“Di Giai à! Phải sống cho thật tốt con nhé…” Mười ba năm qua mỗi đêm câu nói đấy lúc nào cũng xuất hiện trong giấc mơ của Thư Di Giai như một lời nhắc nhở, động viên cô tiếp tục sống tiếp trên thế giới này.
Như một thói quen cứ đúng năm giờ sáng
là
cô lại tỉnh giấc sau giấc mộng dài và câu nói quen thuộc quanh quẩn bên tai. Cô vẫn nhớ như in giấc mơ đấy, lửa cháy khắp mọi nơi một người trung niên đang ôm một đứa bé chạy ra phía ngoài cổng né tránh những ánh lửa bập bùng xung quanh.
Sau khi thành công mang đứa bé ra ngoài anh lại dùng ánh mắt tìm kiếm xung quanh miệng hấp tấp hỏi thăm như đang tìm người nào đó, có lẽ nghe được từ ai bảo rằng người đấy còn chưa ra anh liền trao đứa bé cho một cụ già rồi vội vã trở lại trong căn nhà đang bốc cháy phừng phừng kia mặc kệ sự ngăn cản của mọi người.
Thời gian cứ thế trôi qua cho đến lúc đội cứu hỏa chạy đến tiếp ứng, ánh lửa cũng đã tắt nhưng người con trai đấy vẫn chưa thấy quay trở lại. Cụ già đang ôm đứa bé cứ thế khóc nấc lên từng cơn, đứa bé trong lòng ánh mắt cứ vô thức nhìn vào đám tro tàn thật lâu hai mắt ngấn lệ nhưng cố kiềm nén không được rơi.
Người lính cứu hỏa bỗng hô to “Ở
đây có người.” sau đấy mọi người tập trung xung quanh hỗ trợ đẩy mọi vật cản sang hai bên, hai bóng dáng một nam một nữ đang ôm chặt lấy nhau, người nam bảo vệ người nữ bên trong vòng tay như thể báu vật dù không còn hơi thở của sự sống vẫn ôm chặt không buông, người nữ thoi thót thở từng ngụm khí nhỏ khó khăn nhìn đứa bé khẩu hình yếu ớt phát ra từng chữ “Di Giai à! Phải sống thật tốt con nhé…” rồi mỉm cười nhìn người đang ôm mình hai mắt từ từ khép lại chấm dứt những hơi thở cuối cùng.
Sau hình ảnh đấy hai mắt đứa bé như thể vô lực không còn kiềm nén được từng giọt, từng giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc non nớt vang vọng không dứt làm cho mọi người xung quanh cũng cảm thấy đau xé lòng…
Giấc mơ đấy chính
là
sinh
nhật lần thứ năm của Thư Di Giai, cũng chính
là
lần cuối cùng cô nhìn thấy bố mẹ của mình...
Đã gần mười ba năm rồi, lần đấy sau đêm
sinh
nhật tối tâm cô theo ông bà về quê để sống cùng dì dượng theo như lời của ông bảo “Đi xa một chút để khỏi nhìn cảnh nhớ người.” Những ngày đầu chỉ cần nhìn thấy cô
là
bà lại lẳng lặng khóc nhớ thương bố mẹ, nhưng sau đấy nhiều lần nhìn thấy cô mỉm cười
là
bà sẽ ôm cô vào lòng nhẹ giọng bảo “Không sao, vẫn may còn có cháu” rồi khẽ lau nước mắt của bản thân.
Cũng từ đấy cô đã tập cho bản thân phải luôn vui vẻ trước mọi người nhất
là
bà vì cô sợ nếu cô khóc bà sẽ lại khóc, ông bà có thể sẽ ghét cô rồi bỏ rơi cô như bố mẹ hay không? Vì dì từng bảo, vì cô nên bố mẹ mới mất, nên bà mới buồn lòng làm bệnh nặng hơn, ông cũng lo cho bà mà từ đấy sức khỏe kém dần, còn không biết xấu hổ về ăn bám gia đình dì. Cô chính
là
một đứa khắc cha, khắc mẹ, làm hại những người yêu thương cô.
Hai năm sau, ông bà cũng bỏ cô để theo bố mẹ. Khoảng khắc hay tin ông bị tai nạn không qua khỏi khi đi mua quà
sinh
nhật cho cô, bà một lần nữa đau lòng tột độ mà lên cơn đau tim ra đi theo ông, bỏ rơi cô ở lại thế gian này.
Lại thêm một lần nữa ngay ngày
sinh
nhật cô mất đi hai người yêu thương mình, nhưng lần này không còn ai ôm lấy cô, không còn ai bên cạnh cô nữa rồi. Xung quanh chỉ còn lại lời mắng chửi của dì dượng, chỉ còn những lời bàn tán của những người xung quanh.
Họ nói rất nhiều, nhưng cô không nghe được gì cả chỉ vọng lên câu “Đồ khắc tinh, đồ xui xẻo, những ai yêu thương mày đều sẽ bị mày khắc chết.” của dì vang lên thật to trong lòng mình.
Sau tang lễ của ông bà, dì mang cô đến cô nhi viện với
khuôn mặt không chút thương sót, vô cảm nói: “Mày đừng mong ở lại nhà để khắc tiếp gia đình tao và cũng đừng mong giành đi một phần tài sản từ nhà tao, một xu tao cũng không cho mày.” Rồi dứt khoát quay lưng đi không một lần nhìn lại.
Bảy tuổi cô chính thức trở thành một đứa trẻ không bố mẹ, không người thân, không nhà cửa, cô độc đứng ngay cổng cô nhi viện òa khóc thật to. Ông trời như thể thương cảm cho cô trời đang trong xanh bỗng kéo mây mưa rơi từng hạt hòa lẫn nước mắt sấm vang đầy trời.
Hồi ức đau khổ kết thúc, Thư Di Giai khẽ lắc đầu cho tỉnh táo, mỉm cười nói nhỏ “Con sẽ sống tốt mà ông bà, bố mẹ đừng lo nhé hãy yên nghỉ đi!” như một lời động viên cho bản thân mình.