Vương Mệnh

Chương 28: Xây dựng lãnh địa

Mã xa lại toàn lực bôn trình, Giang Phong không ghé qua Lục Hoa Trấn mà về thẳng An Phú Hương. Lúc này, số dân chúng thiên cư từ Lục Hoa Trấn cũng đã đến nơi. Do không đủ nhà ở nên bọn họ đành dựng lều trại ở ven đường, chờ chánh tổng đại nhân phân phó. Hàng mấy trăm lều trại tụ tập bên đường, quang cảnh rất náo nhiệt mà cũng vô cùng hỗn loạn.

Về đến lãnh địa, Giang Phong phái ngay lão sư gia đến Công Đường chỉnh lý chính vụ, kiểm điểm nhân lực vật lực. Đích thân Giang Phong đi tuần một vòng quan sát tình hình.

Vì là tam cấp thôn làng, An Phú Hương cũng khá rộng rãi, ngang dọc mỗi bề 300 mét, tổng diện tích 9 vạn mét vuông. Phía ngoài cùng là vòng tường thành bằng gỗ khá chắc chắn. Từ ngoài đi vào, qua cổng tam quan là đại lộ lát đá rộng 10 mét. Cuối đại lộ là Công Đường, nằm ngay ở khu trung tâm. Những đường ngang ngõ dọc chia các khu dân cư thành những ô vuông lớn nhỏ khác nhau. Khác với những thôn trấn khác Giang Phong từng gặp, vì có một mặt giáp sông nên ngoài cổng tam quan thông ra đường lớn, còn có một cổng nữa thông xuống bờ sông. Sau cuộc chiến, phần lớn các kiến trúc đều đã gần như đổ nát.

Nhìn quanh một vòng, nhà cửa đổ nát tuy vẫn miễn cưỡng sử dụng được, nhưng thật mất cảnh quan quá. Giang Phong quyết định xây dựng lại từ đầu.

Kiểm tra nhân lực vật lực, ngoài 4 thợ mộc bản địa, trong số dân thiên cư còn có thêm 20 người nữa. Lão tổng trấn còn cho chở đến một số vật tư nên lúc này trong kho có tất cả 3095 đơn vị gỗ, 1640 đơn vị đá và 3614 đơn vị lương thực.

Ưu tiên đầu tiên là phải giải quyết nhà ở cho dân chúng. Giang Phong nghĩ đến quyền hạn của chánh tổng. Một bảng chức năng trong suốt hiện ra trước mắt, trên đó có 3 nút : “Chính Sự”, “Xây Dựng” và “Tu Sửa / Phá Hủy”. Giang Phong điểm vào nút “Xây Dựng”. Bảng chức năng hiện lên danh sách các loại kiến trúc. Các kiến trúc chia làm 3 loại : kiến trúc bắt buộc, phổ thông kiến trúc và đặc thù kiến trúc. Kiến trúc bắt buộc là những kiến trúc cần phải xây dựng để có thể thăng cấp. Phổ thông kiến trúc là những kiến trúc phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cho cư dân. Còn đặc thù kiến trúc là những loại hình kiến trúc như Thư Viện, Văn Tổ Miếu mà Giang Phong được tưởng lệ.

Điểm vào “phổ thông kiến trúc”, danh mục kiến trúc xuất hiện :

“Nhà : diện tích 4x10; gỗ 10, đá 2; 1 hộ.”

“Biệt viện : diện tích 8x10; gỗ 25, đá 5, đồng tệ 10; 1 hộ.”

“Trang viện (cấp 1) : diện tích 40x40; gỗ 100, đá 50, đồng tệ 50; 1 hộ.”

“Lâu các : diện tích 10x10; gỗ 200, đá 100, đồng tệ 50; 3 hộ. Có 3 tầng.”

“Đường : đá 1 /mét vuông.”

“Đại lộ : gỗ 1, đá 1 /mét vuông.”

“Công viên : gỗ 2, đá 2 /mét vuông.”

“Giếng : diện tích 2x2; gỗ 2, đá 5.”

“Lớp học : diện tích 10x10; gỗ 150, đá 50, ngân tệ 5; cần thầy đồ.”

“Đổ trường : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 120, ngân tệ 5; cần quản gia.”

“Tửu điếm : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 120, ngân tệ 5; cần đầu bếp.”

“Trại mộc : diện tích 10x20; gỗ 50, đá 10; cần thợ mộc.”

“Nông trường : diện tích 20x50; gỗ 500, đá 10; cần nông dân; lương thực 20 - 100 /3 ngày.”

“Mục trường : diện tích 20x50; gỗ 300, đá 100, ngân tệ 5; cần mục dân; lương thực 80 – 120 /3 ngày.”

“Bến thuyền : diện tích 20x20; gỗ 300, đá 500, ngân tệ 20.”

“Nhà tạo thuyền : diện tích 20x50; gỗ 500, đá 500, ngân tệ 25; cần có trại mộc và bến thuyền; cần thợ mộc.”

“Công đường - Chính sự sảnh : gỗ 1000, đá 1000, ngân tệ 50.”

“Công đường - nội sảnh : gỗ 1000, đá 1000, ngân tệ 50.”

“Công đường - hậu viện : gỗ 1000, đá 1000, ngân tệ 50.”

“Công đường - thư phòng : gỗ 1000, đá 1000, ngân tệ 50.”

“Công đường - thượng uyển : gỗ 1000, đá 1000, ngân tệ 50.”

“Công đường – lâu các : gỗ (cấp độ x500), đá (cấp độ x500), ngân tệ (cấp độ x25). Số tầng lầu = cấp độ +1.”

“Công đường - bảo khố : gỗ 1000, đá 1000, ngân tệ 50.”

“Công đường – phòng ăn : gỗ 500, đá 500, ngân tệ 25.”

“Công đường – nhà bếp : gỗ 500, đá 500, ngân tệ 25; cần đầu bếp.”

(chú : cấp độ = cấp độ thôn làng thành trấn. Các cấp độ : thôn - cấp 1, làng - cấp 2, Hương - cấp 3, tiểu trấn - cấp 4, Hương trấn - cấp 5, Thành trấn - cấp 6, Châu Thành - cấp 7, Phủ Thành - cấp 8, Vương Thành - cấp 9, Vương Đô - cấp 10).

Lúc này, lão sư gia đã chỉnh lý sổ sách xong, đến báo cáo với Giang Phong. Toàn Hương có 246 hộ với 1170 nhân khẩu, gồm 1000 dân thiên cư, 32 dân xuất thân từ trại cường đạo, 111 quân nhân, 25 thân vệ, lão sư gia và Giang Phong. Trong đó có dược sư 3, thầy đồ 2, giáo sư 1, đạo sư 1, thợ rèn 3, thợ mộc 24, thợ may 3, ngư dân 18, mục dân 1, nông dân 53, đầu bếp 1. Trẻ em 318 người.

Đại hưng thổ mộc.

Trước tiên cho xây dựng 250 căn nhà, tập trung ở khu vực gần bờ sông. Mỗi thợ mộc lấy thêm 10 người phụ giúp, xây dựng mỗi căn nhà mất 3 phút, 20 thợ mộc chia nhau xây dựng 240 căn nhà mất 36 phút. Tốn hết 2500 gỗ và 480 đá.

Còn lại 4 thợ mộc, mỗi người cũng lấy 10 người phụ giúp, chia nhau xây dựng 12 gian biệt viện. Tốn hết 300 gỗ, 60 đá và 120 đồng tệ. Sau khi xây dựng xong, lại cho xây dựng 25 giếng nước, tốn 50 gỗ và 125 đá.

Dược sư, thầy đồ, giáo sư, đạo sư là những chức nghiệp được Giang Phong coi trọng, nên được bố trí ở trong biệt viện. Viên thống lĩnh và lão sư gia cũng được phân cho 2 biệt viện. Còn lại 3 biệt viện tạm thời để đấy. Số người còn lại bố trí vào những căn nhà mới xây dựng. Giang Phong đương nhiên ở trong Công Đường.

Dân chúng thấy mình được ở nhà mới, còn chánh tổng đại nhân lại ở trong Công Đường đã đổ nát, đối Giang Phong càng thêm tôn kính.

Sau gần 1 giờ, dân chúng mới lần lượt an cư xong, Giang Phong chợt nghe hệ thống thanh âm :

- Đinh. Chúc mừng Thiếu Quân, dân chúng An Phú Hương gia tăng tín phục độ chút ít.

Tín phục độ ? Giang Phong mở bản chức năng, vào phần “Chính Sự”. Bên dưới tên An Phú Hương có các số liệu :

Chính trị : 82

Kinh tế : 0

Văn hóa : 0

Xã hội : 55

Dân số : 1170

Thuế : 0

Tín phục độ : 69

Binh lính : 135

Tướng lĩnh : 1 (Lâm thống lĩnh)

Quan viên : 2 (Giang Phong và lão sư gia)

Tiếp đó, Giang Phong lại chuyển sang “kiến trúc bắt buộc”, danh mục kiến trúc gồm :

“Dược Điếm : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 120, ngân tệ 5; cần dược sư.”

“Tiệm tạp hóa : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 120, ngân tệ 5.”

“Lò rèn : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 150, ngân tệ 5; cần thợ rèn.”

“Hiệu y phục : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 120, ngân tệ 5; cần thợ may.”

“Giáo trường : diện tích 50x50; gỗ 1000, đá 500, ngân tệ 25.”

“Học hiệu : diện tích 50x50; gỗ 4000, đá 2000, ngân tệ 50; cần giáo sư.”

“Miếu thờ : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 300, ngân tệ 10; cần đạo sư.”

“Khách điếm : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 150, ngân tệ 5.”

“Kho : diện tích 50x50; gỗ 500, đá 1000, ngân tệ 20.”

“Nhà giam : diện tích 10x20; gỗ 300, đá 1000, ngân tệ 20.”

Ai ! Chỉ còn lại 245 gỗ, chẳng đủ xây gì cả. Chỉ vừa đủ tu sửa Dược điếm, Tiệm tạp hóa hoặc Lò rèn là ba kiến trúc hiện có nhưng đã đổ nát. Tu sửa Dược điếm.

Không còn xây dựng được gì nữa. Mỗi ngày 1 người sử dụng 1 đơn vị lương thực, tính ra lương thực chỉ đủ sử dụng trong ba ngày. Giang Phong lên mã xa, đi về Lục Hoa Trấn mua lương thực.

Vào trấn, trước tiên Giang Phong ghé qua Tử Long Các, lão quản gia cung kính đón vào, trình lên sổ sách chi thu. Kể từ lúc bắt đầu khai trương đến giờ, Tử Long Các đã bán được 17 kiện trang bị, thu về 48 kim tệ. Giang Phong lấy “Man Vương chiến đao” giao cho lão quản gia đem trưng bày, rồi lệnh cho lão đăng cáo thị về việc tổ chức đấu giá sau 2 ngày nữa. Sản phẩm đấu giá ngoài những kiện trang bị đang được trưng bày còn có một danh ngạch gia nhập đặc thù môn phái : Phi Điểu Hội. Trước khi qua Chợ, Giang Phong kiểm tra lại tài sản : 72 kim tệ 89 ngân tệ 61 đồng tệ. Cũng vẫn còn khá giả.

Vào chợ, ghé vào cửa hàng lương thực. Cũng may là giá cả vẫn ở mức bình thường, 15 đồng tệ /10 đơn vị. Giang Phong bỏ ra 13 kim tệ 80 ngân tệ mua 10 vạn đơn vị lương thực. Sau đó ghé qua Giáo trường mượn mã xa cho đỡ tốn kém. Đồng thời điều lão sơ cấp quản gia đến An Phú Hương. Giang Phong định để lão phụ trách đổ trường sẽ xây dựng sau này.

Tiếp đó, không còn gì quan trọng cần giải quyết, mà mã xa từ Định An Thành còn khoảng 2 giờ nữa mới đến nơi, trong lúc rảnh rỗi, Giang Phong không đi sát quái luyện cấp mà … đăng xuất. Dù sao đẳng cấp cũng cao lắm rồi.