầu tỏ vẻ áy náy tôi mới mở cửa bỏ đi.
Sau khi lao ra khỏi nhà, tôi lại gặp Trâu Chi Minh.
Trâu Chi Minh nhìn gương mặt đang sưng lên của tôi, gợi ý tôi nên chườm đá.
Tôi muốn đến nhà anh ta xin ít đá để chườm.
Trâu Chi Minh từ chối, còn dùng ánh mắt nghi hoặc dò xét tôi.
Tôi thở dài một tiếng, x tan ý định tham quan nhà anh ta nhân tiện xin vài cuốn sách.
Sau đó, tôi hỏi thăm anh ta và “chàng vịt” anh ta đang bao.
Anh ta nói, hai người sống với nhau rất hòa hợp.
Tôi rất kinh ngạc, bởi tôi không thể chấp nhận sự thật hai người đàn ông sống hòa hợp với nhau, giống như không thể tưởng tượng được cảnh mẹ tôi và người đàn bà đó sẽ bắt tay nhau hòa giải vậy.
Tôi hỏi Trâu Chi Minh về tác phẩm vĩ đại có một không hai đã viết đến đâu rồi.
Trâu Chi Minh lại thở dài nói đã bị bóp chết từ trong trứng nước.
Tôi hỏi tại sao.
Anh ta trả lời: “Nhà xuất bản không đồng ý với đề tài đó, vì sợ lại cổ súy những phong trào lệch lạc”.
Tôi cảm thấy Trâu Chi Minh và “chàng vịt” của anh ta chắc chắn rất buồn.
Anh ta còn nói: “Rất nhiều tác phẩm vĩ đại như vậy đều bị gϊếŧ chết ngay từ trong trứng nước”.
Tiếp đó, Trâu Chi Minh hỏi tại sao mặt tôi lại bị sưng.
“À, bị bố tôi đánh.”
Trâu Chi Minh lại hỏi tôi tại sao lại bị bố đánh.
Ngữ điệu và cách dùng từ của anh ta, khiến tôi thấy mình giống như một đứa trẻ phạm lỗi, việc tiếp nhận sự “giáo dục” của phụ huynh là chuyện đương nhiên. Tôi nghĩ, phần lớn suy nghĩ đầu tiên của mọi người sẽ là như vậy chăng?