“Trong núi có hang thỏ nhỏ
Thỏ trắng mềm
Ta bắt cho em con thỏ, con thỏ chạy mất rồi…
Con thỏ nhỏ chạy sâu vào trong rừng, con thỏ không tìm được mẹ…
Có ai bảo với em rằng ta cũng rất cô đơn…”
Ta biếng nhác dựa vào thành cửa sổ xe ngựa, một đường đi xóc nảy đã làm cả người ê ẩm, mệt nhọc không thôi. Kinh kì đã lùi lại đằng sau, nơi đây thôn dã thưa thớt, xa xa có tiếng hát vọng của một cô nàng giặt áo cạnh bờ suối. Ta hỏi A Phúc đang đánh xe.
“Cô ta đang hát cái gì vậy?”
A Phúc nghiêng đầu cười nói.
“Chẳng có gì cả, cứ thuận miệng thì hát, vậy thôi!”
Bỗng nhiên ta lại cảm thấy thích rồi lẩm nhẩm theo, câu được câu không. A Phúc ngồi đằng trước nghe được giọng của ta, tựa hồ như lần đầu, liền cười ngặt nghẽo không thôi, cũng chẳng khiến ta để tâm. Cô ta đã giặt xong đồ, bắt đầu trở về, tiếng hát cũng im bặt, không hiểu sao ta lại cảm thấy hụt hẫng.
Nơi chúng ta đang đi là Kỳ Châu, cách kinh thành cũng không xa, chỉ mấy chục dặm về phía Nam. Hôm trước, ngay khi vừa xuống được khỏi giường, ta liền bảo A Phúc báo với phụ thân một tiếng ta đến Kỳ Châu thăm bằng hữu, hình như cũng chẳng ai để tâm ta đi hay ở. Vậy nên sáng sớm nay ta một mình mang theo A Phúc rời đi, một đường ra cửa thật thuận lợi.
“Thiếu gia! Người có bằng hữu thật à? Chưa từng nghe qua, vị bằng hữu này là người như thế nào?”
“Bớt phí lời!”
A Phúc chun chun mũi nói giận dỗi.
“Kỳ thực không có vị bằng hữu nào đúng không? Thiếu gia của tôi à, rốt cuộc hôm đó người gây chuyện gì với tên Văn Thanh Dương kia để đến nỗi nhà mình cũng không dám ở, phải chạy đông, chạy tây thế này.”
“Có phải thiếu gia người định đến Kỳ Châu quậy phá một bữa, quả thực cũng không tồi. Vừa không bị lão gia quản, chưa kể ở đây không ít các tiểu thư trắng trắng, mềm mềm, ăn rất hợp khẩu vị…”
A Phúc lải nhải không dứt, ta cũng lười để ý đến hắn, chỉ im lặng dựa vào thành xe ngựa, mệt mỏi nhắm mắt dưỡng thần, thật may mà trong xe ngựa có trải sẵn đệm, nhưng làm thế nào mà êm ái bằng trong Nghênh Hương lầu đây?! Nghĩ đến đây, không khỏi lại thấy trong lòng buồn phiền.
Xe ngựa đi rất lâu, cảnh vật bên ngoài cửa xe thay đổi vô cùng vô tận, mặt trời bên ngoài đã ngả về hướng Tây, đã sắp tối rồi. Ta ngủ gà ngủ gật trên xe cả một ngày, cuối cùng cũng được A Phúc đánh thức dậy, đã đến nơi cần đến, thành Kỳ Châu.
“Đêm nay ngủ ở đây?”
Ta nhíu nhíu mày hỏi, mắt đánh giá nơi A Phúc vừa dựng xe ngựa lại ngay trước cửa, một khách điếm ở ngay trong thành Kỳ Châu, xem vẻ ngoài cũng thật không tồi. A Phúc dìu ta xuống ngựa, cười cười, nói đến thật đương nhiên.
“Chẳng mấy khi thiếu gia đến chỗ này, còn chưa có dịp kể, ta quê gốc vốn là ở đây, chi bằng ở lại chơi vài bữa. Hôm nay thiếu gia đi đường xa mệt mỏi rồi, trước vào trong khách điếm nghỉ ngơi tốt, để ta đi thám thính tốt. Ngày mai dẫn thiếu gia đi chơi!”
Chính câu cuối này tên tiểu tử này cười đến là lém lỉnh. Ta cũng cười cười nhìn lại hắn khiến hắn ngượng ngùng mà gãi gãi đầu, cũng không nói gì thêm mà ném cho hắn ít tiền. Hôm nay coi như hắn vì ta mà vất vả không ít, để cho hắn chơi bời một chút xem ra cũng là phải đạo. Chỉ thấy tên này dạ ran một tiếng, ríu rít cảm ơn rồi ôm bạc chạy mất.
Một mình ta tiến vào khách điếm.
Buổi tối, thành Kỳ Châu rất đẹp, khác hẳn với kinh thành đèn đuốc sáng trưng, ban đêm cũng náo nhiệt như ban ngày, không ít chỗ buôn da bán thịt. Ở Kỳ Châu, buổi tối, trên đường có ít người hơn nhiều, các cửa hiệu thưa thớt, bày những đồ đạc cùng món ăn tinh xảo, người từ trong bóng tối đi ra, trên tay đều cầm theo một chiếc đèn l*иg. Xa xa, trên sông có một chiếc thuyền hoa, nữ tử như có như không đánh một điệu huyền cầm, vang lên lúc trầm lúc bổng. Rõ ràng chỉ gần như vậy, cách chưa đến một trăm dặm, nhưng so với kinh thành thì đã là một không khí khác biệt hẳn rồi.
Ta chầm chậm mà tản bộ dọc bờ sông, vì lạnh mà càng co chặt người vào trong lớp áo lông thật dày, cảm thấy đây mới đúng là cuộc sống mà người ta lên ao ước.
Nếu được, ta tình nguyện chẳng quay về kinh thành.
Dần dần tuyết cũng đã rơi nhiều, trời chuyển về khuya, các ánh đèn từ cửa hàng cửa hiệu cứ tắt dần, tắt dần. Ta vội ghé vào một tiệm mỳ cũ kỹ ở một góc đường hẻo lánh, hơi nóng bốc lên, phút chốc làm ấm người.
Trong tiệm rất nhỏ, chỉ có một mình chủ quán, đã là một lão nương tuổi trên dưới bốn mươi, chầm chậm múc mì, đổ nước, vẻ mặt bình thản, khách nhân cũng chẳng còn mấy người.
“Một bát mì!”
Ta cũng chẳng ngờ mình đến đây, buột miệng gọi, xong cảm thấy bối rối, rất không tự nhiên mà ngồi xuống một vị trí khuất trong góc. Chủ quán nghe tiếng của ta khẽ ngước lên nhìn, thoáng cái ngạc nhiên, rồi lại cúi xuống làm mì. Lão nương này vẻ mặt già cỗi, quần áo thô ráp, tay áo có dính nước mì, trên trán được buộc khăn, chít gọn gàng cũng không ngăn được những sợi tóc đã bạc gần hết, lòa xòa xuống. Những khách nhân khác cũng nhìn ta chằm chằm, như thể bộ đồ đắt tiền mà ta mặc kiểu gì cũng không thể được chào đón ở đây.
“Mì của cậu đây!”
Chờ không quá một khắc mì đã được đưa lên, bàn tay người chủ quán rất gầy, rặt những xương, ngay khi bê bát mì đến cho ta liền phát run, cũng không hề ngước mắt lên nhìn ta lấy một lần. Bát mì rất đơn giản, nhìn đã không được đẹp mắt, ăn vào cũng chả rõ là vị gì. Phút chốc, hứng thú trong một đêm vãn cảnh liền tiêu thất.
Ta cứ ngồi trong quán, chầm chậm ăn mì cho đến khi từng người, từng người một rời khỏi, rốt cuộc chỉ còn ta và lão nương kia. Ta gắp nốt miếng cuối cùng, cái bát đã sạch bách, liền bê cái bát đã trống không ra cho chủ quán, rồi trả tiền.
Nhìn nguyên một nén bạc được đặt xuống, lão nương thoáng kinh ngạc, cả người lại càng run rẩy, đến lúc này vẫn không hề ngước nhìn ta, khiến ta không khỏi đau lòng. Ta khẽ gọi.
“Cô cô!”
“Tiểu thiếu gia này, ngươi gọi cái gì vậy?!”
Người đó ngẩng phắt đầu, nhìn ta trừng trừng, đôi mắt thoáng cái đỏ hoe.
“Cô cô!”
Ta đau lòng gọi. Thế nhưng đứng trước mặt ta là một lão nương điển hình, quê cục, nào còn bộ dáng một nữ tài tử tiêu sái, ngày ngày ngâm thơ vẽ tranh. Tỷ tỷ của người còn hơn người những hai tuổi, năm nay đã hơn bốn mươi, không phải vẫn ngày ngày sống trong phủ của ta, an nhàn ngắm hoa, nuôi chim, vẫn giữ được nước da mịn màng như sứ cùng một đầu tóc đen sao. Vốn dĩ ta chẳng nên đến đây, để khỏi trông thấy tình cảnh này của người, mà người trước mặt hiển nhiên cũng chẳng muốn đối diện ta.
“Cô cô, cần gì phải làm khổ mình như vậy?”
“Tiểu thiếu gia nhận lầm người rồi, ta làm gì có phúc phần quen được người như thiếu gia đây!”
Ta vỗ vỗ trán mình, ngửa mặt lên nhìn trời, hiểu ra được người trước mặt đã là người khác rồi, nhìn kiểu gì cũng thấy xa lạ, bỗng nhiên muốn cười cũng chẳng cười được.
“Đúng là ta đã nhầm! Lão nương, làm phiền rồi.”
Đứng dậy muốn ly khai, mà người kia cũng im lặng, đứng nguyên một chỗ, ta không dám quay đầu, nhìn lại phía sau một lần nào.
“À, mà này!”
Ta ngừng lại một chút.
“Ta đã gặp được hài tử của người rồi.”
“Vậy à?”
Thoáng cảm nhận được người đằng sau lưng giật mình một cái, mở trân mắt ra nhìn ta, giọng nói cũng mang theo vài tia run rẩy.
“Chỉ mong hắn được sống tốt!”
Lần đầu tiên trong cả buổi tối, gương mặt lão nương kia giãn ra thành một nụ cười, giọng nói cũng mang theo nhu hòa. Trong lòng ta nảy ra rất nhiều oán giận cùng ghen tị. Mẫu thân của ta, người sống tại Cao gia, sung sướиɠ nhàn hạ đến khi hơn bốn mươi tuổi vẫn giữ được vẻ xinh đẹp động lòng người, liệu có bao giờ vì nghĩ tới con nàng mà có được vẻ mặt như thế.
Ta vừa đi vừa nói, đầu cũng không hề ngoảnh lại.
“Người đừng lo, hắn ta giờ sống rất tốt, ngày ngày ăn thịt, uống rượu… còn nữa, hắn ta là tên khốn khϊếp…”
Lời nói lọt thỏm vào màn đêm, theo gió, bay tứ tán. Khắp ngoài phố ngõ nhỏ đều chẳng còn hàng quán nào mở, tối om. Khi ta ngoảnh đầu lại thì ngọn đèn của quán mì nhỏ kia cũng được thổi tắt rồi, bỗng chốc cảm giác như mặc dù đêm nay chưa từng uống giọt rượu nào, nhưng trong lòng đã chuếch choáng say.
Văn Thanh Dương! Văn Thanh Dương!
Buổi sáng hôm sau, ta lại đem theo A Phúc lên xe ngựa rời khỏi thành Kỳ Châu. Đêm hôm qua, tên này về rất muộn, hẳn là ăn chơi đủ, sáng ra đánh xe ngựa vẫn ngáp ngắn ngáp dài, cực độ oán giận mà nói.
“Tiểu thiếu gia ơi, tiểu thiếu gia! Người làm ơn đừng làm việc vô lý như vậy nữa đi. Nào có ai đi đường xa như vậy chỉ để ngủ một đêm rồi lại về!”
Ta như cũ không đáp, trên xe ngựa rất không tỉnh táo mà gật gà gật gù. Đêm qua rất khó ngủ, vừa mới chợp mắt thì A Phúc trở về phá hư mộng đẹp, thành ra lúc này ta đã mệt mỏi lắm rồi. Hơn thế nữa đi đường xa như vậy đối với cơ thể bạc nhược của ta cũng có chút quá sức.
Cảnh sắc vẫn y sì như ngày hôm qua, chỉ là xuất hiện theo thứ tự ngược lại. Khi đi qua thôn xóm nhỏ kia cũng không thấy ai lên tiếng, hát bài đồng dao nọ. Ta chợt nhớ hóa ra hồi nhỏ, cô cô từng hát cho ta nghe rồi.
“Ta bắt cho em con thỏ, con thỏ chạy mất rồi..
Con thỏ chạy sâu vào trong rừng, con thỏ không tìm được mẹ
Có ai nói cho em, rằng ta cũng rất cô đơn…!”
“Thiếu gia! Này, thiếu gia!”
“Sao thế? Đã về đến nơi rồi à?”
“Không phải, nhưng còn bằng hữu của người, đã gặp được chưa?”
“Đã sớm gặp được rồi!”
Ta chập chờn ngủ, nửa tỉnh nửa mê đáp. Trong mơ nhìn thấy một nữ tử xinh đẹp, vẻ mặt rất dịu dàng, nàng mặc áo màu hồng nhạt khẽ ôm lấy ta ngồi dưới một tán hoa đào. Nàng nói nàng có một đứa nhỏ bằng tuổi ta, rằng nếu bọn ta mà có gặp được nhau thì hẳn sẽ thích chơi với nhau lắm, nàng nói nàng rất sợ để đứa nhỏ một mình, nó sẽ cô đơn…
Ta ngủ rất sâu, vậy nên có cảm giác đoạn đường trở về, chớp mắt mà đã đến nơi. Mà khi ta trở lại kinh thành, người đầu tiên mà ta gặp cũng là người mà ta không muốn gặp nhất. Trong hai ngày này, ta cực lực nghĩ đến hắn càng ít càng tốt, nhưng một khi đã về đến kinh thành thì chẳng còn cách nào có thể trốn tránh được.
Văn Thanh Dương, hắn lại chờ ta ngay tại phủ của Cao gia.