Hãn Thích

Quyển 1 - Chương 387-2: Binh nhung tương khởi (2) (2)

Quả nhiên, Trịnh Huyền cười nói: - Cháu chớ giật mình, chuyện này ta cũng vừa mới đoán được. Nếu không phải cháu nói đợi đến sau mùa thu mới dùng binh thì ta chưa chắc đã nhìn ra manh mối. Như vậy cũng tốt, hai năm chinh phạt... thực sự U Châu cũng không chịu nổi gánh nặng nữa rồi. Ta nghe cháu nói chuẩn bị thu nạp năm trăm ngàn lưu dân, thực sự là một chuyện tốt. Dân số U Châu quả thật hơi ít một chút, khó tranh chấp với Tào Táo được.

Nhưng nếu Tào Tháo khởi binh thì quận Ngụy, Thanh Hàn chắc chắn sẽ chiến loạn.

Hai nơi này cũng là hai nơi có dân số đông nhất Ký Châu, đến lúc đó chi bằng cháu nghĩ cách thu hút nhiều lưu dân, cũng là công đức vô lượng.

Căn cứ vào sự điều tra của Hòang Các Tư Mã Ý. Hai nơi là quận Ngụy và Thanh Hà số dân tổng cộng một trăm năm mươi chín vạn người chiếm một phần tư dân số Ký Châu.

Lưu Sấm khẽ gật đầu: - Những lời Lão đại nhân chỉ bảo, con sẽ ghi nhớ!

Tháng mười hai Kiến An thứ năm sáu. Mấy ngày tuyết lớn nhuộm trắng cả một vùng Hà Bắc.

Trên bầu trời Nghiệp Thành mây đen bao phủ.

Tào Tháo bắt đầu trưng binh ở hai nơi Dự Châu và Duyện Châu, đối với Hà Bắc như hổ rình mồi...

Đồng thời Tào Tháo lệnh cho đại tướng dưới trướng là Nhan Lương làm tiên phong. Hứa Du làm quân sư đóng quân ở Diên Tân, chuẩn bị sang năm qua sông chiến đấu.

Vậy mà Nhan Lương lại đầu hàng Tào Tháo?

Sau khi tin này đến Lê Dương, Viên Đàm lập tức luống cuống. Nhan Lương là ai? Một trong bốn cột trụ của Hà Bắc. Năm đó dưới trướng của Viên Thiệu, y là kẻ vũ dũng hơn người. Còn năm đó Hứa Du là chủ mưu cho Viên Thiệu, hai người này hợp tác khiến cho quân Viên ở Lê Dương chưa chiến mà đầu trận tuyến đã rối loạn.

Hứa Du và Viên Thị đã đối nhau như nước với lửa.

Lúc đầu y cả đêm chạy đến Tào doanh khiến Viên Thiệu đại bại ở Quan Độ.

Vốn dĩ, Viên Thiệu không muốn tìm Hứa Du gây phiền hà, nhưng lại không ngờ đám người dưới tay đoán mò tâm ý của y, không ngờ lại xử tội Hứa Du, tịch thu tài sản, gϊếŧ chết cả nhày..

Lúc Viên Thiệu quay về Nghiệp Thành thì trời đã tối. Nhà Hứa Du hơn ba mươi mạng người bị gϊếŧ sạch sẽ... trong đó có đứa cháu mới ra đời của y cũng không may mắn thoát khỏi. Sau khi Hứa Du biết tin, y hận Viên Thiệu thấu xương. Nhớ năm đó ta vào sinh ra tử với ngươi, bôn ba cho ngươi, ngươi mới có cơ nghiệp hôm nay. Nhưng sau khi ngươi làm đại tướng quân lại, dần dần bất hòa với ta, chưa bao giờ tiếp thu kế sách của ta...

“Ta cũng không còn cách nào mới rời xa ngươi. Nhưng ngươi lòng lang dạ sói, đến cá đứa cháu của ta ngươi cũng không tha?”

Nếu không vì như vậy, chưa chắc Hứa Du đã ra mặt, giúp Tào Tháo thuyết phục Văn Sú. Dù sao hai người này cũng vô cùng trung thành với Viên Thiệu... Nhưng Hứa Du già hơn hai người này nhiều. Lúc chiêu hàng lại nói có sách mách có chứng, cuối cùng vẫn khiến cho hai người Nhan Lương và Văn Sú phải thay đổi ý kiến.

Đặc biệt Viên Thiệu vừa chết thì Nhan Lương, Văn Sú lại càng không có gì phải vướng bận.

Biết Tào Tháo muốn xuất binh ra Hà Bắc, hai người này nóng lòng muốn lập công vì thế đã xin làm tiên phong.

Vốn dĩ, Nhan Lương làm tiên phong, Tào Tháo cũng thấy lo lắng nhưng lúc này Hứa Du lại đứng ra tỏ ý muốn làm quân sư trợ giúp cho Nhan Lương tấn công Lê Dương.

Hai người đều là cựu thần Hà Bắc hơn nữa uy danh còn rất cao. Một văn, một võ cùng hợp tác càng tăng thêm sức mạnh. Quan trọng là từ trước đến nay Nhan Lương rất tôn trọng Hứa Du.

- Chủ công đồng ý hai người họ là đúng. Có thể nói Tử Viễn hận Viên Thị thấu xương, luôn nuôi ý trả thù. Nếu không để y tiến lên ngược lại sẽ khiến y oán hận... Quan trọng hơn là nếu quân Viên biết đối thủ của họ là Nhan Lương và Hứa Du thì e rằng chưa cần giao đấu thì trận tuyến đã rối loạn rồi...

Dưới lời khuyên của Giả Hủ, quyết định cuối cùng của Tào Tháo là để Nhan Lương làm tiên phong.

Quả là không nằm ngoài dự đoán của Giả Hủ, hai người này vừa mới đóng quân Diên Tân, chưa xuất binh thì Viên Hi ở Lê Dương đã hoảng loạn, chưa nói đến Viên Hi, nay cả Quách Đồ cũng thấy căng thẳng. Trong lòng y rất rõ, lúc trước chuyện gϊếŧ cả nhà Hứa Du có sự trợ giúp không nhỏ của y. Bản lĩnh của Hứa Du, Quách Đồ biết rất rõ. Nếu không y cũng không kiêng sợ Hứa Du như vậy. Cho nên lúc y biết Hứa Du quay về, trong lòng y vô cùng căng thẳng.

- Chủ công, Hứa Tử Viễn liên thủ với Nhan Lương, e rằng không phải chuyện nhỏ. Chỉ bằng chúng ta, khó là đối thủ của hai người họ, phải mau chóng thông báo cho Tam công tử, xin công tử cho viện binh đến.

Viên Hi hơi mất thể diện nhưng trong lòng cũng rõ, lúc này không nên tính toán chi li. Sau khi suy nghĩ, y phái người đến Nghiệp Thành khẩn cầu Viên Thượng giúp đỡ. Viên Thượng sau khi biết tin cũng vô cùng sợ hãi. Phụ thân mất, Hà Bắc bị bao vây, Lưu Sấm gây sự phương bắc. Tào Tháo, xuất binh muốn tấn công? Dưới tình hình như vậy, sao mà ngăn được thế tấn công hung hãn của Tào Tháo?

- Nay Tào thừa dịp Hà Bắc rối loạn mà xuất binh xâm chiếm.

Viên Hiển có ý phái người đến cầu viện ta, ta phải làm thế nào cho phải đây?

Viên Thượng còn chưa dứt lời thì có một người đứng lên nói: - Có câu môi hở răng lạnh, dù chủ công và Đại công tử có khoảng cách, là thù riêng... Nhưng nay kẻ giặc xâm lăng liên quan đến cơ nghiệp của Đại công tử. Chủ công không thể vì thù riêng mà bỏ công nghĩa, xuất binh viện trợ.

Người này tên là Tự Tông, là em trai của Tự Thụ. Nhớ lúc đầu, Tự Thụ cho rằng Viên Thiệu không thể thắng được, cho nên mới tán ra bại sản từ giã tổ tông.

Nhưng Tự Tông lại cho rằng Viên Thiệu sẽ thắng mà không nghe theo chủ ý của Tự Thụ... Nhưng chính vì vậy mà y mới được sự trọng dụng của Viên Thượng. Cho dù sau này Tự Thụ quy hàng Lưu Sấm, sự tín nhiệm của Viên Thượng với Tự Tông vẫn không thay đổi. Thực ra mà nói trong lòng Viên Thượng vẫn mong muốn Tự Thụ có thể hồi tâm chuyển ý giúp y một tay. Nhưng ai mà biết được sau khi Tự Thụ đại bại ở Dư Đình thì nản chí. Đầu hàng Lưu Sấm nhưng lại không muốn dốc sức cho hắn mà chạy đến thành Cô Trúc tìm Điền Phong làm bạn, coi như để tránh sự đời.

Nhưng lời nói của Tự Tông cũng không phải là không có lý. Tuy mình và Viên Đàm có chút mâu thuẫn nhưng không thể thấy chết mà không cứu được.

- Chỉ có điều...

Viên Thượng vừa định mở miệng thì lại thấy một người đứng dậy: - Lời nói của Trọng Ngôn chí phải, hiện nay Tào Tháo uy phong đang thịnh, lại có Nhan Lương và Hứa Du làm tiên phong. Hai người họ rất am hiểu về Hà Bắc. Nay Đại tướng quân qua đời, Ký Châu đang rối loạn... Chỉ bằng sự trợ giúp của chủ công cũng chưa chắc đã là đối thủ của kẻ địch, nên tìm một người khác đến viện trợ.

Nói nói tên là Âm Qùy, là thứ sử Dự Châu.

Khi Tào Tháo và Viên Thiệu đối lập, hai bên đều tự phong quan, nên có rất nhiều chức quan trùng hợp nhau.

Tào Tháo lập Giả Hủ làm thứ sử Dự Châu, mà Viên Thiệu lại để Âm Qùy làm thứ sử Dự Châu. Chuyện như vậy vào cuối thời Đông Hán, thời kì chư hầu đan xen nhau, thậm chí cả thời kì Tam Quốc đều rất nhiều. Giống như Viên Đàm tự lĩnh chức Xa Kỵ tướng quân nhưng trên thực tế Tào Tháo lại phong cho Lưu Sấm làm Xa Kỵ tướng quân... Ai chính tthống? Ai là giả? Trong thời gian này cũng không phải là điều quan trọng.

- Tướng quân Tử Kính có diệu kế gì không?

Tử Kính này không phải là Tử Kính, chỉ là có tên tự giống với Lỗ Túc. Nhưng Lỗ Túc trong chuyện này nhưng lại không có được thanh danh vang dội của Âm Qùy.

Âm Qùy nói: - Nhớ lúc đó, thiên tử phát Y Đai chiếu, có thái thú Võ Uy kí tên. Còn nay Mã Đằng trấn thủ Tây Lương, dưới trướng hơn vạn hùng binh. Chủ công có thể cho người đến Võ Uy thuyết phục Mã Đằng xuất binh viện trợ. Nếu Mã Đằng khởi binh, Quan Trung chắc chắn sẽ loạn... thì giặc cũng tự loạn. Ngoài ra chủ công lại sai người đi Kinh Châu mời Lưu Biểu xuất binh. Thần nghe nói, Lưu Huyền Đức đang cư trú ở Kinh Châu. Người này có ân oán với Tào Tháo chắc chắn sẽ tương trợ.

Viên Thượng nghe thấy thế rất đồng tình.

- Cho dù là Mã Đằng hay Lưu Biểu, e rằng cũng là nước xa không cứu được lửa gần.

Âm Qùy do dự một chút rồi hạ giọng nói: - Thực ra chủ công còn có một đạo viện binh nữa, không biết chủ công nghĩ sao?

Viên Thượng ngẩn người ra mắt nheo lại.

Một lúc lâu y hạ giọng nói: - Tử Kinh nói là Lưu Mạnh Ngạn ở U Châu?