Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 940

Tất nhiên Đại Việt không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió..

Thần Đế Ngô Khảo Ký cũng không phải lúc nào cũng có được thành công.

Thần Đế hùng bá thiên hạ , ngạo thị thiên địa lúc này mặt vàng như nghệ môi tái như người chết trôi hai mắt sợ hãi nhìn chăm chăm vợ cả Lý Từ Huy.

Chờ phán xét…

Đại Việt công nghệ có nhiều thất bại trong đó lớn nhất và hi vọng nhất đó là nhựa tổng hợp PVC đã thất bại… quá cứng quá giòn không thể ứng dụng được gì. Đại Việt không có chất dẻo hoá… dự án này sau nhiều năm nghiên cứu thu lại được đó là kinh nghiệm.

Khoai tây… khoai lang.. sau bốn năm thuần hoá , chọn giống, phân lập.. vẫn chưa đủ chất lượng để coi như một cây lương thực để trồng đại trà…

Công nghệ sơn sau nhiều năm vẫn không có quá nhiều tiến bộ, ngay cả khi có Toluen làm dung môi, cơ sở hoá chất gốc của Đại Việt vẫn phiến diện, các sản phẩm sơn vẫn phải dựa vào chất kết dính bề mặt từ cây sơn ta… tất nhiên có toluen cũng đã khá hơn đôi chút tong công nghệ sơn cách điện… diện tích trồng cây sơn phải mở rộng cực nhiều ở Medang Lavo Philippines Brunei để phục vụ cho ngành công nghiệp thậm chí cây sơn đã được trồng ở Nam Mỹ. Sau 4 năm gây giống lúc này sản phẩm có lẽ đủ đáp ứng 1/3 nhu cầu sơn của Đại Việt… đây vẫn tính là một thất bại khiến kéo lùi tốc độ phát triển của động cơ điện.

Về chưng cất khí công nghệ vẫn vậy. 4 năm vẫn chỉ là Oxy và Nitrogen, không thể chưng cất phân đoạn các loại khí khác. Đây cũng là thất bại…

Cuối cùng thì sau 4 năm kỹ sư Đại Việt bó tay không thể nghĩ ra cấu trúc nòng khương tuyến …

Ngô Khảo Ký cho chế tạo hàng loạt súng nòng trơn đủ quy cách mà dùng, những khẩu nòng trơn này luôn sẵn sàng để cắt khương tuyến khi cần.

Cơ chế nạp đạn súng, pháo cũng không có nhiều tiến bộ ngoài một mẫu súng ngắn.. điều này cũng gây thất vọng khá lớn.

Một nỗi thất vọng thêm nữa đó là việc khai thác phân chim ở Chile không hiệu quả…

Lý do thuyền vận tải không đủ.

Những năm qua vì phải đầu tư cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris tới gân 150 chiến hạm Gog. Đồng thời phải thay mới hơn 100 chiến hạm kiểu mới bổ xung cho Đại Việt hải quân. Thuyền Carrack nói chung là đã không phù hợp với tình hình mới cho dù có trang bị động cơ hơi nước cùng guồng xoay hai bên hông. Nó chỉ là một thiết kế chắp vá tạm thời.

Trong thời đại mà bất kể lúc nào Đại Việt cũng phải chuẩn bị với một cuộc xâm lược tiềm tàng từ phương Tây hay thậm chí là một cuộc đột kích ở Châu Mỹ khi Richard hoàn toàn có khả năng sẽ từ England xuất phát qua lục địa này. Từ vị trí của Richard mà đi Châu Mỹ thì chỉ có 4 ngàn km bằng ¼ so với từ Đại Việt qua San Diego lúc này.

Cho nên hải quân kiểu mới không thể nào không đầu tư, chính vì lẽ đó các thuyền Barque trọng tải đi Châu Mỹ là không đủ, mỗi năm chỉ khai thác được 30 ngàn tấn phân chim, hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa khi mà Đại Việt tốc độ mở rộng diện tích canh tác quá nhanh.

Trong khi đó Đại Việt không thể chăn chăm vào đi Châu Mỹ, vì ở Đại Việt rất cần tàu trọng tải trở hàng giao thương.

30 ngàn tấn phân chim, cho dù là tỉ lệ Ni tơ ở phân chim Peru có cao cũng chỉ đạt 22-25%. Tức là chỗ này chỉ đủ bón cho 60 ngàn hecta trong một vụ. Hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì nhiều.

Phương án giải quyết có hai, đó chính là xây tàu trọng tải lớn hơn nữa, thành lập nhà máy phân hữu cơ ở ngay tại Châu Mỹ từ đó có thể chế biến phân Chim, thu lấy N và K loại bỏ các thành phần không cần thiết, từ đó giảm trọng lượng chuyên trở vô ích xuống.

Tất nhiên vấn đề liên quan đến hải quân hay hàng hải chưa bao giờ là vấn đề lớn đối với Lý Từ Huy. Sẽ rất nhanh thôi Đại Việt sẽ có một bộ mặt hải quân thay đổi hoàn toàn.

Vì sao lại vậy?

Tất cả vì thiếu sơn.

Đóng thuyền vì sao liên quan đến sơn?

Gỗ 25-27 m thì nhiều có thể phục vụ lớp tàu cũ hay tàu loanh quanh đi khoảng cách ngắn , nhưng viễn dương thì quá không hợp lý.

Ví như 20 tàu Barque trung tải đi Châu Mỹ chỉ mang được 6 ngàn tấn hàng hoá. Trong khi 5 tàu Barques siêu tải mang tới 8 ngàn tấn hàng hoá.

Tiết kiệm cực nhiều năng lượng cùng nhân lực.

Cho nên Barque trung tải có thể chạy nội địa tốt, chạy sông tốt, làm tiền tiêu khám phá, thám hiểm tốt. Nhưng khi đã có cảng, có cơ sở hạ tầng thì Viễn dương cần thuyền lớn.

Các loại gỗ tốt 20-30 m thì Đại Việt chất cao như núi… nhưng ngay cả Đông Nam Á và Chiết Giang muốn tìm những cây gỗ tốt dài trên 40m rất khó…

Với động cơ hơi nước piston xilanh Triple or multiple expansion

sau bốn năm hoàn thiện đã mạnh lên đến 2700 mã lực max. Trung bình chế tạo 1700 mã lực không cần cố gắng.

Vậy thì những chiếc “ Khu Trục Hạm” kích cỡ 55 m lại quá nhỏ bé đối với động cơ.

Tức là giới hạn kích thước thuyền gỗ đang làm cản trở động cơ. Động cơ lớn cần thuyền lớn hơn để chạy.

Nhưng chiều dài gỗ lại đang là giới hạn của thuyền… rất khó tìm đủ số lượng gỗ lớn loại tốt cho thuyền hải quân hay thậm chí là tàu Barque loại lớn.

Huy luôn có giải pháp.

Đó chính là tàu khung thép…

Đây là lớp thuyền thường thấy ở thế kỷ 19.

Tại sao lúc ấy Châu Âu có thể đóng những con tàu “gỗ” dài cả 80-90 m thậm chí cả trăm mét?

Sương gỗ kết nối hay long cốt kết nối đều không bao giờ đảm bảo…. vậy họ đóng thuyền lớn như vạy kiểu gì?

Lớp Composite Ship – tuyền khung thép vỏ gỗ, là thứ phù hợp nhất với hoàn cảnh Đại Việt lúc này.

Đây là một kiểu tàu khá đặc biệt ở Châu Âu khi mà động cơ hơi nước chưa đủ mạnh để đẩy một con thuyền vỏ sắt hoàn toàn . Nhưng lại quá mạnh mẽ với những con thuyền gỗ có kích thước hạn chế. Vậy là những tàu biển dạng lớn với kích thước khủng được đóng bởi sự kết hợp giữa thép và gỗ ra đời.

Rất nhiều ngươi tưởng nhầm đây là những tàu gỗ hoàn toàn khi nhìn từ bên ngoài, thật sự là rất khó phân biệt nếu chỉ quan sát chung chung như vậy... vẫn là kiểu wiki lướt hại chết người.

Nhưng đóng thuyền khung sắt vỏ gỗ không đơn giản, không có chuyên gia như Lý Từ Huy thì chịu chết, không có công nghẹ thép hợp kim tốt càng là chịu hẳn. Không có công nghệ hàn có thể dùng ghép nới bằng đai ốc, ống ghép ốp, nói đến khả năng ghép nối của thép luôn cao hơn gỗ rất nhiều.

Vấn đề thiết kế khung thép và vấn đề chất lượng thép của Đại Việt hoàn toàn đủ, vấn đề duy nhất hạn chế Đại Việt lại chính là sơn.

Sơn không đủ cho các kết cấu thép của thuyền, cho dù thép hợp kim molybden -magan rất tốt chống rỉ nhưng chưa phải ưu việt cho môi trường nước mặn biển. Tuy lớp khung thép không tiếp xúc trực tiếp nước biển nhưng rất khó chịu đựng lâu trong môi trường ẩm thấp và luôn có một lượng nhỏ nước biển vào thuyền thẩm thấu thông qua các khe rãnh ( mặc dù được chèn bằng sơ dừa cùng nhựa đường che phủ). Lượng nước biển này tuy rất nhỏ và sẽ được bơm ra ngoài dễ dàng nhưng nó lại có sức tàn phá khủng khϊếp đối với các linh kiện thép của tàu.

Cho nên mới nói lúc này Đại Việt hạn chế lại do thiếu sơn.

Dĩ nhiên những vấn đề khó khăn trên sẽ được giải quyết rất nhanh trong thời gian tới khi mà Đại Việt các kỹ sư đang gấp rút nghiên cứu các loại sơn mới thay thế cho sơn từ cây sơn ta. Vả lại số lượng cây sơn ta cũng được trồng với một quy mô khổng lồ ở các địa phương dã nêu tên, và chúng cũng sắp đạt đến tuổi thu hoạch.

Như đã nói. Đại Việt lúc này phát triển tàu quân sự và tàu lớn theo hướng khung sắt vỏ gỗ.

Các chiến hạm hộ vệ mới thuộc Lớp Composite Ship chứ không phải lớp thuyền full gỗ xưa cũ.

Một con tàu composite nguyên bản Châu Âu- Châu Mỹ thế kỷ 19 là một con tàu buồm được đóng bằng cách đặt các tấm ván gỗ trên một khung sắt rèn ( Trước khi lò Bessemer ra đời) . Việc sử dụng khung sắt rèn của một con tàu composite cung cấp thêm không gian bên trong do thiếu các loại gỗ rất lớn cần thiết để chịu lực. Các tấm ván gỗ có thể được bao phủ bởi lớp vỏ đồng, do đó làm giảm lực cản và tạo ra các chuyến đi nhanh hơn khi đi thuyền.

Khung sắt rèn bên trong con tàu đã tạo ra một xương sống rất chắc chắn, có thể chống lại sự lắc lư và võng xuống khi chất tải.. Việc sử dụng sắt rèn trên con tàu composite thay cho các dầm gỗ lớn thường được sử dụng trong quá trình đóng tàu tạo ra nhiều không gian hơn bên trong con tàu trong khi vẫn duy trì thiết kế chắc chắn.

Thuyền Phương Tây và Mỹ lúc đó chỉ là sắt rèn , còn thuyền ở Đại Việt là thép tốt... hai bên khác nhau bao nhiêu có thể hiểu...

Những chiến hạm mới đóng trong bốn năm qua đó là 55 chiếc Hộ Vệ Hạm Composite thép-gỗ Lớp Clipper với thiết kế tốc độ làm chủ , thân thuyền thuôn nhẹ và cực dài. 50,7 m đó là chiều dài của các hộ vệ hạm bộ mặt. Nó gần như đã ngang bằng với các Khu Trục Hạm lớn nhất của Đại Việt lúc này với kích thước 58m dài.

Thế nhưng bề ngang của Hộ Vệ Hạm Composite thép-gỗ Lớp Clipper chỉ là 7,8m tỉ lệ này khiến Hộ Vệ Hạm Composite thép-gỗ Lớp Clipper cực thuôn dài, so sánh thì Carrack trở nên béo ú rồi.

Chuyện khó khăn cùng thuận lợi của Đại Việt để lại đó, không thể lúc nào cũng xuôn sẻ được, nó nhiều công nghệ cho dù là người hiện đại có học hành đầy đủ quá cũng không thể nào giải quyết được. Các ngành hóa chất cơ sở còn chưa phát triển thì Ngô Khảo Ký có rất nhiều thứ bó chân bó tay.

Nhưng đó không phải chuyện Ngô Khảo Ký quan tâm lúc này mà là hắn đang không biết phải xử lý ra sao trong tình huống này. Vốn dĩ muốn thú tội vói Lý Từ Huy trong thời gian tới thì bất chợt bị phát hiện. Giữa thú tội cùng bị bắt quả tang là hai khái niệm hoàn toàn khác hẳn nhau.

Ngô Khảo Ký chết chắc rồi...

Chuẩn bị học thep thằng Tuấn... quỳ đi....

Đi từ tường quỳ không biết bao lâu mới được đi ra... không biết xám hối bao lâu nữa đây...