Đại Tạng Kinh

Chương 31: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 4

«

☸ PHẨM 30: AN LẠC☸ PHẨM 31: TÂM Ý☸ PHẨM 32: BHIKṢU☸ PHẨM 33: TỊNH HẠNH

Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 4

☸ PHẨM 30: AN LẠC

[1]

Hơn người người sinh oán

Thua người ta xấu hổ

Vứt bỏ tâm hơn thua

Không tranh sẽ tự an

[2]

Nếu ai nhiễu loạn người

Mà mong đời an vui

Biến thành oán ghét thù

Vĩnh viễn chẳng giải thoát

[3]

Ưa thích nơi ái dục

Dùng gậy đánh chúng sinh

Mong cầu vui trong ấy

Đời sau chẳng an vui

[4]

Ai muốn được vui sướиɠ

Chúng sinh chớ gây hại

Trong đó tự cầu vui

Đời sau cũng được vui

[5]

Mến Pháp thích tu học

Cẩn thận chớ làm ác

Ai khéo tu Pháp lành

Đời này đời sau vui

[6]

Ai hộ Pháp trì Pháp

Tu Pháp được thiện báo

Tương ứng Phật giới luật

Hành Pháp chẳng hướng ác

[7]

Ai hộ Pháp trì Pháp

Như lọng che thân họ

Tương ứng Phật giới luật

Hành Pháp chẳng hướng ác

[8]

Làm ác vào địa ngục

Lúc sinh đọa đường ác

Phi pháp tự đắm chìm

Như tay cầm con rắn

[9]

Làm thiện khác làm ác

Cả hai có quả báo

Làm ác đọa địa ngục

Làm thiện sinh lên trời

[10]

Thí với đấu tương tranh

Nghiệp này trí chẳng khen

Khi thí chẳng khi đấu

Nhanh thí sao do dự?

[11]

Cuộc đời muôn đổi thay

Hãy trừ kiêu mạn oán

Thanh tịnh khi bố thí

Là trượng phu tối thắng

[12]

Nhẫn nhịn được thắng lợi

Giữ giới thắng lười biếng

Ai có tín, huệ, thí

Đời sau hưởng quả lành

[13]

Lành thay đại phúc báo

Sở nguyện đều viên thành

Nhanh được đệ nhất diệt

Dần dần vào tịch diệt

[14]

Nếu ai cầu phương tiện

Hiền thánh trí tuệ thí

Diệt tận gốc của khổ

Nên biết được báo lớn

[15]

Pháp hỷ nằm an vui

Tâm vui ý trong sáng

Thánh nhân diễn nói Pháp

Bậc trí luôn mến hành

[16]

Nếu ai tâm thích thiền

Dục lạc chẳng sinh khởi

Cũng thích Bốn Chính Đoạn

Cùng với Bảy Giác Phần

Và với Bốn Thần Túc

Hiền thánh Tám Chính Đạo

[17]

Vui thích ăn chừng mực

Vui thích mặc Pháp y

Vui thích đi kinh hành

Vui thích sống núi rừng

[18]

Đã đến nơi an lạc

Hiện tại được vô vi

Đã trừ mọi sợ hãi

Xa lìa mọi nhiễm trước

[19]

Vui thích ở định niệm

Các pháp khéo quán sát

Lành thay không hại đời

Dưỡng dục các chúng sinh

[20]

Lìa dục không yêu thích

Ý vượt các nhiễm trước

Khéo diệt sự kiêu mạn

Đây là an vui nhất

[21]

Vui thay luôn trì giới

Vui thay có chính tín

Vui thay hiểu nghĩa thú

Vui thay chẳng tạo ác

[22]

Vui thay còn mẹ cha

Vui thay sống hòa thuận

Vui thay có Đạo Nhân

Vui thay tu tịnh hạnh

[23]

Vui thay Phật xuất thế

Vui thay Pháp thuyết giảng

Vui thay Tăng hòa thuận

Hòa vui thường an lạc

[24]

Vui thay trì tịnh giới

Vui thay rộng đa văn

Vui thay thấy thánh nhân

Vui thay được giải thoát

[25]

Vui thay uống cam lộ

Vui thay tu Pháp tài

Vui thay được minh tuệ

Vui thay diệt tà kiến

[26]

Vui thay thấy thánh hiền

Vui thay cùng hội họp

Lìa xa kẻ ngu mê

Sẽ mãi được an vui

[27]

Đừng cùng ngu làm việc

Trải qua biết bao ngày

Cùng ngu chịu tai nạn

Như tụ hội oán ghét

Hãy ở nơi người trí

Như gặp lại người thân

[28]

Người trí rất khó gặp

Cũng không dễ gì gần

Ở mọi nơi sinh ra

Thân tộc nhờ ơn lành

[29]

Tất cả được an ổn

Bậc tịnh hạnh diệt độ

Chẳng bị dục nhiễm ô

Giải thoát ở mọi nơi

[30]

Đoạn tận mọi kết sử

Hàng phục tâm phiền não

Ngủ say vĩnh dừng nghỉ

Tâm thức được thanh triệt

[31]

Dục lạc hãy cẩn thận

Phải nên hộ ý niệm

Hãy nhớ lìa thế gian

Quán sát tối thượng lạc

[32]

Như vui ở thế gian

Cùng vui ở trên trời

So với vui ái tận

Mười sáu chẳng được một

[33]

Nhấc bỏ gánh nặng xuống

Trọng nghiệp chẳng còn tạo

Gánh nặng khổ thế gian

Khéo xả an vui nhất

[34]

Đoạn tận các ái dục

Cùng diệt tất cả hành

Và diệt gốc năm uẩn

Không còn sinh ba cõi

[35]

Vui thay cùng thân tộc

Vui thay với bạn bè

Vui thay đắc tịch diệt

Triển chuyển khắp mọi người

Khổ lấy vui làm gốc

[36]

Ví như lò lửa rực

Hừng hực bốc cháy phừng

Dần dần rồi tắt mất

Chẳng biết đi về đâu

[37]

Ai thấy được như thế

Thoát khỏi bùn ái dục

Cũng không chỗ nào đi

Đã được vui bất động

[38]

Trong tâm chẳng khởi sân

Đời biến đổi chẳng ngừng

Trừ ưu chẳng còn sầu

Tịch nhiên quán thế gian

[39]

Có vui chẳng có buồn

Đa văn học Chính Pháp

Như thấy có tổn hại

Người người đều tham sắc

[40]

Không kết sẽ sống lâu

Học Pháp biết gốc kết

Hành giả nên hiểu rõ

Người người tâm trói buộc

Cũng siết nơi sắc bổn

[41]

Khổ nhục ta chịu hết

Vui sướиɠ ta thọ hết

Thắng thua tự nhiên sinh

Cứu cánh chẳng được gì

[42]

Các dục sinh lạc thọ

Khéo nhẫn quả báo kia

Ai nhẫn khéo nhẫn người

Không nhẫn sinh các cõi

[43]

Các dục sinh lạc thọ

Nơi mê mà chẳng mê

Kẻ mê mê nơi người

Còn ta không si mê

[44]

Các dục sinh lạc thọ

Ai không bị trói buộc

Hãy ăn bằng ý niệm

Như trời Quang Âm kia

Luôn ăn bằng ý niệm

Thân tâm chẳng thiêu đốt

[45]

Chúng sinh thấy khổ vui

Thánh Pháp chẳng tổn hại

Vết vui tuy chạm xúc

Không vết sao có xúc?

[46]

Như Bhikṣu [bíc su] trong định

Chẳng nhiễm mọi trần cấu

Chúng sinh gặp khổ vui

Mà chẳng thể hay biết



Như Lai, Đa Văn, với Tự Mình

Quảng Thuyết, Thiện Hữu, và Tịch Diệt

Quán Sát, Tội Chướng, cùng Tương Ứng

Cộng chung An Lạc là mười phẩm

☸ PHẨM 31: TÂM Ý

[1]

Vụt nhanh khó hộ trì

Là nơi dục niệm trú

Nhϊếp ý là việc lành

Điều phục liền khinh an

[2]

Như cá trên đất khô

Do lìa khỏi hồ sâu

Tâm thức đầy kinh hoàng

Chúng ma rượt đuổi theo

[3]

Tâm rảo chẳng một nơi

Ví như ánh mặt trời

Người trí khéo chế phục

Như móc siết voi hung

[4]

Nay Ta luận về tâm

Không vững chẳng thể thấy

Ta nay muốn dạy bảo

Cẩn thận chớ sinh oán

[5]

Tâm ông chớ du hành

Theo ý mà buông lung

Ta nay nhϊếp tâm ý

Như chế ngự voi hung

[6]

Sinh tử vô số lần

Đến đi chẳng biết rõ

Căn nhà ai mong cầu

Luôn luôn thọ bào thai

[7]

Hãy quán căn nhà này

Đừng tạo các nhà nữa

Xà ngang thấy hư hoại

Đài các sẽ sụp nát

[8]

Tâm đã lìa các hành

Quá khứ, hiện, vị lai

Tâm vụt nhanh khó giữ

Khó hộ khó điều phục

[9]

Người trí khéo điều phục

Như thợ uốn thẳng tên

Có sân liền biết sân

Không sân biết không sân

[10]

Niệm này do mình tạo

Chẳng phải cha mẹ làm

Trừ tà tu chính định

Tu phúc chớ thoái lui

[11]

Mái nhà nếu chẳng kín

Trời mưa sẽ luôn rỉ

Ý ai không tư duy

Mãi có tham sân si

[12]

Mái nhà nếu lợp kín

Trời mưa sẽ chẳng rỉ

Ý ai tự tư duy

Vĩnh không tham sân si

[13]

Tâm là gốc các pháp

Tâm chỉ đạo làm chủ

Nếu trong tâm nghĩ ác

Thì liền nói liền làm

Tội khổ tự truy đuổi

Như bánh xe theo vết

[14]

Tâm là gốc các pháp

Tâm chỉ đạo làm chủ

Nếu trong tâm nghĩ thiện

Thì liền nói liền làm

Phúc lạc tự truy đuổi

Như bóng hiện theo hình

[15]

Không dùng ý bất tịnh

Cũng đừng với kẻ sân

Ai muốn hiểu biết Pháp

Nghe Phật thuyết giảng Pháp

[16]

Nếu ai trừ kiêu căng

Tâm ý cực thanh tịnh

Lìa bỏ sự gϊếŧ hại

Mới được nghe Chính Pháp

[17]

Vọng tâm chẳng dừng nghỉ

Cũng chẳng biết Pháp lành

Trầm mê việc thế gian

Không có chính tri kiến

[18]

Ba sáu dòng chảy xiết

Cùng với tâm ý lậu

Luôn mãi có tà kiến

Bám nương ở dục tưởng

[19]

Phóng ý buông các căn

Người theo ý xoay chuyển

Gọi đó là buông lung

Như chim thả rừng hoang

[20]

Yên tĩnh tự tu học

Chớ có theo dục lạc

Chớ nuốt viên sắt nóng

Gào khóc chịu nghiệp báo

[21]

Nên tu mà không tu

Cậy sức chẳng tinh cần

Tự vùi nơi sinh tử

Lười biếng không trí tuệ

[22]

Tà quán và chính quán

Đều do ý sinh ra

Tâm quán khéo hiểu biết

Tâm ngu luôn luôn tà

[23]

Người trí quán như thế

Chính niệm chuyên tu hành

Khiến ý chẳng nhiễm trước

Duy Phật khéo diệt trừ

[24]

Quán thân như bình rỗng

An tâm như thành lũy

Dùng tuệ chiến đấu ma

Thắng lợi chớ để thua

[25]

Quán thân như bọt nước

Như ngọn lửa ảo ảnh

Dùng tuệ chiến đấu ma

Thắng lợi chớ để thua

[26]

Chuyên niệm Bảy Giác Phần

Tâm họ chẳng lỗi lầm

Hãy lìa ý si mê

Thích trụ vô sinh nhẫn

Lậu tận không uế trược

Hiện đời đắc diệt độ

[27]

Hãy tự hộ ý mình

Như mao ngưu mến đuôi

Huệ thí cho tất cả

Mãi không lìa an vui

[28]

Như voi bỏ đàn voi

Voi chúa có sáu ngà

Tâm ý tự bình đẳng

Hoang dã vui một mình

[29]

Tâm ý không tổn hại

Hết thảy vì mọi người

Từ tâm với chúng sinh

Vị kia không oán hận

[30]

Từ tâm vì một người

Liền hộ các căn lành

Hết lòng vì tất cả

Thắng phúc thánh hiền khen

[31]

Từ bi khắp tất cả

Thương xót các chúng sinh

Tu hành với từ tâm

Sau hưởng vui vô cùng

[32]

Nếu dùng ý hớn hở

Hoan hỷ không lười biếng

Tu hành các Pháp lành

Sẽ được nơi an ổn

[33]

Tu hành tâm hoan hỷ

Thân ngữ ý tương ứng

Đã được các giải thoát

Bhikṣu ý an lạc

Trừ sạch mọi kết sử

Trần lao vĩnh chẳng còn

[34]

Dẫu cho năm âm nhạc

Chẳng thể vui lòng người

Đâu bằng tâm chuyên nhất

Hướng về Pháp bình đẳng

[35]

Tối thắng được ngủ ngon

Cũng không suy tính ngã

Nếu ai tâm thích thiền

Không thích nơi ý dục

[36]

Tối thắng ý hớn hở

Cũng không thấy có ngã

Nếu ai tâm thích thiền

Không thích nơi ý dục

[37]

Các kết đã trừ sạch

Như núi chẳng lay động

Nơi nhiễm chẳng nhiễm ô

Nơi sân chẳng khởi sân

[38]

Tâm ai được như thế

Mới biết tung tích khổ

Không hại không nhiễm ác

Đầy đủ tịnh giới luật

Ăn uống biết chừng mực

Giường nệm thì cũng thế

Tu ý cầu phương tiện

Là lời chư Phật dạy

[39]

Hành giả quán sát tâm

Phân biệt định ý niệm

Khi được vào thiền định

Liền được niềm an vui

[40]

Hộ ý tự trang nghiêm

Ganh người nghĩ cho ta

Gặp buồn chẳng lo khổ

Người trí luôn tư duy

[41]

Ai không thủ hộ tâm

Tà kiến sẽ tổn hại

Cùng với tâm hí luận

Họ sẽ vào tử lộ

[42]

Cho nên phải hộ tâm

Bình đẳng tu tịnh hạnh

Chính kiến luôn tại tiền

Phân biệt pháp sinh diệt

[43]

Bhikṣu trừ ngủ say

Diệt khổ chẳng còn tạo

Hàng tâm trừ dục lạc

Hộ tâm chớ lơ là

[44]

Hữu tình tâm mê lầm

Nên chịu khổ địa ngục

Hàng tâm được an vui

Hộ tâm chớ lơ là

[45]

Hộ tâm chớ lơ là

Tâm là cửa vi diệu

Bảo hộ không rỉ chảy

Liền đắc Đạo tịch diệt

☸ PHẨM 32: BHIKṢU

[1]

Bhikṣu đi khất thực

Nếu có, chớ tích trữ

Trời người ngợi tán dương

Sinh tịnh không uế trược

[2]

Bhikṣu luôn từ mẫn

Kính trọng lời Phật dạy

Vào sâu diệu Chỉ Quán

Diệt uế mới được an

[3]

Bhikṣu đoạn tận ái

Xả ái bỏ kiêu căng

Vô ngã trừ bản ngã

Ngã này là ai đây?

[4]

Nên biết Pháp tu hành

Đó là đường giải thoát

Như voi giẫm cường địch

Bhikṣu luôn tu hành

[5]

Đối với sắc thân này

Trong tâm luôn tinh tấn

Hộ thân niệm Chính Đạo

Bhikṣu sống an vui

[6]

Niệm thân đồng bằng hữu

Chính mạng không lẫn lộn

Biết nên bố thí gì

Uy nghi cũng đầy đủ

Bhikṣu tu đầy đủ

Mới khéo tận trừ khổ

[7]

Thích Pháp vui mến Pháp

Tư duy Pháp an lành

Bhikṣu y Pháp hành

Tu học chớ lãng quên

[8]

Tu học nhập không định

Bhikṣu luôn an tĩnh

Yêu thích nơi vắng vẻ

Quán sát pháp bình đẳng

[9]

Năm uẩn khéo chế phục

Điều tâm như dòng nước

Thanh tịnh luôn hòa vui

Là uống vị cam lộ

[10]

Như núi cao vót kia

Chẳng bị gió lay động

Bhikṣu diệt tận si

Trong tâm chẳng động dao

[11]

Hết thảy các danh sắc

Không thật chớ mê lầm

Không gần sẽ không ái

Mới là chân Bhikṣu

[12]

Chẳng phải cạo râu tóc

Phóng đãng không giới luật

Xả tham tư duy Đạo

Mới là chân Bhikṣu

[13]

Chẳng phải cạo râu tóc

Buông lung không thành tín

Khéo diệt các khổ não

Thành bậc đại Đạo Nhân

[14]

Bhikṣu đắc từ định

Thọ trì lời Phật dạy

Thấy được dấu diệt tận

Trói buộc chớ có gặp

[15]

Tâm vui cực hân hoan

Ái niệm ai chế phục

Bhikṣu tràn hòa vui

Tận không chẳng căn nguyên

[16]

Thân dừng với ý dừng

Nhϊếp ngữ cũng như thế

Xuất gia làm Bhikṣu

Thoát khổ không chướng ngại

[17]

Không thiền sẽ vô trí

Vô trí sẽ không thiền

Đạo từ thiền trí sinh

Gần tới Đạo tịch diệt

[18]

Hành thiền chẳng buông lung

Chớ bị dục loạn tâm

Không uống nước đồng nung

Kẻo đốt hủy thân mình

[19]

Khéo tự hộ thân ngữ

Hộ ý không làm ác

Sau được giới cấm Pháp

Mới gọi là Bhikṣu

[20]

Nếu ai tu Pháp lành

Bảy Giác Phần làm gốc

Đó gọi là diệu Pháp

Là chính định Bhikṣu

[21]

Như nay trong giáo Pháp

Tự biết tận gốc khổ

Đó gọi là căn lành

Là vô lậu Bhikṣu

[22]

Chẳng phải sức trì giới

Cùng với sự hiểu biết

Dẫu cho ý đắc định

Không chấp nơi văn nghĩa

Bhikṣu có chỗ nương

Chẳng thể đạt vô lậu

[23]

Hãy quán chính giác lạc

Chớ gần chốn phàm phu

Quán chuyện đời hiện tại

Phân biệt nơi năm uẩn

[24]

Tu hành chớ làm ác

Tinh tấn tự điều tâm

Xuất gia mà lười biếng

Ý nhiễm lại khởi sinh

[25]

Tu hành mà lười biếng

Nhọc tâm chẳng trừ khổ

Không phải là tịnh hạnh

Làm sao được báu lớn?

[26]

Tâm đã vĩnh dừng nghỉ

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã dứt già bệnh chết

Liền thoát ma trói buộc

[27]

Tâm đã vĩnh dừng nghỉ

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã dứt già bệnh chết

Chẳng còn thọ sinh tử

[28]

Đã đoạn tâm ái nhiễm

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã dứt già bệnh chết

Chẳng còn thọ sinh tử

[29]

Không có tâm kết sử

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã dứt già bệnh chết

Chẳng còn thọ sinh tử

[30]

Khéo đoạn gốc hữu lậu

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã dứt già bệnh chết

Chẳng còn thọ sinh tử

[31]

Khéo đoạn gốc ba độc

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã dứt già bệnh chết

Chẳng còn thọ sinh tử

[32]

Bhikṣu nhϊếp ý hành

Đã trừ già bệnh chết

Chẳng còn thọ sinh tử

Thoát khỏi cảnh giới ma

[33]

Bẻ gãy gai rừng rậm

Và trừ kẻ mắng chửi

Tâm vững như Diệu Cao

Bhikṣu chẳng thọ khổ

[34]

Đời sau, nay, chẳng mong

Quán đời như mộng huyễn

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[35]

Khéo đoạn gốc của ái

Khô cạn suối dục sâu

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[36]

Khéo đoạn năm thứ dục

Trừ sạch gốc của dục

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[37]

Khéo đoạn năm kết sử

Nhổ trừ gai ái dục

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[38]

Nếu ai bỏ gia nghiệp

Lại đoạn các pháp ác

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[39]

Nếu ai chẳng nhiệt não

Lại đoạn các pháp ác

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[40]

Đoạn dục chẳng bỏ sót

Như nhổ gai ái dục

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[41]

Ái sinh như nước tràn

Như rắn ngậm thuốc độc

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[42]

Nếu ai khéo quán sát

Trong tâm chẳng khởi ác

Bhikṣu lìa đây kia

Như rắn lột thay da

[43]

Gốc tham nếu trừ sạch

Đó là chân Bhikṣu

Hàng phục chúng ma quân

Diệt khổ thoát luân hồi

[44]

Gốc sân nếu trừ sạch

Đó là chân Bhikṣu

Giải thoát mọi phiền não

Diệt khổ thoát luân hồi

[45]

Gốc si nếu trừ sạch

Đó là chân Bhikṣu

Xa lìa nơi trói buộc

Diệt khổ thoát luân hồi

[46]

Gốc mạn nếu trừ sạch

Đó là chân Bhikṣu

Khéo lìa nơi ái nhiễm

Diệt khổ thoát luân hồi

[47]

Gốc nghi nếu trừ sạch

Đó là chân Bhikṣu

Tín mến nơi chính giác

Diệt khổ thoát luân hồi

[48]

Tâm tham, gai xóm làng

Bhikṣu hãy tư duy

Nếu khéo lìa xa kia

Phật nói chân Bhikṣu

[49]

Tâm sân, gai xóm làng

Bhikṣu hãy tư duy

Khéo lìa nơi sân hận

Phật nói chân Bhikṣu

[50]

Tâm si, gai xóm làng

Bhikṣu hãy tư duy

Nếu lìa nơi si mê

Phật nói chân Bhikṣu

[51]

Tâm mạn, gai xóm làng

Bhikṣu hãy tư duy

Nếu khéo lìa kiêu mạn

Phật nói chân Bhikṣu

[52]

Tâm nghi, gai xóm làng

Bhikṣu hãy tư duy

Nếu khéo lìa nghi ngờ

Phật nói chân Bhikṣu

[53]

Điều phục niệm tham dục

Như thuốc giải rắn độc

Bhikṣu khéo phá hoại

Như rắn lột thay da

[54]

Điều phục niệm sân hận

Như thuốc giải rắn độc

Bhikṣu khéo phá hoại

Như rắn lột thay da

[55]

Điều phục niệm si mê

Như thuốc giải rắn độc

Bhikṣu khéo lìa xa

Như rắn lột thay da

[56]

Điều phục niệm kiêu mạn

Như thuốc giải rắn độc

Bhikṣu khéo lìa xa

Như rắn lột thay da

[57]

Điều phục niệm nghi ngờ

Như thuốc giải rắn độc

Bhikṣu khéo lìa xa

Như rắn lột thay da

[58]

Tham dục kia nếu khởi

Chặt đứt như cỏ lau

Phiền não sâu như biển

Bhikṣu hãy tinh tấn

[59]

Sân hận kia nếu khởi

Chặt đứt như cỏ lau

Phiền não sâu như biển

Bhikṣu hãy tinh tấn

[60]

Si mê kia nếu khởi

Chặt đứt như cỏ lau

Phiền não sâu như biển

Bhikṣu hãy tinh tấn

[61]

Kiêu mạn kia nếu khởi

Chặt đứt như cỏ lau

Phiền não sâu như biển

Bhikṣu hãy tinh tấn

[62]

Nghi ngờ kia nếu khởi

Chặt đứt như cỏ lau

Phiền não sâu như biển

Bhikṣu hãy tinh tấn

[63]

Bhikṣu trì giới luật

Ý định gọi là thiền

Hành giả rõ gốc khổ

Vô vi tối an lạc

[64]

Bhikṣu nhẫn vui buồn

Phân biệt giường gối nệm

Tu tập chẳng buông lung

Tham ái đoạn trừ sạch

☸ PHẨM 33: TỊNH HẠNH

[1]

Ai gọi là tịnh hạnh

Chẳng phải ở lõa hình

Nằm gai sống nơi hiểm

Mới là bậc tịnh hạnh

[2]

Xả bỏ tâm ỷ lại

Không học lời dị đoan

Pháp ác diệt trừ sạch

Mới là bậc tịnh hạnh

[3]

Đời này gieo nhân sạch

Đời sau quả chẳng dơ

Không làm các điều ác

Mới là bậc tịnh hạnh

[4]

Nếu đối với ái dục

Tâm ý không tham luyến

Đã xả đã chính hạnh

Đó là diệt trừ khổ

[5]

Nếu ai chẳng chỗ nương

Chính kiến luôn tu tập

Luôn nhớ trừ hữu lậu

Mới là bậc tịnh hạnh

[6]

Kẻ ngu dưỡng râu tóc

Tham lam giường gối nệm

Bên trong ý chấp trước

Vẻ ngoài muốn cầu chi?

[7]

Ai mặc áo vải thô

Chân thật hành thiện Pháp

Nơi vắng tư duy Pháp

Mới là bậc tịnh hạnh

[8]

Thấy kẻ ngu đến đi

Rớt hào sâu chịu khổ

Muốn tự qua bờ kia

Không nên nghe tà thuyết

Diệt ác đừng khởi sinh

Mới là bậc tịnh hạnh

[9]

Ra khỏi dòng ái dục

Vô dục như Phạm Thiên

Các hành đã trừ sạch

Mới là bậc tịnh hạnh

[10]

Chẳng phải dùng nước sạch

Tắm gội hết tội chướng

Ai khéo trừ pháp ác

Mới là bậc tịnh hạnh

[11]

Cạo đầu chưa Đạo Nhân

Xưng thiện chưa tịnh hạnh

Nếu khéo diệt mọi ác

Mới là bậc tịnh hạnh

[12]

Chỉ Quán khéo tu hành

Thanh tịnh chẳng cấu uế

Đoạn trừ ái dục siết

Mới là bậc tịnh hạnh

[13]

Lìa ác là tịnh hạnh

Chính hạnh là Đạo Nhân

Bỏ ngã trừ cấu uế

Mới gọi là xuất gia

[14]

Ai không ý mê huyễn

Không nghi không kiêu mạn

Không tham không ngã tưởng

Mới là bậc tịnh hạnh

[15]

Phật không bảo tịnh hạnh

Là do cha mẹ sinh

Bởi đó nhiều uế trược

Diệt ác là tịnh hạnh

[16]

Thân ngữ cùng với ý

Thanh tịnh không lỗi lầm

Khéo nhϊếp ba nghiệp này

Mới là bậc tịnh hạnh

[17]

Bị mắng bị đánh đập

Nhẫn nhịn không khởi sân

Có sức đại nhẫn nhục

Mới là bậc tịnh hạnh

[18]

Nếu ai bị lấn hϊếp

Hãy nhớ giữ giới hạnh

Đoan thân tự điều phục

Mới là bậc tịnh hạnh

[19]

Lành dữ đời ngợi khen

Dài ngắn hay lớn bé

Chẳng lấy cũng chẳng cho

Mới là bậc tịnh hạnh

[20]

Thân nghiệp làm việc lành

Ngữ ý cũng không phạm

Khéo tu ba diệu xứ

Mới là bậc tịnh hạnh

[21]

Đến chẳng cho vui sướиɠ

Đi cũng chẳng ưu sầu

Huyên náo nên xa lánh

Mới là bậc tịnh hạnh

[22]

Ân ái đã đoạn trừ

Xuất gia lìa ái dục

Ái dục nếu trừ sạch

Mới là bậc tịnh hạnh

[23]

Chẳng kia cũng chẳng đây

Đây kia đã rỗng không

Lìa bỏ tâm tham dục

Mới là bậc tịnh hạnh

[24]

Chẳng kia cũng chẳng đây

Đây kia đã rỗng không

Không nhiễm ba nơi ác

Mới là bậc tịnh hạnh

[25]

Khéo bỏ nghiệp gia đình

Bạt trừ gốc ái dục

Tri túc không tham dục

Mới là bậc tịnh hạnh

[26]

Như nay biết tường tận

Nguồn gốc của khổ đau

Chẳng còn tâm ái dục

Mới là bậc tịnh hạnh

[27]

Nghiệp tội và phúc báo

Cả hai đã vĩnh trừ

Vô ưu chẳng nhiễm trần

Mới là bậc tịnh hạnh

[28]

Nghiệp tội và phúc báo

Cả hai đã vĩnh trừ

Ba cõi chẳng nhiễm trước

Mới là bậc tịnh hạnh

[29]

Như nước trên lá sen

Kim khó xuyên hạt cải

Chẳng bị dục nhiễm ô

Mới là bậc tịnh hạnh

[30]

Tâm vui chẳng nhiễm trần

Sáng tròn như trăng rằm

Hủy báng đã trừ sạch

Mới là bậc tịnh hạnh

[31]

Như ánh trăng sáng ngời

Treo ở giữa hư không

Chẳng nhiễm nơi ái dục

Mới là bậc tịnh hạnh

[32]

Lánh tranh chẳng đua tranh

Bị phạm chẳng oán hờn

Ác đến thiện tiếp đãi

Mới là bậc tịnh hạnh

[33]

Thâm giải diệu trí tuệ

Biết rõ đường đúng sai

Liễu giải vô thượng nghĩa

Mới là bậc tịnh hạnh

[34]

Nếu ai ở thế gian

Khất thực để sinh sống

Vô ngã không chấp trước

Chẳng mất hạnh thanh tịnh

Trí tuệ vô cùng tận

Mới là bậc tịnh hạnh

[35]

Nếu khéo bỏ ái dục

Xuất gia lìa các thọ

Đoạn trừ nơi dục lậu

Mới là bậc tịnh hạnh

[36]

Thương xót các hữu tình

Khiến họ lìa sợ hãi

Chẳng hại làm lợi lành

Mới là bậc tịnh hạnh

[37]

Xa oán chẳng còn oán

Không gì gây thương tổn

Dẹp bỏ tâm tà kiến

Mới là bậc tịnh hạnh

[38]

Quá khứ cùng vị lai

Hiện tại không chấp trước

Chẳng buông cũng chẳng giữ

Mới là bậc tịnh hạnh

[39]

Diệt trừ tham sân si

Kiêu mạn các việc ác

Kim khó xuyên hạt cải

Mới là bậc tịnh hạnh

[40]

Thành với hào kiên cố

Đến đi chịu khổ não

Mong muốn qua bờ kia

Không nên nghe tà thuyết

Diệt ác đừng khởi sinh

Mới là bậc tịnh hạnh

[41]

Nếu ai đoạn ái dục

Đời này và đời sau

Tham ái đã trừ sạch

Mới là bậc tịnh hạnh

[42]

Ai không còn mong ngóng

Đời này và đời sau

Không chỗ để ngóng trông

Mới là bậc tịnh hạnh

[43]

Tự mình hiểu biết rõ

Trời người chẳng thể thấu

Khéo biết vô lượng quán

Mới là bậc tịnh hạnh

[44]

Quy mạng Nhân Trung Tôn

Quy mạng Nhân Trung Thượng

Xin hỏi Đức Thế Tôn

Vì sao gọi là thiền?

Kính mong Thiên Trung Thiên

Diễn nói giảng Kinh giới

[45]

Tự biết việc đời trước

Thấy được cõi trời người

Tận trừ gốc sinh tử

Trí tâm vĩnh tịch diệt

[46]

Tự biết tâm giải thoát

Lìa dục không chấp trước

Ba Minh đã thành tựu

Mới là bậc tịnh hạnh

[47]

Tự biết việc đời trước

Biết nhân duyên hữu tình

Như Lai Phật vô nhiễm

Mới là bậc tịnh hạnh

[48]

Trừ sạch tất cả kết

Nhiệt não cũng chẳng còn

Như Lai Phật vô nhiễm

Mới là bậc tịnh hạnh

[49]

Long tượng giữa tiên nhân

Đại Tiên bậc tối tôn

Tắm gội Tám Giải Thoát

Mới là bậc tịnh hạnh

[50]

Tận trừ mọi phiền não

Qua sông đến vô lậu

Từ đây qua bờ kia

Mới là bậc tịnh hạnh

[51]

Bhikṣu mặc Pháp y

Quán dục chẳng chân thật

Tĩnh tọa dưới cây vắng

Mới là bậc tịnh hạnh

[52]

Không việc gì chẳng biết

Vĩnh trừ mọi hoài nghi

Diệt tận các phiền não

Mới là bậc tịnh hạnh

[53]

Rời bỏ duyên gia đình

Xuất gia không sợ hãi

Uống được vị cam lộ

Mới là bậc tịnh hạnh

[54]

Đoạn tuyệt chuyện thế sự

Không thốt lời ác ôn

Quán sát Tám Chính Đạo

Mới là bậc tịnh hạnh

[55]

Đơn độc đi cùng khắp

Ẩn tàng vô hình ảnh

Khó hàng khéo tự điều

Mới là bậc tịnh hạnh

[56]

Vô hình không thể thấy

Đó cũng chẳng thể thấy

Ai thấu hiểu câu này

Thì phải luôn tư duy

Giác ngộ trừ kết sử

Mới là bậc tịnh hạnh

[57]

Khéo đoạn sông sinh tử

Khéo nhẫn vượt thế gian

Tự giác thoát hào sâu

Mới là bậc tịnh hạnh

[58]

Hãy cầu dứt luân hồi

Tịnh hạnh chẳng có dục

Tâm tự quán các tình

Tự mình tu tịnh hạnh

Ai khéo biết như thế

Mới là bậc tịnh hạnh

[59]

Trước đoạn tâm tham ái

Kiêu mạn và tà kiến

Diệt sạch mọi kết sử

Đó là bậc tịnh hạnh

[60]

Nếu ai biết diệu Pháp

Chẳng kể già hay trẻ

Quán kỹ giữ giới tín

Như Phạm Chí thờ lửa

[61]

Đối với Pháp tu hành

Tịnh hạnh là tối thượng

Tất cả các hữu lậu

Trừ sạch chẳng thừa sót

[62]

[Đối với Pháp tu hành]

[Tịnh hạnh là tối thượng]

Hoặc lại quán các pháp

Trừ sạch chẳng thừa sót

[63]

[Đối với Pháp tu hành]

[Tịnh hạnh là tối thượng]

Hoặc lại quán tụ hội

Trừ sạch chẳng thừa sót

[64]

[Đối với Pháp tu hành]

[Tịnh hạnh là tối thượng]

Hoặc lại quán nhân duyên

Trừ sạch chẳng thừa sót

[65]

Ví như nội Pháp bổn

Tịnh hạnh là biểu dương

Giả sử cùng đồng ngồi

Như Bhikṣu Thiện Dung

[66]

Ví như nội Pháp bổn

Tịnh hạnh là biểu dương

Biết sinh biết già bệnh

Biết chuyển đến đường chết

[67]

Ban ngày trời chiếu sáng

Ban đêm trăng sáng soi

Áo giáp rạng quân binh

Thiền định soi Đạo Nhân

Khi Phật hiện thế gian

Sáng rực khắp muôn nơi

[68]

Bậc tịnh hạnh không có

Vấn vương niệm vui buồn

Ý như như, bất động

Niệm niệm diệt hoài nghi

[69]

Sinh ra các diệu Pháp

Bậc tịnh hạnh tu thiền

Khéo giải lưới hoài nghi

Tự biết các pháp khổ

[70]

Sinh ra các diệu Pháp

Bậc tịnh hạnh tu thiền

Chiếu soi khắp thế gian

Như trời giữa hư không

[71]

Sinh ra các diệu Pháp

Bậc tịnh hạnh tu thiền

Dẹp tan chúng ma quân

Như Phật lìa trần cấu



Tâm Ý và Bhikṣu

Sau cuối Phẩm Tịnh Hạnh

Các phẩm lần lượt nói

Đầy đủ ba mươi ba

Thánh Tôn giả Pháp Cứu đã soạn tập xong các bài kệ Pháp của Phật.

Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 4

Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu

Dịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)

Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận

Dịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 21/8/2021

☸ Cách đọc âm tiếng Phạn

Bhikṣu: bíc su