Mùa Nước Nổi

Chương 75: Mẹ ơi! Con về rồi (1)

Những ngày cuối năm này thật là ảm đạm, Nghĩa còn quá non nớt để hiểu hậu quả của những lời đàm tiếu, nhất là từ những người đồng hương của mình. Chị Mận đã cảnh báo cậu lúc ở cổng ngõ nhà cô Cẩm Tú rồi, về tới nhà chị cùng với anh Cung còn nói Nghĩa một chập nữa, nhưng Nghĩa bướng bỉnh giữ nguyên ý định một mình chịu đựng mà tha cho anh Ba. Nghĩa coi đây là một sự trả ơn cho anh vì anh đã hỗ trợ mình lúc mới khởi nghiệp ở chợ người.

Rồi Nghĩa cũng quyết định sang năm mới sẽ chuyển luôn ra khỏi khu trọ, những ánh mắt, những lời dè bỉu sau lưng chưa thực sự kinh khủng bằng cái việc có một vài người ở xóm trọ đã mua thêm một cái khóa nữa. Một khuy cài cửa họ l*иg vào đó thêm một cái khóa nữa, với ngụ ý rằng mình cần phải đề phòng vì trong xóm trọ này đã có một kẻ trộm. Chính vì lẽ đó, nên cậu đã xin anh chị cho mình chuyển đi nơi ở khác sau khi về quê ăn Tết lên.

Nghĩa đang đứng trước cổng nhà cô Cẩm Tú. Bên cạnh cậu là chiếc xe đạp thồ có buộc cái ba lô quần áo ở đằng sau. Bộ đồ nghề cuốc xẻng búa liềm cậu gửi nhà anh chị, ra Tết sẽ qua đấy lấy. Giờ đã là chiều 29 Tết rồi, hôm nay Nghĩa chỉ đi làm có buổi sáng, buổi chiều cậu dọn dẹp và trả phòng cho bà chủ, cậu dự định sẽ đạp xe từ phòng trọ về thẳng quê ăn Tết nhưng không hiểu sao, cậu lại đi ngược lên nhà cô Cẩm Tú.

Nói gì thì nói, từ lúc lên Hà Nội đến nay, không ngày nào là cậu không ít nhất một lần đến nhà cô, để chăm cây, tình cảm cứ vậy mà bồi đắp theo ngày tháng. Nay đã xảy ra chuyện, mấy ngày nay cậu cũng không có đến nữa, trong lòng cũng có chút bồi hồi nhớ nhung khu vườn. Cậu chỉ định qua đây, nhìn qua ô cửa xem những cây hoa mà cậu chăm bón từng li từng tí một ra sao rồi, có bị chết đi giống như lời cô Cẩm Tú đã nói lúc ở phòng trọ của mình không.

Cửa cổng kín mít không có chỗ để nhìn vào, Nghĩa men theo bức tường rào, ở đó có các ô thoáng nhỏ bằng một viên gạch đỏ, đủ để cậu nhìn rõ vào bên trong. Ghé mắt vào, Nghĩa nhìn thấy Thủy Tiên, cô nàng mặc bộ quần áo gió, đầu trần đang cầm cái kéo tỉa hoa mà Nghĩa vẫn hay dùng. Vừa cắt những lá hoa già, vừa ngắm nhìn những bông hoa hồng đang độ nở rực. Trên khuôn mặt thoáng nét buồn buồn khó tả.

Nghĩa chăm chú ngắm nhìn Thủy Tiên, trong suy nghĩ của Nghĩa, Thủy Tiên trông bề ngoài thì là một cô nàng ngổ ngáo, nhưng nội tâm bên trong cũng hết sức thụy mị nữ tính, có cảm giác như đó mới là con người thật của cô. Thời gian gần đây, Nghĩa và Thủy Tiên hết sức tâm đầu ý hợp, hai đứa không còn cãi nhau giống như hồi mới gặp nữa mà đã trở thành một đôi bạn hết sức thân thiết. Mỗi lần gặp nhau ngắn ngủ khi Nghĩa đến đây chăm cây, Thủy Tiên đều làm cùng và nói chuyện với Nghĩa, cô thường kể cho Nghĩa về bản thân, bạn bè, trường học của mình. Gọi anh xưng em ngọt như mía lùi luôn. Đã có nhiều lúc Nghĩa còn tưởng rằng mình đã thích Thủy Tiên rồi nữa cơ.

Bấm một cái lá rơi xuống đất, Thủy Tiên lẩm bẩm một mình nhưng tiếng nói lại khá to, Nghĩa ở ngoài nghe rõ mồn một:

– Cái đồ đáng ghét kia! Việc của mình không làm bắt người ta làm. Cái đồ đáng ghét, cái đồ đáng ghét!

Có lẽ Thủy Tiên đang trút giận vào những lá cây vô tri vô giác. Không ai hiểu suy nghĩ của cô lúc này, đôi mắt to long lanh buồn rầu, hai gò má ửng hồng như thiếu nữ thẹn thùng trước người mình yêu, miệng lẩm bẩm nói “cái đồ đáng ghét”.

Thủy Tiên đã biết yêu rồi, chính xác nhất là cô đã yêu Nghĩa, chỉ còn thiếu chút ít thời gian, thiếu một sự việc đột phá nào đó thì nhất định cô sẽ tỏ tình cùng với Nghĩa. Nhưng ông trời có lẽ không chiều lòng người, mối tình đầu chưa kịp thành hình thành hài thì sự việc kia đã diễn ra. Trong lòng còn quá nhiều khúc mắc, nghi vấn nhưng sự việc rành rành ba năm rõ mười là cục tiền đã ở trong cái ba lô của Nghĩa, muốn phủ định cũng không được. Rồi từ lúc xảy ra sự việc đến nay đã dăm ngày cũng chưa từng một lần thấy Nghĩa đến đây thanh minh giải thích gì, sự nghi vấn cũng dần dần giảm bớt để thay cho lời khẳng định là Nghĩa đã lấy trộm tiền của mẹ thật, vì nếu không thì kiểu gì Nghĩa cũng đến đây để giải thích sự tình.

Nghĩa rời đi, trong lòng cậu có chút gì đó nhẹ nhõm khi biết rằng khu vườn vẫn được chủ của nó chăm sóc. Nhìn lại một lần nữa căn biệt thự, Nghĩa thở dài cho quãng thời gian đẹp đẽ đã qua đi. Thời gian cậu gắn bó với ngôi nhà này chỉ mấy tháng trời, không nhiều so với chặng đường đời nhưng đã mang lại rất nhiều những kỉ niệm tuyệt vời. Từ một bãi đất toàn cỏ dại biến thành một khu vườn đẹp như trong truyện cổ tích. Rồi những lần vui vẻ mặn nồng cùng cô Cẩm Tú, cô sẽ mãi mãi là một người đàn bà đẹp lạ lùng, hấp dẫn và cuốn hút trong ký ức và hoài niệm của Nghĩa. Và còn một người nữa, đó là Thủy Tiên, cô nàng có mái tóc kiểu con trai, ăn mặc kiểu hip hop. Thủy Tiên như một nàng công chúa xinh đẹp kiều diễm nhưng bị mụ phù thủy hóa phép thành một người khác.

Tất cả rồi sẽ trở thành quá khứ, bởi trước mắt Nghĩa còn cả chặng đường dài gian nan gập ghềnh chờ đợi cậu. Cậu không thể và cũng không có thời gian để nặng lòng với những gì đã qua, kể cả đó có là tình yêu hay một nỗi khổ tâm đi chăng nữa.

Chiếc xe đạp thồ đưa Nghĩa vượt qua cầu Long Biên, tạm bỏ lại Hà Nội ở phía sau lưng, Nghĩa trở về nơi chôn rau cắt rốn. Ở đó có mẹ, có cha, có chú Lãm, có con đê, có dòng sông Hồng thơ mộng …. và cả những lời dị nghị đang đợi cậu trở về.

——–

Từ đầu Bắc cầu Long Biên cứ men theo đê khoảng 50 cây số là sẽ về đến quê của Nghĩa, Nghĩa đạp xe một mạch không nghỉ thế mà cũng phải đến phải đến 9h tối mới thấy những hình ảnh quen thuộc của rặng tre chắn lũ mọc ở chân đê, những kỷ niệm thơ ấu ùa về như một làn gió ấm giữa tiết trời lạnh như cắt da cắt thịt, không hiểu sao mùa đông năm nay lạnh hơn mọi năm.

Dừng xe lại chỗ bụi tre mà Nghĩa và Trang vẫn thường hay hẹn hò, Nghĩa nhìn về vùng đất bãi, một quang cảnh khang khác so với hồi cậu còn ở nhà hiện ra trước mắt, xóm Bãi đã có điện. Từng lúp nhà cấp bốn đơn sơ có ánh điện sáng phả ra trông như những đốm sáng giữa bầu trời đêm, đẹp đến kỳ lạ. Một sự thay đổi nhỏ thôi nhưng cũng làm cho những người đi xa trở về cảm thấy nao lòng. Vẫn con sống ấy, vẫn ruộng bãi ấy, vẫn con đê này, nhưng những ánh điện thắp sáng những mái nhà nhỏ lưa thưa mọc xen giữa các ruộng ngô, ruộng khoai như thứ ánh sáng kỳ diệu thắp lên tương lai, thắp lên hi vọng.

Nghĩa hồ hởi tiếp tục đạp xe, vòng xuống lối vào xóm bãi từ trên đê, trời bớt tối bởi ánh điện léo lắt từ trong những căn nhà tỏa ra làm Nghĩa nhìn thấy mờ mờ những lùm cây, gốc chuối quen thuộc. Tới cái ngã tư thân thương, một lối rẽ phải là về nhà, rẽ trái là sang nhà Trang, còn đi thẳng là sẽ ra mép sông, nơi chú Lãm dựng túp lều đánh cá.

Tất nhiên, vào lúc này, hơn cả là Nghĩa vẫn muốn về nhà.

– “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con về rồi đây”, xe mới chỉ đến lụm cây chỗ cổng Nghĩa đã gọi với vào bên trong.

Cô Tươi đang ở trong bếp, nghe tiếng con gọi vội vàng tất tưởi chạy ra:

– Nghĩa hả con. Nghĩa ơi! Nghĩa ơi! Mẹ đây.

Chiếc xe đạp chưa kịp dựng thì đã bị đổ xống xoài ra sân, Nghĩa không kiềm nén được nỗi nhớ mẹ, cậu thèm cảm giác được ôm lấy mẹ quá nên đã không kịp gạt cái chân chống xe xuống.

– Mẹ!

– Con!

Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, một cái ôm thật chặt cho bao ngày xa cách. Cô Tươi không kiềm được giọt nước mắt của sung sướиɠ khi được gặp lại đứa con trai yêu dấu tội nghiệp của mình. Quệt ống tay áo lên lau nước mắt, giọng cô lạc đi đôi chút vì nghẹn ngào:

– Hix hix hix! Cha bố nhà anh, đi gì mà miết chẳng chịu về thăm mẹ.

Buông người mẹ ra, Nghĩa nhìn một lượt mẹ từ trên xuống dưới. Mẹ vẫn vậy, chiếc áo khoác bông dầy che nửa trên người mẹ, ở dưới, mẹ mặc chiếc quần dài bằng vải bông, mẹ đi đôi dép lê nhưng có đi tất chân. Trán mẹ lấm tấm mồ hôi, chắc mẹ vừa ở trong bếp ra, đôi má mẹ ửng hồng, nóng ran vì lửa. Trong mắt Nghĩa, mẹ luôn là người đàn bà đẹp nhất thế gian:

– Mẹ, con nhớ mẹ.

Ánh điện từ trong nhà và bếp hắt ra sân đủ sáng để cô Tươi nhìn kỹ khuôn mặt con. Mới có mấy tháng mà nhìn Nghĩa sao khác đi nhiều thế, không còn trăng trắng sưa sữa giống như hồi ở nhà với mẹ, thay vào đó là khuôn mặt có phảng phất nét phong trần, da cũng sạm đi đôi chút, đen hơn một tí. Có lẽ ở trên đó, con đã phải chịu không ít khổ cực rồi. Cô Tươi như nhớ ra một chuyện:

– Vào nhà đi con, bố chắc mong con về lắm đấy.