Mùa Nước Nổi

Chương 117: Kinh tế học đại cương (4)

Đây là tiết học Tiếng Việt, học về những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao, hò, vè của người Việt Nam ta. Để nâng cao, Nghĩa yêu cầu các em đặt câu với từ.

Ở trên bảng, Nghĩa hỏi các em:

– Em nào đặt câu cho anh có từ “đỡ đần” thì giơ tay.

Ở bên dưới, có đến nửa lớp giơ tay, nhìn khuôn mặt ngơ ngơ của các em, chửa chắc những đứa giơ tay đã biết câu trả lời. Nghĩa chỉ vào một em bé ngồi hàng thứ hai:

– Tí, em đứng dậy đặt câu cho cả lớp nghe.

Em Tí đứng dậy bẽn lẽn nói ngập ngừng: “Nhờ chăm chỉ học hành ở lớp học bên sông mà em đỡ đần hơn”. Nghĩa đập đầu vào trán mình, không dám cười vì cách đặt câu của em. Nói đúng cũng được mà không đúng cũng chẳng sao.

Cậu hỏi tiếp: “Em tí ngồi xuống. Nhờ một từ khác nhé. Đặt câu với từ: “thông thái”. Bạn nào biết giơ tay.

Lại nửa lớp giơ tay lên, Nghĩa chỉ vào một bạn lớn hơn xem thế nào. Biết đâu có tí sáng nào chăng. Bạn lớn hơn ấy đứng dậy, khoanh tay trước ngực lễ phép: “Bạn Thông thái rau cho lợn ăn”.

Nghĩa vỗ đèn đẹt tay mình vào trán suy nghĩ xem mình có khiếm khuyết gì trong việc dạy học mà các em lại “thông minh” quá trời như vậy. Cậu tiếp tục ra một câu hỏi khác:

– Đặt câu với từ “vả lại”

Lần này một em lớn hơn nữa, chừng 12 tuổi ngồi gần cuối lớp. Em đứng dậy hồ hởi trả lời:

Em thưa anh. Em xin đặt câu với từ vả lại là: “Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau, chị vả em một cái, em vả lại chị một cái”.

Chu choa mạ ơi, Nghĩa thêm câu hỏi cuối cùng, lần này cậu chỉ đích danh vào em gái tên Trinh:

– Trinh, em đứng dậy đặt câu cho anh với từ “tập thể”.

Trinh nghe gọi đến tên mình thì run như cầy sấy, cô nàng lúc nào cũng thế, rất rụt rè và sợ sệt. Nhưng chẳng dám cãi lệnh thầy, em nhìn vào bạn trai Kiên ngồi bên cạnh một cái như có ý nhờ vả nhắc hộ. Chẳng biết Kiên nhắc thế nào mà Trinh trả lời được mới tài chứ:

– Em …. Thưa …. Là. …….. “Sáng nào em cũng đi tập thể dục”

Nghĩa thôi không yêu cầu các em đặt câu với từ nữa. Cậu vỗ trán đồm độp xót xa. Đúng lúc ấy thì Tuyết bước vào vùng ánh sáng của lớp học. Cả lớp trố mắt nhìn, cả Nghĩa cũng vậy. Cơ bản Tuyết quá đẹp trong mắt các em nhỏ. Cô nàng như một nàng tiên vừa ở trên giời hạ phạm xuống đây, tà váy trắng bay bay trong gió đêm bồng bềnh huyền ảo. Phải dụi mắt mấy lần các em nhỏ mới khẳng định đây là người thật chứ không phải ma quỷ nơi nào xuất hiện.

Mỉm cười chào các em, Tuyết “tiểu thư” chờ sự giới thiệu của Nghĩa.

Nghĩa lại gần phía Tuyết rồi kéo cô lại đứng trên phía bục giảng gần mình, quay xuống lớp học:

– Để anh giới thiệu với các em. Đây là chị Tuyết. Từ nay chị Tuyết sẽ cùng anh dạy học cho các em. Các em có đồng ý không?

Ở dưới cả lớp đồng thanh:

– “Đồng ý ạ”, nhất là mấy cậu choai choai 13, 14 tuổi là hô to nhất. Nhìn thầy Nghĩa mãi cũng chán, giờ có thêm một cô đẹp như tranh vẽ thế kia thì nhất định sẽ làm chúng hứng khởi hơn đến lớp.

Nghĩa tiếp lời sau khi dứt tiếng hô của các em:

– Chị Tuyết hiện nay đang là sinh viên trường Đại học kinh tế quốc dân, chị ấy học giỏi lắm đấy. Lại còn xinh nữa. Các em có thấy thế không?

Tuyết “tiểu thư” nhìn trộm Nghĩa một cái vì được chính cái miệng khô khan ấy khen mình xinh, chẳng biết là thật tâm hay chỉ là một chiêu kí©ɧ ŧɧí©ɧ lũ trẻ, nhưng nghe thôi đã đủ làm má Tuyết “tiểu thư” đỏ ửng lên rồi.

Cả lớp lại đồng thanh:

– Có xinh ạ!

Khi cả lớp im lặng trở lại, Tuyết “tiểu thư” mới cất giọng vàng oanh, giọng nói thanh mà dịu, vang mà dàng đi vào lòng người chết đi được. Xa xa, trên mui thuyền, một vài người đàn ông là phụ huynh của lũ trẻ bắt đầu nhìn chằm chằm vào lớp học. Quái lạ, mọi ngày Nghĩa giảng chỉ thấy vài chị ra ngó, còn mấy ông trốn tiệt đi đâu. Nay chẳng ai bảo ai, chắc ngửi thấy mùi gì đó hấp dẫn nên xuất hiện cả:

– Được sự giới thiệu của Nghĩa, chị sẽ dạy các em thêm một số môn học. Buổi học thứ 3 và thứ 6 sẽ do anh Nghĩa giảng, còn tối thứ 2 và thứ 4 chị sẽ đứng lớp, chị sẽ dạy các một số môn học khác như: tự nhiên và xã hội, âm nhạc, mĩ thuật và cả tiếng Anh nữa.

Đó chính là sự bàn bạc của Nghĩa và Tuyết đêm hôm vừa rồi. Với thời gian của Nghĩa chỉ có thể dạy các em Toán và Tiếng Việt. Tức là biết đọc, biết viết biết tính toán. Như vậy vẫn chưa đủ để một đứa trẻ phát triển toàn diện và còn khiếm khuyết rất nhiều với chương trình học chính thống. Chính vì vậy mà cần phải học thêm các môn khác đúng với chương trình giáo dục phổ thông. Tuyết sẽ phụ trách các môn còn lại, thậm chí cô sẽ kêu gọi các bạn cùng hỗ trợ nữa.

Nghe nói được học thêm các môn khác, nhất là âm nhạc, mĩ thuật, tiếng Anh. Lũ trẻ phấn khởi lắm, một niềm vui mới, một sự tin tưởng mới vào tương lai ập vào trong suy nghĩ của chúng.

Hôm đó, Nghĩa giảng tiếp bài, còn Tuyết “tiểu thư” ngồi nghe với vai trò thỉnh giảng, cũng là để làm quen với không khí lớp học, với các em học sinh. Ở bên dưới nhìn lên trên, Tuyết “tiểu thư” thầm cảm phục tấm lòng của Nghĩa đối với các em, đối với xã hội. Cô chợt thấy mình nhỏ bé hơn Nghĩa rất nhiều, cuộc sống của bạn ấy thực sự đã vất vả rất nhiều rồi. Ấy vậy mà bạn ấy vẫn còn dành ra thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc nữa để duy trì lớp học, để mang lại chút ánh sáng le lói từ tương lai tới cho những đứa trẻ ở nơi đây. Tuyết “tiểu thư” thêm một lần nữa khẳng định, rằng mình đặt tình cảm vào người đàn ông này là không sai. Bất kể tương lai có ra sao, cô có là “cái gì” trong cuộc đời Nghĩa, nhất định sẽ không hối tiếc, dù chỉ là trong suy nghĩ.

—-

Tối nay, hai đứa đổi gió ở nhà nữa mà đi ra ngoài chơi. Ngồi trên ghế đá trong công viên Vườn bách thảo, Nghĩa và Thủy Tiên vừa trải qua nụ hôn nồng nàn, mà chẳng đơn giản là nụ hôn đâu, vừa hôn còn vừa sờ soạng vào nhau nữa cơ. Nếu không phải vì đây là công viên, có lẽ cả hai đứa đã tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ ȶᏂασ nhau rồi.

Cũng khá muộn rồi nên vắng người lại, chỉ còn lác đác vài cặp tình nhân dặt dìu nhau đi ngang qua. Nghĩa xoa xoa vào đùi Thủy Tiên qua cái vải quần nỉ:

– Em gầy đi thì phải. Công việc bận lắm phải không?

Chẳng giấu người yêu làm chi cho mệt:

– Vâng, shop dạo này đông khách lắm anh ạ. Mình em làm không xuể. Mà Kiên Trinh thì không thể thay em được. Hai đứa vẫn non lắm. Hay là ………. Anh về làm cùng em đi.

Đã biết bao nhiêu lần Thủy Tiên nói điều này rồi, nhưng Nghĩa vẫn lần khẫn mãi không chịu. Cậu đã suy đi tính lại chuyện gác bỏ ước mơ mà về làm với Thủy Tiên, nhưng mãi chẳng tìm ra được lý do nào chính đáng để làm cả. Đành thôi:

– Thời gian này anh chưa thể. Hay là em nhờ mẹ giúp thêm đi.

Thủy Tiên thở dài, cô cứ cố mãi kéo Nghĩa về làm với mình, nhưng càng cố càng không được, anh Nghĩa vẫn giữ nguyên ý nguyện:

– Shop của mẹ cũng nhiều việc, không cắt người được. Với lại em muốn tự chủ, shop là của hai đứa mình, cứ nhờ mẹ mãi cũng không ổn.

Việc buôn bán ở shop Nghĩa không hiểu biết nhiều, trong suy lòng cũng chưa bao giờ có suy nghĩ là “của hai đứa mình” như lời Thủy Tiên vừa nói.

– Ừ, nếu cần em thuê thêm người làm. Anh lo em vất vả, phải suy nghĩ nhiều.

Thủy Tiên bóng gió:

– Nếu lo cho em thì về làm với em đi.

Nghĩa không dám đôi co, cậu đành lảng tránh ý tứ của Thủy Tiên bằng một nụ hôn vào đôi môi cong cớn. Dứt nụ hôn, Nghĩa vụиɠ ŧяộʍ luồn tay vào trong áo nắm bóp đôi vυ' đào tiên, cậu vừa bóp vừa thủ thỉ kể chuyện:

– À, anh bảo này. Hôm rồi anh nhờ Tuyết hỗ trợ dạy học ở lớp học bên sông đấy. Một mình làm không xuể.

Thủy Tiên ngay lập tức xìu đi trông thấy. Chuyện anh Nghĩa và chị Tuyết là bạn với nhau cô không phải là không biết. Trong lòng cô có lo lắng không đầu không cuối nhưng không tìm được lý do phản đối mối quan hệ này, bởi đơn giản họ chỉ là bạn mà thôi. Mình không có quyền phản đối. Cô chỉ thở dài, lớp học bên sông tồn tại đến ngày hôm nay có phần không nhỏ của cô, bảo cô hỗ trợ bao nhiều tiền, mua sắm vật dụng gì cô giúp phát một không hề phân vân lấy 1 giây, nhưng bảo cô đứng lớp dạy học cô không làm được, cơ bản là không phải là chuyên môn:

– Vầng, chị Tuyết dạy lâu chưa anh.

– Chưa dạy buổi nào, mới chỉ làm quen lớp 1 buổi, thứ 3 tuần tới này mới dạy buổi đầu tiên.