Mùa xuân đối với dân thôn Nghĩa Y mà nói là mùa bận rộn nhất trong năm, họ sẽ gieo những hạt giống đã chuẩn bị trước đó để chờ vụ mùa tới sẽ ra đồng cày cấy, vì thế khi ngày đầu tiên của mùa xuân đến dân làng rất tất bật, dậy từ sớm để chuẩn bị công cụ và hạt giống, giờ Dần mọi người sẽ phải dậy làm việc.
Trong gần trăm hộ gia đình văng vẳng tiếng khóc của trẻ con, tiếng ý ới kêu nhau ra đồng, đặc biệt là âm thanh quát nạt xa xả của hộ đinh Nghĩa Đàn, Nghĩa Lê chống nạnh đứng giữa sân quát tháo ầm ĩ.
“Đã bảo tối qua đem thóc xếp ra trước, sao mày không chịu làm”.
Y Nhã cực lực kéo lê thúng thóc từ trong kho ra đến sân, vừa kéo vừa nói: “Kế mẫu, tối qua con làm đến tận khuya, mệt quá nên con ngủ quên mất, sáng dậy làm cũng được mà”.
Sắc mặt bà không vui hét lên: “Mày làm được việc gì ra hồn mà kêu mệt”.
Nghĩa Y Trang đang ngủ bị tiếng la hét của mẫu thân làm thức dậy, ngơ ngác đi ra khỏi phòng.
“Hai người này nói nhỏ lại đi, mới sáng ra la lối om sòm”.
Y Nhã tủi thân nghĩ thầm, sướиɠ còn oán trách ai nhưng suy nghĩ trong bụng không dám nói ra, Nghĩa Lê ánh mặt dịu lại nhìn Y Trang.
“Ngủ tiếp đi, gắng bảo dưỡng thân thể cho tốt”.
Nghĩa Lê dung túng cho nữ nhi sau khi biết được con trai thôn trưởng có để mắt đến nữ nhi bà, nên từ đó hạn chế việc đồng áng để nhưỡng nhan sắc.
Nói đến Y Trang và Y Hiếu, vì cuộc sống khá thoải mái nên trổ mã sớm, người cũng mập mạp giống như hài tử của hộ đinh trung lưu.
Còn đối với Y Nhã thì khác, gầy gò ốm yếu, từ lâu đã bị suy dinh dưỡng nặng, với cả ngày nào cũng làm việc cật lực nên cũng không lớn được là bao nhiêu.
Y Nhã thực ra là một linh hồn từ ngàn năm sau xuyên đến, có lẽ do thân chủ đã chết vì lao động cật lực nên linh hồn của cô bám vào.
Y Nhã vẫn còn nhớ một năm trước là khoảng kì nghỉ tết âm lịch, sau khi kết thúc công việc, cô đặt vé về nhà ăn tết cùng bố mẹ, những khi tàu lửa chạy qua hầm cầu vượt, thì ý thức đã ở thế giới này.
Sau khi tỉnh lại thấy chuyện này quá hoang đường, tưởng mình bị ám ảnh, thần kinh phân liệt nên nghĩ ra ảo ảnh, có khoảng thời gian điên điên khùng khùng, nhưng hiện tại đã dần thích nghi với cuộc sống nơi đây.
Y Nhã kéo thúng thóc ra sân đặt lên xe bò, phía trước kế mẫu kéo xe, phía sau Y Nhã cong lưng đẩy, chầm chầm ra ruộng trước ánh bình mình.
Mỗi hộ đinh được phân một phần ruộng, nếu hộ đinh nào tiền có thể mua thêm ruộng để cày cấy, triều đại ở đây thì nam nhân là nhân lực chính trong nhà, nữ nhân thì chăm sóc bếp núc, sau khoảng thời gian gieo trồng thì là mùa săn bắn, nam nhân sẽ vào rừng săn bắn thú hoang, để tích trữ lương thực cho mùa đông đến.
Lúc xuyên đến đây Y Nhã đối với thời đại quả thực đoán không ra nó nằm ở giai đoạn nào của lịch sử, nhưng dần dần cũng nghe nghóng được là lịch sử chỉ là những gì cổ nhân ghi lại.
Tất nhiên sự kiện ghi lại còn sót rất nhiều, đất đai rừng núi rộng lớn, chia thành nhiều nước thống trị nên trải dài nghìn năm phát triển, có nhiều nước nhỏ, nhiều nước chư hầu, có nước trải qua một hai năm cầm quyền bị thôn tính bởi nước khác, nên ghi chép không thể nào bao quát hết được.
Người dân khai hoang ruộng đất xong báo với quan phủ và nộp tiền mua ruộng là trở thành ruộng của mình và nộp thuế hằng năm, cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn, nhưng cũng không dư dã, nếu chủ hộ đinh bị bệnh hoặc bị tai nạn thì hộ đinh sẽ trở lên khánh kiệt, như hộ đinh Nghĩa Đàn chẳng hạn.
Hai người làm đến tận chạng vạng chiều mới xong, kế mẫu sắc mặc bừng bừng quát lớn.
“Còn ngây người đó làm gì? Nhanh thu dọn đồ đạc để về”.
“Vâng ạ, nãy con thấy mấy hộ đinh trong thôn sắp qua đây, chắc họ vào rừng săn thú ”, Y Nhã nhanh nhẹn chỉ tay về hướng vài hộ đinh sắp qua đây.
Theo tầm mắt có vài người đang đi ngang qua ruộng, dẫn đầu là người đàn ông lực lưỡng, theo sau là đám nam nhân trên vai khiêng một con mồi lớn, đó là con lợn rừng, lông đen như tơ, máu chảy lênh láng nhỏ từng giọt lên đường đất bùi mù.
Nghang qua ruộng nhà cô một nam nhân mắt hí vọt lên trước cười chỉ tay vào Nghĩa Lê.
“Lê muội, hôm nay huynh đệ tôi may mắn săn được con lợn rừng này, đưa về nhà Hòa ca cùng chia, tối muội sang nhà tôi lấy một ít về nấu nhé”.
Y Nhã liếc mắt nhìn thấy kế mẫu sắc mặt nhăn lại, vốn dĩ mẹ góa con côi nên người trong làng quan tâm là chuyện hết sức bình thường, nhưng nam nhân mắt hí này quả thật là có tình ý với Nghĩa Lê.
Lại nói người đàn bà ba lăm tuổi này mặc dù mấy năm nay làm công việc nặng nhọc nhưng người rất nở nang, rất nhiều tên nam nhân rất muốn chung chạ cùng, có hôm Y Nhã nữa đêm mót quá, tỉnh dậy đi tiểu thì thấy kế mẫu không có ở trong phòng, nhưng ở đống rơm vang lên tiếng rên, tò mò rón rén chạy qua xem thì thấy Nghĩa Hòa cùng kế mẫu hai thân hình lõα ɭồ cuồn cuộn thở gấp.
Kế mẫu liếc nhìn Nghĩa Hòa một cái rồi hướng về nam nhân mắt hí nói.
“Cảm ơn ý tốt của Ngưu ca, muội không có công lao gì, không dám nhận, với lại nhà muội cũng đủ ăn rồi nên không cần đâu, huynh đem cho người khác đi”.
Ngưu ca bị từ chối sắc mặt xanh mét nói: “ Lê muội, giờ nhà muội không có nam nhân, một nữ nhân như muội cần gì phải chịu khổ như vậy”.
Y Nhã kín đáo liếc hai người nghĩ, tại vì bà chê người ta xấu và lùn nên không ưng thôi, đổi lại người khác xem, xem bà có nhào vào không!.
Nghĩa Hòa bỗng nhiên nói: “Lê muội, muội mẹ góa con côi, làm việc vất vả, chúng ta mỗi người một ít, san sẻ cho muội một chút.
Ngưư ca có lòng tốt nhưng một mình Ngưu ca san sẻ phần huynh ấy, Lê muội sẽ cảm thấy không thoải mái, chi bằng mỗi người chúng ta san sẻ một ít cho muội, đỡ hộ đinh khác nói ra nói vào, đúng không mọi người”.
---------------