Mấy ngày sau đó Long Hoàng mang theo Ánh Tuyết đi tìm rất nhiều vị danh y để xem bệnh cho nàng. Nhưng đáng tiếc vị nào xem mạch xong cũng lắc đầu lia lịa. luôn miệng nói:
- Kinh mạch đã yếu lắm, không chữa được, thật là đáng tiếc.
Long Hoàng trong lòng kinh sợ vô cùng, lại tìm thêm mấy vị lang trung nữa nhưng đều vô kế khả thi.
- Bệnh cô nương đây không còn thuốc nào chữa được. thật là đáng tiếc vô cùng, dù tại hạ có bốc thuốc thì cũng chỉ là vô ích mà thôi.
Mời đến bẩy, tám vị, vị nào cũng nói như vậy khiến cho Long Hoàng trong lòng lo lắng vô cùng. Chàng đi đi lại lại trong phòng mặt mày ủ rũ. Vừa lúc đó Ánh Tuyết chợt mở mắt ra, nàng ngước nhìn lên và nói:
- Vũ huynh, bệnh của muội nặng lắm phải không.
Long Hoàng vội đáp:
- Không có chuyện đó đâu thầy lang nói bệnh của muội chỉ cần tĩnh dưỡng ít ngày uống một hai thang thuốc là khỏi.
Ánh Tuyết buồn bã nói:
- Khỏi hay không muội biết rõ hơn huynh chứ, huynh đừng giấu muội.
Long Hoàng không biết làm thế nào đành an ủi nàng mấy câu:
- Muội cứ yên tâm đi thế nào huynh cũng nghĩ ra cách chữa khỏi cho muội.
Ánh tuyết nghe vậy, biết là mình khó qua khỏi liền cảm thấy trong lòng mệt mỏi chẳng muốn làm gì nữa. Nàng thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ lẩm bẩm nói:
- Muội chưa muốn chết huynh đừng bỏ muội.
Vừa nói xong thì nàng khóc.
Long Hoàng cuống lên, dỗ dành thế nào cũng không ăn thua, lát sau có lẽ do mệt quá nàng lại rơi vào tình trạng mê man bất tỉnh.
Long Hoàng vội móc Định nguyên hoàn của Vạn Hạnh ra cho nàng uống, lát sau thấy mặt nàng dần dần hồng hào thì chàng mới yên tâm. Long Hoàng kéo chăn đắp lên cho nàng rồi đóng cửa lại chạy ra khỏi quán trọ mua mấy cái bánh bao. Mấy ngày hôm nay vì lo chuyện của Ánh Tuyết mà chàng chưa ăn gì cả. Vừa gặm bánh chàng vừa nghĩ ngợi vẩn vơ, làm thế nào mới có thể trị dứt thương thế của muội ấy cho được, dùng thuốc của sư phụ chẳng qua cũng chỉ là biện pháp nhất thời mà thôi, nếu để kinh mạch của nàng đứt hết thì thật là vô phương cứu trị. Chàng thở dài một tiếng:
- Ây dà, nếu có sư phụ ở đây thì tốt rồi, chỉ là đường xá xa xôi qua, mà Ánh Tuyết không chịu được lâu nữa, giờ phải làm sao.
Vừa nghĩ đến đó thì trong đầu chàng nổ đùng một tiếng, chàng quẳng vội cái bánh bao đang gặm dở xuống đất cuống cuồng lao về phía bọc hành lý, chàng lục tung lên móc ra một quyển sách nhàu nát, nhốm màu xưa cũ, chàng nhìn vào tựa sách run run đọc:
- Tỳ ny đa lưu chi, Tổng Trì Tam Ma Địa.
Chính nó, chính là nó trước khi đi Vạn Hạnh giao nó cho chàng và dặn rằng với người khác thì có thể rất khó nhưng với chàng thì lại rất thích hợp tu tập, Chàng ngẩng đầu lên trời cười ha hả:
- Có nó ta có thể cứu được Ánh Tuyết rồi.
Chàng hăm hở giở trang đầu ra đọc Tổng trì tam-ma-địa: Tổng trì các điều thiện không cho mất, giữ gìn các việc ác không cho khởi. Tam-ma-địa xưa dịch là Tam-muội, Tam-ma-đề, Tam-ma-đế, nay dịch là Tam-ma-địa, Tam-muội-địa là thiền định, đẳng trì, chánh định nhứt cảnh tánh, tâm niệm định tĩnh gọi là định, xa lìa lao khổ gọi là đẳng, tâm không tán loạn gọi là trì. Tổng trì tam-ma-địa là giữ gìn tu thiền hết sức cẩn thận. Gồm 4 tầng, luyện thành có thể tiêu trừ tất cả bệnh cho mình và người khác, được trường thọ và nhiều sự lợi ích; diệt trừ hết thảy nghiệp ác trọng tội, thoát ly chướng nạn, trong tất cả pháp được thanh tịnh và các công đức đều tăng trưởng; thành tựu hết thảy chư thiện căn, xa lìa tất cả những việc hãi sợ, thoát thai hoán cốt.
Chàng nhớ lại lời Vạn Hạnh nói khi đưa quyển sách này cho chàng:
- "Năm sư phụ 21 tuổi liên theo Thiền Sư Định Tuệ xuất gia và thọ học với Thiền ông Đạo Giả ở chùa Lục Tổ làng Dịch Bảng phủ Thiên Đức. ( hiện nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) Khi việc chùa rỗi rảnh, ta chăm chỉ học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền ông viên tịch, ta kế tiếp trụ trì chùa nầy và chuyên tập pháp “Tổng Trì Tam Ma Địa” lấy đó làm sự nghiệp. Nhờ nó ta mới có được ngày hôm nay, đối với người khác mà nói tu tập khó khăn vô cùng, ta luyện từ lúc trẻ đến giờ đã hơn 40 năm mà cũng chỉ đại thành được tầng 3 mà thôi, nhưng con thì lại khác cơ duyên của con với bộ sách này rất lớn, con hãy tu tập chớ có trễ nải, Sau này ắt phải dùng đến" Lúc đó chàng cũng định học nhưng do bản tính của mình chàng học được vài hôm lại thôi. Không ngờ hôm nay lại càn thiết thật Chàng chặt lưỡi:
- Chà sư phụ đoán được quá khứ vị lai hay sao mà có thể biết được có lúc ta cần bộ kinh này.
Chàng cúi đầu nhìn vào sách đọc tiếp, sách viết: "Đệ nhất tầng: PHÁP ĐÀ LA NI: tầng này dậy cách tu tập phát huy sức mạnh của đại trí tuệ, thu thập sử dụng và không để sức mạnh của thần thức rơi rụng. luyện thành có tác dụng thoát thoai hoán cốt, tăng tiến nội lực, đi kèm mấy châu chứ giải là khoảng chục hình vẽ một nhà sư đang tu tập ở những tư thế kì dị bên cạnh là một đồ hình miêu tả đường đi của chân khí trong kinh mạch. Đồ hình đơn giản thì đơn giản vô cùng trẻ con cũng biết, nhưng những đồ hình phức tạp thì hắn xem mà chẳng thể nhìn ra được ất giáp gì cả. Hắn lại liếc xuống bên dưới có ghi: Đệ nhất tầng phải luyện mất ba năm, Tức thì chàng la lớn:
- Ặc ta làm gì có ba năm mà luyện chớ, cho dù là con có duyên đi nữa cũng không thể một ngày mà luyện thành được a, hơn nữa lại không biết gì về kinh mạnh cả.
Chàng vừa nói đến đây thì một giọng oanh vàng thỏ thẻ lọt vào tai chàng - Huynh không rõ nhưng muội lại rõ đấy.
Long Hoàng quay đầu lại, thì ra Ánh Tuyết đã tỉnh rồi nàng đang tròn mắt nhìn vào hắn và cuốn sách.
- Muội tỉnh rồi ư, xem ra thuốc của sư phụ vẫn còn có tác dụng.
- Nếu hết tác dụng thì sao, muội sẽ chết ư. Ánh Tuyết buồn buồn hỏi.
- Không không, muội cứ yên tâm ta đã có cách rồi, mà muội tỉnh khi nào thế Long Hoàng hỏi.
Ánh Tuyết đáp: - Muội tỉnh được một lát rồi, nhưng thấy huynh chuyên tâm quá nêm không dám lên tiếng. mà huynh cần học về kinh kì bát mạch ư.
Long Hoàng gật đầu rồi đem chuyện kể lại một lượt rồi nói:
- Giờ ta chỉ có luyện cái này mới có thể chữa lại kinh mạch bị thương cho muội nhưng ngặt nỗi còn nhiều chỗ ta chưa hiểu lắm. Nếu muội lại hiểu về kinh mạch thì thực tốt quá.