Mùa Nước Nổi

Chương 142: Xóm Bãi có một đám tang (1)

Những ngày cuối năm công việc bận rộn dường như cuốn tất cả xã hội theo vòng quay chóng mặt của nó, không một ai có quyền ngơi nghỉ, có quyền tìm một chỗ yên lặng mà tránh xa tất cả được. Chị em Nghĩa cũng vậy, ngay như hồi cuối năm ngoái, Nghĩa cũng chạy việc bở hơi tai từ sáng đến tối muộn mới hết. Tết mà, tranh thủ kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy. Tất nhiên, đồng tiền thực sự quan trọng nhưng Nghĩa cũng không quá đặt nặng nó để quên đi nhiệm vụ chính của mình, đó là học ở vườn ươm. Ngoài ra vẫn đều đều tuần 2 buổi đi dạy học ở lớp học bên sông.

Nói một chút về lớp học bên sông để các độc giả mừng cho lũ trẻ. Tính từ lúc Nghĩa dạy học cho chúng tính đến thời điểm này đã là được 1 năm. Nghĩa dạy 2 môn Toán và Tiếng Việt vào tối thứ 3 và thứ 6 hàng tuần, còn Tuyết “tiểu thứ” dạy các môn bổ trợ khác như Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, âm nhạc, mỹ thuật .v.v. gần giống với chương trình học của một trường bình thường. Một năm qua, đều như vắt chanh, nắng cũng như mưa, nóng cũng như lạnh lớp học vẫn không nghỉ lấy một ngày. Vẫn có đủ sĩ số 37 học sinh như ngày đầu tiên.

Đến thời điểm này, lớp học bên sông mang lại cho các em quá nhiều thứ quý giá, nó không chỉ quý trong thời điểm hiện tại mà cái quý chính là mang lại cho các em một tương lai rộng mở phía trước. Các em đã đọc thông viết thạo, biết cầm tờ báo mà đọc làu làu không cần phải đánh vần nữa. Biết tính toán cộng trừ nhân chia, biết nhân ba cân cá với giá tiền để thành giá bán rồi. Cái đó thực sự quý với tương lai các em, xóa bỏ đi cái mà xã hội vẫn cho là tầng lớp bần cùng đó là “mù chữ”.

Không chỉ vậy, việc lớp học bên sông thắp đèn áp quy mỗi buổi tối đã có tác động tới chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. Một tin cực kỳ vui làm Nghĩa và Tuyết rưng rưng chính là bắt đầu từ sang năm, các em sẽ được học một cách thực sự ở trường công lập trong “đất liền”. Nhà trường đã có các buổi gặp mặt và tiếp xúc với các em ở lớp học bên sông, các bài kiểm tra đánh giá năng lực để xắp xếp lớp và giáo viên cho phù hợp đã được tiến hành. Chỉ qua Tết thôi, các em sẽ chính thức được cắp sách đến trường, giống như hàng triệu trẻ thơ khác trên mảnh đất Việt Nam này. Hay nói đúng hơn, các em đã được công nhận là một phần của xã hội.

Điều đó có nghĩa là, lớp học ven sông đã đi đến những buổi học cuối cùng, bắt đầu từ sang năm, Nghĩa và Tuyết sẽ không cần phải dạy học ở đây nữa rồi.

Cu Zũng tôi cũng không định kể chi tiết về buổi học cuối cùng này đâu, bởi tôi muốn dành thời gian để kể cho các bạn nghe về nhiều chuyện khác xung quanh cuộc đời của Nghĩa, nhưng ………… không kể không được, bởi buổi học cuối cùng hôm ấy quả thực rất nhân văn, và nó ám ảnh tôi đến tận bây giờ.

Gió Sông Hồng l*иg lộng thổi mang theo cái lạnh cắt da cắt thịt của những ngày cuối năm, những ngày chính đông. Lớp học bên sông hôm nay thật đặc biệt, nó đặc biệt giống như cái buổi đầu tiên hồi đầu năm, chỉ khác là buổi học này là buổi học cuối cùng, nếu dùng từ ngữ giáo dục chính thống thì là buổi học bế giảng, buổi học “tốt nghiệp” của các em học sinh nghèo giữa đất thủ đô.

Trên mảnh đất trống có lát xi măng, gần một chục bóng điện ắc quy thắp sáng trưng mảnh đất nhỏ khoảng 50 m2 ấy. Số lượng đèn điện sáng gấp đôi bởi hôm nay ngoài các em học sinh và 2 “thầy – cô” ra còn có rất nhiều người khác nữa. Phụ huynh của các em đứng thành một vòng tròn xung quanh lớp học, nói chung là toàn bộ người dân ở xóm làng chài trong buổi tối ngày hôm nay cũng ở đây, trong đó có cả ông Từ già. Phía bên trên gọi là bục giảng hôm nay có kê thêm gần 2 chục cái ghế con cho các “đại biểu” ngồi.

“Đại biểu” ở đây cũng có rất nhiều thành phần khác nhau nhé. Mẹ con Cẩm Tú – Thủy Tiên và một số bà con buôn bán ở chợ Đồng Xuân đại diện cho nhóm người gọi là “nhà tài trợ”; Khoảng 3 – 4 người ăn mặc chỉnh tề đại diện cho “chính quyền địa phương”; Hai cô giáo, một cô nhìn khá lớn tuổi và một cô còn rất trẻ đại diện cho “trường Tiều học địa phương”; Một số bạn trẻ đại diện cho “Đoàn thanh niên” tổ dân phố.

Thành phần quan trọng nhất không ai khác chính là các em học sinh. Hôm nay, đứa nào đứa ấy mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, đa phần đều là quà tặng của “các nhà tài trợ”. Khác với các buổi học khác, hôm nay các em không mang sách vở, chúng ngồi im lặng, trên khuôn mặt có nét nửa buồn nửa vui thật là khó hiểu.

Dẫn chương trình cho lễ bế giảng ngày hôm nay chính là cô giáo Tuyết “tiểu thư”. Cô nàng hôm nay mặc một bộ quần áo dài mượn của bà dì, tất nhiên cô phải lựa cái bộ áo dài mà dì mặc từ cách đây gần chục năm, hồi dì còn thanh niên, chứ áo dài của dì bây giờ thì Tuyết không mặc vừa, chỉ vừa phần vυ' thôi vì vυ' dì và cháu to gần như nhau. Bên ngoài khoác thêm một chiếc áo phao dầy cộp vì trời rất lạnh.

Tuyết nghiêm trang đứng lệch về một bên để khuôn mặt mình đối diện với các em học sinh và các “đại biểu” tham dự buổi bế giảng. Nhìn một lượt xuống bên dưới, Tuyết hít một hơi thật sâu làm bộ ngực phồng lên thêm một cấp độ, báo hại mấy đại biểu nam nuốt nước bọt và trợn mắt xuýt nữa thì lòi con ngươi, sau đó nàng đọc tờ giấy đã chuẩn bị sẵn.

– Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các vị phụ huynh và em các học sinh thân mến! Bạn Nguyễn Trọng Nghĩa là người đầu tiên khởi sướиɠ nên lớp học và đặt tên là “Lớp học bên sông”, bạn cũng là người đầu tiên cầm tay các em để vẽ nên chữ cái đầu tiên trong cuộc đời của mỗi em học sinh ở đây, vẽ ra một tương lai tốt đẹp hơn dành cho các em. Bạn dạy các em viết chữ và tính toán. Sau đó, tôi, một người bạn của Nghĩa cũng tham gia vào lớp học để dạy các em thêm các môn bổ trợ khác. Từ những ngày đầu, mục tiêu chúng tôi đặt ra rất đơn giản, đó là làm sao để các em biết được con chữ, biết tính toán giản đơn và hiểu thêm về cuộc sống. Lớp học tính đến ngày hôm nay đã tròn 1 năm tuổi. Chúng tôi tự hào là mình đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra ban đầu. 37 bạn học sinh ngồi đây giờ đã đọc thông viết thạo, biết tính toán cộng trừ nhân chia. Cảm ơn các em học sinh đã cùng với chúng tôi vượt qua mọi khó khăn thử thách để đồng hành cùng nhau trong suốt một năm qua.

Thay mặt các thành viên trong “Lớp học bên sông” xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cô chú là các chủ cửa hàng ở chợ Đồng Xuân trong thời gian qua đã tài trợ rất nhiều thứ từ xây dựng cơ sở vật chất, sách vở, đồ dùng học tập đến quần áo và các thứ khác nữa cho các em học sinh và lớp học. Các cô chú đã tiếp thêm cho chúng cháu sức mạnh để duy trì và phát triển lớp học đến ngày hôm nay. Chúng cháu xin cảm ơn ạ!

Nói đến đây, Tuyết hướng mắt mình về phía mẹ con Cẩm Tú và các cô chú ở chợ Đồng Xuân rồi hơi cúi đầu xuống biểu lộ lòng biết ơn sâu sắc. Tuyết nói tiếp trong tiếng vỗ tay rầm rầm của các em học sinh:

– Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo của trường Tiểu học địa phương. Hôm nay chúng cháu tổ chức buổi lễ gọi là bế giảng “Lớp học bên sông” để bàn giao lại các em học sinh cho chính quyền địa phương và nhà trường. Cháu và Nghĩa không mong muốn gì hơn là kính mong chính quyền địa phương và nhà trường tạo điều kiện hết sức để các em học sinh được đến lớp, được đi học để mở mang kiến thức. Đó là con đường duy nhất để các em kiến tạo tương lai, thay đổi cuộc sống khổ cực hiện tại.

Tuyết lại cúi đầu gửi gắm về phía nhóm “đại biểu” chính quyền địa phương và nhà trường. Rồi cô đứng thẳng dậy nhìn về phía các học sinh thân yêu của mình:

– Các em yêu quý của chị! Chị và anh Nghĩa rất buồn khi phải chia tay các em, chia tay lớp học. Nhưng chúng ta chỉ nên buồn một chút xíu thôi nhé. Vì sau đây, các em sẽ thực sự được đi học. Các em sẽ được các thầy cô thực sự giảng dạy. Các em phải vui lên nhé. Thỉnh thoảng anh chị sẽ lại đến thăm các em. Các em có đồng ý như vậy không?