Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh

Chương 32: Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Kinh văn: "Nhị, tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố".

Loại tự tại thứ hai:"Tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố".

Đây là nói lìa tham dục có được loại tự tại thứ hai này. Tiền của, thông minh trí tuệ, khỏe mạnh sống lâu là tất cả những thứ mà chúng sanh đều mong cầu. Chúng ta tỉ mỉ quán sát chúng sanh sáu cõi, họ sống ở thế gian nàycó thể nói là trọn đời truy cầu không ngoài ba sự việc này. Ba sự việc này có thể truy cầu hay không? Nếu như nói chúng ta truy cầu mà có thể cầu được, thì thực tế mà nói chúng ta có thể toàn tâm toàn lực liều mạng mà truy cầu; nếu như không cầu được, vậy thì truy cầu của chúng ta là sai rồi. Người thế gian cũng có số ít biết được việc này là sai, biết được là sai nhưng vẫn cứ truy cầu, mong cầu may mắn có thể có được. Phật nói với chúng ta, thế gian chưa từng có việc gì mà do may mắn có được. Phật nói với chúng ta, ba việc này là do quả báo, quả ắt có nhân.

Buổi tốt hôm qua, các đồng tu nghe Thiên Chúa giáo giảng đạo cho chúng ta nghe, cũng có đồng tu đưa ra vấn đề vềnhân quả, trong giáo nghĩa của họ không nói nhân quả, họ nói cái gì? Tất cả đều là Thần ban cho, hay nói cách khác Thần ưa thích bạn, ban cho bạn nhiều hơn một chút; Thần không ưa thích bạn, thì ban cho bạn ít một chút. Thế là có rất nhiều người kính ái đối với Thần để Thần ban cho họ nhiều, có một số người phẩn hận đối với thần, vì họ được ban cho quá ít, việc này không thể giải quyết được vấn đề. Chân thật giải quyết được vấn đề, chúng ta tỉ mỉ tư duy, vẫn là trong Phật pháp nói được hay. Phật pháp nói đây là quả báo, quả ắt có nhân. Nếu bạn không tu nhân, làm gì có được quả báo? Phật nói với chúng ta, nhân là bố thí, tài bố thí được tiền của, pháp bố thí được thông minh trí tuệ, vô úy bố thí được khỏe mạnh sống lâu.

Nếu như không lìa khỏi tham dục, bạn tu nhân chứng quả vẫn cứ không được tự tại. Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát xã hội này, trong xã hội đích thực có người phát đại tài, có tiền của ức vạn, thế gian này rất nhiều người tích lũy tài vật đạt đến mấy mươi ức mỹ kim, họ có được tự tại hay không? Họ không tự tại, tại sao không tự tại? Nguyên nhân là không hề lìa khỏi tham dục, cho nên tiền tài của họ không tự tại. Tiền tài của họ thường hay có người chú ý, muốn đoạt lấy của họ, muốn lấy bớt của họ. Sự việc này quá nhiều, thậm chí như đạo tràng này của chúng ta, việc này chúng ta quyết không húy ngôn (húy ngôn là lời nói kiên kỵ), không cần phải tránh húy. Có rất nhiều đạo tràng xây được rất lớn, tài lực rất hùng hậu, tại gia xuất gia đều đổi tâm, đem đạo nghiệp quên hết sạch trơn, ngay trong mắt chỉ có danh lợi, tranh danh đoạt lợi, không những không lìa tham dục, mà tham dục ngày ngày đang thêm lớn. Tham dục thêm lớn, Phật nói với chúng ta, quả báo ở đường ngạ quỷ. Tham sân si ba loại ác nghiệp này, chiêu cảm là ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh, tâm tham là ngạ quỷ, sân hận là địa ngục, ngu si là súc sanh. Ba loại tội nghiệp đều tạo, thì quả báo này thật đáng sợ, đây là vị lai hay hiện tiền? Hiện tiền không tự tại, oan gia trái chủ, đạo tặc của bạn đều xem bạn là mục tiêu, đều xem bạn là vật săn. Việc nàyrõ ràng là không tự tại, vì ra cửa đều phải nhờ rất nhiều vệ sĩ, nếu như tự tại thì đâu cần phải bảo vệ? Có nhiều bảo vệ như vậy, chứng tỏ họ không tự tại. Mỗi giờ mỗi phút đề phòng người khác muốn tổn hại họ. Tổn hại bên ngoài dễ dàng phòng bị, tổn hại bên trong thì khó. Nếu như oan gia trái chủ đầu thai đến trong nhà bạn, làm con cái của bạn, trễ hơn một đời là làm cháu của bạn(những thứ này chính là trong Phật pháp gọi là phá gia chi tử), thì không thể phòng bị. Hiện tại bạn đầy đủ tiền của, vẫn chưa tán gia là nhân duyên phước đức của bạn, thông thường người thế gian chúng ta gọi là "hiện tại bạn đang may mắn". Khi bạn đang hưng vượng, những oan gia trái chủ này ở bên cạnh bạn không dám động, thế nhưng vận mạng cũng sẽ suy, không thể nào giữ được mãi mãi hưng vương, đến lúc suy thì phải làm sao? Không cần nói là người thế gian, ngay Thích Ca Mâu Ni Phật cũng không ngoại lệ. Thích Ca Mâu Ni Phật cũng có oan gia trái chủ, oan gia đầu hiệu là Ma Vương Ba Tuần. Khi Phật pháp đang thạnh nhất, Ma Ba Tuần đến hộ pháp cho Thích Ca Mâu Ni Phật, họ ở nơi đó chờ cơ hội. Ba Tuần đã từng nói với Thế Tôn, họ luôn là muốn tìm phương pháp để hủy diệt Phật pháp. Phật nói với họ, tất cả pháp mà Phật nói ra là pháp thuần chánh, là từ trong tự tánh mà lưu xuất ra, bất cứ sức mạnh nào đều không thể hoại Phật pháp. Ba Tuần nói:"Ta đợi đến thời kỳ mạt pháp của Thế Tôn", chánh pháp họ không thể phá hoại, tượng pháp họ cũng không thể phá hoại, đến thời kỳ mạt pháp, họ nói: "Ta sẽ cho Ma tử, Ma tôn của ta, để con cháu của ta thảy đều xuất gia, khoát lên mình Ca-sa, hiện tướng tỳ kheo để phá hoại Phật pháp”. Thích Ca Mâu Ni Phật nghe câu nói này rồi không nói câu nào, rơi nước mắt. Trong kinh điển có ghi chép: "Chỉ có trùng sư tử, mới ăn được thịt sư tử". Phật pháp như vậy, thế pháp cũng như vậy, làm thế nào có thể bảo toàn? Đời đời kiếp kiếp tích lũy công đức mới có thể bảo toàn, thời đại nào bỏ đi đức hạnh, đi con đường tranh lợi phóng túng thì thời đại đó hủy diệt.

Trong Phật pháp không có tranh chấp, lìa khỏi tham dục thì làm gì có tranh chấp? Người thế xuất thế gian tranh cái gì? Tranh danh, tranh lợi. Nếu như đem danh lợi thảy đều xả hết, "với người không tranh, với việc không cầu", vậy mới có thể bảo toàn. Cho nên Thế Tôn năm xưa ở đời, thực tế mà nói đã làm ra cho chúng ta một tấm gương thật viên mãn, bạn có thì liền có người tranh, bạn không có thì người không tranh. Thế Tôn năm xưa ở đời, tất cả đệ tử của Ngài, đến sau khi Thế Tôn diệt độ cũng không có người tranh, vì sao vậy? Thế Tôn không có tài sản, Tinh xá, vườn rừng, giảng đường lúc ở đời nơi cư trụ đều là có chủ, đều là cư sĩ tại gia, quốc vương đại thần cung cấp, sản quyền là thuộc về họ. Phật là mượn dùng, không phải tiếp nhận họ tặng cho, không có.Ngài tiếp nhận các cư sĩ cúng dường, cái cúng dường này là tạm thời, không phải đem sản quyền cúng dường. Cho nên tôi thường nói, Phật ở đời, Ngài có quyền sử dụng, cúng dường quyền sử dụng, không có sản quyền. Vì vậy,sau khi Phật diệt độ, tài sản này đều quy về thí chủ, mọi người có cái gì để tranh? Không có tranh. Hiện tại vì sao có thể có tranh chấp? Hiện tại trong tự viện có sản quyền,vậy thì hỏng rồi.

Khi Phật giáo vừa truyền đến Trung Quốc, đạo tràng là quốc gia xây dựng, người xuất gia cũng không có quyền sở hữu, có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở hữu, cũng giống như cơ cấu của chính phủ vậy. Thế Tôn làm tấm gương cho chúng ta, chúng ta phải ghi nhớ trong lòng, chúng ta phải thể hội đạo lý trong đây. Cả đời Thế Tôn Ngài thị hiện ra ba y một bát, nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ở một đêm. Ngài được đại tự tại, Ngài được là cứu cánh viên mãn, toàn tâm toàn lực giáo học tận nghĩa vụ, giúp đỡ người phá mê khai ngộ, giúp đỡ người lìa khổ được vui, đáng được người thế gian tôn kính. Đây chính là thành tựu của Ngài, đây chính là quả báo thù thắng của Ngài không ai sánh bằng, không có oán địch. Cho dù chúng ta xem thấy Ma Vương Ba Tuần, xem thấy Đề Bà Đạt Đa, xem thấy lục quần Tỳ Kheo, trên kinh Phật nói với chúng ta, những người tạo ác này, người phản đối Thích Ca Mâu Ni Phật, người phá hoại Phật pháp đều là đại quyền thị hiện, không phải là thật. Trong Đề Bà Đạt Đa Kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật nói Đề Bà Đạt Đa đọa địa ngục, hưởng thụ ở trong địa ngục còn an vui hơn thiên cung. Ông đang diễn kịch, đang biểu diễn cho chúng ta xem, nói với người phàm phu chúng ta là nghiệp chướng chưa tiêu hết thì nghịch duyên luôn là có. Phật thị hiện cái duyên nghịch này, dạy bảo chúng ta làm thế nào ở trong nghịch cảnh ác duyên, trong hoàn cảnh này thành tựu đạo nghiệp của chính mình. Ngài làm cho chúng ta xem, nói thì chúng ta rất dễ dàng thể hội, chúng ta chính mắt xem thấy, ở trong đây mới chân thật học được cái cần học.Ngài biểu diễn cho chúng ta xem, thế là chúng ta ở trong đây cảm ngộ sâu sắc.

Ngày nay,nếu chúng ta gặp phải oan gia đối đầu đến hủy báng chúng ta, đến vũ nhục chúng ta, hãm hại chúng ta, thì chúng ta phải nghĩ họ là đại quyền thị hiện, họ là Phật Bồ Tát tái lai, xem thử ta có trí tuệ hay không, xem thử chúng ta có thể nhẫn chịu hay không, họ đến để khảo chúng ta. Khi ý niệm này vừa chuyển thì chúng ta liền khởi tâm cung kính đối với oan gia đối đầu, sẽ không khởi lên một niệm ác. Khi một niệm ác vừa khởi lên,oan oan tương báo không thể kết thúc, vậy thì phiền phức. Nếu chúng ta khởi lên tâm cung kính, khởi lên tâm cảm ân, cho dù chân thật họ là oan gia đối đầu, thì đến chỗ này là kết thúc món nợ, nợ liền tiêu hết, lần sau gặp mặt là thiện tri thức, là bạn tốt. Đây là cổ đức dạy bảo chúng ta: "Oan gia nên giải không nên kết", làm thế nào đem oán tặc chuyển biến thành bạn tốt, vậy thì bạn chân thật biết học Phật, bạn chân thật biết dụng công, công phu của bạn sẽ có lực. Oán tặc họ cũng là chúng sanh. "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", chúng ta phải độ họ, chúng ta không ghét bỏ họ, vì họ mê quá sâu cho nên họ tạo ra vô số ác nghiệp. Ta phải làm thế nào giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, chuyển ác thành thiện. Chúng ta giúp đỡ thầy, bạnthành tựu lẫn nhau, họ tạo tác mộtsố ác nghiệp, chúng ta xem thấythì lập tức quay đầu hồi quang phản chiếu, nghĩ lại chính mình có cái ý niệm ác này hay không? Có hành vi ác hay không? Nếu như có, phải mau thay đổi tự làm mới. Họ là lão sư của chúng ta, họ không làm thị hiện như vậythì chúng ta chính mình luôn luôn có lỗi lầm cũng không nhìn thấy, không thể phát hiện. Họ là một tấm gương chiếu của chúng ta, thiện hạnh của họ, ta phải bắt chước, phải học tập, phải tán thán; ác hạnh của họ, ta phải kiểm điểm ta có hay không, cho nên thuận cảnh nghịch cảnh, người thiện, người ác, đều là đạo tràng tu học của Bồ Tát, đều là thành tựu thiện nghiệp của thiện tri thức.

Phía trước của kinh này, Phật dạy chúng ta thường niệm thiện pháp, tâm thiện; tư duy thiện pháp, tư tưởng hiện; quán sát thiện pháp, hành vi thiện, không để chút bất thiện xen tạp, đó chính là chỉ ư chí thiện, thiện của chúng ta mới được viên mãn. Thế giới Tây Phương Cực Lạc bậc thương thiện đến ở một nơi, vì sao gọi "thượng thiện"? Thượng thiện là chí thiện, chúng ta học từ chỗ nào? Từ thuận cảnh, nghịch cảnh, người thiện, người ác, từ mọi mặt này học tập thành tựu, cho nên thuận cảnh, nghịch cảnh đều là cảnh giới tốt, người thiện, người ác đều là thiện trị thức của chúng ta, đều là lão sư tốt của chúng ta, thành tựu chí thiện của chính mình. Nếu như đối với phía người thiện khởi lên tham ái, phía người ác khởi lên sân hận, thì bạn là người không khéo học, không biết học. Người không biết học là ở ngay trong cuộc sống thường ngày trong tâm thường có phiền não, ưa thích là phiền não, chán ghét, sân hận là phiền não, bạn mỗi ngày sống ở ngay trong phiền não. Người biết học Phật, cũng giống như Lục tổ Huệ Năng thường sanh trí tuệ, trong thuận cảnh không có tham dục, sanh trí tuệ, trong nghịch cảnh không có sân hận, sanh trí tuệ, người thiện người ác, thảy đều sanh trí tuệ, đây là mới là đệ tử Phật. Nếu như chúng ta ở ngay trong cảnh duyên(cảnh là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự), vẫn khởi “tham sân si mạn”, vẫn sanh hỉ nộ ai lạc thì bạn là phàm phu, bạn không hiểu Phật pháp, bạn chưa học Phật, chúng ta phải lưu ý ở chỗ này.Tự tại tài vật là đương nhiên đạt được, hóa oán tặc thành bạn hữu. Nếu như bạn không thể lìa khỏi tham sân si thì bạn làm không được điều này. Tham sân si là ba độc phiền não, cần phải nhổ bỏ.

Kinh văn: "Phục thứ Long vương, nhược ly tham dục, ngũ chủng tự tại. Hà đẳng vi ngủ? Nhất, tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố. Nhị, tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc, bất đoạt cố".

Hôm qua giảng đến chỗ này, hôm nay chúng ta xem tiếp.

Loại tự tại thứ ba: "Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục, vật giai bị cố".

"Phước đức" là tất cả chúng sanh đều mong cầu, đích thực có thể nói là không phân cõi nước, không phân tộc loại, không phân tôn giáo, không có người nào không cầu phước đức. Người Trung Quốc nói "phước đức", cái ý này rất sâu, rất rộng, rất viên mãn, phước là quả báo, đức là nhân của phước. Nếu như không tích đức thì làm gì có được phước báo? Cho nên hai chữ này hợp lại có nhân có quả, như vậy mới gọi là viên mãn.

Người Trung Quốc gọi phước, thông thường là nói năm loại lớn, chính là "ngũ phước lâm môn". Trong năm loại lớn này, điều thứ nhất chính là tiền tài, điều thứ hai là "phú quý". ”Quý” là ở trong xã hội có địa vị cao cả, dùng lời thế tục hiện tại mà nói là có "danh cùng lợi", đây là tất cả mọi người mong cầu, những thứ này có gì tốt hay không? Thực tế mà nói không thấy được. Nếu như có phước mà không có đứcthì hưởng phước quyết định tạo nghiệp. Người không có phước báo, muốn tạo tội nghiệp cũng không thể tạo thành. Người có phước báo rất dễ dàng tạo tội nghiệp, họ vì đại chúng xã hội tạo phước cũng rất dễ dàng. Thí dụ, hôm qua Malaysia tặng cho một cuốn phim, bộ phim dài tập “Liễu Phàm Tứ Huấn”, tôi xem thấy rất hay, có thể lưu thông phổ biến, phía sau bộ phim là "hoan nghênh phiên ấn, công đức vô lượng", họ không có lưu giữbản quyền. Chúng ta có thể làm giống như tiên sinh Liễu Phàm, ông là trưởng huyện Bảo Đệ, vào lúc đó gọi là tri huyện, đây là thuộc về quý, ở trên địa vị này ông muốn tạo tội nghiệp hay tu phước đều rất dễ dàng. Ông xem thấy chính phủ thâu thuế nhà nông hơi nặng một chút, ông giảm nhẹ đi mức thuế ruộng, đây là tạo phước cho nhân dân, nông phu toàn huyện đều nhận được lợi ích. Vào lúc đó ông phát tâm muốn làm mười ngàn việc tốt, đến nơi nào để làm? Mỗi ngày ông do dự, không quyết. Có một hôm ông nằm mộng thấy một vị thần nói với ông, chính nhờ cái việc làm này của ông, thì mười ngàn việc tốt của ông đã làm được viên mãn rồi. Sau khi ông tỉnh lại rất hoài nghi, ông đến gặp một vị pháp sư, đem việc này nói rõ cho pháp sư nghe, pháp sư cũng gật đầu khẳng định, đích thực việc làm này của ông là một việc tốt, người nhận ân huệ không chỉ một vạn người, cho nên một vạn việc thiện này của ông một lần làm được viên mãn. Nếu bạn không ở trên địa vị này, vậy thì một vạn việc tốt không dễ dàng gì làm được viên mãn, đây là nói tu phước. Nếu như tạo tội nghiệp, bạn xem thấy nông phu, quốc gia thâu thuế nhiều như vậy, bạn còn muốn thâu thêm nhiều một chút để vào trong túi riêng của mình, thêm một chút thuế, chỉ một động tác này của bạn, thì bạn liền tạo ra vạn ức tội nghiệp. Cho nên, địa vị quyền thế khi ở trong tay, tạo phước hay tạo nghiệp đều rất dễ dàng.Bình dân bá tánh nhỏ không có quyền, không có thế, họ muốn tạo ác cũng không tạo được đại ác gì, họ muốn tu thiện cũng có thể tích được đại thiện, đại thiện họ có thể làm, đại ác họ không thể làm. Những đạo lý này Phật kinh nói được rất nhiều, nói được rất rõ ràng, đặc biệt là "phước".

Chúng ta đã giảng qua “Cảm Ứng Thiên”, trong đây đã nói qua rất nhiều, “Cảm Ứng Thiên Hội Biên”, đây là người xưa hội tập những câu chuyện nhân quả báo ứng, những câu chuyện này đều là sự thật, quyết không phải là bịa đặt. Mỗi câu chuyện đều là sự thật. Chúng ta tỉ mỉ mà xem, xem quá khứ, sau đó bình lặng mà xem hiện tiền, hiện tại ở trong xã hội này của chúng ta, sự việc mỗi ngày xảy ra, bạn tỉ mỉ quán sát, bạn liền tin tưởng nhân quả là chân thật, không giả chút nào. Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện. Tu thiện, đây là đức hạnh, nhất định phải chăm chỉ nỗ lực đi làm.

Xã hội hiện tại, chúng ta nhất định phải có cảm giác nguy cơ cao độ. Hiện tại người thế gian chỉ mong cầu phước báo, xả bỏ đạo đức, phước báo của họ cũng hiện tiền, không cầu nhân nghĩa đạo đức cũng được đại phước báo. Dường như những việc nhân quả báo ứng không linh, kỳ thật cái nhìn của người thế gian nông cạn, họ không biết được chân tướng sự thật. Phật giảng cho chúng ta nghe "nhân quả thông ba đời". Họ ngay đời này được đại phước báo là do đời trước đã tu được, ngay đời này nếu như vẫn tu nhân nghĩa đạo đức thì phước báo của họ không thể nghĩ bàn, thật quá lớn! Ngay đời này phước báo hiền tiền mà không biết tu nhân nghĩa đạo đức, tạo tác tất cả tội nghiệp thì phước báo của họ đã bị trừ bớt đi rồi, phước báo của họ không chỉ lớn như vậy, đã bị trừ bớt đi rồi. Khi hưởng hết phước báo, tội báo của họ liền hiện tiền. Chúng ta xem thấy rất rõ ràng, tiền đồ của họ là tối tăm, không phải quang minh, hướng đi của họ là ba đường ác, phước báo trời người ở đời sau đều không có phần. Những đạo lý này Phật nói được rất thấu triệt, Nho cùng Đạo cũng giảng được rất rõ ràng.

Người Trung Quốc thời xưa nhận được giáo dục của thánh nhân, “Nho-Thích-Đạo” ba nhà đều là thánh nhân. Thánh nhân là người minh bạch, người minh lý, người hiểu việc, chúng ta phải có lòng tin đối với thánh hiền, nhất định không được hoài nghi. Trong kinh luận Đại Thừa, Phật thường nói: "Nghi là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát", đối với Bồ Tát mà còn tạo thành chướng ngại lớn như vậy, đối với chúng ta còn cần phải nói sao? Chúng ta đối với người, với vật, với việc, chỉ cần lòng nghi vừa khởi, bao gồm tất cả thiện duyên đều bi phá hoại, thiện hạnh công đức quyết định không thể thành tựu, tương phản lại ác nghiệp thành tựu. Cho nên, thế pháp và Phật pháp đều đem chữ "tín" để ở hàng đầu. Người xưa chúng ta dạy người: "Nhân vô tín tắc bất lập", không có tín thì không thể đứng vững ở trong xã hội.

Chúng ta học Phật việc đầu tiên chính là tin, Tịnh Tông nói ba điều kiện “Tín-Nguyện-Hạnh”. Chúng ta tỉ mỉ nghĩ tưởng, có tông phái nào, có pháp môn nào mà không phải lấy “Tín-Nguyện-Hạnh” làm nền tảng? Nếu như có hoài nghi, tín tâm không có thì nguyện cũng không có, hạnh cũng không luôn, toàn bộ đều không có. Chúng ta muốn thành tựu đạo nghiệp thì trước tiên phải xây dựng lòng tin. Việc thứ nhất phải xây dựng lòng tin đối với Phật Bồ Tát, xây dựng lòng tin đối với thánh hiền. Nếu như hoài nghi, nếu như xem thấy hiện tượng hiện tại của xã hội trái ngược lại với thánh hiền đã nói, hoàn toàn tương phản, thì chúng ta phải tỉ mỉ mà tư duy, tỉ mỉ mà quán sát, tìm ra nguyên nhân chân thật của nó ở chỗ nào. Tín tâm của chúng ta thì không thể dao động. Tín tâm là nền tảng của phước đức, là cội gốc của phước đức, thế là phú quý có thể cầu được, trường thọ có thể cầu được, hiếu tử hiền tôn đều có thể cầu được.

Các vị xem thấy “An Sĩ Toàn Thư”, tiên sinh Châu An Sĩ tích công lũy đức, ông cầu hiếu tử hiếu tôn, ông ghi chép trong "Toàn Thư":" Không hiếu thuận, loại người tạo tội nghiệp này, không nên đầu thai vào trong nhà tôi". Ông phát ra cái nguyện này, có nguyện ắt thành. Con cháu không hiếu đến nhà của bạn thì đều là oan gia trái chủ ngay trong đời quá khứ, không phải báo oán thì là đòi nợ. Chính mình tu dưỡng đạo đức, toàn gia phụng hành nhân nghĩa, cho dù oan gia trái chủ, họ cũng sẽ từ từ đợi cơ hội. Lần này người trong nhà của các người đều hành thiện tích đức thì họ không đến, người báo ân sẽ đến, người tận hiếu sẽ đến, cho nên đều ở chính mình. "Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng", cầu trường thọ thì được trường thọ, cầu cái gì thì được cái đó. "Tùy tâm sở dục, vật giai bị cố", chữ "vật" này chính là ngay nay chúng ta gọi là thọ dụng trên vật chất, bạn sẽ không kém khuyết. Phàm là người như vậy, họ có thể tích được nhiều tài vật hay không? Không thể, họ muốn có vật chất, muốn có tiền tài, nhất định là bố thí cho đại chúng, để tất cả chúng sanh bần khổ cùng hưởng, đây mới gọi là tích đức, phước báo của họ là không có cùng tận. Nếu như vật chất chỉ riêng mình thọ dụng, người nhà chính mình thọ dụng, không chịu để xã hội đại chúng cùng cộng hưởng, tài phú của họ hưởng không lâu, sau khi thân chết nhà liền bại.

Ngày nay, chúng ta xem thấy xã hội có nhiều người giàu có, có địa vị, thậm chí có những công ty to lớn, chúng ta cũng thường hay nghe nói một công ty nào đó kinh doanh không khéo bị sụp đổ, vì sao kinh doanh không khéo sụp đổ? Đều là tự tư, không hiểu được bố thí. Bố thí là đức, là đạo. Bạn phát được tài to là trong đời quá khứ đã tu tài bố thí, cho nên hiện tại tiền của hiện tiền, nếu tiếp tục tu tài bố thí, vậy thì tài phú của bạn còn gì bằng. Thông minh trí tuệ của bạn là do trong đời quá khứ tu pháp bố thí, nếu như ngay đời này vẫn tiếp tục không ngừng tu pháp bố thí, thì thông minh trí tuệ của bạn sẽ không ngừng nâng lên cao, không ngừng đang tăng trưởng. Vô úy bố thí được quả báo là khỏe mạnh sống lâu, trong bố thí vô úy, một loại viên mãn nhất chính là ăn chay, ăn chay là không sát sanh, không những không sát sanh mà còn không ăn thịt tất cả chúng sanh, thì đây là thuộc về vô úy bố thí, quả báo là khỏe mạnh sống lâu. Nếu các bạn không tin tưởng, bạn xem tôi, tôi 26 tuổi học Phật, 26 tuổi thì tôi ăn trường chay, 50 năm rồi, thân thể không có chút bệnh. Bạn xem thấy cư sĩ Hứa Triết ở nơi đây, bà năm nay 101 tuổi, bà từ lúc sanh ra thì liền ăn trường chay. Bà là ăn chay từ trong thai, khi mẫu thân bà mang thai, ăn những thứ gì tanh thì liền ói ra hết, chay từ trong thai.Bà đã 101 tuổi, bà nói với chúng ta cả đời bà không bị bệnh, hiện tại bạn xem sức khỏe của bà, ngoài đầu tóc bạc ra, thân thể, thể năngcủa bà thì giống như người ba, bốn mươi tuổi, không người nào có thể sánh được như bà. Mỗi ngày đều bôn ba bên ngoài, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ người già, giúp đỡ người bệnh, cả đời làm sự việc này. Cả đời của bà, trong ba loại bố thí, bà lấy vô úy bố thí làm chính, trong đây có tài bố thí, có pháp bố thí, cho nên bà cả đời không có bất cứ thứ gì, mà cũng không thiếu thứ gì, một ngày ăn một bữa, ăn rau xanh, hoàn toàn quay trở về đời sống nguyên thủy, bà không ăn dầu, không ăn muối, không ăn đường, thân thể khỏe như vậy. Người thông thường xem ra đời sống của bà thiếu kém dinh dưỡng, thiếu kém quá nhiều. Bà không hiểu cái gì là dinh dưỡng, bạn có nói với bà, bà cũng không hiểu. Bà chỉ ưa thích chính mình trải qua đời sống đơn giản nhất, tất cả thời gian không phải đi giúp đỡ người khác thì ở trong nhà đọc sách. Bà ưa thích đọc sách thánh hiền, ngày ngày làm bạn với thánh hiền, ngày ngày cùng ở chung với thánh hiền.Hiện tại bà đọc sách Phật, đọc sách Phật chính là cùng ở chung với Phật Bồ Tát, trải qua đời sống của Phật Bồ Tát. Cho nên chúng ta từ chỗ này mà xem, đây là một tấm gương rất tốt. "Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục, vật giai bị cố", bạn thấy Bà Hứa Triết tương ưng viên mãn với ba câu này.

Thế xuất thế gian phước đức lớn bậc nhất là gì? Ngày trước lão sư Lý thường hay khuyến khích chúng tôi "hoằng pháp lợi sanh", đây là phước đức đệ nhất. Năm xưa tôi ở Đài Trung, lão sư Lý xem thấy người thanh niên, chúng ta thường nói "diện tướng rất mỏng", không có phước báo hơn nữa đoản mạng, bạn vừa nhìn liền thấy ra. Lão sư Lý đốivới những người thanh niên này liền khuyên họ phát tâm học giảng kinh. Học giảng kinh là tu đại phước đức, khi tôi đến Đài Trung, mục đích cũng là như vậy, lão sư Lý đặc biệt khuyến khích, khuyên chúng ta phải nỗ lực chăm chỉ học tập. Tôi tự biết được tôi đoản mạng, không có phước báo, Ngài dạy tôi dùng phương pháp này để tu. Tôi học Phật, quyển sách thứ nhất chính là đọc “Liễu Phàm Tứ Huấn”, do lão cư sĩ Chu Kính Vũ tặng cho tôi, dường như Chu lão năm đó 70 tuổi. Sau khi tôi xem rồi cảm xúc rất sâu, tất cả tâm bệnh của tiên sinh Liễu Phàm dường như tôi thảy đều có, tướng phước mỏng, tướng đoản mạng. Sở trường của tiên sinh Liễu Phàm tôi đều không có, tôi không bằng ông. Tôi may mắn là gặp được Phật pháp, ở trong Phật pháp xây dựng lòng tin.Những người tôi gặp được đều là thiện tri thức, hơn nữa tôi rất là tôn kính, rất ngưỡng mộ, đây là thiện tri thức chân thật. Nhận được giáo huấn của những người này có thể có thành tựu.

Chúng ta biết, trong việc hoằng pháp lợi sanh, phước đức đệ nhất là truyền pháp, chính là ngày trước lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thường hay dặn bảo tôi, ông nói:"Pháp sư à! Ngài đã giảng kinh nhiều năm như vậy, không nên giảng nữa, không nên đi khắp nơi nữa, bồi dưỡng nhân tài quan trọng hơn, viết sách là quan trọng". Đây chính là nói công tác truyền pháp so với công tác hoằng pháp càng bức thiết quan trọng hơn. Hoằng pháp, nếu như không truyền pháp, sau khi ta chết rồi Phật pháp liềndiệt, đời sau có người nối tiếp thì phước báo này liền lớn. Người kế tiếp không nên nhiều, có một người thì được rồi, mạch pháp liền không gián đoạn. Có càng nhiều người thì phước báo càng to lớn. Có một người truyền nhân thì cũng xứng với Phật Bồ Tát, cũng xứng với tổ sư đại đức, đời đời nối nhau, đến đời ta đây, ta cũng truyền lại. Nếu như có cơ duyên có thể truyền được càng nhiều ngườithì Phật pháp có thể hưng vượng toàn diện, phước báo này lớn. Ngày nay, chúng ta tuy không có viết sách, nhưng nhờ vào khoa học kỹ thuật cao, đem toàn bộ những gì đã giảng cũng đều giữ gìn lại. Ngay trong đồng tu ở nơi đây, ở hải ngoại, có rất nhiều người từ nơi băng ghi âm, băng ghi hình viết thành sách, rất nhiều, rất nhiều. Họ mang đến cho tôi xem, tôi không có thời gian xem. Các vị đồng tu mọi người đều có thể xem, giúp họ đính chính, lưu thông những băng đĩa này, đều có thể lợi ích sơ học.

Nếu như có thể rời khỏi tham dục, phước đức của họ liền tự tại, liền có thể tùy tâm mong muốn.

Tốt rồi, hôm nay chúng ta chỉ giảng đến chỗ này.

A Di Đà Phật!