Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 941

Chuyện Thần Đế đi từ đường quỳ chịu phạt, đó là bí ẩn, phải giữ thể diện cho hoàng đế chứ.

Nói thật Ký không quan tâm, cái quái gì thể diện, làm sai thì chịu phạt thôi, thoát được vụ này là may lắm rồi.

Còn nói về thể diện, hắn xây dựng thể diện bản thân bởi những yếu tố khác, không thể vì ba cái “ chuyện nhà” này ảnh hưởng.

Vốn là bí ẩn lắm rồi, không ai biết được Hoàng Đế đi chịu phạt đâu, chỉ thấy mấy ngày không làm đi việc ở Khu Vực Hành Chính phía Tây Hoàng Thành.

Quan viên cũng không ý kiến nhiều lắm vì vẫn còn Thiên Đế vả lại triều đình lúc này rất nhiều chuyện trung và nhỏ đã không cần làm phiền Nhị Đế rồi. Nhưng ai cũng quan tâm sức khỏe của Thần Đế mà hỏi han, năm ngoái Thiên Đế ốm một trận dài làm bá quan suy nghĩ rồi.

Minh Huy Thánh Thiên Đế cũng không nói nhiều, chỉ trả lời qua loa đó là mấy ngày nữa Thần Đế sẽ quay lại làm việc thôi.

Vốn chuyện này là chuyện nhà hết sức tư ẩn của Hoàng Gia, nhưng bọn hắn- Ký Huy quên một chuyện...

Nhà có trẻ con...

Mà trẻ con đã đi học rồi...

Cho nên truyện bắt đầu từ trường mẫu giáo... khi mà con Ri khoe loạn là Ba Ký bị mẹ Huy phạt ý như nó vậy.

Cái này không có gì cả, có thể là trẻ con không hiểu chuyện gì thôi, ai lại Thánh Đế đi phạt Thần Đế bao giờ.

Nhưng mà đó là ở đâu không phải ở Đại Việt .

Đám trẻ con học cùng con Ri đều là con quan lại ở Thăng Long , chúng đem chuyện này kể cho cha mẹ.

Cho nên tin tức lan nhanh, sau đó là mọi người tin chuyện Thần Đế bị phạt là thật, vì chuyện này đã có tiền lệ. Nhà Hoàng tộc này rất lạ và rất quái, đối ngoại nam quyền mà nếu đóng cửa là nữ quyền.....

Biến chuyện Thần Đế bị phạt, đoán già đoán non nguyên nhân , cả đám cho rằng chỉ có duy nhất một nguyên nhần có thể khiến Thánh Đế cáu tiết đóng cửa trị Thần Đế... đó là phong lưu nguyên nhân.

Cơ mà các quan đều lạ, Thần Đế thời gian này chỉ ở trong cung cùng chạy đi các nhà xưởng, làm gì công tác xa nhà đâu. Làm gì có cơ hội ăn vụng nhỉ... loạn thất bát tao suy đoán.

Quan viên Đại Việt mặc kệ rồi, chuyện nhà hoàng gia họ không quan tâm, vả lại quan tâm không được. Lần trước sự việc A Đóa Quy Phi đã có tiền lệ rồi. Thánh Đế chỉ là gió to mưa nhỏ, phạt Thần Đế một chút rồi đâu vào đấy cả thôi.

Có điều không phải ai cũng là cựu lão...

Lúc này hai an hem Tô Triệt, Tô Thức quỳ ở Thiên An quảng trường đã mấy canh giờ cầu xin cho Thần Đế...

Bọn này lòng trung thành đặt nhầm chỗ.

Cái khó là đám này vừa ra nhập Đế Quốc hàng ngũ không lâu cho nên không biết vấn đề Hoàng gia Đại Việt nó quái...

Lễ quỳ Đại Việt hiếm. Nhưng hai anh em họ Tô vẫn còn bị ảnh hưởng một chút từ phía triều Tống cho nên mới đến đây quỳ xin Thánh Đế, những tưởng các quan viên khác sẽ ủng hộ nhưng cuối cùng chỉ có hai đứa phơi nắng ở đây... Tội gì chịu khổ vậy....

Beng beng beng....

“ Úi ... lại có người làm sai chụi phạt...”

Huynh đệ họ Tô nghe động thì giật mình ngoái về sau.

Là trưởng hoàng tử đi học về... đang vừa đạp xe vừa leng be kéo chông xe loạn cả lên...

Mỗi lần ông này đi học về là cả cái hoang cung phía Đông sẽ loạn hết cả vì ồn ào....

“ Ra mắt Hoàng tử.... “

“ Ra mắt Hoàng Trưởng Tử..”

Hai huynh đệ họ Tô vô vàng lên tiếng chào hỏi...

“ Xin chào hai vị đại nhân.... hai vị làm sai cái gì à ... sao lại cũng bị phạt quỳ thế này... phạt đứng tấn có lợi cho cơ thể hơn..”

Thằng Tuấn vứt xe đạp qua một bên, ngồi chồm hỗm trước mặt huynh đệ họ Tô tò mò hỏi.

Câu đầu tiên chào hỏi còn có lễ độ chút... đến câu thứ hai là bắt đầu ranh ma chọc ngoáy người khác...

“ Ây.... phạt đứng tấn.?” Tô Thức giật mình... Bệ Hạ bị phạt đứng tấn sao?

“ Đâu có... chúng thần là đến cầu tình cho Thần Đế... “ Tô Triệt phân bua...

“ Cầu tình gì vậy? Cha ta có nhà đâu?” Thằng Tuấn ngơ ngác...

“ Không có ở Hoàng Cung?” huynh đệ họ Tô giật mình...

“ Bị đuổi đi rồi?” Tô Thức sắp quỵ....

Chuyện đến mức độ này kia à... không phạt quỳ từ đường nữa mà đuổi luôn khỏi nhà rồi.... chuyện gì ghê gớm đến vậy?

“ Đuổi... ai bị đuổi... đuổi ai..” Thằng Tuấn thích chuyện bát quái cho nên hau háu tiếp truyện nói sàm. Nhưng hai đội này nói chuyện kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia...

“ Chuyện Hoàng gia không được trực tiếp hỏi, tham dự, huynh đệ chúng ta về đã.... đừng có hỏi hoàng tử, đây là phạm tội bất kính” Tô Triệt thì tầm kéo tay anh trai.

“ Phải phải..” Tô Thức nhận ra mình thất thố...

Họ Tô đi về, không bao lâu tin tức Ngô Khảo Ký bị đuổi khỏi nhà lan rộng.

“ Khốn nạn mấy cái thằng rảnh rỗi chuyên ngồi lê đôi mách bàn chuyện thị phi này” Lý Từ Huy tức giận phì phò mắng lên... thằng Tuấn và con Ri hai kẻ miệng rộng đầu têu bị quỳ thật kia kìa... Ri lại thút thít khóc lóc vì mỏi gối ....

“ Đứng lên đi... lần sau chuyện trong nhà cấm của bép xép ra ngoài” Lý Từ Huy quát một chút nhưng biết rõ đây là đặc tính của trẻ nhỏ... sau này làm gì cũng phải cẩn thận bọn này mới được.

Chẳng may hai vợ chồng làm gì mà bọn nó nhìn thấy rồi đi bép xép thì....

Ngày hôm sau trên báo có thông tin , Thần Đế đi phương Bắc đón hoàng tử Ngô Thần Tín về nhận tổ quy tông. ( Zhui no Nobunaga vốn dĩ sẽ là Ngô Tín Trưởng nhưng cái tên này không hợp lệ ở Ngô Thị cho nên chỉ lấy chữ Tín mà thôi).

Vậy là quan viên đã hiểu, mình đoán đúng, Thần Đế phong lưu là thật... cũng chỉ có chuyện này mới có thể bị phạt thôi. Có điều anh em nhà họ Tô phát này toi mạng. Đi gác bến tàu đến lúc nào Thần Đế về thì thôi.

Đi gác bến tàu mặc quần áo lính hạng thấp nhất nhưng vẫn phải vừa gác vừa vác theo cặp tài liệu to đùng để giải quyết công việc chính của họ.

Hai huynh đệ méo mặt... lòng trung thành của chúng tôi... hu hu.

Bài học rút ra đó là hoàng gia thời này rất quái, nước cực sâu... đừng có dây vào là tốt nhất. Sau này gặp chuyện tương tự, đứng ngoài là được.

Bố Chính nghe tin thì sau 4 ngày Cụ Lý Từ Huy và Ỷ Lan Thái Hậu dắt tay nhau cùng về Thăng Long.

Ỷ Lan Thái Hậu lúc này bình tĩnh hơn rồi, tin tức về Tống Kiệt nàng biết rõ, và biết được trong thời gian ngắn khó có thể thành công hạ sát thằng này, cho dù là khuynh quốc lực cũng không thể. Đau khổ trong lòng, kẻ thù ngay mặt mà không thể làm gì.

Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của Đại Việt và sự tồn tại của Vương triều Hồi Giáo Nizaris thì Ỷ Lan Thái Hậu là một trong số ít người biết. Nàng cũng cảm ơn Ngô Khảo Ký đã thực hiện lời hứa, đúng là Ngô Khảo Ký đã đầu tư rất mạnh cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris, ý nghĩa của nó không cần nói nhiều , người trong cuộc hiểu. Cho nên tạm thời tâm tư của Ỷ Lan Thái Hậu tuy đau khổ nhưng vẫn giữ được bình tĩnh.

Ngoài ra thời gian này được ở cạnh bên Lý Thường Kiệt sớm chiều cùng chung tay làm việc cũng làm nàng khuây khỏa. Hai người đến với nhau là quá khó, nhưng cần gì phải làm vậy, đôi lúc không phải cứ gắn lại với nhau thì mới là tốt. Ỷ Lan Thái Hậu cũng thấy có đôi chút khuây khỏa ở đây.

Lý Thường Kiệt về Thăng Long đón cháu nội nhận tổ quy tông, ông ta chẳng cần biết mẹ nó là ai... là cháu trai ông là tốt rồi... càng đông càng tốt... Nếu không kỵ úy Lý Từ Huy thì ông còn cổ vũ cho thằng Ký làm bậy, bế năm bảy đứa cháu về cho ông mới là con trai tốt. Lần này Lý Thường Kiệt dẫn theo Ỷ Lan Thái Hậu về Hoàng Thành Thăng Long cũng là giúp bà thư giãn đôi chút. Công việc theo dõi phương Tây không phải đơn giản như vậy quản lý.

Lại nói lúc này Ngô Khảo Ký đi trên chiến hạm loại mới Composite thép- gỗ lớp Clipper siêu tốc độ hiện nay ở Đại Việt phóng tới Busan.

Chiến hạm này không hổ với thiết kế Clipper, tốc độ có thể nói là quá tuyệt. Động cơ 2000 mã lực đủ để nó giảm đi đa số cột buồm nhưng vẫn giữ tốc đôn đáng kể ngay cả khi không có gió. 32km/ giờ không gió và 38km/ giờ nếu no gió.

Vận tốc này đã vượt qua bất kể thiết kế nào trước đó của Đại Việt.

Cấu trúc dài càng tăng nhiều không gian để bố trí các tháp pháo…

Chiến hạm này có đến 6 tháp pháo hai chính bốn phụ… bố trí dọc thân tàu dài 50,7m.

Quả thật cấu trúc Tháp Pháo phù hợp nhất đôi với những chiến hạm cực dài này. Pháo lườn đã không còn được bố trí… các ụ súng 35 ly được bố trí dày đặc ở các vị trí phòng thủ hiểm yếu của Tàu… sườn tàu đã được xây dựng cấu trúc kín và bọc thép dày 7mm không còn kết cấu thiếu bền vững các cửa sổ pháo lườn nữa.

Đây là một chiến hạm gần như rất tiếp cận các thiết kế hiện đại rồi.

Điểm đặc biệt nhất của chiến hạm này và gần như là sự thay đổi chung của các thuyền Đại Việt đó là dát tấm đồng thau bên ngoài vỏ gỗ ở các vùng ăn nước.

Ở Đại Việt nói riêng, Đông Nam Á nói chung hay các vùng biển nhiệt đới cận xích đạo. Rong rêu, tảo nấm thuỷ sinh vật hoạt động cực mạnh. Chúng sẽ sinh trưởng bám vào thân thuyền vùng ngập nước, vừa tạp sức cản giảm tốc độ thuyền lại phá huỷ kế cấu vỏ thuyền.

Đại Việt nhiều thuyền lắm cho nên cái vấn đề này đã quấy nhiễu họ rất nhiều năm.

Sơn cũng không thể giải quyết được vấn đề, cỏ tao vẫn mọc. Cho nên Lý Từ Huy cho bọc đồng mỏng hết lại. Đồng thau khả năng chịu ăn mòn nước biển tốt. Thuỷ sinh vật không thể phát triển trên tấm đồng.

Nhất là Đại Việt chén được 3 mỏ đồng niken ở Tống. Tuy không thể tách Niken nhưng cũng chẳng cần. Cứ cho lò phản ứng Besemer thổi tạp chất thành xỉ… Niken còn lại trong đồng khá tốt để làm nhiệm vụ bọc thuyền chiến, thuyền trở hàng hạng nặng viễn dương.

Dĩ nhiên tàu chạy nội địa có thể bọc đồng thau bình thường hoặc chẳng bọc gì cũng được. Quy trình bảo dưỡng tàu nội địa nhỏ không phức tạp lắm.

Nhưng đây không phải thứ mà Ký quan tâm lúc này.. hắn đang cầm trên tay một thỏi thép trắng bóng màu sắc rất lạ nếu so sánh cùng các mẫu thép hợp kim của Đại Việt lúc này.

Ở Thăng Long cùng lúc Lý Từ Huy cũng đang cầm mẩu thép kia mà thôn thức…

Cuộc đời chớ trêu thay…