Tam Quốc Chí

Chương 54

Chu lễ - Thái tể chức viết: Dùng "bát bính" để ngăn ngừa bầy tôi của vua. Một là ban tước để ngăn ngừa sự tôn quý của họ. Hai là ban lộc để ngăn ngừa cái giàu có của họ. Ba là ban cấp để ngăn cái sủng ái của họ, bốn là sắp đặt để ngăn ngừa việc làm của họ. Năm là ban cho sống để ngăn ngừa cái phúc của họ. Sáu bỏ thu tiền của để ngăn ngừa lòng tham của họ. Bảy là bãi chức để ngăn ngừa lỗi sai của họ. Tám là phạt tội để ngăn ngừa tội lỗi của họ.

không chịu bị người khác lấn lướt; nhưng trung thần nên dâng bày mưu kế cứu nạn, nói lời hay khó lọt tai nghe, những lời ấy dẫu không hợp ý vua vậy, nhưng cũng chẳng nên sao! Nếu có lỗi sai, nói lời giả dối, tỏ lòng trung nhỏ nhen để được ân sủng, nguyên nhân là kẻ hiền ngu lẫn lộn, người già trẻ trật lối, do đó gây ra rối loạn. Cho nên vua sáng phải biết được việc ấy, cầu người hiền như đói ăn khát nước, nghe lời can ngăn mà không chán mệt, nén bỏ ham muốn riêng để nêu rõ lẽ phải. Nếu vua trên chẳng nghe theo lời xấu thì kẻ tiểu nhân không mong được tin dùng vậy. Nên ban ân rộng rãi, bao bọc tha thứ, để tỏ lòng nhân lo lớn". Bấy giờ chết vào lúc sáu mươi tuổi. Quyền xem thư mà chảy nước mắt.

Hoành viết thơ, phú, minh, lụy (9) có mấy chục quyển.

Ngô thư viết: Hoành thấy cái gối làm bằng cái u của cây gỗ nam, (10) thích hoa văn trên ấy, bèn làm bài phú. Có người ở miền bắc là Trần Lâm thấy bài ấy, đem cho mọi người xem, nói: "Đấy là bài phú mà người cùng quê của ta là Trương Tử Cương viết ra vậy". Sau đó Hoành thấy Trần Lâm viết bài Vũ khố phú, Ứng cơ luận, gửi thư cho Lâm rất khen ngợi các bài ấy. Lâm đáp rằng: "Kẻ ngu này ở tại miền bắc sông Hoàng Hà, cách trở với thiên hạ, ở đây đại khái ít ưa với người giỏi văn chương, nhưng dễ xưng hùng làm bá, cho nên kẻ hèn này được nhận lời khen hay đẹp, nhưng không phải là thật vậy". Ngày nay Cảnh Hưng (11) ở đây, túc hạ và Tử Bố (12) lại ở chỗ kia, đấy gọi là kẻ ngu sánh với người giỏi, khí thần rất lắm vậy". Hoành đã hay văn chương, lại giỏi viết chữ khải triện, (13) gửi thư cho Khổng Dung, tự viết chữ ấy. Dung gửi thư cho Hoành nói: "Trước tự tay viết chữ, phần nhiều là chữ triện. Hễ nâng sách xem chữ, vẫn vui cười mừng rỡ, như được thấy lại người vậy".

Con là Huyền, làm đến Nam Quận Thái thú, Thượng thư.

Giang Biểu truyện viết: Hoành trong sạch có đức cao, nhưng tài không bằng Hoành.

Con Huyền là Thượng,

Giang Biểu truyện viết: Thượng có tài năng.

thời Tôn Hạo làm Thị lang, vì ăn nói nhanh nhẹn mà được biết tiếng, bái làm Thị trung, Trung thư lệnh. Hạo sai Thượng đánh trống gảy đàn, Thượng đáp rằng: "Thần vốn không biết". Sai phải học đánh gảy. Sau đó có hội yến nói về cái tinh diệu của tiếng đàn, Thượng nhân đó nói: "Vua Bình Công của nước Tấn sai Sư Khoáng (14) gảy tiếng đàn trong trẻo, Khoáng nói là: "Vua ta đức mỏng, không đáng được nghe tiếng đàn ấy"". Hạo trong lòng cho rằng Thượng nói thế để giễu mình, không vui. Sau mượn việc khác mà bắt Thượng vào ngục, đều đem việc ấy mà xét hỏi.

Ngô kỉ của họ Hoàn viết: Hạo từng hỏi rằng: "Kinh Thi viết: "Chèo thuyền gỗ bách", chỉ có gỗ bách làm thuyền chăng"? Thượng đáp rằng: "Kinh Thi viết: "Thuyền gỗ tùng chèo gỗi cối", vậy thì gỗ tùng cũng dùng để làm thuyền vậy"". Lại hỏi rằng: "Trong các loài chim lớn chỉ có chim hạc, (14) chim nhỏ chỉ có chim tước (15) chăng"? Thượng đáp nói: "Chim lớn thì có chim bằng thu, (16) chim nhỏ thì có chim tiêu liêu". (17) Tính Hạo ghét những ai hơn mình, mà Thượng bàn luận thường tỏ ra trước mặt mình, do đó càng thêm ghét. Sau lại hỏi rằng: "Ta uống rượu đến cỡ nào"? Thượng đáp nói: "Bệ hạ uống được trăm cốc". Hạo nói: "Thượng biết Khổng Khâu không làm vua, mà lại sánh với ta"! (18) Nhân đó cả giận sai người bắt lấy Thượng. Thượng thư Sầm Hôn đem hơn trăm người từ bọn Công khanh trở xuống đến cung rập đầu xin tha, dó đó Thượng được giảm tội chết.

Sai đến quận Kiến An làm thuyền. Lâu sau, lại đến ban gϊếŧ.

Lúc trước, người cùng quận với Hoành là Tần Tùng tự Văn Biểu, Trần Đoan tự Tử Chính, đều cùng Hoành được Sách đối đãi, tham dự bày mưu, nhưng đều chết sớm.

Chú thích

(1) Dẫu nước Sở có gỗ tốt nhưng nước Tấn mới dùng được: theo 《Xuân thu Tả truyện》 chép: "Quan Đại phu của nước Sở là Ngũ Cử (伍举) có tài năng nhưng bị người Sở ruồng bỏ, chạy sang

ở nhờ nước Tấn. Quan Lệnh doãn của nước Sở là Tử Mộc bấy giờ đi sứ nước Tấn, hỏi quan Đại phu của nước Thái là Thanh Tử (声子) cũng đang ở đấy rằng: "Quan Đại phu của nước Tấn so với quan Đại phu của Sở, ai hiền hơn"? Tử Thanh nói: "Quan Đại phu của Tấn không bằng Đại phu của nước Sở, quan Đại phu của nước Sở thì hiền tài, như gỗ tốt vậy. Dẫu nước Sở có gỗ tốt ấy, nhưng nước Tấn mới dùng được"". Ý nói rằng Trương Hoành là người quận Quảng Lăng thuộc Từ Châu nhưng không được quan phủ Từ Châu dùng được, chỉ có quan ở đất Ngô thuộc Dương Châu là Tôn Sách dùng được thôi.

(2) Dẹp bằng ba quận: ý chỉ đánh chiếm được ba quận Ngô, Cối Kê, Đan Dương ở miền Giang Đông.

(3) Thái phu nhân: chỉ phu nhân Ngô thị, là vợ của Tôn Kiên, mẹ của Tôn Quyền.

(4) Lí Quảng kết tóc hăng hái, vui một mình đánh chống với Thiền vu: theo Sử kí - Lí Tướng quân liệt truyện chép: "Lí Quảng là tướng giỏi ở nơi biên giới phía bắc thời Vũ Đế của nhà Hán, bấy giờ tuổi già, theo Đại tướng quân Vệ Thanh đi đánh người Hung Nô, Vệ Thanh ngầm nghe lời vua dặn chớ để Quảng địch với Thiền vu của người Hung Nô vì sợ lầm lẫn. Quảng nói: "Thần từ khi kết tóc mà đánh với người Hung Nô, nay mới được đánh với Thiền vu. Thần xin đi đầu đánh với Thiền vu trước". Nhưng Vệ Thanh không nghe, sau đó Quảng giận mà tự đâm cổ chết.

(5) Giáng, Quán thô kệch: Giáng chỉ Giáng Hầu là Chu Bột, Quán chỉ Dĩnh Âm Hầu là Quán Anh,

là người vũ dũng thô kệch, công thần của nhà Hán. Vào thời Văn Đế dùng người trẻ tuổi có tài văn chương là Giả Nghị làm chức cao, nhưng bị Giáng, Quán ghen tài mà chê bai, giáng Nghị đi làm Thái phó của nước Trường Sa.

(6) Bôn, Dục: tức Mạnh Bôn (孟贲) và Hạ Dục (夏育) , là dũng sĩ người nước Vệ thời Xuân thu, có sức khỏe hơn người.

(7) "Bát bính": chỉ tám cách ngăn ngừa trông coi bầy tôi của Đế vương thời xưa.

(8) "Dễ theo": ý nói vui cái vui sướиɠ, ham muốn thường ngày.

(9) Thơ, phú, minh, lụy: thơ (诗) là thể văn có vần điệu, phú (赋) là thể văn có vần điệu tả cảnh hoặc tự thuật, minh (铭) là thể văn ghi chép công đức hoặc tự răn mình, lụy (诔) là thể văn có vần điệu để viếng và ca ngợi công đức của người đã mất.

(10) Cái u của cây gỗ nam: tức cái bướu trên thân cây nam, dùng để làm các đồ vật có hoa văn

đẹp.

(11) Cảnh Hưng: tức Vương Lang (王朗) tự Cảnh Hưng, người quận Đông Hải.

(12) Tử Bố: tức Trương Chiêu (张昭) tự Tử Bố, người quận Bành Thành.

(13) Chữ khải triện: tức chữ khải và chữ triện.

(14) Sư Khoáng: Sư Khoáng (师旷) tự Tử Dã, người ấp Dương nước Tấn thời Xuân thu, giỏi âm nhạc, thời vua Bình Công của nước Tấn làm thầy nhạc.

(15) Chim hạc: hạc (鹤) là một loài chim lớn, đầu nhỏ, chân dài, cổ dài, đầu và đuôi có lông xám,

lông giữa thân màu trắng, ăn cá, sò hến, hoặc rêu cỏ ở bên hồ nước, biểu tượng cho sự sống lâu.

(16) Chim tước: tước (雀) là một loài chim nhỏ, đuôi ngắn, ăn hạt cây hoặc con trùng.

(17) Chim bằng thu: bằng thu (秃鹙) là loài chim giống hạc, nhưng to hơn, đầu và cổ không có lông, long thân màu xanh đen, ưa ăn cá, rắn, tính hung tợn.

(18) Chim tiêu liêu: tiêu liêu (鹪鹩) là một loài chim nhỏ, lông màu xám hoặc màu đen, thường ăn

côn trùng hoặc nhện.

(19) Thượng đáp nói: "Bệ hạ uống được trăm cốc". Hạo nói: "Thượng biết Khổng Khâu không làm vua, mà lại sánh với ta"!: theo sách Khổng Tùng Tử người nước Tần thời Chiến quốc là Khổng Phụ (孔鲋) chép: "Ngạn ngữ nói: "Vua Nghiêu, vua Thuấn uống được nghìn vò rượu, Khổng Tử

uống được trăm cốc rượu, Tử Lộ nhấm nháp, chỉ uống mười chén"". Ý nói Hạo giận vì Thượng không sánh với vua Nghiêu, vua Thuấn uống được nghìn vò rượu mà lại sánh với Khổng Tử chỉ uống được trăm cốc, có ý không xem Hạo là vua mà chỉ xem là tôi thần.