Rung Cảm Từ Em

Chương 36: Nhung lê và cô vợ nhỏ của anh

Nhưng hà mở một tiêm tạp hóa ở gần bến xe cũ, một nhà lớn nhỏ đều sống trên tầng hai của tiêm tạp hóa, tầng một chia làm hai, một bên là cửa tiêm, một bên là phòng ăn.

Chập tối, Vương Quý Nga, vợ của Nhung hà đang nấu cơm, con trai cả Nhung Tề không ở nhà, con trai nhỏ Nhung Tất đang ở hành lang bên ngoài nghịch di dộng.

Vào giờ này cũng không có khách, một nhóm người kéo đến trước của, hai người trung niên và một bà lão.

Bà lão hỏi:

Người lớn nhà cháu đâu?

Nhung Tất đang học lớp 11, giống ba cậu ta, có dáng người cao gầy. Cậu ta đeo cặp mắt kính dày cộp, mắt dán chặt màn hình di động không nỡ dời đi, lớn tiếng gọi:

Ba, có người tìm.

Nhung Hà đang ở dưới hầm sắp xếp hàng hóa, bưng một thùng đồ chạy lên.

Ai tìm ba?

Anh ta nhìn về phía cửa, đặt thùng đồ xuống,

Các người có chuyện gì?

Bà lão đáp:

Chúng tôi đến đòi nợ.

Bà lão này chính là bà Địch của nhà họ Hà, dẫn theo hai người là con trai cả Hà Hoa Bình và con trai thứ hai Hà Hoa Quân, tìm đến tận cửa để đòi nợ.

Đúng lúc mẹ Nhung Hà, bà Tiền đi xuống lầu, nghe thấy lời bà Địch nói:

Đòi nợ gì?

Bà Tiền đã ngoài bảy mươi, xương cốt cứng cáp, giọng nói cũng sang sảng,

Ai nợ tiền của mấy người? Bớt ở đây ăn nói hàm hồ đi, nhà chúng tôi nợ tiền nhà các người bao giờ?

Đương nhiên hai bà lão biết nhau, Tô Mẫn mang theo cốt nhục của nhà họ Hà gả cho Nhung Hải, có mối quan hệ này nên hai bà lão rất khó hòa hợp, bình thường nếu chạm mặt nhau đều trừng mắt nhìn nhau.

Bà Địch chống eo đi vào nhà, rất có khí thế của chủ nợ:

Ba trăm nghìn Nhung Lê cho nhà các người vay là của cháu nội tôi Nhung Quan Quan, tiền đó cũng là của nhà họ Hà chúng tôi, thiếu nợ trả tiền là lẽ thường tình, bà muốn quỵt nợ hay gì?

Thì ra đến để lừa tiền.

Bà Tiền cười ha hả:

Cười chết mất thôi, bà nói của nhà bà thì của nhà bà chắc? Tôi còn nói đường lớn ngoài kia là của nhà tôi kìa.

Bà Địch vừa định cãi nhau với bà ta thì bị con trai thứ ngăn lại:

Nhà các người đừng học quỵt nợ, nhà tôi có giấy nợ của con trai các người ký, có cả giấy chuyển nhượng của cháu trai các người viết đấy.

Hà Hoa Quân ném bản sao in lên mặt bàn,

Các người tự xem đi.

Bà Tiền không biết chữ, đưa cho Nhung Hà xem.

Cái Hà Hoa Quân mang đến là bản sao in giấy nợ, và giấy thỏa thuận chuyển nhượng mà Nhung Lê viết đến.

Nhung Hà đương nhiên nhận ra chữ ký và dấu tay của mình, nhưng anh ta đâu có ngu mà thừa nhận:

Lấy mấy tờ giấy từ tiệm photocopy về là muốn lừa người ta, tưởng ai cũng ngu chắc!

Con trai cả của bà Địch, Hà Hoa Bình bị cà lăm:

Không… không… không tin, anh… anh… anh… anh gọi điện… điện… điện… điện thoại hỏi Nhung Lê.

Nhung Hà lập tức gọi điện thoại ngay, sau khi kết nối, anh ta chất vấn Nhung Lê:

Người nhà họ Hà tìm đến nhà đòi tiền, ba trăm nghìn đó là sao?

Di động được bật loa ngoài.

Giọng nói của Nhung Lê trầm thấp:

Tôi cho họ đấy.

Ba trăm nghìn chứ đâu phải một bó rau, thế mà anh nói nhẹ tênh đến thế, Nhung Hà giận trợn tròn mắt:

Sao anh có thể đem tiền cho họ hả!

Nhung Lê hỏi ngược lại:

Tiền của tôi, sao lại không thể cho?

Nhung Hà nghẹn họng.

Anh trả cho tôi là trả, trả cho họ thì không phải trả à?

Nhung Lê nói với giọng điệu người ngoài cuộc, ngữ khí thờ ơ,

Tiền tôi đã bỏ ra rồi, chủ nợ của anh bây giờ không phải tôi, tìm tôi cũng vô ích.

Nói xong Nhung Lê liền cúp máy.

Nhung Hà bỗng chốc như kiến bò trên chảo lửa, sốt ruột quay mòng mòng.

Bà Địch rất đắc ý:

Nghe thấy chưa, ba trăm nghìn kia là của nhà họ Hà chúng tôi, các người mau trả tiền đây.

Bà Tiền ngang ngược bất chấp lí lẽ đáp lại bà ta một câu:

Nhà chúng tôi không có tiền.

Tiền thì nhà Nhung Hà vẫn có chút ít, mở tiệm tạp hóa ở bến xe bao năm nay, sao có thể không tích cóp được chút nào cho được, chẳng qua không muốn trả thôi, vốn dĩ chỉ mượn chuyện của Nhung Tề để vay tiền Nhung Lê, không dự định trả, ba trăm nghìn kia chẳng qua là một phần tài sản của Nhung Hải, là tiền chia nhà, sao có thể trả thật chứ.

Đừng nói nhà họ Hà, kể cả Nhung Lê đến cũng không trả.

Bà Địch bật cười, đay nghiến mắng:

Ối giời, thiếu nợ không trả, mặt dày thật đấy! Cậu mà dám không trả tiền, tôi sẽ lấy đồ trong tiệm của cậu để gán nợ.

Bà Tiền lườm bà ta:

Bà lấy một món thử xem, tôi báo cảnh sát bắt bà ngay.

Nói đoạn, bà ta vươn tay ra lấy di động, bà Địch tức khắc đẩy tay bà ta, khuỷu tay vô tình chạm phải cốc nước trên bàn, chiếc cốc lăn xuống đất, vỡ tan tành.

Đúng lúc này, con trai cả

xã hội đen

của Nhung Hà, Nhung Tề về đến nhà.

Đến nhà tao đánh người, tao cho chúng mày chết!

Nhung Tề xách chiếc ghế lên rồi xông đến, bà Địch nhanh tay lẹ mắt, túm ngay tóc bà Tiền… Thế là bắt đầu đánh nhau.

Chỉ có đứa con trai đang học cấp ba của Nhung Hà không ra tay, bốn chọi ba, đánh đến gà bay chó sủa.

Mấy ngày liên tiếp, tám thôn mười dặm đều ăn dưa

ba trăm nghìn

.

Chiều tối thứ Ba, nhà Nhung Hà và nhà Hà Hoa Quân gây nhau đến đồn cảnh sát, Nhung Hà bị vỡ đầu, đòi nhà Hà Hoa Quân bồi thường tiền thuốc thang, Hà Hoa Quân bị gãy tay, cũng đòi nhà Nhung Hà đền tiền.

Sáng thứ Tư, bà Địch dẫn theo cô ba thím tám

đánh cướp

tiệm tạp hóa nhà Nhung Hải, còn đánh cả bà Tiền.

Chiều thứ Tư, bà Tiền đến Cục Cảnh sát thành phố kiện con trai cả của bà Địch buôn người, nói rằng vợ của Hà Quân Bình được mua từ nước ngoài về.

Chiều thứ Năm, bà Địch đến Sở Công thương kiện tiệp tạp hóa của Nhung Hà không có giấy phép kinh doanh, còn buôn lậu thuốc lá.

Tối thứ Năm, cháu nội bà Tiền, Nhung Tề đánh cháu nội bà Địch, Hà Gia Tuấn.

Chiều thứ Sáu, vợ Nhung Hà và vợ Hà Hoa Quân đánh nhau.

Tối thứ Sáu, bà Tiền tạt xăng vào nhà Hà Hoa Quân.

Sáng thứ Bảy, bà Địch đến nhà Nhung Hà tạt máu gà.



Hai nhà đấu đá không ngừng nghỉ, một bên không chịu trả tiền, một bên ngày ngày đòi nợ, tiệm tạp hóa đã bị Sở Công thương bắt đóng cửa, vợ Hà Hoa Bình cũng bị cảnh sát dẫn đi. Tóm lại, hai nhà cứ thế kết mối thâm thù đại hận.

Quần chúng ăn dưa được xem một bộ

phim dài tập

gay cấn.

Trong lúc hai nhà đấu đá sôi nổi thế này, Nhung Lê đang ở đâu?

Anh chìm đắm trong game, không dứt ra được.

Trình Cập hỏi Nhung Lê:

Mấy bữa nay cậu đi đâu vậy? Tôi đến tiệm của cậu mấy lần cũng không thấy người đâu.

Nhung Lê ngồi trên sofa, dáng ngồi rất tùy hứng, như con mèo không xương:

Ở nhà chơi game.

Tiệm xăm trên lầu hai chẳng có một bóng khách, Trình Cập vô cùng nhàn rỗi, đang pha rượu chơi, không buồn ngẩng đầu:

Ăn chơi lêu lổng thế.

Nhung Lê ăn chơi lêu lổng nói:

Mùa giải sắp kết thúc rồi, tôi phải cày điểm.

Ồ, thế à?

Trình Cập ngẩng đầu, rất nghiêm túc hỏi,

Cố gắng vậy, lên cấp đồng chưa?

Tiếng súng trong di động của Nhung Lê đã dừng:

Ông đây cấp bạch kim rồi.

Thật ra anh không thích nói tục cho lắm, tại Trình Cập thiếu chửi quá thôi.

Trình Cập còn chưa chịu ngừng:

Ai kéo cậu thế? Trì Dạng à?

Gã bưng ly rượu vừa pha xong ngồi xuống, nếm một ngụm, mẹ nó chứ dở thật, đặt ly rượu xuống, gã cười ngả ngớn,

Cậu ta bị cậu hại thảm rồi chứ gì, không phải cấp quán quân thế giới thì sao kéo nổi cậu.

Tại sao Trình Cập lại dám nói vậy, vì gã từng chơi chung đội với Nhung Lê rồi, Nhung Lê là tay chơi gà nhưng có máu liều nhất mà gã từng gặp, chơi gà thì không sao nhưng đã gà còn không chịu chơi theo lối an toàn, cứ thích đọ súng thì chó má thật.

Nhung Lê không muốn nói thêm câu nào nữa, giơ chân lê đá thẳng vào khuôn mặt gợi đòn kia của Trình Cập.

Trình Cập ngả ra sau, Nhung Lê hụt chân, đá vỡ ly rượu trên bàn, rượu văng tung tóe khắp nơi, nhân lúc Trình Cập chưa ngồi dậy, anh bèn thuận thế sáp qua, đầu gối tì lên ngực, đồng thời dùng khuỷu tay đè lên vai gã.

Không biết nói chuyện thì ngậm mồm vào, không thì chết đi cho xong.

Một giọt chất lỏng màu xanh lam lăn từ nốt ruồi nơi đuôi mắt xuống khóe miệng Nhung Lê, anh liếm thử, vodka pha ít quá, dở tệ.

Trình Cập chậm rãi nhấc hai tay lên, lắc tay trái, xoay tay phải, mảnh vỡ thủy tinh trong tay đã tì lên cổ tay của Nhung Lê.

Gã cười đầy xấu xa:

Chết chung đi, Nhung Lục gia.