Mùa hè nắng gắt cháy da cứ thế mà trôi qua nhường chỗ cho cái lạnh ẩm ương của mùa thu. Vậy là cũng đã được tròn 1 năm Nghĩa lên Hà Nội rồi đấy. Còn nhớ hồi tháng 9 năm ngoái, khi chúng bạn cùng lớp ríu rít chuẩn bị ba lô quần áo sách vở lên Hà Nội thì cũng là lúc Nghĩa đeo ba lô chú Lãm đi tìm việc. Một năm qua đi tuy ngắn ngủi nhưng cũng có nhiều chuyện xảy ra trong cuộc đời Nghĩa. Cậu đã vững vàng hơn, hiểu biết hơn và trải nghiệm nhiều hơn vì va vấp cuộc đời. Những ngày tháng đi làm lao động tự do ngoài số tiền kiếm được còn cho cậu nhiều kinh nghiệm sống, mỗi việc mỗi khác, mỗi chủ mỗi khác, chẳng ai giống ai, chẳng ngày nào giống với ngày nào, ấy thế nên cậu cũng học hỏi được nhiều.
Thay đổi lớn nhất có lẽ là chuyện tình cảm. Lúc chập chững vào đời, Nghĩa còn ấp ủ mối tình học trò ngây thơ với Trang, nhưng rồi đã thay đổi, giờ đây, cậu chính thức là người yêu của Thủy Tiên, một tiểu thư phố cổ. Rồi có một tình bạn hết sức trong sáng với Tuyết, đấy là trong tâm Nghĩa nghĩ vậy thôi, còn Tuyết có nghĩ vậy không thì Nghĩa đâu có hiểu được.
Mới có mấy tháng làm bà chủ gian hàng thôi, nhưng Thủy Tiên đã trưởng thành lên rất nhiều, rất ra dáng một con buôn truyền thống phố cổ. Shop quần áo Trọng Thủy nườm nượp khách đến nhập hàng. Khác với shop của mẹ thiên về bán buôn cho khách ngoại tỉnh, shop quần áo Trọng Thủy ưu tiên cho khách đến trực tiếp nhập hàng về bán lại hoặc khách du lịch đến thăm quan mua sắm, bởi shop nằm ở tầng 1, dễ tiếp cận với những đối tượng khách hàng này hơn so với shop của mẹ.
Thủy Tiên cũng có duyên bán hàng, ngoại hình lại xinh xắn, ăn nói dễ nghe nên rất được lòng khách, đến một lần kiểu gì lần sau cũng đến lại. Đến chính Cẩm Tú còn ngạc nhiên vì khả năng buôn bán của con, cô nghĩ phải một năm trở ra Thủy Tiên mới có thể một mình đứng vững được, ấy vậy mà chỉ qua 3 tháng hè thôi, doanh thu của shop Trọng Thủy đã gần bằng của mẹ rồi.
Nhưng chuyện gì cũng là con dao hai lưỡi của nó, khi đã bị cuốn vào công việc rồi, Thủy Tiên có ít thời gian hơn dành cho tình yêu của mình. Làm ở shop không có ngày nào gọi là ngày nghỉ cả. Cứ từ sáng tới tận tối mải miết ở cửa hàng, cô cũng không thể giao việc quản lý cho ai được cả, Trinh và Kiên mặc dù rất chăm chỉ nhưng kiến thức và trình độ có hạn nên không thể thay cô mà chỉ có thể làm những công việc tay chân.
Hai đứa thường tranh thủ buổi tối mới gặp được, lúc thì kéo nhau lên phòng hú hí độ một hai tiếng là chia tay ai về nhà nấy hoặc rủ nhau đi chơi loanh quanh một lúc rồi cũng về. Hôm nào rụng trứng bấn lắm mới ngủ qua đêm với nhau. Kể từ ngày chính thức yêu Thủy Tiên, Nghĩa đã không còn là nhân công chăm vườn cây nữa, điều này chính Thủy Tiên nói ra, cô ẩn ý không muốn người yêu lại đi làm thuê cho chính mình, Nghĩa cho là hợp lý nên không nhận việc chăm cây, khoản lương 2 triệu một tháng quý thì quý thật nhưng không đáng để cậu phải bằng mọi giá làm cho bằng được. Tất nhiên vườn cây vẫn được chăm sóc như bình thường và người chăm sóc chính lại là Thủy Tiên và Cẩm Tú, ngoài ra mỗi lần Nghĩa đến chơi cũng đều hỗ trợ cả. Ấy thế nên hoa vẫn nở, lá vẫn xanh và quả vẫn chín.
Nghĩa ham kiếm tiền mà Thủy Tiên cũng vậy. Được cái hai đứa biết thông cảm cho nhau nên cũng không xảy ra khúc mắc gì. Chỉ tội cho bướm và ©ôи ŧɧịt̠, hễ vài hôm không chạm vào nhau là y rằng căng phồng lên, tội cho đôi trẻ ghê cơ.
À, mà báo để cho các bạn mừng nhé. Cách đây hơn 1 tháng, Nghĩa mua được xe máy rồi đấy. Một chiếc wave tàu cũ thôi nhưng đi vẫn còn tốt lắm, wave tàu đời đầu đi ngon gần bằng wave xịn luôn. Có xe, công việc của Nghĩa cũng thuận lợi hơn, nhất là những lúc đi về bên trường nông nghiệp học nghề, có xe Nghĩa nhận được những việc ở xa hơn, có lần còn nhận việc tít tận bên Đông Anh, Sóc Sơn.
Hôm mới mua xe, cậu phi về quê thăm mẹ luôn. Mẹ vẫn vậy, vẫn lam lũ sớm hôm với đồng ruộng, vất vả quanh năm nhưng chửa bao giờ Nghĩa thấy mẹ kêu vất vả cả. Nhìn thấy con mới mua xe, vẫn còn dư vài triệu biếu mẹ, cô Tươi mừng lắm, cứ ôm con mà rơm rớm nước mắt thôi. Nhưng buồn một nỗi, bố yếu đi nhiều, giờ chỉ còn da bọc xương. Mẹ nói giọng buồn vô hạn: “Chắc bố không trụ được lâu đâu con ạ, thuốc thang giờ đã không còn tác dụng gì nữa rồi, chỉ mong sao trước khi bố đi còn được gặp chị Nhài lấy 1 lần”. Chị vẫn bặt vô âm tín mặc kệ cho Nghĩa mỏi mòn đi tìm từng góc phố. Chắc phải có cơ duyên nào đó Nghĩa mới tìm thấy chị chăng.
Một buổi tối thứ 6 nọ, ở lớp học bên sông về muộn, chưa đến cổng nhưng từ xa Nghĩa đã biết người con gái đang đứng ở cổng chờ mình là ai, đó chính là Tuyết. Cô nàng vẫn thường hay như vậy, kiên nhẫn và đợi chờ không bao giờ biết mệt mỏi là gì. Vừa nhìn thấy Nghĩa đỗ xe trước mặt, Tuyết “tiểu thư” ánh lên ánh mắt vui sướиɠ kèm nụ cười dịu dàng:
– Cậu đi làm về muộn thế, tớ vừa qua nhà cậu, thấy điện tối thui thì biết cậu đi làm chưa về. Đang định về thì lại gặp cậu. Thế cậu đã ăn uống gì chưa?
Tuyết “tiểu thư” là vậy, mỗi lần ngắn ngủi gặp, Nghĩa đều cảm thấy có cái gì đó ấm áp rất khó tả. Cũng chẳng hiểu sao Tuyết lại luôn quan tâm đến mình một cách vô điều kiện:
– Tuyết à, hôm nay tớ không đi làm, tớ đi ……… Tớ ăn từ chập tối rồi. Tuyết tìm tớ có chuyện gì.
Trên tay Tuyết là một túi gì đó vuông vức, có vẻ như là sách vở thì phải. Tuyết giơ giơ nó lên trước mặt mình như để khoe, đôi mắt long lanh thể hiện sự vui mừng:
– Tớ có cái này tặng cậu.
Vừa mở cửa cổng Nghĩa vừa hỏi:
– Cái gì vậy Tuyết? Tớ không thích nhận quà của con gái đâu đấy nhé.
Nhưng cô nàng lém lỉnh giúp Nghĩa đẩy xe vượt qua gờ đường để vào trong sân:
– Con trai chẳng tặng quà cho con gái thì thôi, còn đòi con gái tặng quà. Đây không phải tặng quà.
– Thế là gì?
– Vào nhà đi thì biết.
Mở cửa vào nhà, Nghĩa cũng lấy mấy quyển sách treo ở trên xe mình mang theo. Vậy là cả hai đứa đều sách mỗi người một túi vào trong. Đèn điện bật sáng lên, Nghĩa đi vào trong bếp rót một cốc nước trắng ra mời Tuyết. Lúc này mới để ý đến bộ quần áo mà Tuyết đang mặc trên người, trời cũng trở lành lạnh rồi, Tuyết mặc một chiếc quần gió, chân đi giầy thể thao, bên ngoài khoác áo gió, khóa áo kéo xuống lưng chừng để lộ bên trong cái áo thun mỏng mầu trắng, vì áo thun loại bó nên bầu vυ' của cô phô trương khủng bố trước ngực. Nghĩa biết nhưng cô tình làm ngơ, sợ Tuyết nghĩ mình da^ʍ dê cứ nhìn chằm chằm vào ngực đàn bà:
– Cậu uống nước đi. Xem nào, có gì cho tớ vậy?
Tuyết tháo túi ni lông, trong đó chỉ có sách và sách. Tất cả đều là sách kinh tế học, từ kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, đến những lý thuyết kinh tế. Sách học năm nhất đại cương của Tuyết:
– Đây là sách kinh tế học đại cương mà năm nhất chúng tớ học. Cậu đọc đi, sẽ có ích cho công việc của cậu đấy.
Nghĩa chưa hiểu lắm ý của Tuyết, cậu ngù ngờ:
– Cậu biết công việc của tớ?
Mặc dù Nghĩa chưa bao giờ chia sẻ ước mơ của mình cho Tuyết biết, nhưng Tuyết lại nắm như lòng bàn tay. Chắc hẳn mọi người còn nhớ, ngày đầu tiên Nghĩa đến xin làm ở vườn ươm đã chia sẻ ước mơ này cho vợ chồng bác Tập, và đương nhiên sẽ đến tai Tuyết rồi. Ấy thế nhưng chuyện Tuyết là con của vợ chồng bác Tập đến nay Nghĩa không hề biết. Cô nàng bịa phừa ra một lý do:
– Tớ biết thừa, Trang nói với tớ.
Nhắc đến Trang, Nghĩa trùng lòng xuống một chút hoài niệm về quá khứ. Từ Tết đến giờ cậu chưa gặp lại Trang lần nào:
– Trang dạo này thế nào?
Chẳng giấu giếm gì, Tuyết “tiểu thư” nói:
– Tớ và Trang cũng ít khi nói chuyện với nhau, chỉ là hàng ngày vẫn gặp trên lớp thôi. Bạn ấy vẫn khỏe, học cũng rất giỏi nữa.
Nghĩa định hỏi về chuyện Toàn nhưng lại thôi, bởi như vậy sẽ hơi vô duyên. Thấy Nghĩa trầm ngâm, Tuyết chuyển chủ đề:
– Cậu định học nghề trồng cây để sau này về quê lập nghiệp phải không?
Nghĩa gật đầu xác nhận:
– Uh, tớ dự định như vậy?
– Vậy thì cậu phải học về kinh tế. Đó là cốt lõi để thành công.