Cuộc Chiến Chinh Đoạt

Chương 22

Tiếng khóc từ từ lắng xuống thành tiếng thút thít. Diêu Ngạn dỗ dành bà Diêu ngồi lên sofa. Nhìn Diêu Yên Cẩn vừa lau nước mắt vừa làu bàu, cô cau mày, nói: “Chị đi rửa mặt đi. Em đi nấu cơm”.

Diêu Yên Cẩn nhìn em gái một cái, nhỏ giọng nói: “Chị muốn đi Lô Xuyên”.

Câu nói này lọt vào tai bà Diêu. Bà đứng bật dậy, chỉ tay về phía Diêu Yên Cẩn la mắng thậm tệ. Diêu Ngạn níu cánh tay vung lên của bà, quay sang hỏi chị: “Lô Xuyên? Em hỏi chị, chị biết Lô Xuyên ở đâu không?”.

Diêu Yên Cẩn ngẩng lên, đến chết vẫn mạnh miệng: “Chị biết”.

Diêu Ngạn cười cười: “Được! Vậy chị nói em biết đến Lô Xuyên bằng cách nào, bao lâu mới tới Lô Xuyên, Lô Xuyên ờ trong tỉnh hay ngoài tỉnh?”.

Diêu Yên Cẩn á khẩu, không trả lời được. Cô ấp úng cả buổi.

Diêu Ngạn vừa xoa dịu bà Diêu vừa dỗ dành Diêu Yên Cẩn, cuối cùng cũng dẹp được “khói lửa chiến tranh” trong nhà nhưng cả ba người vẫn chưa ai ăn uống. Bà Diêu đành lấy lại tình thần, sửa soạn cặp l*иg đi vào bệnh viện.

Diêu Ngạn dặn dò bà: “Mẹ đừng đòi họ bồi thường”.

Bà Diêu nói với giọng thiếu kiên nhẫn: “Mẹ biết. Con nói tới nói lui mấy lần rồi đấy. Vả lại mấy ngày hôm nay cũng không gặp họ, chẳng biết trốn chỗ nào”.

Diêu Ngạn trầm mặc nhíu mày. Cô nghĩ thầm, có lẽ chỉ ở cách hai tầng lầu mà thôi.

Tưởng Nã đến bệnh viện một chuyến rồi quay về công ty vận chuyển hàng hóa. Hứa Châu Vi đã biết tin từ sớm, anh ta nổi lòng hiếu kỳ hỏi Tưởng Nã: “Tên họ Lương đó chết thật?”.

Tưởng Nã mặt mày sa sầm “Ừ” một tiếng. Anh lấy bật lửa châm thuốc, ngọn lửa nhỏ xíu xẹt xẹt sáng lên rồi tắt ngúm. Hứa Châu Vi móc bao diêm của mình ra châm lửa cho anh, anh ta nói: “Biết trước thế này, hồi đó chúng ta không cần ra tay. Dù sao chăng nữa cũng có người chỉnh ông ta, còn chỉnh đến nơi đến chốn”.

Tưởng Nã lườm anh ta một cái không hài lòng, anh vừa nhả khói vừa nói: “Đi chỗ khác, đừng quấy rầy anh”.

Hứa Châu Vi hằn học ra khỏi cửa. Tưởng Nã khóa trái cửa, mệt mỏi ngồi xuống ghế.

Mấy ngày liên tiếp sau đó, Tưởng Nã cũng không tìm Diêu Ngạn. Diêu Ngạn lấy số điện thoại di động mới gửi cho đồng nghiệp và bạn bè. Người bạn ở cùng phòng thời đại học của cô gọi điện: “Tranh thủ chưa nhập học, bọn mình tụ tập một buổi nhé!”.

Diêu Ngạn nói cười hân hoan: “Cậu vẫn còn nhập học à?”.

“Nè, tự an ủi nhau một chút đi chứ!” Bạn của Diêu Ngạn nói sơ sơ thời gian. Gia đình Diêu Ngạn gần đây lu bu nhiều việc, cô cũng không muốn chạy đến Nam Giang xa xôi, vì vậy cô viện cớ từ chối.

Đồng nghiệp đưa cốc đo lường kêu Diêu Ngạn rửa sạch, chị ta hỏi cô: “Họp mặt bạn học sao em không đi?”.

Diêu Ngạn trả lời lấy lệ. Nước xối ào ào xuống mu bàn tay cô bắn lên bọt nước sáng lấp lánh. Cảm giác mát mẻ kéo đến nhưng không xoa được nỗi thấp thỏm trong lòng cô.

Đến giờ tan tầm, cô và đồng nghiệp vừa tán gẫu vừa đi xuống dưới. Bắt gặp Tưởng Nã và Hứa Châu Vi rảo bước từ xa đi tới, cô chột dạ, nghiêng mình trốn sau lưng đồng nghiệp, hy vọng Tưởng Nã không nhìn thấy cô.

Đại sảnh ở tòa nhà chính không lớn lắm, ánh nắng chiếu rọi làm bóng của mọi người đổ dài xuống nền gạch. Tưởng Nã lắng nghe Hứa Châu Vi báo cáo, ánh mắt của anh dán chặt vào Diêu Ngạn. Mãi đến khi bưóc vào thang máy, anh mới thôi nhìn, thu hồi cảm giác bức người. Diêu Ngạn thở phào nhẹ nhõm.

Vừa tới chỗ đậu xe đột nhiên có người gọi cô từ phía sau: “Diêu Ngạn!”.

Diêu Ngạn nhìn lại, cô lấy làm khó hiểu: “Thẩm tổng?”.

Thẩm Quan bước xuống xe, anh ta cười với cô: “Về nhà à?”.

Diêu Ngạn cười trừ, tỏ ý mặc nhận. Thẩm Quan nói: “Lần trước tôi có nói mời em ăn cơm, chẳng biết hôm nay em có thời gian hay không?”.

Diêu Ngạn ngạc nhiên, cô tìm lý do thoái thác: “Nhà tôi có chút việc”.

Thẩm Quan mỉm cười: “Ừm, vậy hôm khác được chứ? Vốn dĩ có vài vấn đề liên quan đến phòng nghiên cứu, tôi muốn hỏi em”.

“Phòng nghiên cứu?”

Thẩm Quan đáp: “Đúng vậy. Tòa nhà phía đông nói không đủ nhân viên, tôi đang suy nghĩ không biết có nên mời một người làm bán thời gian hay không. Dẫu sao đồ uống hai bên cũng không liên quan đến nhau”.

Diêu Ngạn lập tức động lòng, có điều mới vừa rồi đã lỡ từ chối, cô không biết mở miệng thế nào cho phải. Thẩm Quan đọc được suy nghĩ của cô, anh ta cong môi cười: “Em về hỏi đồng nghiệp trong phòng nghiên cứu của , xem có người nào hứng thú hay không. Nếu em đồng ý, tuần sau có thể qua bên này phỏng vấn”.

Diêu Ngạn vui sướиɠ vô cùng, gật đầu lia lịa.

Cửa sổ trên tầng cao nhất mở ra, hơi nóng ngoài trời ùa vào không gian mát lạnh bên trong. Diêu Ngạn ở bên dưới đạp xe mỗi lúc một xa dần. Hứa Châu Vi trách móc Tưởng Nã: “Anh Nã, anh trở nên cuồng công việc rồi đấy. Thỉnh thoảng cũng nên đón em Diêu tan sở!”.

Tưởng Nã dừng tay, để tài liệu xuống bàn, anh ưỡn thẳng lưng, cười cười nhìn anh ta: “Nếu chú nhớ thương em Diêu thì đi đi!”.

Hứa Châu Vi tỏ vẻ hoảng sợ: “Em nào muốn đoản mệnh”.

Tưởng Nã lạnh lùng lườm anh ta. Hứa Châu Vi nói: “Mấy ngày trước, Thẩm Quan có xuất hàng nhưng chúng ta không chặn lại. Đợt sau có nên ngăn cản không?”.

Tưởng Nã suy tư xem tài liệu. Điện thoại di động của anh bất chợt đổ chuông. Anh nhìn lướt qua dãy số gọi tới rồi bắt máy, cất giọng trêu đùa: “Anh đang nghĩ sao hôm nay thời tiết lại tốt đến vậy, hóa ra là chú nhớ đến anh”.

Người trong điện thoại di động cười ha hả, nói: “Chu choa, anh Nã vẫn nhớ thằng em Dương Quang này”. Hai người chào hỏi nhau, Dương Quang nói: “Anh Nã, em muốn nói chuyện này với anh. Mấy ngày trước có người tới Lô Xuyên hỏi thăm anh, đưa hình của anh cho Lão Lý với Tiểu Châu nhìn, anh cũng biết họ với em có quan hệ rất tốt mà. Sau đó, họ kể em nghe, em nghĩ nên nói anh biết”.

Tưởng Nã nhếch mép nói cảm ơn Dương Quang. Sau khi tắt máy, anh nói với Hứa Châu Vi: “Đợt tới chặn lại, bắt nộp tiền bảo kê. Mấy chiếc xe khác ở Lý Sơn cũng lâu rồi không thu tiền, cần nhắc nhở họ một chút”.

Hứa Châu Vi xoa tay, tỏ vẻ nôn nóng, muốn được luyện gân luyện cốt ngay lập tức.

Tối đến, bà Diêu lôi Diêu Yên Cẩn ra công viên ven sông dọn hàng. Diêu Yên Cẩn túm chặt cửa không chịu đi, lửa giận của bà Diêu bôc cháy ngùn ngụt: “Con nói đi, một anh chàng trắng trẻo sáng sủa thì con chê chướng mắt, lại đi thích cái loại già mà không nên nết. Nhìn ông ta còn già hơn bố con, con có biết suy nghĩ hay không?”.

Diêu Yên Cẩn vặn lại: “Anh ấy là người tốt, anh ấy đối xử tốt với con!”.

Tuy bà Diêu biết không thể đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài nhưng ít nhất dáng vẻ cũng không được quá tệ, không thể để người ta nghĩ đó là anh em của ông Diêu. Nếu không mặt mũi nhà họ Diêu biết để ở đâu.

Diêu Ngạn khuyên bà: :”Mẹ đừng nhắc chuyện này nữa, qua một thời gian là đâu lại vào đấy ấy mà. Mẹ ở nhà với chị đi, để con dọn hàng”.

Bà Diêu giận đến run người, buồn bã giao túi vải cho Diêu Ngạn.

Nghỉ hè là thời điểm tượng thạch cao buôn bán được nhất. Đến lúc học sinh tựu trường, mấy mẹ con cô chỉ còn biết dọn ra bán vào dịp cuối tuần. Sạp hàng ngoài công viên gần sông đã trở thành địa điểm cố định. Diêu Ngạn chưa tới nơi đã thấy một đám trẻ con đang đợi.

Đèn đường hắt sáng dịu nhẹ, gợn gió mùa hè từ ven sông thổi vào chắt lọc không khí hanh khô ban ngày để lại cảm giác mát rượi dễ chịu. Diêu Ngạn sinh ra đã giỏi giang tháo vát. Trong lúc cô bận rộn buôn bán, một cơ thể đàn ông bất ngờ áp sát đến sau lưng cô.

Tưởng Nã thì thào với cô: “Em đổi số điện thoại di động à?”. Hơi nóng hổi của anh thổi vào tai Diêu Ngạn, xua tan cơn gió đêm mát lạnh, khiến hai tai Diêu Ngạn đỏ bừng.

Diêu Ngạn cứng đờ như có hàng nghìn hàng vạn con côn trùng đang đánh úp phía sau cô, tóc tai cô dựng đứng. Cô nghiêng người né tránh cái ôm thân thiết của Tưởng Nã. Hai chân của cô lảo đảo đứng bật dậy, va vào băng ghế khiến nó đổ xuống đất, bức tượng thạch cao nằm trên băng ghế bị gạt rơi xuống đất, một loạt các âm thanh hỗn độn xen lẫn với khung cảnh ổn ào xung quanh.