Cao Nhã Miên vừa lau nước mắt vừa gật đầu: “Cám ơn chị đã quyên góp và xây dựng chùa Liên Hoa để em có chốn an tâm tu hành.”
Cao lão phu nhân cười nói: “Chuyện nên làm mà. Em là thiên kim của nhà họ Cao, để em xuất gia sống thiếu thốn làm sao chị an tâm.”
Cao lão phu nhân lại nói thêm: “Lần này là do thằng cháu nội của em gây họa. Nếu không thì khúc mắc này sẽ không bao giờ tháo ra được. Từ giờ về nhà rồi có con cháu và mọi người chăm sóc em. Em không cần cô đơn ở chùa nữa.”
Cao Nhã Miên mỉm cười gật đầu, đôi mắt kèm nhèm của chị dâu không giấu được vui mừng, hân hoan.
...
Sau khi xuất viện, Hoàng lão gia cũng không quay về biệt thự của nhà họ Hoàng ở Chicago nữa mà quay về căn biệt thự Nhã Miên ở ngoại ô Los Angeles nơi mà trước đây ông và bà Cao Nhã Miên từng chung sống. Năm mươi năm qua ông vẫn để mọi thứ nguyên vẹn, từ chiếc áo, cái lược đến son môi của bà. Dù hư hỏng thì ông vẫn cứ giữ. Ông chỉ cho vài người giúp việc sống ở đó quét dọn chứ không cho đυ.ng vào bất kỳ vật gì. Cứ vài năm ông lại cho tu sửa lại, dự định sau này sẽ chết trên cái giường của hai người để ôm lấy một chút hơi ấm của ngày hôm qua. Không ngờ ông trời đã thương tình cho ông gặp lại bà.
Những ngày sau, ông đưa bà đến thăm lại biệt thự Nhã Miên. Đó là một biệt thự nhỏ xây theo kiểu cũ đã úa màu đi vì thời gian nhưng khi đến nơi bà vẫn thấy thích. Vì nơi này có quá nhiều kỷ niệm của hai người. Khoảng sân trống phủ cỏ xanh mướt vẫn như ngày đó. Chiếc xích đu ông mua cho bà vẫn nằm yên ở đó. Cây táo năm xưa bà trồng bên cạnh xích đu ngày nào bây giờ đã thành cổ thụ cao lớn rợp bóng cả một khoảng sân rộng. Nhìn những hoa táo đang trổ hoa trắng thơm ngát, bà lại nhớ đến ngày xưa ông đã giễu bà rằng: “Hoàng Thời anh thông minh như vậy lại yêu phải một cô gái ngốc đến mức nghĩ rằng ăn táo xong phun hạt xuống đất thì nơi đó sẽ mọc lên cây táo.”
Nói xong ông ôm bụng cười lớn. Còn bà thì ngẩng người hỏi lại: “Không phải hạt gieo xuống đất sẽ thành cây, cây cho hoa, kết quả hay sao?”
Lúc ấy ông đã ôm lấy bà, véo mũi bà và nói: “Chỉ có em mới đơm hoa kết quả cho anh thật nhiều con mà thôi. Ngốc à!”
Bà đỏ mặt ngượng ngùng nói: “Hoàng Thời... em đã...”
“Em đã thế nào?” - Ông ngẩng đầu hỏi lại.
Bà không nói nữa, quay mặt đi vào trong phòng. Sau đó cả ngày không ăn gì. Ông cứ nghĩ bà đang hờn. Cứ thế dỗ bà cả ngày nhưng thì ra bà đã mang thai con của ông. Đó là ngày ông cảm thấy vui sướиɠ nhất trên đời. Nhã Miên cuối cùng cũng đã là mẹ của con ông. Ông yêu bà, cho nên ngay ngày hôm sau liền mua về một cây táo nhỏ trồng vào cái nơi bà phun hạt táo xuống. Hạt táo nhỏ tội nghiệp đã bị kiến đυ.c thủng, ông nhìn thấy mà chỉ buồn cười vì cô vợ ngốc của mình. Vậy mà lại khiến người đĩnh đạc như ông yêu thương say đắm, si mê không dứt ra nổi.
Vài hôm sau bà bớt nghén đã chịu ra ngoài đi dạo. Khi nhìn thấy cây táo nhỏ bà còn ngốc nghếch tưởng rằng đó là hạt táo do bà phun xuống cho nên vui mừng kêu lên: “Hoàng Thời, anh xem nè, cây táo của em đã nảy mầm rồi. Vậy mà anh nói nó sẽ không mọc được cây.”
Ông cười thầm trong lòng nhưng không nỡ khiến bà hụt hẫng đành gật đầu nói: “Nhã Miên của anh là lợi hại nhất. Bây giờ em còn có thể kết được một đứa bé trong bụng thì nói chi là một cây táo.”
Thế là có người tự hào lắm, cả ngày cứ tủm tỉm cười, ăn cơm hay đi ngủ cũng đều cười.
“Hoàng Thời, anh nói xem, lúc con của chúng ta ra đời thì cây táo này cao đến đâu? Rồi khi con biết đi thì cây táo lại cao đến đâu?” ...
Những lời như vậy cứ lan tỏa trong lòng hai người từ quá khứ đến hiện tại. Bà ngẩng lên nhìn ông nói: “Hoàng Thời, cám ơn ông đã cho tôi nhiều hồi ức đẹp như vậy.”
Ông lắc đầu: “Hồi ức chỉ đẹp khi có kẻ ngốc giống như em chạy qua chạy lại.”
Bà phì cười, sáu mươi sáu tuổi rồi, tóc đã pha sương, da đã trổ đồi mồi vẫn bị nói là ngốc.
Bất giác bà lại nhìn xuống chân mình: “Chỉ tiếc bây giờ tôi không thể chạy qua chạy lại nữa rồi.”
Hoàng lão gia chân cũng đã yếu, đi lại đứng ngồi cũng vô cùng khó khăn. Nhưng ông vẫn cố ngồi xổm xuống trước xe lăn của bà, cầm lấy tay bà nói: “Nhã Miên, trong mắt anh dù thế nào em vẫn là cô bé ngốc năm đó. Dù em có đi được hay không thì vẫn là em. Chuyện năm xưa là lỗi của anh. Hãy để cho anh dành thời gian còn lại của cuộc đời ngắn ngủi này đưa em “chạy qua chạy lại” ở bất kỳ nơi nào em muốn. Có được không?”
Bà phì cười nhìn gương mặt anh tuấn năm xưa của ông giờ đã bị thời gian làm cho nhăn nheo như thế này mà vẫn còn muốn đưa bà “chạy qua chạy lại”: “Ông đó, tuổi Tây tuổi ta cũng đã bảy mốt bảy hai tuổi rồi. Chân đi không nổi còn phải có con cháu dìu mà còn muốn đưa tôi “chạy qua chạy lại” hay sao?”
“Em có muốn thử không?” - Hoàng lão gia liền nói.
Bà Nhã Miên lắc đầu cười nói: “Không, tôi không muốn. Ông làm ơn đi. Tuổi nào rồi còn muốn chơi trò này. Mà nè, đừng gọi tôi là em xưng anh nữa. Con cháu nghe được sẽ cười đó.”
Ông cười lớn nói: “Ai dám cười Hoàng Thời tôi chứ. Tôi yêu em, từ năm em mười sáu tuổi thì tôi đã gọi em là “em” xưng “anh”. Bây giờ đổi thành xưng hô gì cũng không quen.”
Nói xong ông liền đứng lên thong thả đẩy bà sang cây táo “bà trồng”. Biết không thể nói được ông, bà đành thôi để mặc ông muốn gọi bà là gì thì gọi. Chỉ là xưng hô, không có gì đáng câu nệ.
“Đưa em “chạy qua chạy lại” thì không thể, nhưng đưa em sang xích đu ngồi cùng tôi thì có thể. Nào, Nhã Miên, bám vào vai anh.” - Hoàng lão gia dáng người cao gầy cúi xuống đưa tay đón lấy bà. Bà cẩn thận đặt tay lên vai ông để ông dìu bà sang ngồi ở xích đu.
Những cơn gió nhẹ thổi đến, hoa táo bay lượn trên đầu hai người già cả. Hai bàn tay nhăn nheo đặt lên nhau, lưng tựa vào xích đu khẽ đung đưa theo những cánh hoa rơi. “Trăm năm và bạc đầu” cũng chỉ có ý nghĩa khi bình yên ở cạnh nhau như thế này.
Phía cổng, ba mẹ Tinh Vân nhìn thấy cảnh này bỗng ngậm ngùi. Cao Hiển Minh nhìn sang bà Minh nói khẽ: “Anh cứ ngỡ hai chúng ta đã là muộn màng quay lại. Nhưng không ngờ ba em và cô anh lại còn muộn hơn cả chúng ta. Bây giờ thì anh đã hiểu, hai người không bao giờ là “bỏ lỡ” nếu như trong lòng vẫn còn có nhau. Em nói phải không?”
Bà Minh khẽ gật đầu, hai hàng lệ rơi. Nếu bà không trải qua cảnh sinh ly với người mình yêu, liệu bà có đủ rộng tâm thấu hiểu cho việc ba của bà yêu thương một người không phải là mẹ bà không? Nhưng bây giờ nhìn họ bên nhau, bà chỉ thấy xúc động và cầu chúc cho hai người họ có thêm nhiều thời gian hơn để an vui.
-----------
Mình xin bật mí một tẹo, nam chính ngoài đời không phải chỉ đập đầu vào tường mà là lao ra cho xe tông máu me be bét trước mặt nữ chính. Dã man chưa?! Mình không tưởng tượng được cảnh đó. Càng không dám đưa vào truyện. Ai nói ngôn tình là nói quá lên. Mình đang giảm nhẹ mức độ đời thật ấy chứ. Cho nên mới nói cuộc đời này nếu được lựa chọn, có ai không muốn mình được trọn vẹn không? ^_^ Cám ơn mẹ khi con còn nhỏ đã kể cho con nghe câu chuyện này để hôm nay có thể viết lại nó sinh động và nhập tâm như vậy.