Hôm sau, trong doanh trướng, Nguyễn Toản nhìn tất cả nói:
“ Mấy ngày nữa, ta sẽ đi trước Chiang Rai. Mọi việc ở đây các ngươi hãy tiếp tục thực hiện. Có vấn đề gì hãy liên lạc với ta.”
“ Vâng.” Đám người Triệu Lan, Bùi Tuấn..... vội vã gật đầu.
............
Nguyễn Toản mang theo Lê Huy, Trần Long, Mê Vệ cùng 1000 quân xuất phát. Tránh để va chạm không cần thiết. Đoàn người ngồi thuyền xuôi theo dòng Mê - Kông về tới sông KoK- nằm ở Chiang Rai.
Sau nhiều ngày bôn ba, tất cả đã đến.
Trong một trang viên, nằm cách biệt. Bọn Nguyễn Phong, Nguyễn Hoa..... đã đợi sẵn, thấy đoàn người vội vã, nói:
“ Mọi người đã đến. Chúng tôi đã chuẩn bị đồ ăn. Mọi người dùng bữa rồi nghỉ ngơi chút.”
Nguyễn Toản gật đầu.
.........
Sáng hôm sau, tinh thần đã thoải mái, Nguyễn Toản nói:
“ Tình hình ở đây như thế nào. Có như ta dự kiến không.”
Nguyễn Phong vội vã đáp:
“ Thưa công tử, chúng phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Chiang Mai không còn vẻ phồn hoa của thủ đô Lan Na năm xưa mà dần trở nên đồi phá, hoang vu, trở thành miếng than nóng hổi, cướp nó vô cùng rắc rối.
Ngoài mặt, chúng vẫn nằm dưới tay của triều đại Konbaung, nhưng người Xiêm không hề buông bỏ. Để chiếm lại nơi đây, vua Rama I (*) đã phong cho anh rể mình Kawila làm vua của Chiang Mai, với tư cách một nước triều cống của Xiêm.
Kawila (**) tuy chưa chiếm được Chiang Mai nhưng đang đi khắp nơi từ Lampang, Chiang Hung, Kengtung....... thu nhập quân để đánh vào.”
Nghe xong, Nguyễn Toản xoa xoa thái dương, có lẽ nhiều thứ hắn nhớ lầm. May mắn không quả quyết tiến tới, không thì chưa vào đến Yangoon đã lại sa lầy cuộc chiến mới, suy tư lúc, nói:
“ Tình hình mỗi bên bao nhiêu? Có thể làm cho bọn chúng xung đột chứ? Chúng ta làm ngư ông đặc lợi.”
Nghe vậy, Nguyễn Hiền lắc đầu:
“ Thưa công tử, từ sau thất bại gần như toàn diệt trong cuộc chiến tranh chín quân (). Triều đình Konbaung chỉ để lại một lực lực lượng khoảng 10000 quân do Balamin Htin lãnh đạo. Theo tình báo thì Badon Min (*) tuy đối mặt áp lực trong nước, nhưng vẫn muốn tổng tấn công lần cuối, nên đang chờ đợi cơ hội rõ ràng. Quân Xiêm nhiều lần tấn công, Balamin Htin vẫn cho án binh, phòng ngự. Không tấn công.
Còn Kawila tuy huy động được nhiều quân nhưng chủ yếu là dân thường, sức chiến đấu ít. Nếu Rama I không hỗ trợ sẽ không tổng tấn công toàn lực. Mà Rama I cũng đang sa lầy trong chiến tranh thống nhất ở miền Nam và Đông.
Xung đột bây giờ rất khó, có lẽ mấy năm nữa sẽ tốt hơn.
Nguyễn Toản gật gật đầu, nói:
“ Ngươi tìm hiểu thêm cho ta về tên Kawila cùng Taksin.... Đồng thơi liên hệ Chất Tri cho ta.”
“ Vâng.” Nhưng vừa đáp xong, Nguyễn Phong vội vã, nói:
“ Thưa công tử, Taksin đã bị gϊếŧ và xử trảm....”
Nguyễn Toản lắc đầu:
“ Không, hắn còn sống. Ngươi đến Chùa Phrathat Doi Suthep (*) xem sao.”
“ Vâng.”
...........
Tất cả rời, Nguyễn Toản cho quân lính nghỉ ngơi, cầm lấy tấm bản đồ suy tư.
............
Muốn tiến về Yangoon có hai cách. Một là tấn công thẳng từ Chiang Rai, đến Chiang Mai sau đó đánh vào Martaban theo đương biển lên Yagoon. Hai là từ Chiang Rai đánh xuống Lampang, Tak đánh Tavoy rồi đi biển qua Yagoon.
Cách đầu nhanh trực diện nhưng sẽ phải đi qua vùng đệm chiến tranh, rất có thể bị giáp công của cả hai.
Đường thứ hai đi tuy xa nhưng có thể giảm đối chọi lực lượng chính. Mặc dù đi xuyên qua đất nước Thái. Rama I dù muốn kéo quân về cũng không kịp.
Nhưng càng nhìn, Nguyễn Toản càng thấy bất ổn. Có lẽ cần làm thêm gì đó.
.........
Mấy ngày sau, Trong một căn phòng kín cách khá xa Chiang Mai, Nguyễn Toản gặp lại Chất Tri.
So lần gặp trước, Chất Tri đã thu liễm rất nhiều, thấy Nguyễn Toản, vội nói:
“ Ngươi muốn gì, ta cũng không thể rời Bangkok lâu. Cần gì nói thẳng?”
Nguyễn Toản gật đầu:
“ Ta muốn thông tin về cái chết con cháu của Taksin cùng danh sách các tướng lĩnh từng thân cận hắn. Việc này đơn giản chứ?”
Chất Tri kinh ngạc:
“ Ngươi có mối quan hệ gì với hắn? Chả nhẽ các ngươi là anh em. Ta nhớ hắn là người Hán mà..”
Nguyễn Toản lắc đầu:
“ Không. Ta chỉ tò mò thôi. Mấy ngày nay có chút nghe nói.” Rồi đẩy chút bảng anh sang;
“ Ngoài vấn đề đã thỏa thuận. Những thứ khác ngươi cung cấp, ta sẽ không bắt ngươi làm không công. Số tiền này có thể đủ chứ.”
Ngẫm nghĩ, thấy Taksin đã chết, bệ hạ cũng đang muốn trừ khử..... gật đầu:
“ Được. Hai ngày nữa ngươi cho người đến chỗ ta nhận.”
“ Tốt.”
Sau đó cả hai tạm biệt.
...........
Mấy ngày sau, khi nhận được tình báo cũng xác nhận Taksin ở chùa Phrathat Doi Suthep. Nguyễn Toản mang theo bọn Lê Huy đi tới.
.............
Vừa bước đến, có thể thấy hai con rồng lớn nằm dài theo những bậc thang, đầu ngẩng lên trời. Nhìn lên phía trên, những bậc thang cao dần dẫn xuyên suốt lên đền. Một ngọn tháp lớn nằm khu trung tâm được bọc vàng. Truyền thuyết nói, đây chính là nơi cất giữ mảnh xương vai của Phật tổ. Quanh tháp này là hai chiếc ô lọng màu đồng bóng. Xung quanh những bức tượng phật nhỏ được bố trí bốn phía.
Treo dọc theo mái đền cong cong là dải chuông bằng đồng nhỏ. Chúng reo lên những tiếng nhạc du dương khi cơn gió thổi qua. Hai dãy chuông đồng lớn treo ngoài lối vào đền đúng lúc đó cũng được gióng lên.
Nhìn cảnh tượng này, Nguyễn Toản không khỏi xao lòng, lần thứ hai đến, vẫn cảm nhận được cái nét huyền bí, tâm linh nơi đây,
........
Chiều tối, trong một căn phòng nằm khuất, tiếng gõ mõ vang lên liên tiếp.
Bỗng ngưng, một trung niên ngừng lại, ánh mắt nhìn phía xa. Bên cạnh sư Kathat thấy vậy, mỉm cười:
“ Con còn điều vướng bận ư. Đến đây hãy buông bỏ....”
Chưa dứt lời, Nguyễn Toản đi vào, chắp ta cười trừ:
“ Thật xin lỗi đã cắt ngang. Nhưng nhiều việc chưa làm, có thể buông bỏ ư. Tâm sao có thể yên lành mà dừng lại. Thành phật là ước mong phổ độ chúng sinh. Không phải trốn tránh để siêu thoát. Nếu không, đức phật chỉ là kẻ hèn nhát.....”
Xong quay nhìn nhà sư bên cạnh mỉm cười:
“ Đã làm phiền ngài. Nhưng cũng có việc nên nhìn thẳng.”
Sư Kathat quay sang thấy ánh mắt Taksin (**), khẽ thở dài:
“ Có lẽ ta sai. Con lên suy nghĩ kỹ. Có lẽ trốn chạy không phải điều tốt lành.”
Sau đó, rời đi.
..........
Trong căn phòng chỉ còn hai người, Taksin nhìn thẳng:
“ Ngươi là ai? tại sao ngươi biết ta ở đây. Chả nhẽ ngươi là người của Thong Duang.”
Nguyễn Toản cười nhẹ:
“ Ta là ai không quan trọng. Nhưng cảm thấy tiếc thay cho một sự nghiệp dang dở. Điều ngươi muốn là nhiều hơn. Tại sao lại lựa chọn như vậy. Ngươi trốn chạy nhưng Thong Duang có tha thứ ngươi đâu.”
Xong nhẹ nhàng, đưa lên mảnh giấy, bên trong nghi lại toàn bộ kết cục của gia đình Taksin về sau.
Nhìn mảnh giấy, Taksin sắc mặt trắng bệch. Dù tụng kinh niệm phật nhưng những cảm xúc trần thế đâu có thể nói buông là buông. Thở hắt giữ cho tâm trạng của mình bình ổn. Taksin nhìn thẳng:
“ Mục đích là gì. Không ai đến chỉ vì tôn trọng. Nói đi.”
“ Haha. Tốt. Nói chuyện với người thông minh thật dễ.” Nguyễn Toản tiếp:
“ Ta muốn xâm chiếm Konbaung trả thù cho anh em của ta. Đã thương thảo với tên Thong Duang đó. Hắn không đồng ý. Ta muốn giúp ngươi để ngươi chống chọi hắn, ta thừa cơ đánh chúng: ngoài ra, Chiang Mai sau này thuộc về ta.”
Taksin suy ngẫm, gật đầu:
“ Nhưng ngươi có thể giúp ta làm gì. Quân đội không có, ta lấy gì chống chọi hắn.”
Lại lôi ra tờ giấy, Nguyễn Toản cười:
“ Ngươi khinh thương mị lực của ngươi. Ta biết rất nhiều kẻ nguyện trung thành với ngươi còn tồn tại. Nắm giữ nhất định lực lượng. Thong Duang không dám quá sức đàn áp. Nhưng nếu không bắt đầu. Họ chết đi thì ngươi nổi dậy càng khó. Đây là cơ hội duy nhất. Ta sẽ cho người đưa ngưoi đi gặp họ.”
Nghe vậy, Taksin trầm mặc:
“ Được, ngươi đợi ta chút.”
Nguyễn Toản gật đầu, ngay sau đó rời đi.
.........
Taksin chậm rãi đi tới đại điện. Bên trong sư Kathat đã ngồi, nhìn thấy Taksin nhu hòa, nói:
“ Con đã quyết định rõ ràng rồi chứ.”
Taksin gật đầu, cởi trên mình áo cà sa, cúi người nói:
“ Con xin lỗi sư thầy. Đúng như kẻ đó nói. Con có lẽ chưa buông bỏ được. Còn cần đi làm nốt. Mong sư thầy tha tội.”
Sư Kathat thở dài:
“ Chém chém gϊếŧ gϊếŧ có gì tốt. Mà nhiều kẻ si mê.” Xong nhìn thẳng Taksin nói:
“ Nếu con quyết định như vậy thì ta cũng khuyên Nhưng nên nhớ, đừng quá lạm sát ai. Chúng ta cùng dòng máu. Chiến đấu vì cho nhân dân hạnh phúc, không phải là cho bản thân.”
“ Vâng.” Taksin đáp. Vái ba lạy trước tượng Phật tổ, sau đó quay người, tiếng chuông chùa vang lên.
Bên ngoài đợi sẵn, chờ Taksin ra, đoàn người rời đi.
...........
P/s:
Dạo này do đọc sử Thái mất chút thời gian nên chậm trễ. Mong thông cảm. Tối cố ra thêm 1 chương. Mọi người đọc thêm chú thích để hiểu chuyện hơn. Cảm ơn.
(*) Rama I: tên thật là Thong Duang; bạn thân, tướng dưới trướng của vua Taksin, giúp công không nhỏ thành lập triều Thonburi.
Năm 1781, khi đang chiến đấu cùng Nguyễn Ánh ở Chân Lạp, vội vã giảng hoà. Kéo quân về, khi hay tin Taksin bắt giam vợ con mình. Phối hợp các tướng lĩnh khác đã thành công lật đổ triều Thonburi, thành lập Vương quốc Rattanakosin. Hiện nay là hoàng gia Thái Lan, đứng đầu là vua Rama X.
(**) Kawila là một trong nhóm các quý tộc Lan Na đã nổi dậy chống lại người Miến Điện( cai quản của thống đốc Thado Mindin - triều Konbaung.) dưới sự hậu thuẫn của Thái Lan năm 1775 . Năm 1782, Kawila được Rama I của Thái Lan bổ nhiệm làm vua cai trị 57 thành phố.
(*): là tên gọi khác của chiến tranh Miến Điện-Xiêm (1785-1786), nổ ra giữa các triều đại Konbaung của Miến Điện và vương quốc Rattanakosin.
(**) là vị vua thứ sáu của Vương triều Konbaung của Miến Điện. Người gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh với nước láng giềng.
(*) là một trong những ngôi chùa thiêng liêng nhất tại Chiang Mai (Thái Lan) và được nhiều người Thái Lan tin sùng. Đây cũng là nơi nhiều tín đồ Phật giáo hành hương trong các ngày lễ lớn.
(**) là quốc vương duy nhất của Vương quốc Thonburi. Có cha là người Hán, mẹ người Thái. Ông là một thủ lĩnh giải phóng Xiêm khỏi sự chiếm đóng của Miến Điện sau khi Ayutthaya thất thủ lần thứ nhì vào năm 1767, và sau đó thống nhất Xiêm từ các quân phiệt. Do Ayutthaya hầu như bị tàn phá hoàn toàn, ông cho thiết lập Thonburi làm tân đô. Trong thời gian trị vì của ông, xảy ra các sự kiện nổi bật như các cuộc chiến tranh, chiến đấu đẩy lui các cuộc xâm chiếm mới của Miến Điện và chinh phục Vương quốc Lanna ở phía bắc, các tiểu quốc Lào, và uy hϊếp Cao Miên. Ông bị chiến hữu lâu năm là Buddha Yodfa Chulaloke hành quyết một phần lí do tới từ xuất xứ và chính sách thân cận, tạo nhiều điều kiện cho ngừoi Hán buôn bán, định cư.
Sau năm 1932, khi chế độ quân chủ chuyên chế nhường chỗ cho thời kỳ dân chủ, Taksin được tôn trọng hơn trước, trở thành một trong những anh hùng dân tộc. Nhưng nhiều nghi vấn là hỗ trợ cho chính sách bành trướng, chủ nghĩa dân tộc của Thái Lan.